Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 239 trang )
Đối với trường hợp giải thể bằng quyết định của chủ
sở hữu khi DN đang hoạt động, đó là quyết định của
chính chủ sở hữu (đối với DN một chủ) và cơ quan
có quyền quyết định cao nhất của các chủ sở hữu
(đối với DN có từ hai chủ sở hữu trở lên) theo trình
tự, thủ tục mà pháp luật và điều lệ DN đó quy định
DN chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
07/06/17
70
Thủ tục giải thể DN: Điều 158 Luật DN 2005, Điều 40
Nghị định 102/2010/NĐ-CP
Theo Điều 68 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu
tư 2005:
07/06/17
71
“Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền quyết định
chấm dứt hoạt động của dự án trong trường hợp:
a) Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau 12 tháng mà
nhà đầu tư không triển khai hoặc dự án chậm tiến độ quá 12
tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại Giấy
chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp được tạm ngừng hoặc giãn
tiến độ thực hiện dự án.
b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật mà theo đó
pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động”.
Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể: Điều 159
Luật DN 2005.
07/06/17
72
III. PHÁP LUẬT VỀ CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP
3.1.Lược sử ra đời của công ty
Công ty trên thế giới gồm 02 nhóm chính:
+ cty đối nhân
+ cty đối vốn.
3.2 Các loại hình doanh nghiệp.
3.2.1. Công ty TNHH.
3.2.2 Công ty Cổ Phần
3.2.3 Công ty hợp danh.
3.2.4 Doanh nghiệp tư nhân.
3.2.5 Hộ kinh doanh cá thể.
3.2.6 Hợp tác xã.
07/06/17
73
1.Lược sử ra đời của công ty
Khi nền sản xuất hàng hoá
đã phát triển đến mức độ
nhất định, để mở mang
kinh doanh các nhà kinh
doanh cần phải có nhiều
vốn ->liên kết với nhau
theo những hình thức nhất
định & trên cơ sỏ tin tưởng
nhau->tạo ra mô hình tổ
chức kinh doanh mới – đó
là công ty.
07/06/17
74
1.Lược sử ra đời của công ty
Mặt khác, khi sản xuất
hàng hoá phát triển -> sự
cạnh tranh trên thị trường
ngày càng khốc liệt hơn ->
các nhà kinh doanh phải
liên kết với nhau thông qua
hình thức góp vốn để
thành lập một doanh
nghiệp
07/06/17
A
500 tr.
CÔNG TY
TNHH
CP
HỢP DANH
B
700 tr.
contact@trustlawyer.com.vn
C
300 tr.
75
1.Lược sử ra đời của công ty (tt)
Hơn nữa, trong kinh doanh thường gặp rủi ro thì nhiều người
cùng gánh chịu, điều này có lợi hơn so với doanh nghiệp một
chủ. Khi hai hay nhiều người cùng góp vốn để thành lập một
doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động kinh doanh kiếm lời chia
nhau thì có nghĩa là họ đã thành lập một công ty. Mô hình liên
kết này tỏ ra phù hợp với kinh tế thị trường và hấp dẫn cho
những người kinh doanh. Do vậy, mô hình công ty đã được các
nhà kinh doanh tiếp thu và áp dụng. Như thế, sự ra đời của công
ty là quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường. Công ty ra
đời là kết quả của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh, tự
do kế ước và tự do lập hội.
07/06/17
76
2. Phân loại công ty
Công ty trên thế giới gồm 02 nhóm chính:
cty đối nhân
cty đối vốn
07/06/17
77
2.1 Công ty đối nhân:
Là những công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ
bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, sự hùn
vốn là yếu tố thứ yếu.
Không có sự tách bạch về tài sản cá nhân các thành viên và tài
sản của công ty.
Các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, đối với mọi
khoản nợ của công ty hoặc ít nhất phải có một thành viên chịu trách
nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.
Các thành viên có tư cách thương gia độc lập và phải chịu thuế
thu nhập cá nhân, bản thân công ty không bị đánh thuế.
Công ty đối nhân tồn tại dưới hai dạng cơ bản sau: Công ty hợp
danh; Công ty hợp vốn đơn giản.
07/06/17
78
2.2 Công ty đối vốn:
Về mặt lịch sử, các công ty đối vốn ra đời sau công ty
đối nhân. Khác với công ty đối nhân, công ty đối vốn
không quan tâm đến nhân thân người góp vốn mà chỉ
quan tâm đến phần vốn góp.
07/06/17
79
Đặc điểm công ty đối vốn:
Đặc điểm quan trọng của công ty đối vốn là:
Có sự tách bạch tài sản của công ty và tài sản của cá nhân.
Cty có tư cách pháp nhân.
Các thành viên của công ty chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản
nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty.
Do việc thành lập chỉ quan tâm đến phần vốn góp nên thành viên
công ty thường đông, những người không hiểu biết kinh doanh
cũng có thể tham gia vào công ty.
Công ty phải đóng thuế cho nhà nước, các thành viên phải đóng
thuế thu nhập.
Công ty đối vốn thông thường chia làm hai loại:
-Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần.
07/06/17
80