1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Trung học cơ sở - phổ thông >

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 97 trang )


hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa, tạo ra khái niệm rồi vận dụng khái 

niệm để phán đoán và suy lý thành hệ thống lý luận. 

- Thực tiễn, theo Lênin: “Thực tiễn là cơ sở nhận thức. Vì nó không những có ưu 

điểm là phổ biến mà còn có ưu điểm thể hiện trực tiếp”. Mặt khác thực tiễn còn là 

một  tiêu  chuẩn  để  xác  định  chân  lý.  Tất  cả  những  biểu  hiện  của  con  người  được 

kiểm nghiệm trở lại trong thực tiễn mới trở nên sâu sắc và vững chắc được. Thông 

qua hoạt động thực tiễn thì trình độ nhận thức của con người càng ngày càng phong 

phú và trở thành hệ thống lý luận. 

1.1.2. Năng lực nhận thức và những nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức

của học sinh qua môn Hóa học [2], [4], [5], [9], [13], [22]

1.1.2.1. Năng lực nhận thức

Năng lực nhận thức được đánh giá qua việc thực hiện các thao tác tư duy: Phân 

tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, được chia thành bốn trình độ nắm vững kiến 

thức, kỹ năng và bốn cấp độ năng lực tư duy. 

- Bốn trình độ nắm vững kiến thức kĩ năng: 

+  Bậc  một  là  trình  độ  tìm  hiểu  hay  ghi  nhớ  sự  kiện,  học  sinh  nhận  biết  xác 

định, phân biệt những kiến thức cần tìm. 

+ Bậc hai là trình độ tái hiện tức là tái hiện lại thông báo theo trí nhớ. 

+ Bậc ba là trình độ vận dụng tức là vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong 

các tình huống quen thuộc. 

+  Bậc  bốn  là  trình  độ  biến  hóa  tức  là  biết  vận  dụng  kiến  thức  vào  thực  tiễn 

trong những đối tượng quen thuộc đã bị biến đổi hoặc chưa quen biết. 

- Bốn cấp độ của năng lực tư duy: 

+ Tư duy cụ thể là suy luận từ thực thể cụ thể này đến thực thể cụ thể khác. 

+ Tư duy logic là suy luận theo một chuỗi có logic khoa học có phê phán có 

nhận xét có sự diễn đạt các quá trình giải quyết vấn đề theo một logic chặt chẽ. 

+ Tư duy hệ thống là suy luận một cách có hệ thống có cách nhìn bao quát hơn 

khái quát hơn về một vấn đề. 

+ Tư duy  trừu tượng là biết suy luận vấn đề  một cách sáng tạo ngoài khuôn 

khổ định sẵn. 



12



Với  bộ  môn  Hóa  học  thì  nét  đặc  thù  là  bộ  môn  khoa  học  tự  nhiên,  lại  là  môn 

khoa học lí thuyết gắn liền với thực nghiệm. Quá trình nhận thức của học sinh trong 

bộ môn Hóa học được thể hiện qua việc quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng 

hóa học, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận thành phần, xác 

lập mối quan hệ định tính và định lượng của các hiện tượng, đoán trước hệ quả lí 

thuyết và áp dụng kiến thức của mình. 

1.1.2.2. Những nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của học sinh

Dạy học và phát triển nhận thức cho học sinh là hai quá trình liên quan mật thiết 

với nhau. Thực hiện  mục tiêu phát triển đòi hỏi phải xác định được các nhiệm vụ 

tương ứng của nó. Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của HS được giải quyết 

cùng với nhiệm vụ trí dục và đức dục. Trong dạy học hóa học nhiệm vụ phát triển 

năng lực nhận thức cho HS được thực hiện thông qua các nhiệm vụ cụ thể như sau: 

+ Phát triển trí nhớ và tư duy: Như ta đã biết, dạy học tiến hành hiệu quả hơn 

khi có sự định hướng trước của HS. Đặc biệt quan trọng là sự phát triển trí nhớ và 

tư duy của HS vì thiếu nó thì không nắm được cơ sở lí thuyết hiện đại của hóa học. 

Sự phát triển trí nhớ và tư duy được thực hiện một cách có hiệu quả nhất thông qua 

quá trình hoạt động nhận thức tích cực  của việc học ở từng khâu, từng hoạt  động 

của quá trình dạy học hóa học. 

+ Rèn luyện toàn diện trong từng giai đoạn phát triển các kĩ năng khái quát trí 

tuệ và thực nghiệm hóa học: Hoạt động nhận thức hóa học bao gồm nhiều hoạt động 

học tập để nắm vững kiến thức hóa học. Ví dụ như tiến hành thí nghiệm hóa học, 

phân tích tổng các chất, mô tả bằng kí hiệu và biểu đồ,... 

Kĩ  năng  là  kết  quả  của  sự  nắm  vững  kiến  thức.  Thực  nghiệm  hóa  học  là  biện 

pháp quan trọng để tiếp thu hóa học một cách có hiệu quả cùng với các kĩ năng trí 

tuệ như: Các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, suy diễn, qui nạp, loại suy,…Các 

kĩ  năng  này  được  hình  thành  trong  quá  trình  dạy  học  hóa  học,  được  phát  triển  và 

khái quát ở dạng chung nhất và dễ dàng được chuyển thành năng lực học tập. Sự rèn 

luyện toàn diện từng giai đoạn các kĩ năng khái quát trí tuệ và thực nghiệm hóa học 

là nhiệm vụ quan trọng của việc phát triển học sinh.  



13



Tích cực hóa tất cả các hoạt động nhận thức của học sinh: Trong quá trình dạy 

học  hóa  học  HS  cần  phải  phát  triển  cả  hoạt  động  nhận  thức  tái  hiện,  sao  chép  và 

hoạt  động  tích  cực,  chủ  động  bằng  sự  kết  hợp  một  cách  hợp  lí  phương  tiện  và 

phương pháp dạy học. Sự kết hợp hai phương pháp này giúp giáo viên tích cực hóa 

được  các  dạng  nhận  thức  cho  HS  từ  đơn  giản  đến  phức  tạp.  Thực  tế  đã  xác  nhận 

rằng sự dạy học hóa học theo phương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ là tăng tính tích 

cực nhận thức của HS vì trong các bước đi  của dạy học nêu  vấn đề - Orixtic, HS 

tích cực bắt tay vào hoạt động độc lập tìm kiếm kiến thức một cách sáng tạo. 

Thường xuyên phát triển hứng thú nhận thức của HS: Trong  lí  luận  dạy 

học  chỉ  ra  rằng  hứng  thú,  nhận  thức  là  nguyên  nhân  –  động  cơ  đầu  tiên  của  hoạt 

động  nhận  thức  trong  HS.  Lý  thuyết  về  giáo  dục  học  và  cả  các  nghiên  cứu  về 

phương pháp dạy học chỉ ra rằng nếu không phát triển hứng thú của HS với hóa học 

thì năng lực nhận thức của HS sẽ giảm đột ngột. GV phải làm cho HS hiểu rõ mục 

đích, ý nghĩa các hoạt động của mình từ đó mới hình thành động cơ học tập. Việc 

kích  thích  hứng  thú  nhận  thức  của  HS  được  thực  hiện  bằng  cách  nghiên  cứu  các 

kiến thức lý thuyết xen kẽ với thí nghiệm, tăng cường mối quan hệ giữa lý thuyết 

với thực tế, sử dụng tích cực các thí nghiệm với tư liệu lịch sử hóa học, tính hấp dẫn 

của các tình huống và tính chất của nguyên tố, tăng cường mối quan hệ liên môn… 

Tăng cường mức độ phức tạp của hoạt động nhận thức học tập: Quy luật 

tâm lý học về sự thống nhất hoạt động và nhận thức đã tạo ra các điều kiện để nâng 

cao tính tích cực và tự giác của HS trong quá trình giảng dạy. Trước hết là thường 

xuyên đưa ra các ý nghĩa và khả năng hoạt động, đặt ra mục đích học tập rõ ràng và 

đưa HS vào hoạt động nhận thức hóa học và dần dần nâng cao tính độc lập của HS 

trong học tập. 

1.2. BÀI TẬP HÓA HỌC THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG HS YẾU, KÉM

[10], [11], [12], [14], [18], [23]

1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học

Bài tập hóa học, đó là các vấn đề về lý thuyết, thực tiễn về ngành khoa học hóa 

học được mô hình hóa trong các dữ kiện của các dạng BTHH đặt ra cho HS dưới 



14



dạng câu hỏi, bài toán và trong khi tìm lời giải đáp, HS sẽ tiếp thu được những kiến 

thức hóa học.   

Như vậy, BTHH bao  gồm cả câu hỏi và bài toán hóa học được sử dụng như là 

các vấn đề hoặc các tình huống học tập để HS vận dụng kiến thức đã có cùng với 

hoạt động tư duy để giải quyết, tìm ra những kiến thức mới và cả PP nhận thức, giải 

quyết vấn đề, là những bài tập được lựa chọn cần phù hợp với nội dung học tập. Để 

giải được những bài tập này, người HS phải biết suy luận logic dựa vào những kiến 

thức đã học, phải sử dụng những hiện tượng hóa học, những khái niệm, định luật, 

học thuyết, phép toán, cách tư duy  sáng  tạo  và phương pháp nhận  thức khoa học. 

Bài tập và lời giải là nguồn tri thức mới cho HS trong hoạt động nhận thức.  

1.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học  

- Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, BTHH giữ vai trò rất quan trọng 

trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nó vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa 

là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Hơn nữa, BTHH góp phần to lớn trong việc 

dạy học hóa học tích cực khi:   

+ BTHH là nguồn kiến thức để HS tìm tòi phát hiện kiến thức, kĩ năng.   

+ Mô phỏng một số tình huống thực của đời sống thực tế.   

+ BTHH được nêu như là tình huống có vấn đề để đưa HS vào quá trình nhận 

thức học tập tích cực.   

+ BTHH là một nhiệm vụ học tập cần giải quyết để rèn luyện cho HS năng lực 

giải quyết vấn đề.   

Như  vậy,  BTHH  được  coi  là  phương  tiện  hiệu  nghiệm  cơ  bản  nhất  để  HS  vận 

dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất, biến kiến thức đã tiếp thu 

được thành kiến  thức  của  mình. Giúp HS đào sâu,  mở rộng kiến thức đã học  một 

cách  sinh  động,  phong  phú  và  hấp  dẫn.  Đồng  thời  còn  là  phương  tiện  để  ôn  tập, 

củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt nhất. BTHH giúp HS sáng tạo, năng 

động  trong  học  tập  phát  huy  khả  năng  suy  luận  tích  cực  của  HS  và  hình  thành 

phương pháp tự học hợp lí. BTHH là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ 

năng của HS một cách chính xác. Đồng thời còn rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, 

trung thực trong lao động, học tập, tính sáng tạo khi xử lí các vấn đề đặt ra.   



15



Như  vậy,  viêc  nghiên  cứu  sử  dụng  bài  tập  theo  hướng  tích  cực  nhằm  nâng  cao 

chất lượng dạy-học hóa học ở trường phổ thông là cần thiết và rất thiết thực. 

1.2.3. Phân loại bài tập hóa học [16], [21], [23], [25]

Có nhiều cách phân loại BTHH nhưng phổ biến hơn cả là dựa vào nội dung bài 

tập mà phân chia thành 4 dạng BT:   

+ Bài tập định tính.  

+ Bài tập định lượng.   

+ Bài tập thực nghiệm.   

+ Bài tập tổng hợp.  

*  Trong  mỗi  dạng  BT  trên  phân  thành  các  mức  độ:  Nhận  biết,  thông  hiểu,  vận 

dụng thấp, vận dụng cao. 

a) Bài tập định tính:  Là các dạng BT nhận  thức có sự liên hệ với sự quan sát 

giải thích các hiện tượng hóa học, sự điều chế các chất cụ thể, xác định thành phần 

hóa học các chất và phân biệt chúng, tách hỗn hợp, trắc nghịêm. 

b) Bài tập định lượng: Là dạng bài tập hóa học có tính chất toán học (cần dùng 

các kĩ năng toán học để giải) và tính chất hóa học (cần đúng kiến thức hóa học).  

- Các dạng bài tập định lượng:  

+ Tính theo công thức, phương trình hóa học.  

+ Tính toán với các chất khí: Tỉ trọng, thể tích, phương trình trạng thái...  

- Bài toán hóa học có liên quan đến dung dịch.  

c) Bài tập thực nghiệm

+ Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng giải thích.  

+ Điều chế chất.  

+ Làm thí nghiệm thể hiện tính chất đặc biệt của một chất và thể hiện quy luật 

hóa học. 

+ Nhận biết tách các chất.  

d) Bài tập tổng hợp:  Là những dạng BT có cả  yếu tố định tính và định lượng 

trong quá trình giải như: Tính theo phương trình, tính hiệu suất, xác định chất, bài 

tập biện luận phát triển tư duy cho học sinh.  

 



16



1.2.4. Sử dụng bài tập theo hướng bồi dưỡng HS yếu, kém [26]

Theo  phương  hướng  bồi  dưỡng  HS  yếu,  kém  ta  có  thể  sử  dụng  BTHH  như  là 

nguồn  kiến  thức  giúp  học  sinh  tìm  tòi,  nghiên  cứu  để  rút  ra  kiến  thức  mới  hình 

thành khái niệm, thông qua bài tập  dạy học  sinh cách giải quyết vấn đề, ta có thể 

xem xét một vài ví dụ về phương pháp sử dụng BTHH theo hướng này.   

a) Sử dụng bài tập hóa học để hình thành khái niệm

+ Khi hình thành khái niệm liên kết ion ta có thể sử dụng bài tập sau:  

Ví dụ: Cho các chất ion NaCl, KCl, MgCl2 

- Hãy cho biết hợp chất trên được tạo bởi các ion nào?  

- Hãy mô tả phương trình ion tạo ra các hợp chất đó?  

-  Liên  kết  trong  phân  tử  NaCl,  KCl,  MgCl2  là  liên  kết  ion,  vậy  em  có  thể  định 

nghĩa thế nào là liên kết ion? 

b) Sử dụng câu hỏi bài tập giúp HS tích cực vận dụng kiến thức vào thực tế 

Ví dụ 1: Muối ăn NaCl có lẫn tạp chất BaCl2, MgCl2, NaI làm thế nào loại bỏ các 

tạp chất trên? 

Phương hướng chung



Hoạt động cụ thể



-  Phân  tích  đề  bài:  cho  cái  gì?  Yêu  cầu  - Cho muối NaCl có lẫn tạp chất yêu cầu 

gì?  Tìm  mối  liên  hệ  giữa  cái  đã  biết  và  loại bỏ tạp chất.  

cái chưa biết?  



- Các muối có gốc clorua, gốc iotua, các 



- Tìm các chất tối ưu nhất. Xác định chất  kim loại Na, Ba, Mg trong muối.  

và biện pháp cụ thể. 



-  Dùng  muối  Na2CO3  dư  để  loại  bỏ 

BaCl2  và  MgCl2,  dùng  HCl  dư  để  loại 

Na2CO3.  

- Dùng clo dư để loại hết NaI.  

* Cách làm:  

+ Bước 1: Cho Na2CO3 dư vào hỗn hợp 

trên khuấy đều, lọc bỏ kết tủa. Tách các 

ion Ba2+, Mg2+.  

+  Bước  2:  Cho  dung  dịch  HCl  dư  vào 

dung dịch. Tách bỏ Na2CO3 dư.  



17



+ Bước 3: Sục khí clo vào dung dịch thu 

được,  sau  đó  đun  nóng  nhẹ  ta  thu  được 

NaCl. Tách bỏ ion I-, Cl2 dư.  

* Kết luận: Đã loại bỏ được tạp chất. 

Ví dụ 2: Trong khí thải của một nhà máy có các khí độc sau: HCl, Cl2, SO2, CO. 

Hãy nêu biện pháp để xử lí các chất thải đó bằng phương pháp hóa học? 

Phương pháp chung



Hoạt động cụ thể



-  Phân  tích  đề  bài:  cho  cái  gì?  Yêu  cầu  - Cho các khí độc hại, yêu cầu xử lí chất 

gì?  Tìm  mối  liên  hệ  giữa  cái  đã  biết  và  thải.  

cái chưa biết. Phân loại chất và xác định  -  Các  chất  có  tính  axít  khi  tan  trong 

tính chất của chúng.  



nước: HCl, Cl2, SO2 



-  Tìm  phương  pháp  xử  lí:  Tác  dụng  với  - Chất có tính khử : CO.  

chất  khác  tạo  thành  chất  ít  hoặc  không  -  Dùng  chất  khử  có  tính  kiềm  và  chất 

độc hại.  



khử có tính oxi hóa.  



- Xác định các chất và biện pháp cụ thể. 



-  Dùng  nước  vôi  trong  có  tính  kiềm  rẻ 

tiền, dễ kiếm.  

- Dùng CuO làm chất oxi hóa khử CO.  

* Cách làm:   

+ Bước 1: Dẫn hỗn hợp khí thải sục qua 

dd  nước  vôi  trong  dư:  Khí  bỏ  HCl,  Cl2, 

SO2.  

+  Bước  2:  Dẫn  khí  còn  dư  qua  CuO 

nung  nóng  chuyển  CO  →  CO2.  Sục  khí 

sản phẩm qua nước vôi trong: 

Loại bỏ khí CO2.  

* Kết luận: Đã khử toàn bộ khí thải. 



c) Sử dụng bài tập hóa học trong giờ thực hành để tích cực hoạt động nhận

thức của học sinh

Ví  dụ  1:  Nhận  biết  các  dd  mất  nhãn  sau:  NaCl,  BaCl2,  Na2CO3,  Na2SO4  bằng 

phương trình hóa học. 



18



Phương pháp chung



Hoạt động cụ thể



- Giải lý thuyết: Xác định các thuốc thử  - Hóa chất nhận biết: H2SO4 và BaCl2 

cần thiết để nhận biết.    



-  Cho  dd  H2SO4  lần  lượt  vào  4  ống 



Sơ đồ nhận biết: 



nghiệm  đựng  4  dung  dịch  trên,  ống 



       NaCl, BaCl2, Na2CO3, Na2SO4 



nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng đó là 



                           + H2SO4 



BaCl2, ống có sủi bọt khí là Na2CO3. 



 



 BaCl2 +H2SO4→  BaSO4↓+2HCl  



 



Na2CO3+H2SO4→ Na2SO4+CO2↑+ H2O  



Không có       Có kết            Có khí 



- Cho dd BaCl2 vào 2 ống nghiệm đựng 2 



hiện tượng     tủa trắng       CO2 thoát ra 



dung  dịch  còn  lại,  ống  nghiệm  nào  xuất 



gì NaCl,           BaCl2             Na2CO3 



hiện  kết  tủa  trắng  đó  là  Na2SO4.  Ống 



Na2SO4 



không có hiện tượng là NaCl. 



       + BaCl2 



BaCl2 + Na2SO4  → BaSO4↓  +  2NaCl 



 

 



Không có hiện             Có kết tủa trắng 

tượng gì NaCl                  Na2SO4 

- Lựa chọn một sơ đồ phù hợp với điều 

kiện thực tế.  

-  Tiến  hành:  Nhận  biết  bằng  thực 

nghiệm, kiểm nghiệm tính đúng đắn của 

bước giải lí thuyết. 

Việc tích cực hóa hoạt động của học sinh qua giải BTHH tức là: Giáo viên nêu 

nội dung bài tập như là một vấn đề cần giải quyết, hướng dẫn học sinh tìm tòi theo 

một quy trình nhất định hoặc tìm các cách khác nhau để tìm ra kết quả, hoạt động 

của giáo viên và học sinh được thực hiện trong bảng sau: 

Nội dung bài tập



Hoạt động của học sinh



- Tính lượng chất tham  - Nhận nội dung bài tập.  



Hoạt động của giáo viên

- Nêu nội dung bài tập.  



gia  và  tạo  thành  của  - Phân tích đề, tìm hướng giải.   - Hướng dẫn HS thực hiện 

phản ứng hóa học. 



- Thực hiện các bước giải. 



19



để tìm hướng giải.  



-  Quan  sát,  theo  dõi  và  

điều chỉnh kịp thời. 

-  Tính  hiệu  suất  phản  - Nhận biết vấn đề.  



- Nêu nội dung của bài tập 



ứng, xác định chất pha  - Thực hiện giải quyết vấn đề 



như giải quyết một vấn đề 



chế dung dịch. 



của thực tế. 



-  Khí  chất  thải  trong  -  Nhận  thức  tầm  quan  trọng  -  Nêu  tầm  quan  trọng  và 

phòng  thí  nghiệm  và  và nhiệm vụ đặt ra.  

trong công nghiệp. 



sự cần thiết.  



-  Lập  kế  hoạch  giải  quyết:  -  Làm  thế  nào  để  giải 

Chọn  chất  khử  độc?  Tại  sao?  quyết một vấn đề của thực 

Thực hiện như thế nào? 



-  Tìm  phương  pháp  để  - Nhận thức vấn đề.  



tế, giải thích. 

- Nêu vấn đề.  



điều chế, điều chế chất  -  Lập  kế  hoạch  giải  bằng  lý  - Hướng dẫn phương pháp 

có tính chất nhất định. 



thuyết.  



tìm kiếm lời giải. 



-Tiến hành bằng thực nghiệm. 

-  Tinh  chế  chất  có  lẫn  -  Nhận  thức  tầm  quan  trọng  -  Làm  thế  nào  giải  quyết 

tạp chất. 



và nhiệm vụ đặt ra.  



vấn đề, giải thích? 



-  Lập  kế  hoạch  giải  quyết? 

Chọn chất? Tại sao?  

- Thực hiện như thế nào? 

-  Tách  các  chất  (kim  - Nhận biết vấn đề.  

loại, phi kim...) 



- Nêu vấn đề.  



-  Lập  kế  hoạch  giải  quyết,  - Hướng dẫn phương pháp 

chọn  chất  để  tách,  tại  sao?  tìm kiếm lời giải 

Thực hiện như thế nào? 



- Nhận biết các chất 



- Bài tập trắc nghiệm 



- Nhận biết vấn đề.  



- Nêu nội dung bài tập.  



- Lập kế hoạch giải quyết.  



- Hướng dẫn học sinh tìm 



- Thực hiện như thế nào 



lời giải 



- Nhận nội dung bài tập.  



- Nêu nội dung bài tập.  



- Phân tích đề bài, tìm  



- Hướng dẫn học sinh  tìm 



phương án đúng. 



phương án đúng.  

- Phân tích các bẫy. 



20



1.3. Điều tra thực trạng sử dụng bài tập trong giảng dạy hóa học ở trường

THPT(Mẫu phiếu đánh giá được trình bày trong mục lục 4) 

1.3.1. Mục đích điều tra

- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc học tập môn Hóa học hiện nay các trường 

THPT  thuộc  địa  bàn  tỉnh  Đồng  Nai,  coi  đó  là  căn  cứ  để  xác  định  phương  hướng, 

nhiệm vụ phát triển của để tài.  

- Thông qua quá trình điều tra đi sâu phân tích các dạng bài tập mà hiện tại mà 

giáo viên thường ra cho đối tượng lớp 10, hiệu quả của việc sử dụng bài tập hóa học 

đem lại (ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân). 

- Nắm được mức độ ghi nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh, xem đây 

là một cơ sở định hướng nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy – học hiện nay. 

1.3.2. Nội dung – Phương pháp – Đối tượng – Địa bàn điều tra

 Nội dung điều tra: (Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở mục lục 4)

- Điều tra tổng quát về tình hình sử dụng bài tập hóa học trong dạy học ở trường 

THPT hiện nay. 

- Lấy ý kiến của GV, HS, chuyên viên về các phương án sử dụng bài tập trong 

các tiết học bộ môn Hóa học. 

- Điều tra tình trạng cơ sở vật chất ở trường THPT hiện nay: Dụng cụ, hóa chất, 

phòng thí nghiệm và các phương tiện dạy học khác. 

 Phương pháp điều tra:

- Nghiên cứu giáo án, dự giờ trực tiếp các tiết học hóa học ở trường THPT. 

- Gửi và thu phiếu điều tra (trắc nghiệm góp ý kiến). 

- Gặp gỡ trao đổi, tọa đàm và phỏng vấn GV, chuyên viên, cán bộ quản lý. 

- Quan sát tìm hiểu trực tiếp cơ sở vật chất phục vụ dạy học bộ môn. 

 Đối tượng điều tra:

- HS: Tìm hiểu thực trạng học tập môn Hóa Học của HS khối 10 bằng hình thức 

phát phiếu thăm dò ý kiến, phương pháp phỏng vấn trò chuyện trực tiếp với HS. 

Cụ thể chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra 278 học sinh ở 3 trường: THPT  

Trương Vĩnh Ký, THPT Hoàng Diệu, Trần Phú. 

 



21



Trường THPT



Lớp



Số HS



Hoàng Diệu 



10C2, 10C3 



93 



Trương Vĩnh Ký 



10C8, 10C7 



92 



Trần Phú 



10A7, 10A9 



93 



 

-  GV:  Tìm  hiểu  phương  pháp  dạy  học  của  giáo  viên  hiện  nay  tại  trường  bằng 

hình thức dự giờ, thông qua trò chuyện với giáo viên. Cụ thể chúng tôi lấy ý kiến 

của 18 GV tại các trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai. 

Trường THPT



Số GV lấy ý kiến



Hoàng Diệu 







Trương Vĩnh Ký 







Trần Phú 







 

 Địa bàn điều tra:

Chúng  tôi  đã  tiến  hành  điều  tra  ở  các  trường  THPT  trên  địa  bàn  thị  xã  Long 

Khánh tỉnh Đồng Nai. 

1.3.3. Kết quả điều tra

Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3 cho  đến kết thúc năm học  2016 – 2017 

chúng tôi đã trực tiếp thăm lớp dự giờ 10 tiết môn Hóa học lớp 10 trường THPT của 

các giáo viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và gửi phiếu điều tra tới 18 GV và 278 HS. 

1.3.3.1. Ý kiến giáo viên

a/ Nguyên nhân học sinh yếu, kém

Bảng 1.1: Nguyên nhân học sinh yếu, kém

Nguyên nhân HS yếu, kém



Số ý kiến



Tỉ lệ %



TT



HS lười học, thái độ thờ ơ trong học tập 







38.98 







Hổng kiến thức cơ bản hóa học từ THCS 







33.89 







Sức khỏe yếu, nhận thức kém 







11.86 







Gia đình khó khăn, không có thời gian dành cho 







15.27 







học tập 



22



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

×