1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

CHƯƠNG 3 MẠCH LẠC DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.06 KB, 160 trang )


99

Trong phạm vi chương hai, chúng tôi tập trung tìm hiểu sự mạch lạc

của các cặp thoại Hỏi - Đáp theo quan điểm của Diệp Quang Ban trên mặt

biểu hiện mạch lạc trong quan hệ giữa các để tài, chủ đề của các phát ngôn.

3.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp

Khi phân loại câu theo lực ngôn trung và theo nghĩa biểu hiện, Cao

Xuân Hạo [48,391-412], đã đưa ra các loại hành động ngôn trung gồm: câu

nghi vấn, câu trần thuật có giá trị ngôn trung được đánh dấu và câu ngôn

hành. Giá trị phần lớn các hành động ngôn trung này lệ thuộc vào ngữ cảnh.

Đặc biệt là loại câu nghi vấn của tiếng Việt, ngoài cái giá trị hỏi là giá trị ngôn

trung trực tiếp của nó còn có thể có một hay một số giá trị ngôn trung phái

sinh (phủ định, khẳng định, thách thức, tranh luận…). Ông đã đưa ra sáu loại

câu nghi vấn như sau:

- Câu hỏi chính danh

- Câu hỏi có giá trị cầu khiến

- Câu hỏi có giá trị khẳng định

- Câu nghi vấn có giá trị phủ định

- Câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực

- Câu nghi vấn có giá trị cảm thán

Trong luận án này, với sáu kiểu câu nghi vấn trên, chúng tôi xác lập sáu

kiểu cặp thoại Hỏi – Đáp như sau:

- Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh

- Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi cầu khiến

- Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi khẳng định

- Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với nghi vấn phủ định

- Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu nghi vấn phỏng đoán

hay ngờ vực

- Cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu nghi vấn có giá trị cảm

thán



100

Trong chương hai này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những cặp thoại

mà mạch lạc được thể hiện một cách rõ ràng, có thể nhận thấy ngay qua yếu

tố ngôn ngữ hiển ngôn. Đây là những cặp thoại mà câu đáp sử dụng các

phương tiện ngôn ngữ hiển ngôn để lấp đầy điểm hỏi trong câu hỏi, tức là

chúng có chung một đề tài chủ đề, có sự liên kết chặt chẽ, liền mạch.

Ví dụ (61):

- Anh ấy chưa ăn xong kia à?

- Xong rồi. Có một nắm xôi vừa bằng quả sung…

(Chí Phèo)

Ở ví dụ này, chúng ta thấy xuất hiện cặp phụ từ “chưa… xong” trong

câu hỏi thì đến câu đáp cũng xuất hiện từ “xong”. Trọng tâm hỏi của người

hỏi là vấn đề ăn cơm xong hay chưa. Với câu trả lời “xong rồi”, người trả lời

đã hiểu và giải đáp đúng với yêu cầu của người hỏi, lấp đầy điểm hỏi và làm

thoả mãn thông tin người hỏi muốn biết. Phụ từ “xong” xuất hiện trong cặp

thoại làm cho sự liên kết giữa hai phát ngôn thêm chặt chẽ và tăng tính mạch

lạc cho cặp thoại.

Một ví dụ (62) khác:

- Tạnh mưa rồi à?

- Tạnh rồi. Dậy đi!

(Con mèo)

Trong cặp thoại này, trọng điểm hỏi được đưa ra là tạnh mưa hay chưa.

Câu trả lời: “Tạnh rồi”, nó giải đáp đầy đủ trọn vẹn thông tin người hỏi muốn

biết. Về mặt nội dung, có sự tương hợp hoàn toàn giữa phát ngôn hỏi và phát

ngôn đáp khi người trả lời hiểu và đáp lại đúng điều mà người hỏi muốn biết.

3.1.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi

chính danh

Câu hỏi chính danh là câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về

một sự tình hay một tham tố nào đó của một sự tình được TGĐ là hiện thực .



101

Mạch lạc trong các cặp thoại dạng này được xem xét ở câu đáp trên cả hai

bình diện hình thức (phương thức liên kết) và nội dung (trả lời đúng điểm hỏi

của câu hỏi, cung cấp đầy đủ thông tin mà người hỏi yêu cầu).

Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi chính

danh được chia làm các loại sau đây:

3.1.1.1. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu

hỏi chính danh chuyên biệt

Câu hỏi chuyên biệt được cấu tạo như một câu trần thuật, với một yếu

tố nghi vấn (vốn do một đại từ bất định làm nòng cốt) biểu thị biến tố không

xác định X đặt ở vị trí do chức năng cú pháp của nó quy định, luôn xuất hiện

từ nghi vấn dùng để hỏi nguyên nhân: ai, gì, nào, sao, tại sao, vì sao, bao

giờ… Ví dụ, trong Tuyển tập Nam Cao, chúng tôi thống kê được tất cả 20/437

(4,58%) cặp thoại Hỏi – Đáp có câu hỏi chứa từ “gì” đứng ở cuối câu. Trên

bình diện thông báo, nó làm thành tiêu điểm của câu hỏi và câu trả lời, nó là

cái “mới” cần thông báo.

Ví dụ (63):

- Cái gì mà mày chạy bình bịch như thế?

- Xe cậu phán!

(Đón khách)

Trong ví dụ này, người hỏi đã dùng định tố bất định “gì” để nêu lên

trọng tâm hỏi, muốn làm rõ điều mà mình quan tâm. Lúc này, “gì” trở thành

tiêu điểm thông báo. Nhiệm vụ của người đáp đã đáp ứng được yêu cầu của

người hỏi, dù phát ngôn đáp đã tỉnh lược một phần của nội dung. Chúng ta có

thể khôi phục lại bằng một hình thức như sau:

- Cái gì mà mày chạy bình bịch như thế?

- (Vì thấy cái) xe cậu phán (nên tôi chạy bình bịch như thế).

Dù tỉnh lược một phần của phát ngôn nhưng người hỏi (bà đồ Cảnh)

vẫn hiểu được nguyên nhân của sự tình. Vì thằng Tình đang đứng hầu rìa đám



102

quay đất ở ngay ngoài đường cái, bỗng nó thấy xe từ phía dưới đi lên nên vội

chạy về nhà. Bà đồ Cảnh đoán là cậu phán đã về, nên hỏi. Như vậy, cuộc

thoại đã bảo đảm được tính liên kết hình thức và vẫn được duy trì, thống nhất

theo một chủ đề, tức là nó đã đảm bảo được tính mạch lạc nội dung.

Chúng ta xem thí dụ (64) sau:

- Sao mẹ ra được sớm thế?

- Mẹ ra đi bằng chiều đi chợ vải, đến cầu sắt thì giời mới sáng.

(Truyện tình)



Cuộc thoại cho thấy mẹ của Lưu ra tỉnh đón Lưu về trong kỳ nghỉ

hè. Bà đi từ chiều hôm trước không phải đi bán vải mà là để xem “còn

có gì phải đội về hay không”, quan trọng hơn là đến thăm con và dự định

rước con về nhà. Câu hỏi và câu trả lời thống nhất về nguyên nhân “mẹ

ra được sớm thế”. Cặp thoại Hỏi – Đáp này đảm bảo được tính liên kết

và tính mạch lạc.

3.1.1.2. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu

hỏi chính danh hạn định

Câu hỏi chính danh hạn định là câu hỏi thường dùng định từ ở cuối câu,

yêu cầu trả lời bằng một danh từ hay một vị từ.

Định từ cuối câu thông thường là: ai, gì, nào, đâu, sao, bao, mấy, cái

gì, tại sao, thế nào, thứ mấy, bao nhiêu, …

Ví dụ (65):

- Các cụ ở nhà đối với việc các chị vào đội du kích như thế nào?

- Đều vui lòng cả…

(Những bàn tay đẹp)

Phân tích ví dụ trên, ta thấy người hỏi muốn biết gia đình của các chị

em nông dân có thái độ “ưng thuận” cho các chị em vào đội du kích hay

không. Câu trả lời đối với trường hợp này thường là vị từ. Trong câu trả lời



103

người nghe sẽ lựa chọn một trong hai hướng trả lời: ưng thuận hay không ưng

thuận. Như vậy, cặp thoại Hỏi – Đáp này đã đảm bảo được tính mạch lạc.

Một ví dụ (66) khác:

- Mắc ca lăng?(Quả gì)

- Mắc qua. (Quả dưa)

(Ở rừng)

Đọc ví dụ trên, ta thấy Tư - người hỏi, muốn biết quả gì mà chị Pin

đang cầm trên tay. Chị Pin trả lời là “mắc qua” (quả dưa). Câu trả lời đối với

trường hợp này chắc chắn phải là danh từ. Như vậy, cặp thoại Hỏi – Đáp này

đã đảm bảo được tính mạch lạc.



104

3.1.1.3. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi

chính danh về thực cách của một mệnh đề được cấu tạo bằng cách sử

dụng cặp vị từ tình thái “…có/ đã… không/ chưa”

Hình thức câu hỏi này, có lẽ bắt nguồn từ một câu hỏi hạn định. Từ

“không/ chưa” đứng vị trí kết thúc câu không còn là trung tâm của một vị ngữ

tỉnh lược nữa. Nó đã mất trọng âm đặt ở hai trung tâm của một câu ghép sử

dụng cặp vị từ tình thái “…có/ đã… không/ chưa”. Nó trở thành một trong

những yếu tố tình thái cuối câu được gọi là tiểu từ tình thái. Về phía người

nghe, câu trả lời cũng có nhiều cách khác nhau, có thể trả lời theo tính chất có

hay không, hoặc trả lời theo vị từ trung tâm.

Trong Tuyển tập Nam Cao, chúng tôi thống kê được tất cả 45/437

(10,30%) cặp thoại Hỏi – Đáp có câu hỏi chứa cặp từ “có … không”.

Ví dụ (67):

- Ông có nhớ giờ sinh không?

- Thưa cụ không biết rõ; chỉ biết vào buổi chiều khoảng chín,

mười giờ gì đó..

(Xem bói)

Đây là dạng cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh

chuyên biệt được cấu tạo bằng cách dùng cặp vị từ tình thái “…có/đã …

không/chưa”. Câu hỏi tổng quát “có” / “không” yêu cầu cho biết giá trị chân /

nguỵ của cả một mệnh đề. “Không” trong câu hỏi với tư cách kết thúc phát

ngôn, nó có vai trò nhất định trong trung tâm của một vị ngữ ở phát ngôn trả

lời. Trong ví dụ trên, người trả lời dùng vị ngữ “không biết rõ” để đáp lại. Ở

phát ngôn trả lời, có thể chỉ cần sử dụng một yếu tố “có” hoặc “không” thì

người hỏi vẫn hiểu được nội dung sự tình phát ngôn trả lời.

Một ví dụ (68) khác:

- Vâng, chúng cháu xem có ai thuê thì gặt. Ở đây ta đã gặt xong

chưa, cụ?



105

- Xong từ bao giờ rồi. Chúng tôi ít ruộng lắm.

(Quái dị)

Trường hợp này, chúng ta có thể khôi phục lại như sau:

- Vâng, chúng cháu xem có ai thuê thì gặt. Ở đây ta đã gặt xong

chưa, cụ?

- (Ở đây chúng tôi đã gặt) xong từ bao giờ rồi. Chúng tôi ít

ruộng lắm.

Đối với hình thức này, “chưa” với tư cách kết thúc phát ngôn hỏi nhưng

đối với phát ngôn trả lời không có vai trò trung tâm của một vị ngữ (tỉnh lược)

nữa. Nó đã mất trọng âm đặt ở hai trung tâm “đã” và “chưa” của phát ngôn

hỏi.

Có thể xem tiếp một ví dụ (69):

- Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không?

- Ăn chè đấy chứ.

(Nghèo)

Trường hợp này, chúng ta có thể khôi phục lại như sau:

- Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không?

- (Lúc nãy mẹ con con) ăn chè đấy chứ.

Cặp thoại trên có sự liên kết hình thức qua phương thức tỉnh lược và

chúng liên kết chặt chẽ nhau về mặt nội dung hỏi – đáp, bằng hình thức trả lời

phải hay không phải. Phát ngôn trả lời không nhất thiết phải có từ ngữ cụ thể

“phải” hay “không”, mà trả lời trực tiếp bằng đối tượng cụ thể, chính xác

“chè”. Phát ngôn trả lời đã tỉnh lược cả phần nêu (chủ ngữ) chỉ còn phần báo

(vị ngữ).

Ví dụ (70):

- Mợ mày đã trông thấy mày chưa?

Hiền lắc đầu.

(Truyện người hàng xóm)



106

Câu hỏi trong ví dụ này xuất hiện cặp vị từ tình thái “…đã … chưa”.

Căn cứ theo câu hỏi, người nghe có nhiều cách trả lời, có thể trả lời theo tính

chất có hay không, hoặc trả lời theo vị từ trung tâm. Ở đây, người đáp không

trả lời trực tiếp mà đáp lại bằng yếu tố phi ngôn ngữ “lắc đầu”. Đây không

phải cặp thoại Hỏi – Đáp.

Ví dụ (71):

- Bếp có rỗi không?

- Rỗi. Ý dáng ông lang định thổi cơm ăn? Đã đói bụng rồi đấy

à?

(Lang Rận)

Trong câu hỏi nếu chuyển đổi để cho nó đầy đủ thì nó sẽ như sau: “Bếp

có rỗi hay không rỗi?”. Ở đây xuất hiện cặp vị từ tình thái “có…không”.

Nhưng trong trạng thái ngày nay của tiếng Việt, hình thức hỏi tổng quát đã

được ngữ pháp hoá thành một hình thức riêng. Đó là một câu hỏi có tiểu từ

tình thái đứng cuối câu. Người nghe có nhiều cách trả lời, có thể trả lời theo

tính chất có hay không, hoặc trả lời theo vị từ trung tâm. Ở đây, người đáp trả

lời “rỗi” (tức là “có”) – theo hình thức chọn vị từ trung tâm. Như vậy, cặp

thoại Hỏi – Đáp này đã đảm bảo được tính mạch lạc.

3.1.1.4. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi

siêu ngôn ngữ mở đầu bằng có phải và kết thúc bằng không ở giữa là một

mệnh đề trọn vẹn

Đây là dạng cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh

chuyên biệt được cấu tạo bằng cách dùng cặp vị từ tình thái “…có phải …

không”. Câu hỏi tổng quát “có phải” / “không” yêu cầu cho biết giá trị chân /

nguỵ của cả một mệnh đề. “Không” trong câu hỏi với tư cách kết thúc phát

ngôn, nó có vai trò nhất định trong trung tâm của một vị ngữ ở phát ngôn trả

lời.



107

Trong Tuyển tập Nam Cao, có tất cả 05/437 (1,14%) cặp thoại Hỏi –

Đáp có câu hỏi chứa cặp từ “có phải… không”. Tần số xuất hiện của loại cặp

thoại này rất thấp.

Ví dụ (72):

- Có phải bố mày bán nhà này rồi không?

- Con không biết.

(Từ ngày mẹ chết)

Trong ví dụ trên, người trả lời (Ninh) có thể chỉ cần sử dụng một yếu tố

“không” để trả lời thì người hỏi (bà ngoại Ninh) vẫn hiểu được nội dung sự

tình phát ngôn.

Dạng câu hỏi này yêu cầu cho biết tính xác thực của một mệnh đề được

biểu thị bằng một câu trọn vẹn.

Ví dụ:

- Có phải thế không, anh Hiệp?

- Vâng, phải lắm.

(Sao lại thế này)

Trong câu hỏi, người nói muốn người nghe xác nhận tính chân thực của

một vấn đề đã được nêu ra ở một ngữ cảnh trước đó và người nghe xác nhâ ên

“vâng, phải lắm” tức là đã đồng tình và khẳng định tính chân thực của sự việc

mà người nói đang nghi ngại. Câu trả lời trực tiếp đi thẳng vào vấn đề, khiến

cho sự tương hợp nội dung của cặp thoại được bộc lộ rõ ràng cụ thể.

Xét ví dụ (73) sau:

- Nhưng biết rằng có phải tại thuốc của nó không?

- Sao không phải? Thì chính những người ấy bảo!

(Lang Rận)

Câu hỏi này yêu cầu cho biết tính xác thực của một mệnh đề có phải tại

thuốc hay không phải tại thuốc. Người nghe buộc phải trả lời có hoặc không.



108

Ở đây người nghe trả lời “Sao không phải? Thì chính những người ấy bảo!”,

tức là đã khẳng định tại uống thuốc của tay “đại danh sư” mới ra như vậy.

3.1.1.5. Mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi - Đáp tương hợp với câu hỏi

được cấu tạo bằng cắt ghép một tiểu cú “phải không/ chứ/ đúng không/ có

không” sau mệnh đề được đưa ra hỏi

Một dạng của cặp thoại Hỏi – Đáp tương hợp với câu hỏi chính danh

chuyên biệt được cấu tạo bằng cách dùng cặp vị từ tình thái “…có/đã …

không/chưa” là dạng được cấu tạo bằng cách ghép một că êp từ phải không,

phải không chứ, đúng không, có không, đã chứ… sau mệnh đề được đưa ra

hỏi.

Trong Tuyển tập Nam Cao, chúng tôi phát hiện có tất cả 09/437

(2,06%) cặp thoại Hỏi – Đáp có câu hỏi chứa că pê từ “phải không” đứng ở

cuối câu (ngoài ra còn có cặp thoại Hỏi – Đáp có câu hỏi chứa từ “phỏng”

thay cho ….. “phải không” đứng ở cuối câu. Tần số xuất hiện của loại cặp

thoại này thấp.

Đặc thù của loại câu hỏi này là thăm dò hoặc mong chờ sự xác nhận

phản ứng hoặc thái độ của người giao tiếp, câu trả lời thường có hai khả năng

có hoặc không.

Ví dụ (74):

- Thì uống đi. Sao lại cứ ngồi mãi thế? Uống xong chúng mình

còn phải sang bên kia đánh vài hội chắn. Tội cóc gì mà không chơi, phải

không anh?

- Vâng ạ! Thưa cụ, phương ngôn người ta bảo: “Chẳng ăn cũng

thiệt, chẳng chơi cũng già”.

(Người hàng xóm)

Trong phát ngôn hỏi loại này, nói như Cao Xuân Hạo, mệnh đề được

đưa ra hỏi thiên về tính chân xác của mệnh đề được TGĐ nhiều hơn: “Tôi biết

rằng P, nhưng muốn anh xác nhận thêm (tuy cũng còn có khả năng là anh sẽ



109

phủ nhận)”. Nội dung sự tình của phát ngôn hỏi là việc ăn chơi, sống thì phải

biết ăn chơi, hưởng thụ. Đây là đoạn thoại giữa anh Hiền và ông Ngã trong

một cuộc uống rượu. Việc uống rượu ấy với mục đích “Hắn chỉ muốn có thể

ngồi với Tiền trọn buổi. Chút quà mọn ấy, cốt để vừa lòng ông Ngã”. Vì thế,

Hiền chẳng ngày nghỉ nào không sang uống rượu với ông Ngã – cha của Tiền,

uống với người biết uống để nói ba hoa và sâu xa hơn là được trò chuyện tự

do với người mình yêu. Trong ví dụ trên, Hiền trả lời không bằng “phải” hay

“không”, mà bằng từ “vâng ạ”. Như vậy, là đồng tình với nội dung câu hỏi

nêu ra. Cặp thoại Hỏi – Đáp này đảm bảo chặt chẽ tính mạch lạc của nó.

Một ví dụ (75) khác:

- Chắc mình cũng có quen anh Hiệp? Bây giờ mới nhớ, phải

không?

- Không! Không! Sao mình nói thế?

(Sao lại thế này)

Mở đầu cuộc thoại Nam Cao đưa ra mệnh đề để hỏi mang tính chất giả

định nhưng thực chất có dụng ý khẳng định, nó có một tiền giả định: có một

người tên Hiệp, nhân vật “mình” có quen với anh Hiệp. và cũng trong câu hỏi

người nói muốn người nghe xác định thêm tính chân thật của mệnh đề. Ở đây

người nghe thể hiện phủ định tính chân xác của mệnh đề trên. Như vậy trong

câu trả lời, người nghe thể hiện sự không đồng tình của mình. Không xác

nhận ý kiến của người nói đưa ra là đúng, là chân thực.

Bên cạnh cặp thoại Hỏi – Đáp có dạng được cấu tạo bằng cách ghép

că êp từ phải không, phải không chứ, đúng không, có không, đã chứ… sau

mệnh đề được đưa ra hỏi, chúng tôi thấy trong truyện ngắn Nam Cao còn xuất

hiện những từ tình thái như: chứ, chưa, mà, đã, vậy, cả… đứng ở cuối câu

hỏi. Tần số xuất hiện của dạng cấu tạo này rất thấp.

Ví dụ (76):

- Xong rồi chứ?



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

×