1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

4 Các biện pháp tránh thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.47 KB, 38 trang )


Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



Tác dụng chủ yếu của loại thuốc này là ức chế tuyến yên bài tiết FSH và LH

do đó ức chế phóng noãn. Ngoài ra, viên thuốc kết hợp con có tác dụng làm tiết

dịch nhầy cổ tử cung ít và đặc đồng thời làm niêm mạc tử cung biến đổi thành niêm

mạc chế tiết giả. Loại thuốc này có hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, với liều

dùng hàng ngày cũng gây phiền phức cho người sử dụng, đặc biệt với phụ nữ nông

thôn.

1.4.2. Viên progestin liều thấp.

Tác dụng của loại này là làm giảm tiết dịch nhầy tử cung, ngăn cản tinh trùng

di chuyển vào tử cung. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm teo mỏng niêm mạc tử

cung do vậy ảnh hưởng đến quá trình làm tổ trong niêm mạc tử cung.

1.4.3. Viên tránh thai khẩn cấp ( TTKC ).

Thế nào là viên tránh thai khẩn cấp? Viên TTKC là phương pháp sử dụng

hormon để chống thụ thai, có thể được dùng để tránh thai sau khi có quan hệ tình

dục không bảo vệ.

Cơ chế tác dụng của viên TTKC: Hiếm khi sự thụ thai diễn ra ngay sau khi

quan hệ tình dục mà có thể vài ngày sau phóng noãn, khoảng thời gian từ sau quan

hệ tình dục cho đến khi thụ tinh thì tinh trùng di chuyển lên vòi trứng để gặp trứng

(noãn) do đó có nhiều công đoạn để tác động bất lợi và việc dùng viên TTKC có

thể giúp phòng tránh có thai.

Phương thức tác dụng chính xác của viên TTKC còn chưa có được chắc chắn

nhưng có thể ngăn cản sự phóng noãn, sự thụ tinh và sự làm tổ.

Progestin ngăn cản tinh trùng tiếp cận được vòi trứng và làm cho trứng đã thụ

tinh không làm tổ được trong nội mạc tử cung. Hormon estrogen làm cho buồng

trứng không thể phóng noãn, do đó không có sự thụ tinh.Viên TTKC sẽ không còn

tác dụng nữa khi noãn thụ tinh đã bắt đầu quá trình làm tổ.Viên TTKC không gây

sảy thai và không có tác dụng có hại đến ( sự lớn lên và phát triển) của thai nghén

đã hình thành.

1.4.4. Bao cao su.

Bao cao su là túi nhỏ bằng chất liệu mỏng, mềm và nhạy cảm. Bao được làm

bằng ba loại nguyên liêu: Latex, màng ruột cừu non, và polyurethane.

So với các biện pháp tránh thai hiệu quả khác, bao cao su là “ tự nhiên nhất”,

không can thiệp vào hoạt động cơ thể, không có tác dụng phụ. Ngoài ra bao còn có

một ưu điểm to lớn nữa là: công cụ đắc lực ngăn ngừa bệnh lây qua đường sinh

dục, trong đó có HIV.

Cách dùng: Bao tốt, đúng lúc, đeo đúng, tháo đúng.

14/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



Bao tốt: Bao mới, chưa hết hạn, vỏ nguyên vẹn, không quăn queo, bao không

rách, không giòn, màu không loang lổ, không tuột bao ra trướt khi đeo.

Đúng lúc: đeo bao khi dương vật cương.

Đeo đúng: đẩy bao về một phía, xé vỏ bao và lấy ra nhẹ nhàng, tránh làm rách

bao. Bóp núm bao cho không khí ra ngoài, đặt bao lên dương vật cương, vòng cuốn

ra ngoài. Vuốt tuột vòng cuốn ra để bao che toàn bộ dương vật cho đến tận gốc.

Tháo đúng: Một tay nắm miệng bao, rút dương vật ra khi còn cương. Tháo bao

ra, vứt đi, tránh tràn tinh dịch ra ngoài.

1.4.5. Dụng cụ tử cung ( vòng tránh thai ):



Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Vòng có

nhiều loại như hình chữ S, chữ T…Hai loại thông dụng hiện nay là loại chữ T và

hình cánh cung, có quấn dây đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2 –

3 cm, giúp kiểm tra vòng còn đúng vị trí hay không.

Vòng tránh thai ngăn cho trứng không làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng thời

cũng cản trở sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng. Biện pháp này đạt hiệu quả tới

98%.

Nhược điểm của biện pháp này là không phải ai cũng sử dụng được. Nếu

không hợp sẽ đau bụng, đau lưng họăc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây thiếu máu.

Một nhược điểm nữa là khi mang vòng, nếu bị viêm nhiễm đường sinh dục thì

viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên gây viêm phần phụ và có thể gây chửa

ngoài tử cung. Vì vậy trước khi đặt vòng, cần khám phụ khoa để nếu có viêm

nhiễm thì chữa khỏi trước khi đặt vòng. Nếu trong thời gian mang vòng mà thấy

triệu chứng viêm nhiễm như dịch âm đạo vàng, xanh, ra nhiều, có mùi hôi khó

chịu, âm hộ ngứa ngáy hãy đi khám ngay để được chữa trị.

1.4.6. Đình sản ở nữ ( triệt sản):

Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, không hồi phục. Triệt sản nữ là

thắt và cắt bỏ một đoạn ống dẫn trứng (2 bên) và như vậy làm cho trứng không gặp

15/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



và kết hợp với tinh trùng được. Đây có thể nói là biện pháp tránh thai có hiệu quả

ngừa thai cao nhất khoảng 99,7%.

Nữ giới thì được cắt và thắt hai ống dẫn trứng nên trứng bị chặn lại, không thể

gặp tinh trùng và đi đến tử cung được. Việc thực hiện triệt sản cho nữ giới phức tạp

hơn nam giới.



Đây là biện pháp tránh thai thích hợp với các cặp vợ chồng đã đủ số con mong

muốn, thật sự không còn muốn có thai cũng như những cặp vợ chồng vì vấn đề sức

khỏe không thể mang thai như tim mạch, tâm thần...

Do đây là biện pháp tránh thai không hồi phục cho nên cần phải suy nghĩ cẩn

thận trước khi quyết định.

1.4.7 Triệt sản nam:

Triệt sản nam là thắt và cắt một đoạn ống dẫn tinh (hai bên) làm cho không có

tinh trùng phóng vào âm đạo để thụ thai. Đây cũng là biện pháp mang lại hiệu quả

tránh thai cao, có thể đạt tới 99,5%.

Đối với nam giới, bác sĩ làm tiểu phẫu thuật để thắt và cắt hai ống dẫn tinh để

ngăn cho tinh trùng từ tinh hoàn đi lên túi tinh. Khi đó khi xuất tinh trong tinh dịch

không còn tinh trùng, nên không thể thụ thai được.

Triệt sản nam là thắt và cắt một đoạn ống dẫn tinh (hai bên) làm cho không có

tinh trùng phóng vào âm đạo để thụ thai. Đây cũng là biện pháp mang lại hiệu quả

tránh thai cao, có thể đạt tới 99,5% .



16/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



Đối với nam giới, bác sĩ làm tiểu phẫu thuật để thắt và cắt hai ống dẫn tinh để

ngăn cho tinh trùng từ tinh hoàn đi lên túi tinh. Khi đó khi xuất tinh trong tinh dịch

không còn tinh trùng, nên không thể thụ thai được.

Đây là biện pháp tránh thai thích hợp với những cặp vợ chồng đã có đủ số con

mong muốn, không còn muốn có thai cung như những cặp vợ chồng vì vấn đề sức

khỏe không thể mang thai như tim mạch, tâm thần...

Do đây là biện pháp không hồi phục cho nên cần phải suy nghĩ kỹ khi quyết

định.

1.4.8. Thuốc tránh thai khẩn cấp.

Dùng liều cao: E – P trong vòng 72 giờ sau giao hợp sẽ đặt hiệu quả là 75%.

Cơ chế: Nếu chưa có phóng noãn, sự tăng đột ngột LH sẽ bị ức chế dẫn đến

chu kỳ không phóng noãn. Hiệu quả của Progesteron trên tử cung và nội mạc tử

cung sẽ làm giảm khả năng di chuyển và sống sót của tinh trùng còn Estrogen làm

chậm di chuyển của trứng trong vòi.



17/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

2.1. Thuận lợi

- Giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh đang là vấn đề được

quan tâm hiện nay. Đây cũng là một nhu cầu cần thiết của lứa tuổi vị thành niên.

- Đối tượng chủ yếu của đề tài là độ tuổi 15-16. Ở độ tuổi này, nhận thức của

các em đã có sự thay đổi so với trước đây. Các em bắt đầu có nhu cầu hiểu biết,

nhận thức chọn lọc về các vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề tâm sinh lý.

Đây chính là cơ sở tốt để giáo dục cho các em nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe

nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng.

- Nhà trường là nơi thuận lợi để tiến hành giáo dục cho thanh thiếu niên thông

qua các môn học, các hoạt động chung.

- Ngoài ra, hiện nay các thông tin về bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản đã

được phổ biến hơn, được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, cập nhật: Sách,

báo, tranh ảnh, phim truyện, internet…

2.2. Khó khăn

- Giáo dục sức khỏe, đặc biệt là giáo dục giới tính hiện nay được đề cập khá

nhiều trên mọi phương tiện thông tin. Việc chọn lọc nguồn thông tin tích cực không

phải dễ dàng đối với đối tượng thanh thiếu niên.

- Thei suy nghĩ của người phương Đông thì vấn đề giới tính vẫn còn khá nhạy

cảm, đòi hỏi phải cẩn trọng khi đề cập đến vấn đề tế nhị này.

- Giáo viên có chuyên môn nhưng khả năng diễn giảng vè vấn đề sức khỏe

sinh sản còn hạn chế do không được đào tạo sâu về nội dung này.

- Thời lượng lồng ghép hạn chế trong 45 phút, do đây không phải là nội dung

chính của bài học.

* Số liệu điều tra ban đầu

Năm học 2015-2016, tôi trực tiếp giảng dạy và thực hiện đề tài tại khối 9.

Qua khảo sát chất lượng đầu năm vào ngày 18/8/2015 tại lớp 9A và ngày

21/8/2015 tại lớp 9B tôi thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh của 2 lớp là 48

em



18/34



Vận dụng kiến thức về cơ quan sinh sản vào việc sử dụng các biện pháp tránh thai cho học sinh khối 9



TT

1

2



Kết quả khảo sát chất lượng môn sinh:

Số

Tỷ lệ %

Lớp

Môn

học

Giỏi

Khá

TB Yếu

sinh

19,8

13,2

40,3 18,4

9A

Sinh

24

9B

Sinh

24

25

22,2

31,5 13

Tổng

48

22,4

17,7

35,9 15,7



Kém

8,3

8,3

8,3



- Số học sinh khá giỏi chỉ đạt 40,1%, trong khi đó số học sinh trung bình yếu

là 51,6% chiếm tỉ lệ khá cao và học sinh kém vẫn có 8,3%.

Trước tình hình thực tế trên tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào

quá trình giảng dạy môn sinh khối 9.

Khảo sát về thái độ học sinh khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính khối 9 (48

học sinh)

Thái độ của học sinh khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới

Tỉ lệ %

tính

Rất hứng thú

81,2

Hứng thú

11,8

Còn sự e ngại

7

Qua kết quả trên cho thấy đa phần học sinh khối 9 đã sẵn sàng tìm hiểu về các

vấn đề liên quan tới giới tính.



19/34



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

×