1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 239 trang )


1.1 Khái niệm Luật kinh doanh

• Luật kinh doanh trong giai đoạn hiện nay có thể

định nghĩa:

Pháp Luật kinh doanh là tổng thể những qui

phạm pháp luật do nhà nước có thẩm quyền

ban hành, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ

phát sinh trong quá trình hình thành, thay đổi,

chấm dứt tư cách chủ thể kinh doanh với nhau

và giữa chủ thể kinh doanh với các cơ quan

hữu quan.



1.2 Đối tượng, phương pháp điều chỉnh

của Luật kinh tế.

• Mỗi một ngành luật có đối tượng và phương

pháp điều chỉnh riêng.

A. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật kinh

doanh là những quan hệ kinh tế do luật kinh

tế tác động vào, phát sinh trong kinh doanh

hoặc quản lý Nhà nước trong kinh doanh.



1.2 Đối tượng, phương pháp điều chỉnh

của Luật kinh tế.(tt)

• Việc xác định đối tượng điều chỉnh của Luật kinh

tế cũng trở nên dễ dàng hơn khi chúng ta nắm

được vấn đề Nhà nước sẽ sử dụng Luật kinh tế

để tác động vào đời sống kinh tế của xã hội như

thế nào. Chẳng hạn như:

a. Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá

trình hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể

kinh doanh.

b. Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý

Nhà nước về kinh tế đối với các chủ thể kinh

doanh.

c. Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ của đơn

vị kinh doanh.



a. Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình

hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh.



Đây là nhóm quan hệ chủ yếu, nhóm này có đặc

điểm là:

 Các quan hệ phát sinh trực tiếp trong quá trình

hoạt động kinh doanh.

 Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là các

doanh nghiệp.

 Các chủ thể này độc lập và bình đẳng với nhau.

 Nhóm quan hệ này phát sinh chủ yếu thông qua

các hợp đồng kinh tế.

Do nảy sinh từ nhu cầu kinh doanh nên ngoài sự

tác động của thị trường các quan hệ này còn chịu

sự tác động, điều chỉnh của kế hoạch Nhà nước.



b. Nhóm qh phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà

nước về KT đối với các chủ thể kinh doanh.

• Đây là quan hệ phát sinh trong quá trình quản

lý Nhà nước về kinh tế. Chủ thể tham gia quan

hệ này có địa vị pháp lý khác nhau. Một bên là

cơ quan quản lý kinh tế, một bên là các đơn vị

kinh doanh. Tuy nhiên quan hệ này không phải

là quan hệ quản lý theo luật hành chính mà là

quan hệ quản lý gắn liền với vận động của

quan hệ hàng hóa tiền tệ.

• Vd: Vận động người VN dùng hàng VN.

• Vd2: Hạn chế cấp phép kinh doanh một số

ngành nghề nhạy cảm…



c. Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ của

đơn vị kinh doanh.

• Đây là quan hệ giữa những bộ phận cấu

thành của một đơn vị kinh tế phát sinh khi

chúng tiến hành hoạt động kinh doanh.

• Vd: Quan hệ giữa các bộ phận trong cấu trúc

quản trị doanh nghiệp, phòng ban.



Phạm vi điều chỉnh

• Hành vi kinh doanh

• Không gian và thời gian diễn ra hoạt động

kinh doanh



Phương pháp điều chỉnh của Luật kinh

doanh

• Phương pháp bình đẳng.

• Phương pháp quyền uy.

• Phương pháp mệnh lệnh và thỏa thuận.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (239 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×