1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

1 Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.47 KB, 38 trang )


Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



* Dậy thì ở bé gái

• Quá trình này thường bắt đầu khi các bé được 10,5 tuổi.

• Dấu hiệu đầu tiên là ngực phát triển. Ngực nhú lên thành những cục nhỏ

dưới núm vú, ở một hoặc cả hai bên. Những cục này có thể cứng và có kích thước

khác nhau. Thời điểm này trẻ thường bắt đầu cao nhanh.

• Sau khoảng 6 tháng, lông mu xuất hiện (mặc dù ở một số trẻ, mọc lông mu

lại là biểu hiện đầu tiên của dậy thì), rồi đến lông nách.

• Trong vài năm tiếp theo, ngực tiếp tục lớn lên, lông mu và cơ quan sinh dục

ngoài tăng trưởng dần dần, dẫn tới kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Thay đổi này thường

xuất hiện vào 12,5 - 13 tuổi, khoảng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì.

• Cơ thể tiếp tục phát triển và toàn bộ quá trình dậy thì hoàn tất sau 3-4 năm,

với ngực, quầng vú và lông mu phát triển như ở người lớn.

• Trong giai đoạn dậy thì, các bé gái thường cao trung bình 7 - 8 cm/năm, và

đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Trẻ thường dừng cao khoảng 2 năm

sau khi có kinh.

* Dậy thì ở bé trai

• Quá trình này thường bắt đầu muộn hơn ở con trai, trung bình là 11,5 - 12

tuổi.

• Dấu hiệu dậy thì đầu tiên là tăng kích thước tinh hoàn.

• Vài tháng sau, lông mu bắt đầu mọc.

• Lông mu, lông nách, tinh hoàn và dương vật tiếp tục phát triển.

• Nam đạt tốc độ tăng chiều cao tối đa chậm hơn nữ 2-3 năm. Hiện tượng này

thường bắt đầu bằng bàn tay và bàn chân to ra, rồi đến cánh tay và cẳng chân, thân

và ngực phát triển.

• Những thay đổi khác bao gồm giọng trầm hơn, cơ bắp to lên, có khả

năng cương cứng và xuất tinh (đặc biệt là xuất tinh tự nhiên, còn gọi là 'giấc mơ

ướt'). Ở một số em trai, ngực có thể phát triển.

• Những thay đổi trên vẫn tiếp tục, quá trình dậy thì hoàn thành sau 3-4 năm

với lông mu, tinh hoàn và dương vật đạt kích thước như ở người lớn. Tiếp theo

ngực và râu phát triển.

• Các bé trai đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất chậm hơn các bạn gái, thường là

khi lên 14 tuổi.

• Dậy thì ở cả hai giới đều liên quan tới ra mồ hôi nách, cơ thể có mùi, nổi

mụn trứng cá.

6/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



1.1.2. Về tâm lý

Cùng với sự phát triển về sinh lý, thể chất của tuổi dậy thì, sự biến đổi về tâm

lí cũng diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp. Xuất hiện nhiều cảm xúc về giới tính

được bộc lộ ra mà trước đây chỉ ở dạng tiềm năng. Xuất hiện nhiều những thắc

mắc, lo lắng băn khoăn trước sự biến đổi của cơ thể.

Trong thời kì này, do hệ thống tuần hoàn máu nảy sinh hiện tượng mâu thuẫn

tạm thời, cụ thể là tim của các em phát triển mạnh nhưng mạch phát triển chậm hơn

gây trở ngại khiến cho tim hoạt động không đều. Hậu quả làm cho các em gái trở

nên đa cảm, hay căng thẳng mệt mỏi đôi lúc hoa mắt chóng mặt; dễ trở nên cáu gắt,

cảm xúc tiêu cực….

Tính cách đặc trưng ở lứa tuổi VTN là tính trẻ con và tính người lớn pha trộnmột người lớn chưa đủ chin chắn, thích bắt chước người lớn nhưng lại không có

trách nhiệm của người lớn, chuẩn bị làm người lớn nhưng chống đối và bỡn cợt cả

người lớn. Chính vì tính cách đó mà VTN luôn muốn thử sức, luôn muốn tự khẳng

định, thích mạo hiểm nhưng một khi gặp khó khăn, đau buồn hay thất bại lại chưa

đủ bản lĩnh để lí giải, chống chọi và vượt qua, cho nên nhiều khi rơi vào trạng thái

khủng hoảng tâm lí, mất cân bằng, không làm chủ được bản thân…

Những nét cơ bản về tâm sinh lí tuổi VTN sẽ giúp chúng ta nhận biết rõ hơn

về những thay đổi của VTN nói chung và học sinh THCS nói riêng. Đặc biệt, đối

với đề tài nghiên cứu này, việc hiểu biết rõ ràng và khoa học là một điều quan trọng

và cần thiết cho việc phân tích các kết quả nghiên cứu sau này.

1.2. Nhận thức của học sinh trường THCS Đại Hùng về GDGT

Khi hỏi 197 học sinh trường THCS Đại Hùng có biết về GDGT không thì

98,4% (195/197) học sinh trả lời là có. Đây là điều có thể lí giải được vì chương

trình GDGT đã được lồng ghép vào môn Sinh học và Giáo dục công dân trong nhà

trường THCS. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về

giáo dục giới tính. Mặc dù nội dung lồng ghép khá ít nhưng học sinh đã biết, đã

nghe và đã được học về GDGT. Ngoài ra, hiện nay cụm từ GDGT đã được đề cập

rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: sách báo, đài, tivi,

internet…

1.3. Tìm hiểu về cơ quan sinh sản

1.3.1. Đặc điểm, cấu tạo bộ máy sinh dục Nam:

* Dương vật

7/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



Ngoài cùng là da, ở phần đầu dương vật có một đoạn da mỏng bảo vệ, gọi là

bao quy đầu. Bao quy đầu của bé trai hẹp, nhưng nó giãn ra khi tới tuổi dậy thì.

Giữa dương vật có một đường ống gọi là niệu đạo, cả nước tiểu và tinh dịch

đều thoát ra khỏi cơ thể bằng đường này, nhưng không bao giờ thoát ra cùng một

lúc. Khi tinh dịch đang được phóng ra khỏi cơ thể thì lối thoát dành cho nước tiểu

bị đóng lại nhờ một chiếc van "thông minh" và ngược lại, khi nước tiểu đi ra ngoài

thì phần đóng sẽ quay lại phía đường ra của tinh dịch.

Lúc bình thường khi dương vật mềm ở thể hang, các hốc máu có hình chữ V,

H, X, Y. Khi dương vật bị kích thích bởi tác nhân cơ học (sờ, nắn, đụng chạm tại

chỗ) hoặc bởi các yếu tố tâm lý (nghĩ, nghe, nhìn) thì sợi cơ trơn của các tiểu động

mạch co lại, kéo các vòng chun giãn ra làm cho máu từ các tiểu động mạch tràn vào

các hốc máu do vậy dương vật to, dài ra và cứng.



* Tinh hoàn

Tinh hoàn là một cơ quan nằm ngoài ổ bụng. Mỗi cơ thể nam có hai tinh hoàn,

có cấu tạo hình trứng, kích thước 4,5 x 2,5 cm. Ở người lớn thể tích của tinh hoàn

trung bình là 4,8±18,6 ml. Chúng được bảo vệ ở bên trong một chiếc túi nhỏ bằng

8/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



da chùng và nhăn nheo, được treo ở gốc dương vật gọi là bìu (hay bao tinh hoàn).

Bìu có tính co giãn, để duy trì nhiệt độ thích hợp với tinh hoàn, nếu gặp nhiệt độ

nóng thì bìu hạ xuống xa cơ thể cho mát và khi lạnh thì co lên cho ấm.

Cũng giống như dương vật, tinh hoàn của mỗi người mỗi khác, có thể lớn hay

nhỏ hơn kích thước trung bình một chút hoặc có thể ở người này thì sa xuống thấp

còn của người kia lại dâng lên cao. Thường thì hai bên tinh hoàn không đều nhau,

bên cao bên thấp hoặc bên lớn bên nhỏ hơn một chút. Điều này hoàn toàn bình

thường, không ảnh hưởng gì đến chức năng của hai tinh hoàn cả.

Trong mỗi tinh hoàn được chia thành nhiều thuỳ bằng các vách xơ, trong mỗi

thuỳ lại có nhiều ống nhỏ ngoằn nghèo được gọi là ống sinh tinh. Mỗi tinh hoàn có

khoảng 900 ống sinh tinh, mỗi ống dài 5m, tiếp nối với ống sinh tinh là ống mào

tinh hoàn. Ống này có chiều dài 6m và được tiếp nối bởi ống dấn tinh.

Tinh hoàn được coi là "nhà máy" sản xuất ra tinh trùng. Mỗi ngày, hai tinh

hoàn của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh

trùng. Một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng

được dự trữ ở ống dẫn tinh. Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh

trong khoảng thời gian tối thiểu là một tháng.

Bên cạnh đó, tinh hoàn còn có một chức năng quan trọng khác là bài tiết

hormon sinh dục nam (chủ yếu là Testosteron), quyết định các đặc tính của giới

nam và điều khiển hoạt động của hệ sinh dục.

1.3.2. Đặc điểm, cấu tạo bộ máy sinh dục Nữ.

+ Cấu tạo bên ngoài bao gồm:

* Âm hộ

Còn gọi là cửa mình, là phần ngoài của bộ phận sinh dục nữ gầm có âm vật và

đôi nếp gấp của da gọi là âm môi (gồm môi lớn và môi nhỏ). Âm hộ nằm ngay dưới

xương mu, được bao phủ bằng lông ở phía trên và xung quanh.

* Âm vật:

Là một phần của âm hộ nằm ngay dưới xương mu, phía trong các nếp môi.

Nếu so sanh về mặt phôi học thì âm vật cũng giống như đầu dương vật của nam

giới. Do đó âm vật đóng vai trò cơ quan điều khiển cảm giác, là bộ phận có thể

cương lên và thu nhỏ, rất nhạy cảm do hệ thần kinh mà mạch máu phong phú. Khi

có kích thích tình dục, âm vật cương lên và gây cảm giác cực khoái. Lúc bình

thường chúng ta sẽ không nhìn thấy âm vật, vì nó khuất sau nếp da. Khi người phụ

nữ bị kích thích do tư tưởng hoặc do tiếp cận xúc giác, máu sẽ dồn đến làm các thể

nang của âm vật phồng lên. Khi đó, âm vật sẽ nhô ra khỏi nếp da gấp.

9/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



* Lỗ niệu đạo:

Khác với nam giới, ở nữ thì âm đạo và niệu đạo không chung một đường như

là nam giới. Lỗ niệu đạo là nơi bài tiết nước tiểu, nó nằm ngay phía dưới âm vật và

phía trên cửa âm đạo. Vì ở gần âm đạo nên người phụ nữ khi bị viêm nhiễm âm đạo

thường làm lây nhiễm vi khuẩn lên đường tiết niệu qua lỗ niệu đạo.

* Môi lớn, môi nhỏ

Là một thành phần của âm hộ. Âm môi có nhiệm vụ che trở lỗ niệu đạo và âm

đạo. Âm môi gồm hai môi lớn và môi nhỏ. Cặp môi ngoài gọi là môi lớn, là hai nếp

thịt có tuyến mồ hôi và lông tương tự như trên khi vực mu, dài khoảng 7 đến 9

phân.

Cặp môi trong gọi là môi nhỏ, ngắn và nhỏ hơn nằm song song với hai môi

lớn, không có lông.

Hai môi nhỏ được cấu tạo bởi mô liên kết, các mô này một phần có cấu tạo

thể hang. Giữa hai môi nhỏ có một khoảng trống ở giữa gọi là tiền đình âm đạo.

Ngay phía dưới âm vật là lỗ niệu đạo, đường bài tiết nước tiểu. Miệng ống thoát

nước tiểu nằm giữa âm vật và âm đạo.

+ Cấu tạo bên trong bộ phận sinh dục nữ:

* Âm đạo:

Âm đạo là một phần của cơ quan sinh dục nữ, có hình ống cấu tạo bằng cơ,

nơi nối cổ tử cung với bộ phận sinh dục ngoài. Âm đạo dài từ 7 đến 10 cm, thành

sau hơi dài hơn thành trước cừng vài cm, bình thường nó là một ống hơi dẹp, bề

mặt trong thành cơ có nhiều nếp gấp và nhiều mạch máu. Các thành cơ thường áp

vào nhau trừ lúc giao hợp và sinh con, khi đó thành âm đạo có thể giãn nở rộng để

đứa bé có thể đi qua. Âm đạo chị ảnh hưởng của các nội tiết tố nữ nên thường ẩm,

do các chất dịch tiết ra từ cổ tử cung và buồng tử cung. Nó còn là nơi chứa dương

vật khi giao hợp và dẫn máu kinh nguyệt ra ngoài khi hành kinh.

Cửa vào âm đạo ở phía dưới lỗ niệu đạo ( tức đường bài tiết của nước tiểu, nó

trực tiếp thông với bọng đái) khoảng chừng 2 cm, được che chắn bởi màng trinh.

* Cổ tử cung:

Là bộ phận giống như một cái nút chai tròn hình nấm với một lỗ tròn ở giữa,

ăn thông với bên trong tử cung. Nó được xem như một nơi chống mọi tác nhân bên

ngoài xâm nhập vào tử cung. Có nhiều trường hợp tinh trùng không qua được cổ tử

cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Buồng tử cung hoàn toàn vô khuẩn là nơi trú ngụ

của bào thai từ lúc còn trong thời kỳ trứng thụ tinh cho đến ngày ra đời.

10/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



Lỗ trong và lỗ ngoài tử cung được nối với nhau tạo thành ống cổ tử cung, hai

lỗ cổ tử cung này trong một chu kỳ kinh nguyệt sẽ có hai lần mở ra: một là thời kỳ

kinh nguyệt của người phụ nữ để máu kinh có thể thoát ra ngoài. Lần thứ hai là vào

khoảng thời gian trứng rụng là giữ chu kỳ kinh để đón tinh trùng và tạo điều kiện

tốt nhất cho tinh trùng có thể bơi sâu vào bên trong.

* Tử cung:

Là một bộ phận có hình trái lê lộn ngược, tiếp giáp với âm đạo, nằm giữa bọng

đái và ruột già. Phần rộng ở trên mở vào hai vòi trứng, phần thấp và hẹp hơn ở dưới

mở vào âm đạo bằng cổ tử cung

Tử cung được tạo thành bởi lớp cơ trơn dầy, bề mặt bên trong tử cung được

bao phủ bởi một lớp niêm mạc, có rất nhiều mạch máu và tuyến. Màng bụng bao

phủ một phần mặt ngoài của tử cung. Tử cung được dây chằng cố định vị trí, đi

theo dây chằng là những mạch máu nuôi tử cung. Đây là nơi để trứng thụ tinh đến

làm tổ và phát triển cho tới khi thai trưởng thành.

Hình dáng tử cung thay đổi tùy theo các giai đoạn phát triển của người phụ nữ,

theo chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng thai nghén.

* Vòi trứng:

Là ống dẫn từ tử cung đến buồng trứng, làm đường đi của trứng và tinh trùng

và cũng chính là nơi để trứng thụ tinh. Vòi trứng dài khoảng 7,5 cm, một đầu mở

tương đối hẹp vào tử cung, đầu kia mở rộng với các tua (loa vòi) ôm sát buồng

trứng để hứng bất kỳ trứng nào rụng. Vách của vòi trứng được lót bởi lớp tế bào có

lông chuyển động được, chúng có nhiệm vụ rung chuyển thường xuyên theo một

hướng nhất định để đẩy chất dịch nhầy trong đó có trứng di chuyển về phía tử cung.

* Buồng trứng:

Là cơ quan đôi nằm hai bên tử cung ngay dưới loa vòi. Mỗi buồng trứng dài

chừng 3 cm, rộng 2 cm, chứa rất nhiều nang trứng nơi nang trứng phát triển. Buồng

trứng giữ nhiệm vụ tương đương với tinh hoàn của đàn ông. Buồng trứng có nhiệm

vụ sản xuất trứng, ngoài ra, buồng trứng còn là một cơ quan sản sinh nội tiết tố nữ

estrogen và progesterone. Ở bé gái trước tuổi dậy thì, buồng trứng nhẵn bóng, sau

tuổi dậy thì bề mặt trở nên xù xì. Mỗi tháng có một nang trứng lớn lên và đến giữ

chu kỳ nang này sẽ vỡ và phóng thích trứng vào vòi trứng mà tạo thành sẹo. Về sau

tới tuổi mãn kinh, buồng trứng sẽ nhẵn bóng trở lại.

Trong khoảng tuổi từ 13 – 45, là khoảng thời gian nữ giới có thể sinh nở.

Trong buồng trứng, cứ cách một thời gian nhất định, tế bào trứng trưởng thành,

rụng và sẵn sàng thụ tinh. Việc tế bào trứng luân phiên nhau trưởng thành diễn ra

11/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



trong gần tám tuần khi bên trái, khi bên phải của buồng trứng. Do đó, cứ bốn tuần

là có một trứng trưởng thành rụng.

Lúc trứng có thể thụ tinh là lúc tế bào trứng và nang trứng đã trưởng thành.

Vào thời điểm này nang trứng sẽ vỡ và đẩy một trứng trưởng thành sẽ rụng vào ổ

bụng. Việc nang trứng này vỡ gắn liên với việc tăng thân nhiệt một cách tức thì.

1.3.3. Thụ thai và mang thai.

* Sự thụ tinh.

Sau phóng tinh, nhờ sự di động của tinh trùng cùng với sự co bóp của tử cung

và vòi tử cung dưới tác dụng của prostaglandin , di chuyển qua tử cung đến vòi tử

cung. Sau mỗi lần giao hợp, tại âm đạo có khoảng nửa tỷ tinh trùng nhưng chỉ có

khoảng vài nghìn tinh trùng di chuyển đến được vòi tử cung.

Sự thụ tinh thường xảy ra ở khoảng 1/3 ngoài của vòi tử cung. Tinh trùng

muốn xâm nhập vào trong noãn, trước hết phải xuyên qua được lớp tế bào hạt bao

quanh noãn để tiến tới vỏ ngoài của noãn. Sau đó tinh trùng phải gắn và xuyên qua

được màng trong suốt.



* Trứng đã thụ tinh và di chuyển vào buồng tử cung.

Sau khi thụ tinh, trứng phải mất từ 3 – 4 ngày để di chuyển vào buồng tử cung.

Trứng di chuyển được vào tử cung là nhờ dịch vòi tử cung, hoạt động của tế bào

lông rung ở vòi tử cung, tác dụng giãn vòi tử cung ở đoạn sát với tử cung của

progesteron.

Trong quá trình di chuyển, trứng được nuôi dưỡng bằng dịch của vòi tử cung

và thực hiện nhiều giai đoạn của quá trình phân chia. Khi tới tử cung trứng đã được

phân chia được gọi là phôi thai với khoảng một trăm tế bào.

Vì một lý do nào đó, trứng đã thụ tinh không di chuyển vào buồng tử cung (ví

dụ do viêm tắc vòi tử cung), trứng có thể phát triển ngay tại vòi tử cung hoặc rơi

vào ổ bụng. Những trường hợp này được gọi là chửa ngoài tử cung. Nếu không

12/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



được phát hiện và xử trí kịp thời, phôi phát triển đến một mức nào đó sẽ làm giãn,

vỡ gây chảy máu làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.



* Phôi làm tổ và phát triển trong buồng tử cung.

Sau khi chạm vào niêm mạc tử cung, phôi thường tiếp tục phát triển trong

buồng tử cung từ 1 – 3 ngày nữa rồi mới gắn vào niêm mạc tử cung. Như vậy sự

làm tổ trong niêm mạc tử cung thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 5 – 7 sau khi

phóng noãn và cũng là lúc niêm mạc tử cung được chuẩn bị sẵn sàng để đón phôi

vào làm tổ.

Hiện tượng làm tổ được bắt đầu bằng sự phát triển của tế bào nuôi trên bề mặt

túi phôi. Những tế bào này bài tiết enzym phân giải protein làm tiêu hủy các tế bào

biểu mô của niêm mạc tử cung đồng thời lấy chất dinh dưỡng bằng hiện tượng thực

bào để nuôi phôi. Các tế bào lá nuôi của phôi và các tế bào niêm mạc tử cung tại

chỗ đều tăng sinh nhanh để tạo ra rau thai và các màng thai.

Trong hai tuần đầu, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy từ niêm mạc tử

cung. Sau đó hệ thống mạch máu của bào thai phát triển và nguồn dinh dưỡng nuôi

bào thai lấy từ máu mẹ qua rau thai.

1.4 Các biện pháp tránh thai

1.4.1. Viên thuốc kết hợp.

Viên thuốc kết hợp gồm hai thành phần là estrogen và progestin trong đó

progestin là thành phần chủ yếu. Thuốc được đóng trong vỉ 28 viên, trong đó 21

viên có thành phần thuốc tránh thai với hàm lượng giống nhau, 7 viên còn lại

không chứa thuốc tránh thai.

13/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



Tác dụng chủ yếu của loại thuốc này là ức chế tuyến yên bài tiết FSH và LH

do đó ức chế phóng noãn. Ngoài ra, viên thuốc kết hợp con có tác dụng làm tiết

dịch nhầy cổ tử cung ít và đặc đồng thời làm niêm mạc tử cung biến đổi thành niêm

mạc chế tiết giả. Loại thuốc này có hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, với liều

dùng hàng ngày cũng gây phiền phức cho người sử dụng, đặc biệt với phụ nữ nông

thôn.

1.4.2. Viên progestin liều thấp.

Tác dụng của loại này là làm giảm tiết dịch nhầy tử cung, ngăn cản tinh trùng

di chuyển vào tử cung. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm teo mỏng niêm mạc tử

cung do vậy ảnh hưởng đến quá trình làm tổ trong niêm mạc tử cung.

1.4.3. Viên tránh thai khẩn cấp ( TTKC ).

Thế nào là viên tránh thai khẩn cấp? Viên TTKC là phương pháp sử dụng

hormon để chống thụ thai, có thể được dùng để tránh thai sau khi có quan hệ tình

dục không bảo vệ.

Cơ chế tác dụng của viên TTKC: Hiếm khi sự thụ thai diễn ra ngay sau khi

quan hệ tình dục mà có thể vài ngày sau phóng noãn, khoảng thời gian từ sau quan

hệ tình dục cho đến khi thụ tinh thì tinh trùng di chuyển lên vòi trứng để gặp trứng

(noãn) do đó có nhiều công đoạn để tác động bất lợi và việc dùng viên TTKC có

thể giúp phòng tránh có thai.

Phương thức tác dụng chính xác của viên TTKC còn chưa có được chắc chắn

nhưng có thể ngăn cản sự phóng noãn, sự thụ tinh và sự làm tổ.

Progestin ngăn cản tinh trùng tiếp cận được vòi trứng và làm cho trứng đã thụ

tinh không làm tổ được trong nội mạc tử cung. Hormon estrogen làm cho buồng

trứng không thể phóng noãn, do đó không có sự thụ tinh.Viên TTKC sẽ không còn

tác dụng nữa khi noãn thụ tinh đã bắt đầu quá trình làm tổ.Viên TTKC không gây

sảy thai và không có tác dụng có hại đến ( sự lớn lên và phát triển) của thai nghén

đã hình thành.

1.4.4. Bao cao su.

Bao cao su là túi nhỏ bằng chất liệu mỏng, mềm và nhạy cảm. Bao được làm

bằng ba loại nguyên liêu: Latex, màng ruột cừu non, và polyurethane.

So với các biện pháp tránh thai hiệu quả khác, bao cao su là “ tự nhiên nhất”,

không can thiệp vào hoạt động cơ thể, không có tác dụng phụ. Ngoài ra bao còn có

một ưu điểm to lớn nữa là: công cụ đắc lực ngăn ngừa bệnh lây qua đường sinh

dục, trong đó có HIV.

Cách dùng: Bao tốt, đúng lúc, đeo đúng, tháo đúng.

14/34



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

×