1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học tự nhiên >

PHẦN III. SUY NGHĨ VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU CỦA BẢN THÂN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.52 KB, 47 trang )


Báo cáo thực tập sư phạm 1

mình. Trong thời gian thực tập tại trường, em cũng gặp một số trường hợp những học

sinh có thái độ và hành động không đúng đối với những chuẩn mực đạo đức xã hội,

thường xuyên gây mất trật tự, vô lễ với giáo viên, gây sự với bạn bè,.... Xảy ra tình

trạng như thế giáo viên chủ nhiệm phải vận dụng nhiều biện pháp giáo dục phù hợp

và linh hoạt trong quá trình phối hợp với các đoàn thể nhà trường và phụ huynh học

sinh.

Trách phạt là biện pháp tốt để giáo dục học sinh, nhưng trước khi trách phạt

chúng ta cần làm thế nào cho học sinh nhận ra những sai lầm khuyết điểm của mình

để sửa chữa, đó là điều cơ bản để giáo dục học sinh. Nên đưa ra hình phạt đúng đắn

khi học sinh mắc phải sai lầm và tùy từng thời điểm cụ thể mà ta có cách giải quyết

khác nhau.

Khen thưởng kịp thời dù đó chỉ là một thành tích nhỏ nhưng đó chính là những

niềm tin để từ đó các em có những thành tích tốt hơn, nó nhóm lên những hi vọng ,

những ước mơ của học sinh.

IV.



Những suy nghĩ của bản thân về công tác chủ nhiệm lớp ở Phổ thông



“Giáo viên chủ nhiệm là một nhà quản lý!”. Đây là khẳng định của PGS.TS

Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý giáo dục: Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ

thông là nhà quản lý không có dấu đỏ! Theo đó, giáo viên chủ nhiệm trong trường

phổ thông, là linh hồn của lớp học. Có thể coi giáo viên chủ nhiệm là người lĩnh

xướng của dàn nhạc bao gồm: nhạc công (giáo viên) hoàn thành bản giao hưởng hình

thành nhân cách toàn vẹn cho thế hệ trẻ. Và ngày nay, với sự nhận thức về quản lý

giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người

lãnh đạo lớp học. Người điều khiển lớp học. Người làm công tác phát triển lớp học.

Người làm công tác tổ chức lớp học. Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học.

Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của

học sinh. Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp…

Xuất phát từ những yêu cầu mới, từ hoàn cảnh cụ thể của xã hội, của gia đình

trong thời đại hiện nay, vị trí của giáo viên chủ nhiệm ở trường học có một ý nghĩa

đặc biệt. Vấn đề đặt ra là đòi hỏi thầy cô giáo chủ nhiệm như thế nào và cần xác định

một cơ chế hoạt động về quyền hạn và trách nhiệm cho phù hợp với thực tế.

Người giáo viên khi ra trường, luôn mong muốn thực hiện tốt hai nhiệm vụ:

công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm. Đó cũng là đích phấn đấu của bất kỳ nhà

giáo nào. Công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm là hai mặt rất quan trọng trong

trường phổ thông.

Ở đây tôi muốn đưa ra một vài suy nghĩ của cá nhân về công tác chủ nhiệm

lớp. Đây là công việc đòi hỏi người giáo viên phải rất cần mẫn, chuyên tâm. Công

việc này không phải ngày một, ngày hai là gặt hái được thành công mà phải là hàng

tháng, hàng năm trời mới có kết quả. Công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải

có "cái tâm của người thầy giáo". Theo tôi giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là nhà

giáo dục, là người tổ chức hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo

32

SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn



Báo cáo thực tập sư phạm 1

đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện

vọng của các em. Đồng thời, người giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách

của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức,

nhân cách của học sinh. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữa tập thể

học sinh với các tổ chức – xã hội trong và ngoài trường, là

người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Họ còn là người dẫn dắt, tổ chức cho

học sinh tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Người giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của

học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý. Họ phản ánh trung thành mọi

nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của học sinh với Ban giám hiệu nhà trường, với các

giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh, với cộng đồng và với các đoàn thể xã hội

khác.

Thời gian được chủ nhiệm lớp 10A1 tuy không nhiều chỉ trong vòng 2 tuần

nhưng dưới sự hướng dẫn của thầy giáo chủ nhiệm Mai Xuân Mãi, tôi đã học hỏi

được nhiều điều và đó là hành trang quý báu sẽ phục vụ cho ngành nghề trong tương

lai của mình. Tôi nhận ra được rằng, một người giáo viên không chỉ có công tác giảng

dạy mà công tác chủ nhiệm cũng có một vị trí quan trọng không kém.

Người giáo viên cần có một trái tim yêu nghề, yêu trẻ. Nắm bắt đặc điểm tình hình

lớp học để đưa ra những kế hoạch hoạt động cho phù hợp, giúp lớp tiến bộ hơn.

Phải dạy trẻ ở mọi nơi, mọi lúc, tạo cho các em có không khí học tập thoải mái, nhẹ

nhàng mà hiệu quả.

Muốn chủ nhiệm thành công phải:

- Nắm vững đặc điểm tình hình học sinh, hoàn cảnh sống, nơi ở, cá tính, trình

độ học vấn, năng lực, sở trường, để có biện pháp giáo dục đúng.

- Phải nắm đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để có phương pháp giáo dục thích hợp.

- Phải tạo điều kiện cho học sinh tham gia các phong trào: TDTT, văn nghệ,…

và các hoạt động vui chơi bổ ích khác để thu hút các em học sinh vui thích đến

trường.

- Dùng tình cảm thầy trò để giáo dục các em học sinh cá biệt, theo dõi uốn nắn

sửa chữa kịp thời, thường xuyên liên lạc với gia đình để kết hợp giáo dục.

Trong thực tế khi đứng lớp tuỳ theo từng trường hợp, từng đối tượng học sinh… Mà

tìm cách giải quyết sao cho hợp tình hợp lý. Không chỉ vậy, dù thế nào đi nữa giáo

viên phải hết lòng thương yêu, chăm sóc giúp đỡ học sinh. Giáo viên phải gương mẫu

trong mọi hoạt động như người ta thường nói “Thầy với trò như hình với bóng, hình

có ngay thì bóng mới thẳng”

Ý kiến nhận xét của cán bộ đánh giá:

……………………………………………………........................................

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn



33



Báo cáo thực tập sư phạm 1

………………………………………………………….

……………………………………………………........................................

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………….Điểm số:

Bằng số……….Bằng chữ:……………………………………………...

(thang điểm 10 với 1 số lẻ thập phân)

Họ và tên, chữ ký của cán bộ đánh giá



SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn



34



Báo cáo thực tập sư phạm 1



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH



TÌM HIỂU

VÀ DỰ GIỜ MẪU VỀ CÔNG TÁC DẠY HỌC

Kiến tập tại : Trường THPT Phan Đình Phùng

GVHD : Lương Thị Thúy Anh

SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn

Lớp : Đại học sư phạm Toán K55



TÌM HIỂU VÀ DỰ GIỜ HOẠT ĐỘNG MẪU VỀ CÔNG TÁC

DẠY HỌC



SƠ YẾU LÍ LỊCH

1.Họ và tên sinh viên: Phan Thị Thanh Nhàn

+ Ngày sinh : 06 / 12 / 1994

+ Chuyên ngành đào tạo : Đại học Sư Phạm Toán

+ Lớp : Đại học Sư Phạm Toán Khóa K55

+ Khoa : Khoa Học Tự Nhiên

+ Trường : Đại Học Quảng Bình

+ Hệ Đào Tạo : Đại Học Chính Quy

+ Khóa đào tạo : 2013-2017

SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn





35



Báo cáo thực tập sư phạm 1

+ Thực tập chủ nhiệm lớp : 10A1

+ Trường thực tập : THPT Phan Đình Phùng

Địa chỉ : Phường Nam Lý – Thành Phố Đông Hới - Tỉnh Quảng Bình

2.Nhiệm vụ được giao

+ Nội dung báo cáo: Tìm hiểu và dự hoạt động mẫu về công tác dạy học

+ Giáo viên hướng dẫn: Cô Lương Thị Thúy Anh

+ Thực tập dự giờ: Lớp 10D2 và 12D1

+ Thời gian: Từ ngày 05/10/2015 đến ngày 18/10/2015

+ Ngày dự: 14/10/2015 và 16/10/2015

 NỘI DUNG

PHẦN I. NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI NGHE BÁO CÁO CHUNG VỀ

CÔNG TÁC DẠY

Dạy và học là hai hoạt động cơ bản , quan trọng nhất của trường THPT. Có thể nói

chất lượng dạy học là thước đo đánh giá hoạt động giáo dục của một nhà trường, thậm

chí nó còn đánh giá thực chất công tác xã hội hoá giáo dục và mặt bằng dân trí của

một địa phương trong giai đoạn nhất định.

Vì vậy nâng cao chất lượng dạy học và việc cần thiết, trong đó người giáo viên

giữ vai trò trung tâm và là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên làm được việc này phải đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu của một tập thể

sư phạm, sự vận dụng các nguyên lí dạy học, kết hợp với các phương pháp giáo dục

mới có thể đem lại kết quả cao được.

I.



Chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động cơ bản của công tác dạy học.



1. Chức năng

- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản của bậc học THPT

- Hình thành và phát triển những khả năng trí tuệ, thao tác tư duy , rèn luyện các

kĩ năng cơ bản cho học sinh

- Giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển đức dục, trí dục, mĩ dục,…

góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

2. Nhiệm vụ

- Trước hết phải tìm hiểu học sinh của lớp mình giảng dạy. Xem học lực của các

em như thế nào để có các phương pháp dạy phù hợp.

- Tìm hiểu về phương tiện dạy học có ở trường để đưa vào quá trình dạy học.

- Chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp.

SVTT : Phan Thị Thanh Nhàn



36



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

×