1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về phân tích diễn ngôn rất phong phú và đa dạng ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau: đặc điểm và chức năng, ngữ cảnh và ý nghĩa, cấu trúc thông tin, bản chất quy chiếu của diễn ngôn và sự vận dụng phân tích diễn n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.06 KB, 160 trang )


61

ngôn và PTDN sẽ là chiếc chìa khoá giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc thoại

cũng như mạch lạc của cuộc thoại.

Trên cơ sở tìm hiểu chung về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn, chúng

tôi tiến hành tìm hiểu về hội thoại. Qua tìm hiểu về một số quan niệm về hội

thoại, chúng tôi thấy rằng hội thoại bao gồm: độc thoại, song thoại, đa thoại,

trong đó, song thoại có tần số xuất hiện nhiều nhất. Hội thoại là hoạt động

giao tiếp không thể thiếu của con người. Nó có sự vận động (trao lời, trao

đáp, tương tác) và quy tắc riêng của nó (luận án chú ý nhiều nhất là bốn

phương châm hội thoại).

Tiếp theo, luận án hệ thống lại các quan điểm về mạch lạc. Luận án đã

xác định một số nét chung và nhấn mạnh mạch lạc chính là mạng lưới quan

hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong một câu, các câu trong một đoạn và các đoạn

trong một văn bản tạo nên một chỉnh thể. Một chỉnh thể có cấu trúc ngữ nghĩa

càng tường minh thì tính mạch lạc càng cao; trong đó, nội dung chủ đề được

duy trì, triển khai đầy đủ, chính xác và các tầng nghĩa được sắp xếp theo một

trình tự hợp lý.

Luận án tập trung giải quyết vấn đề mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi –

Đáp. Trong hội thoại, chỉ cần đảm bảo các nguyên tắc hợp tác của Grice sẽ

tạo nên cuộc hội thoại mạch lạc. Qua ngữ liệu thực tế, luận án phân tích một

cách cụ thể hai nhóm mạch lạc: mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp tương

hợp và mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi – Đáp không tương hợp để nhận diện

được thế nào là cặp đối thoại mạch lạc.

Tiếp tục, chương một của luận án bàn về tiền giả định và hàm ngôn.

Khi tìm hiểu bình diện dụng học, không thể không nhắc đến nghĩa hàm ẩn.

TGĐ và hàm ngôn là hai bộ phận quan trọng của nghĩa hàm ẩn. Trong hội

thoại, người nói cũng như người nghe đều chú tâm đến hai vấn đề này. Vì

hiểu được nó, nắm được dụng ý của người nói, người nghe mới hiểu đúng nội



62

dung sự tình của câu nói và có thái độ đúng với nội dung câu nói hoặc đối với

người nói.

Cuối cùng, chương 1 hê ê thống lại, đánh giá những công trình nghiên

cứu có liên quan đến đề tài luâ ên án; qua đó ghi nhâ ên và kế thừa những thành

tựu nghiên cứu đồng thời xác lâ êp những công viê êc nghiên cứu mới của đề tài

luâ ên án.



CHƯƠNG 2

ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

2.1. Đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao

2.1.1. Dẫn nhâ êp

Một tác phẩm tự sự thường chứa đựng trong bản thân nó nhiều cuộc đối

thoại, nhiều diễn ngôn. Bên cạnh diễn ngôn của người kể chuyện là diễn ngôn

của các nhân vật. Diễn ngôn của các vai trong truyện là phương tiện để nhà

văn kể chuyện, miêu tả, khắc hoạ tâm lý, tính cách nhân vật. Việc xây dựng

diễn ngôn đối thoại của các nhân vật thể hiện sự am hiểu cuộc sống và tài

nghệ sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Nguyễn Thái Hòa cho rằng, trong các

tác phẩm tự sự, "lời thoại là hình thức kể bằng lời nhân vật. Nó còn được gọi

là lời trực tiếp của nhân vật trong văn học, là “hình thức kể chuyện cá thể

hoá triệt để tính cách và tình huống đối thoại” [51,65]. Lời thoại của nhân vật



63

trong tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến nhất

của ngôn ngữ, đồng thời cũng là hình thức căn bản của mọi hoạt động ngôn

ngữ khác. Hội thoại thường là cuộc trò chuyện, đối đáp giữa hai nhân vật,

dạng phổ biến nhất của hội thoại là song thoại. Đơn vị cơ sở của hội thoại là

cuộc thoại. Cuộc thoại bao gồm toàn bộ sự tương tác qua lại giữa người nói

và người nghe kết hợp với sự luân phiên lượt lời và thay đổi vai trò trong suốt

quá trình giao tiếp. Những phát ngôn không có lời hồi đáp thì không được

xem là đối thoại.

Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm tự sự là một công cụ hữu hiệu

giúp nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, tạo nên "lời ăn tiếng nói riêng" của

mỗi nhân vật, truyền tải ý đồ nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm vào trong cốt

truyện. Vì thế, có thể nói rằng, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật

trong truyện ngắn Nam Cao là một trường hợp độc đáo, tạo nên giọng điệu

riêng của nhà văn.

2.1.2. Tần suất xuất hiê ên của các cuô êc thoại

Khảo sát tần suất của các cuộc đối thoại và số lượt lời của các nhân vật

trong 20 đơn vị truyện ngắn của Nam Cao được sáng tác từ năm 1937 đến

năm 1943, chúng tôi lập được bảng thống kê sau:

TT

1

2

3

4

5

6

7

8



Tên truyện

Nghèo

Đui mù

Cái chết của con mực

Chí Phèo

Cái mặt không chơi được

Nhỏ nhen

Con mèo

Những truyện không muốn viết



Số

trang

6

5

4

32

9

7

5

6



Số



Số



cuộc



lượt



thoại

5

4

1

9

7

4

3

3



lời

40

10

2

41

40

39

26

16



Số lượt lời/

trang

6,66

2,00

0,50

1,28

4,44

5,57

5,20

2,66



64



9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20



Nhìn người ta sung sướng

Đòn chồng

Giăng sáng

Đôi móng giò

Trẻ con không ăn được thịt chó

Đón khách

Mua nhà

Quái dị

Từ ngày mẹ chết

Làm tổ

Thôi đi về

Truyện tình

Tổng cộng:



8

5

11

7

12

9

8

9

9

9

8

8

177



5

3

3

2

4

7

4

5

5

6

7

6

93



24

12

13

8

36

62

14

53

32

21

45

44

578



3,00

2,40

1,18

1,14

3,00

6,88

1,75

5,88

3,55

2,33

5,62

5,50

3,26



Bảng 1: Tần suất của các cuộc đối thoại và số lượt lời của các nhân vật…

Như vậy với 20 truyện ngắn chiếm dung lượng 177 trang sách, nhà văn

đã xây dựng 93 cuộc thoại chứa đựng 578 lượt lời. Tần số đơn vị diễn ngôn

trên số trang truyện ngắn là 3,26 lượt lời trên trang.

So sánh tần suất đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao với truyện ngắn

Khái Hưng, cây bút nổi tiếng trước Nam Cao khoảng mười năm, tác giả của

nhiều tập truyện ngắn được độc giả thời bấy giờ yêu thích như Anh phải sống

(1934 – in chung với Nhất Linh), Tiếng suối reo (1935), Dọc đường gió bụi

(1936) Đợi chờ (1939),..., người được đánh giá là “rất chú trọng đến nghệ

thuật dựng đối thoại và ông cũng tỏ ra rất có sở trường về mặt này. Lời thoại

của nhân vật ông thường lịch sự, tinh tế; ngôn ngữ đối thoại mang đặc điểm

tính cách thành phần xã hội rất rõ” [107, 81]; chúng tôi lập được bảng sau:

Tác giả



Số truyện



Khái Hưng



ngắn

20



Nam Cao



20



Số lượt lời/



Số trang



Số lượt lời



192



717



trang

3,73



177



578



3,26



65

Bảng 2: Bảng so sánh tần suất đối thoại trong truyện ngắn Nam

Cao với truyện ngắn Khái Hưng

Kết quả thống kê cho thấy trung bình trong một trang truyện ngắn,

Khái Hưng sử dụng trên ba lượt lời đối thoại, ở Nam Cao cũng thế. Từ đó có

thể khẳng định đối thoại cũng là “một thành phần diễn ngôn quan trọng”

trong truyện ngắn Nam Cao.

Từ kết quả khảo sát tần suất các cuộc đối thoại và số lượt lời của các

nhân vật trong 20 đơn vị truyện ngắn của Nam Cao (ở bảng 1), chúng tôi ghi

nhận được có tất cả 93 cuộc đối thoại với 578 lượt lời. Như vậy, bình quân số

lượt lời trong mỗi cuộc thoại của nhà văn là 6,2 lượt lời/ cuộc thoại. Dung

lượng ngắn của các cuộc đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao nói lên điều

gì? Phải chăng khi xây dựng hội thoại, nhà văn đã tiết chế, chọn lọc diễn ngôn

của các nhân vật hội thoại?

2.1.3. Tình huống cuô êc thoại, số lượt lời của nhân vâ êt

Tình huống đối thoại trong truyện là tình huống văn bản (ngữ cảnh văn

bản) được hàm ẩn ở lời thuyết minh trong văn bản hay lời kể của người kể.

Nó được cấu trúc một cách mạch lạc, được định hướng lập luận của tác giả,

bao gồm các nhân tố sau: Thời gian, không gian; Nhân vâ êt tiếp xúc và các

vấn đề của nó.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát chi tiết các truyện ngắn có dung lượng

lớn (trên 10 trang) và được đánh giá là những thiên truyện hay nhất, tiêu biểu

nhất của Nam Cao ở cả hai mảng để tài người nông dân nghèo và người trí

thức nghèo. Đó là các truyện ngắn đã và từng được lựa chọn, đưa vào giảng

dạy trong chương trình phổ thông: Chí Phèo, Lão Hạc, Giăng sáng, Đời thừa.

Với mục tiêu xác định các nhân vật giao tiếp, tình huống cuộc thoại và số lượt

lời/ cuộc thoại, chúng tôi lập được bảng thống kê sau:

Truyện



TT

cuộc



Số

Nhân vật



Tình huống cuộc thoại



lượt



66

ngắn



thoại



giao tiếp



lời/

cuộc



Số trang



CHÍ



PHÈO



1



Chí Phèo



thoại

Sau khi đi tù về, Chí Phèo đến

5



2



Bá Kiến

Chí Phèo



nhà Bá Kiến gây sự.

Chí Phèo mua rượu chịu và



Mụ hàng



quậy phá để đạt ý định.



rượu

Binh Chức



Binh Chức vác dao đến nhà Lý



Lý Kiến



Kiến đòi tiền đã gửi về nhà



4



Chí Phèo



những năm đi lính.

Chí Phèo đến nhà Bá Kiến gây



7



5



Bá Kiến

Thị Nở



sự xin đi ở tù.

Chí Phèo say rượu, gần suốt



3



Chí Phèo



đêm ngủ ngoài vườn nên bị



Những



cảm, Thị Nở đưa hắn vào nhà.

Buổi sáng Chí Phèo dậy muộn,



3



32 trang

(trang



32







4



62)



6



4



5



người đi chợ hắn tỉnh rượu, lắng nghe âm

7



về

Chí Phèo



thanh cuộc sống.

Chí Phèo bày tỏ tình cảm với



3



8



Thị Nở

Chí Phèo



Thị Nở.

Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi



8



9



Bá Kiến

Thị Nở



lương thiện.

Khi hay tin Chí Phèo chết.



2



10



Bà cô

Lão Hạc



Lão Hạc tâm sự về ý định bán



6



11



Tôi

Lão Hạc



con Vàng.

Lão Hạc tâm sự với con Vàng



4



Cậu Vàng



về nỗi nhớ con.



67

12



13



Lão Hạc



Lão Hạc tâm sự về hoàn cảnh



Tôi



khó khăn khiến ông quyết định



Lão Hạc



bán con Vàng.

Lão Hạc tâm sự về nỗi ân hận



Tôi



đã lừa con Vàng, cậy nhờ ông



3



24



giáo giữ giúp miếng vườn và

14



Tôi



số tiền dành lo hậu sự.

Nỗi băn khoăn về sự thiếu đói



15



Vợ

Tôi



của Lão Hạc.

Phàn nàn về cách sống khổ sở



2



16



Binh Tư

Hiệu trưởng



của Lão Hạc.

Ép Điền phải nhận bộ ghế mây



3



Điền



và bàn cách chở bộ ghế về



17



Vợ Điền



quê.

Bàn việc đem cất những chiếc



1



18



Điền

Vợ Điền



ghế mây.

Con bé kêu đau bụng, vợ Điền



9



19



Con gái

Hộ



cho con uống nước gừng.

Hộ say rượu quát mắng vợ



3



20



Từ

Từ



con.

Từ nhắc khéo chồng đi lĩnh



10



Hộ



lương để có tiền trang trải các



Hộ



khoản mua chịu.

Hộ gặp Trung và Mão trên



11 trang



Trung



đường, anh mời hai người bạn



(trang 339 –

22



Mão

Hộ



nhà văn đi uống bia.

Hộ ân hận vì đã đối xử tệ bạc



2



23



Từ

Từ



với vợ.

Từ dỗ con.



1



LÃO HẠC

10 trang

(trang 247 –

GIĂNG

SÁNG

10 trang

(trang 104 –

113)



ĐỜI THỪA



350)



21



Đứa con



1



20



68

Bảng 3: Bảng thống kê nhân vật giao tiếp, tình huống cuộc thoại và số

lượt lời/ cuộc thoại

Với độ dài tổng cộng là 63 trang, 4 truyện ngắn trên có tất cả 23 cuộc

thoại (gồm 22 cuộc song thoại và 1 tam thoại), chiếm phần lớn là các cuộc

thoại dưới 5 lượt lời (14/23 cuộc thoại), số cuộc thoại trên 10 lượt lời rất ít

(3/23 cuộc thoại). Số liệu thống kê từ các truyện ngắn thành công nhất của

nhà văn một lần nữa khẳng định các cuộc hội thoại trong truyện ngắn Nam

Cao thường có dung lượng ngắn.

Nhìn chung, các cuộc thoại trong tác phẩm được nhà văn dàn dựng một

cách khéo léo. Nam Cao ba lần miêu tả trực tiếp cảnh Chí Phèo đến nhà Bá

Kiến để gây sự, ba cuộc thoại giữa Chí Phèo và Bá Kiến không lần nào giống

lần nào.

2.1.4. Quan hê ê quyền thế và hoàn cảnh giao tiếp của nhân vâ êt

Khảo sát các yếu tố: quan hệ liên cá nhân (ở đây là quan hệ quyền thế),

vị thế giao tiếp (mạnh/ yếu) và hoàn cảnh giao tiếp (thuận lợi/ không thuận

lợi) giữa hai nhân vật Chí Phèo – Bá Kiến, luâ ên án lâ êpđược bảng so sánh như

sau:

TT

cuộc



Tình huống cuộc thoại



Vị thế



Hoàn cảnh



quyền thế



giao tiếp



GT (thuận Số lượt lời



(trên/dưới) (mạnh/yếu) lợi/ không



thoại



1



Quan hệ



Sau khi đi tù về, Chí



thuận lợi).

CP BK



CP



BK



CP



BK



-



+



-



+



-



-



+



+



-



-



CP



BK



+



1



4



+



4



3



Phèo đến nhà Bá Kiến

2



gây sự.

Chí Phèo đến nhà Bá

Kiến gây sự xin đi ở

tù.



69

3



Chí Phèo đến nhà Bá



-



+



+



-



+



-



4



5



Kiến đòi lương thiện.

Bảng 4: Bảng so sánh quan hệ quan hệ quyền thế, vị thế giao tiếp

và hoàn cảnh giao tiếp giữa hai nhân vật Chí Phèo – Bá Kiến

Xét về mặt quan hệ quyền thế, địa vị xã hội của hai nhân vật giao tiếp ở

cả ba cuộc thoại là không thay đổi, một bên là tay anh chị liều lĩnh, chuyên

nghề rạch mặt ăn vạ - “một thằng cùng hơn cả thằng cùng”; một bên là

“chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào,

Bắc Kỳ nhân dân đại biểu”.

Xét phương diện vị thế giao tiếp, ở cuộc thoại thứ nhất, thế mạnh

nghiêng về Bá Kiến. Bởi tuy chủ động đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ, thế

nhưng khi cụ Bá xuất hiện và giải tán đám đông, Chí Phèo cảm thấy trơ trọi

một mình và “cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi của ngày xưa”.

Hoàn cảnh giao tiếp không thuận lợi và thái độ “xử nhũn” của Bá Kiến khiến

Chí Phèo ở vào thế bị động. Số lượt lời ít ỏi của nhân vật (1 lượt lời) nói lên

điều đó. Trong cuộc thoại thứ hai, Chí Phèo giữ vai trò chủ động, hắn yêu

sách, đỏi hỏi và hăm dọa tuy bề ngoài tỏ ra lễ độ, chào hỏi, thưa bẩm, xưng hô

đúng mực (gọi Bá Kiến bằng cụ và xưng con). Thế chủ động thể hiện ở số

lượt lời áp đảo của nhân vật (4/7 lượt lời) trong cuộc thoại.

Ở cuộc đối thoại cuối cùng giữa Chí Phèo – Bá Kiến, tuy bối cảnh vẫn

diễn ra tại nhà Bá Kiến nhưng hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi hơn cho Chí Phèo

vì “cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình cụ bá đang nằm nghỉ trưa”. Cách

xưng hô, lời lẽ và cử chỉ của Chí Phèo cho thấy vị thế giao tiếp của nhân vật

lúc này ở thế mạnh và chủ động hơn so với Bá Kiến:

Ví dụ (46): “…, Cụ móc sẵn năm hào (…) để tống nó (Chí Phèo) đi

cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người.



70

- Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi

thế à?

Hắn trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ:

- Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

- Thôi cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

- Tao đã bảo là tao không đòi tiền.

- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?

Hắn dõng dạc:

- Tao muốn làm người lương thiện!

Bá Kiến cười ha hả:

- Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được

những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa.

Biết không! Chỉ còn một cách… biết không! Chỉ còn một cách là… cái này!

Biết không!”

Trong cả bốn lượt lời ở đoạn đối thoại trên, Chí Phèo đều xưng “tao”

với cụ Bá và nói trống không, lời lẽ quát nạt, cao giọng. Đi kèm với giọng

điệu ngạo mạn là thái độ khinh thị ra mặt (trợn mắt chỉ tay vào mặt, vênh mặt

lên). Đổi lại, Bá Kiến đã phải “dịu giọng”. Cách xưng hô của Chí Phèo với Bá

Kiến bộc lộ vị thế giao tiếp lâm thời của nhân vật, từ vị thế thấp vươn lên

cao, từ vị thế bị chế ngự, bị động, chuyển sang thế chủ động. Tuy số lượt lời

của Bá Kiến nhiều hơn so với Chí Phèo một lượt lời (Bá Kiến 5 lượt lời, Chí

Phèo 4 lượt lời), nhưng càng về cuối, vị thế chủ động trong cuộc thoại này



71

nghiêng hẳn về phía Chí Phèo. Ở lượt lời cuối cùng, diễn ngôn của Bá Kiến

chỉ gồm hai câu ngắn gọn (Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên

hạ nhờ). Trái lại, Chí Phèo nói dài, anh làm chủ cuộc thoại, đáp trả dõng dạc,

rõ ràng lời của Bá Kiến. Tương quan số câu ở lượt lời cuối cùng của Chí Phèo

cho thấy điều đó. (8 câu, nhiều gấp 4 lần so với Bá Kiến).

Ba cuộc thoại giữa Chí Phèo – Bá Kiến đều diễn ra tại nhà Bá Kiến,

đều do Chí Phèo chủ động đến gây sự nhưng không lặp lại nhau. Nam Cao đã

khéo léo để cho hai nhân vật ở hai cực đối lập quyền thế, giàu có và cùng

đinh, nghèo hèn đối chọi nhau một cách gay gắt bằng những lời lẽ đối đáp hô

ứng, phản ánh vị thế giao tiếp và tính cách của các nhân vật, đồng thời hướng

đến đích giao tiếp (điều nhà văn muốn kể, muốn bộc lộ với người đọc) một

cách tự nhiên.

2.1.5. Các hình thức đối thoại (song thoại và đa thoại)

2.1.5.1. Song thoại

Đặc biệt, tài dựng đối thoại của nhà văn còn được thể hiện ở những

cuộc thoại có sự tương tác giữa người nói và người nghe, nhưng không có sự

luân phiên lượt lời giữa hai nhân vật giao tiếp. Trong truyện ngắn Chí Phèo có

hai cuộc thoại trực tiếp như thế.

Đó là cuộc thoại giữa Thị Nở và Chí Phèo diễn ta tại khu vườn chuối

gắn với ngữ cảnh Chí Phèo say rượu, suốt đêm ngủ ngoài trời, gần sáng, hắn

bị cảm lạnh và ói mửa dữ dội.

Ví dụ (47): “Thị Nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn … thị hỏi hắn:

- Vừa thổ hả?

Mắt hắn đảo lên nhìn thị, nhìn một thoáng rồi lại đờ ra ngay.

- Đi vào nhà nhé?

Hắn làm như gật đầu. Nhưng cái đầu không động đậy, chỉ có cái mí

mắt là nhích thôi.

- Thì đứng lên.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

×