1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học tự nhiên >

PHẦN III. SUY NGHĨ VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU CỦA BẢN THÂN VỀ CÔNG TÁC DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.52 KB, 47 trang )


Báo cáo thực tập sư phạm 1

Ý thức tổ chức kỉ luật:

1. Chấp hành nội quy:

Thực tập sư phạm năm 3 là giai đoạn đòi hỏi mỗi giáo sinh phải có sự cố gắng,

nỗ lực, biết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, học hỏi kinh nghiệm để vươn lên. Với

ý nghĩa đó trong suốt quá trình thực tập em đã chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy

của Ban chỉ đạo thực tập tại cơ sở. Lắng nghe và thực hiện nghiêm túc sự hướng dẫn,

chỉ đạo của ban chỉ đạo và giáo viên hướng dẫn. Giữ vững mối quan hệ giữa các thầy

cô giáo trong nhà trường, học sinh, phụ huynh học sinh.

2. Tinh thần, thái độ:

Qua 3 tuần thực tập, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của quý thầy cô trong Ban chỉ

đạo, hướng dẫn, bản thân em có được sự tự tin, cảm giác lo âu, bối rối trước đó đã

được thay vào sự cảm kích và tự hào trong quá trình thực tập. Bản thân đã mở mang

được nhiều điều về kiến thức, kinh nghiệm bằng những giờ thực hành trên lớp và

những buổi hoạt động chung của trường. Có được điều đó bản thân em đã luôn nâng

cao tinh thần, thái độ học hỏi vươn lên về mọi mặt trong công việc. Mọi hoạt động

của lớp, trường đều tham gia nhiệt tình sôi nổi, đối với các thầy cô giáo hướng dẫn

luôn lắng nghe học hỏi, với học sinh thì hoà đồng, yêu thương. Đi cùng với những

điều đó là ý thức, thái độ cầu thị của bản thân làm nền tảng cho sự thành công.



Ý kiến nhận xét của cán bộ đánh giá:

……………………………………………………........................................

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………….

……………………………………………………........................................

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………….Điểm số:

Bằng số……….Bằng chữ:……………………………………………...

(thang điểm 10 với 1 số lẻ thập phân)

Họ và tên, chữ ký của cán bộ đánh giá:



SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn



44



Báo cáo thực tập sư phạm 1



KẾT LUẬN

Giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết của sự nghiệp giáo dục.

Bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học

sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo

dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người

trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên

mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm.

Sau hai tuần được phân công kiến tập sư phạm tại lớp 10A1 - Trường THPT Phan Đình

Phùng vừa qua đã giúp em nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của người giáo viên cần dạy dỗ

giáo dục cho các em học sinh trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng

với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề

dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người

sáng tạo”.

Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, không thể phủ nhận vai trò của giáo viên

chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông bởi những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn

sống của học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế. Vì vậy không thể không cần có một người

thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ

nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo giáo dục những phẩm chất

đạo đức và rèn luyện năng lực cho học sinh để có thể trở thành công dân tốt mai sau.

Qua hai tuần kiến tập sư phạm, em đã hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của một

người giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm phải là người tham gia các hoạt

động chính trị xã hội tốt hơn và phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ

và cũng là vinh dự vì học sinh. Bởi vậy khi được phân công kiến tập chủ nhiệm lớp, trong

em vừa mừng vừa lo, mừng vì mình được tiếp xúc với môi trường thực tế để học hỏi và trau

dồi thêm kinh nghiệp cho nghề nghiệp sau này, lo không biết mình nên làm gì để giúp các

em học sinh lớp mình thực tập chủ nhiệm trong học tập cũng như cuộc sống. Nhưng chính

nhờ quá trình tiếp xúc với thực tế với các em học sinh, em đã rút cho mình được thêm nhiều

kinh nghiệm cho công tác chủ nhiệm lớp như sau:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh

lớp học và cần nắm nắm vững.

• Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của

lớp chủ nhiệm.

• Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ

nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội,

bạn bè….)

• Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả

năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt

(học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác…).

• Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo

dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững

hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.



SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn



45



Báo cáo thực tập sư phạm 1

-



Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức

trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.

- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả

yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ

nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương

mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận

một cách tự giác, tự nguyện.

- Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến

những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động

của tập thể lớp và của mỗi học sinh. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập

hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các

tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn.

- Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh

vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp…

Mặc dù thời gian kiến tập chỉ có hai tuần ngắn ngủi nhưng em tin rằng những kinh

nghiệm trên sẽ giúp em hoàn thiện mình hơn trong công tác chủ nhiệm cũng như công

tác chuyên môn sau này. Lớp 10A1 là một lớp chọn của trường THPT Phan Đình Phùng,

nên việc học tập và thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường được các học sinh trong

lớp thực hiện rất tốt. 10A1 là một tập thể đoàn kết, năng động – sáng tạo, ham học hỏi và

trau dồi kiến thức. Các thành viên trong lớp luôn chăm chỉ học tập và giúp đỡ lẫn nhau

cùng tiến bộ, kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo cũng như giáo sinh kiến tập, thi đua

“rèn đức, luyện tài” .

Chỉ với khoảng thời gian rất ngắn (2 tuần : từ ngày 05/10/2015 đến ngày

18/10/2015), nên việc nắm bắt tình hình lớp, triển khai và thực hiện các kế hoạch còn gặp

nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn

- thầy Mai Xuân Mãi, sự yêu quý và hợp tác của học sinh lớp 10A1, em đã tạo cho mình

có khả năng đứng trước học sinh, khả năng điều hành, dám sát các hoạt động học tập

cũng như phong trào của lớp. Bên cạnh đó, công tác kiến tập chủ nhiệm đã hình thành

cho em lòng yêu nghề, sự nhiệt tình, cố gắng trong các công tác chủ nhiệm, quan tâm sát

sao đến việc học tập cũng như đời sống của học sinh.

Bên cạnh công tác chủ nhiệm tôi cũng đã làm quen dần với công tác chuyên môm.

Dưới sự hướng dẫn của Cô Lương Thị Thúy Anh tôi đã dần hoàn thiện hơn cho nghề

nghiệp tương lai của mình

Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thấy cô giáo, các em học

sinh trường THPT Phan Đình Phùng, đặc biệt là Thầy Mai Xuân Mãi và Cô Lương Thị

Thúy Anh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt kiến tập sư phạm này, đồng thời

bồi dưỡng thêm kiến thức và nhân cách giúp tôi có thêm hành trang để thưc sự trở thành

một Nhà giáo Việt Nam trong tương lai.

Đồng Hới, ngày 21 tháng 10 năm 2015

GIÁO SINH KIẾN TẬP

Phan Thị Thanh Nhàn



SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn



46



Báo cáo thực tập sư phạm 1



SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn



47



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

×