1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Trung học cơ sở - phổ thông >

 Địa bàn điều tra:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 97 trang )


Qua  các  ý  kiến  của  GV  ta  thấy  nguyên  nhân  chính  HS  yếu  kém  là  do  HS  lười 

học, thái độ thờ ơ hổng kiến thức trong học tập dẫn đến kết quả học tập yếu, kém. 

b/ Biểu hiện của HS yếu, kém

Bảng 1.2: Biểu hiện của học sinh yếu, kém

Các biểu hiện của HS yếu, kém



Ý kiến



Tỉ lệ %



TT



Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm 







15.11 







Có nhiều lỗ hổng kiến thức hóa học 







20.93 







Lúng túng trong cách diễn giải ngôn ngữ hóa học 







18.60 







Thái  độ  học  tập  không  tích  cực,  không  cố  gắng, 







23.25 











22.09 







thiếu tự tin 

Kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình 



Qua kết quả thu được ta nhận thấy biểu hiện chính của học sinh yếu, kém là thái 

độ học tập không tích cực và kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình. 

1.3.3.2. Ý kiến của học sinh

a/ Cảm nhận của học sinh về môn Hóa học

Bảng 1.3: Tỉ lệ % ý kiến của HS về môn Hóa học

 

Cảm nhận của HS về môn Hóa học



Số ý kiến



Tỉ lệ %



TT



Môn học quá khó, em không tiếp nhận được 



45 



35.1 







GV  giảng  bài  không  hấp  dẫn,  không  liên  hệ 



20 



15.6 







Mất kiến thức cơ bản về môn Hóa học 



68 



53.1 







Không nằm trong số môn thi đại học của em 



24 



18.7 







 

 

 



được thực tế 



 

 

 



(Đối với câu hỏi này, các em có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án để thấy được sự lựa

chọn nào nhiều nhất cũng như lí do quan trọng nhất ảnh hưởng tới thái độ học tập

môn Hóa học của các em)

Phần  lớn  các  em  cho  rằng  mất  kiến  thức  căn  bản  môn  Hóa  học  là  lí  do  chính 

khiến các em không hứng thú học, dẫn tới lơ là, học kém. Ngoài ra, lí do khác là do 

nội  dung  môn  học  quá  khó,  HS  không  hiểu  và  cuối  cùng  là  lí  do  GV  giảng  bài 



23



không hấp dẫn không liên hệ thực tế. Như vậy nguyên nhân chính là do HS bị hổng 

kiến thức từ THCS do đó để HS học tập tốt môn học là điều không dễ. 

b/ Hoạt động học tập của học sinh

Bảng 1.4. Tỉ lệ % phản ánh mức độ hoạt động học tập của học sinh

Hoạt động HS



Mức độ (%)

Không



TX



BT



Trên lớp chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến 



14.3 



54.5 



31.2 



Chuẩn bị bài trước khi lên lớp 



21.5 



62.4 



16.1 



19.4 



55.1 



29.5 



17.6 



40.3 



42.1 



Tích cực làm bài tập, hoàn thành nhiệm vụ 

GV 

Đọc thêm sách tham khảo hóa học 



TX



(TX: Thường Xuyên, BT: Bình thường)

Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy hoạt động học tập của học sinh 

chưa thật sự tích cực. Cụ thể chỉ có 14.3% HS trả lời là thường xuyên chú ý nghe 

giảng, phát biểu ý kiến trong giờ học và 19.4% HS tích cực làm bài tập, hoàn thành 

nhiệm vụ giáo viên đưa ra. Đa số các em có thái độ học tập bình thường trên lớp, 

còn lại không thường  xuyên tích  cực hoạt động trong  giờ học. Rõ ràng hoạt  động 

học tập ở trên lớp của HS có vai trò quyết định rất lớn tới kết quả học tập, sự lĩnh 

hội kiến thức. HS chỉ thực sự chú ý nghe giảng mới có thể tiếp thu cũng như hiểu 

nội dung bài. 

1.3.3.3. Biểu hiện của HS yếu, kém

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng HS yếu, kém lấy ý kiến của GV, chúng tôi có 

thể tổng kết một số biểu hiện chính của HS yếu kém như sau:  

(1) Thái độ học tập không tích cực, nhát học, thiếu tự tin 

(2) Kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình 

(3) Có nhiều lỗ hỗng kiến thức, kỹ năng 

(4) Lúng túng trong cách diễn giải ngôn ngữ hóa học 

(5) Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm 



24



1.3.3.4. Nguyên nhân dẫn đến HS yếu, kém

Tổng hợp các ý kiến của giáo viên và học sinh chúng tôi đưa ra những nguyên 

nhân chính của học sinh yếu, kém như sau:  

(1) Lười học, thái độ thờ ơ với việc học tập  

(2) Hổng kiến thức từ THCS 

(3) Sức khỏe yếu, bệnh tật (chiếm số ít) 

(4) Gia đình khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến HS không chú 

tâm vào học sinh 

(5) Do kiến thức quá khó với HS 

(6) Một số ít giáo viên giảng bài chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn HS 

 

                                        TIỂU



KẾT CHƯƠNG 1



Dựa trên cơ sở lí luận, chúng ta đã tìm hiểu về bản chất của dạy học. Đó là: Khái 

niệm dạy học, dạy học là một quá trình tương tác giữa GV và HS, dạy học với tư 

cách là hoạt động giáo dục, dạy học là hệ thống. 

Bên cạnh đó là vấn đề và đổi mới PPDH hiện nay. Quan niệm về đổi mới phương 

pháp  dạy  và  học.  Khái  niệm  và  đặc  trưng  của  phương  pháp  dạy  học  tích  cực,  các 

định hướng của đổi mới PPDH áp dụng vào trong quá trình dạy và học. PPDH tích 

cực đóng vai trò rất quan trọng trong quan niệm đổi mới PPDH hiện nay. Tuy nhiên 

để áp dụng và triển khai PPDH tích cực vào trong nhà trường, lớp học không phải 

dễ dàng đòi hỏi giữa  GV, HS, nhà trường (quản lý, trang bị phương tiện kĩ thuật) 

đều phải có sự phối hợp tương tác với nhau và một trong những yếu tố để góp phần 

áp dụng thành công PPDH tích cực chính là người GV với vai trò là người thiết kế, 

tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập để HS tự mình lĩnh hội kiến thức. 

Cuối cùng là thực trạng HS yếu kém tại các trường THPT. Qua tìm hiểu thực tế 

ta thấy nguyên nhân dẫn đến HS yếu kém bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn 

nguyên nhân chủ quan. Phần lớn  là do bản thân các em lười  học,  hổng kiến thức, 

ngoài ra có một tỉ lệ ít là do sức khỏe yếu, hoặc gia đình gặp khó khăn. 

 



25



Chương 2

BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC

THÔNG QUA SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI

KIM HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG



2.1. NỘI DUNG CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 THPT

PHẦN PHI KIM

 Chương trình môn Hóa học lớp 10 thực hiện trong 70 tiết trong đó phần phi kim 

chiếm 24 tiết (34.29%) gồm: 14 tiết lý thuyết (58.33%), 4 tiết luyện tập (16.67%), 2 

tiết ôn tập (8.33%), 4 tiết thực hành (16.67%). 

2.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BTHH CỦNG CỐ VÀ PHÁT

TRIỂN KIẾN THỨC CHO HS YẾU, KÉM

2.2.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học

Bài tập là một phương tiện để tổ chức các hoạt động học tập của HS nhằm khắc 

sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết đã học, hình thành và rèn 

luyện các kĩ năng cơ bản.  

Mục tiêu của hóa học ở trường THPT là cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kĩ 

năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, có nâng cao về hóa học và gắn liền với 

đời sống hằng ngày. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi các chất, 

những ứng dụng hóa học và những tác hại của các chất hóa học trong đời sống, sản 

xuất và môi trường. Những nội dung này góp phần giúp HS có học vấn phổ thông 

tương đối toàn diện để có thể giải quyết tốt một số vấn đề hóa học có liên quan đến 

đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho HS. 

2.2.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học

Khi xây dựng nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, bài 

tập có đủ các dữ kiện, không được dư hay thiếu. Các bài tập không được mắc sai 

lầm về kiến thức trong cách diễn đạt, nội dung thiếu logic chặt chẽ. Vì vậy GV khi 

xây  dựng  bài  tập  cần  viết  một  cách  logic  chính  xác  và  đảm  bào  tính  khoa  học  về 

mặt ngôn ngữ hóa học. 



26



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

×