Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 71 trang )
vàng, da cam và đỏ. Màu sắc phần lớn các ngôi sao trong Ngân hà nằm trong sáu
bậc quang phổ từ nóng nhất đến lạnh nhất kí hiệu B, A, F, G, K, và M.
Mặt trời là một ngôi sao, sinh ra cách đây xấp xỉ 4,6 tỷ năm, có đường kính
1390000 km, khoảng cách trung bình đến Trái đất 149000000 km, có cấu tạo như
sau:
- Nhân: tập trung phần lớn khối lượng và là nơi tạo ra năng lượng được Mặt
trời phát sáng, được nghiên cứu trên phương diện lý thuyết dựa trên nhận thức đã
biết về khối lượng, khối lượng riêng, nhiệt độ bề mặt vùng cấu trúc, cũng như sự
chuyển dịch các lớp không khí của nó, áp suất tại tâm đạt tới một tỷ lần áp suất khí
quyển.
- Quang cầu: là lớp từ đó năng lượng từ nhân trung tâm được giải phóng và
cũng là nơi ánh sáng được phát đi. Nhiệt độ trung bình của quang cầu chừng
5800oK, độ dày lớp này vào khoảng 1000 km và phân tích quang phổ quang cầu
cho biết trong thành phần cấu tạo của lớp này có chừng trên sáu mươi nguyên tố
khác nhau.
- Sắc cầu: lớp trên quang cầu, mặt đáy là 5800oK, đỉnh từ 10000 đến
20000oK, chiều dày 500 - 1400 km, khối lượng riêng nhỏ, tạo bởi các đám mây hiđrô, màu đỏ, nhìn rõ khi có nguyệt thực.
- Tán Mặt trời: là lớp vỏ đẹp nhất được nhìn thấy khi nguyệt thực toàn
phần, chiều dày 1,2 triệu km, thay đổi mãnh liệt khi vết đen hoạt động. Độ sáng
tương đương với Mặt trăng, nhiệt độ 1,5 triệu độ K, không bức xạ nhiều nhiệt.
1.2. Hệ Mặt trời
1.2.1. Cấu tạo
Hệ Mặt trời gồm: một thiên thể lớn ở trung tâm, đó là Mặt trời, xung quanh
có các thiên thể nhỏ hơn: các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh, các sao chổi,
thiên thạch và một lượng khí giữa các hành tinh.
1.2.2. Vận động chính
- Vận động cùng Hệ Ngân hà trong Vũ trụ (27,35 ngày/vòng).
- Vận động tịnh tiến trong Hệ Ngân hà cùng các bộ phận khác của Hệ Mặt
trời, vận tốc là 230 km/s về phía sao chức nữ.
1.2.3. Các hành tinh và các tiểu hành tinh
- Hành tinh: là những khối vật chất rắn, hình cầu quay xung quanh Mặt trời.
Có tám hành tinh chính: sao Thuỷ, Kim, Trái đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên vương,
Hải vương.
- Tiểu hành tinh: là những khối vật chất rắn không có hình dạng nhất định
quay xung quanh Mặt trời cùng hướng với các hành tinh. Có khoảng 40000 tiểu
hành tinh, phần lớn chuyển động trong khoảng không giữa sao Hoả và sao Mộc.
- Vệ tinh: là những khối vật chất quay xung quanh một hành tinh.
Hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh có quy luật chuyển động trong hệ Mặt trời
như sau:
+ Quỹ đạo có hình Elip gần tròn.
+ Tất cả đều chuyển động tịnh tiến quanh Mặt trời theo chiều thuận thiên
văn.
+ Trừ sao Thuỷ, các hành tinh khác đều tự quay quanh trục của mình cũng
theo chiều thuận thiên văn.
Các tiểu hành tinh có tâm sai (đến 0,83) và độ xích vĩ (42 độ) hơn hẳn các
hành tinh.
1.2.4. Hai nhóm hành tinh
- Kiểu Trái đất : sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất và sao Hoả
Kích thước, khối lượng nhỏ nhưng tỷ trọng lớn.
Không có khí quyển hoặc lớp khí quyển rất mỏng, khối lượng không đáng
kể so với khối lượng của hành tinh.
- Kiểu Mộc tinh: sao Mộc, Thổ, Thiên vương, Hải vương chúng có kích
thước, khối lượng lớn, tỷ trọng nhỏ, tự quay nhanh, độ dẹt lớn.
1.2.5. Thiên thạch và sao chổi
- Sao chổi: là những khối vật chất nhẹ trong hệ Mặt Trời khi xuất hiện trên
bầu trời vào ban đêm, bao giờ cũng kéo theo một cái đuôi (dải ánh sáng dài) gần
giống như một cái chổi. Sao chổi có hai bộ phận đầu là một khối sáng chói, đuôi
là một đám mây hơi xoè dần về phía sau tạo thành một dải ánh sáng mờ. Đuôi sao
chổi bao giờ cũng có hướng ngược chiều với hướng Mặt trời. Sao chổi càng tiến
gần đến Mặt trời đuôi càng dài và càng hiện rõ.
- Thiên thạch: là những khối vật chất rắn nhỏ bay trong khoảng không giữa
các hành tinh. Khi đi vào lớp khí quyển của một hành tinh nào đó sẽ bị hút khiến
tốc độ và ma sát tăng cao (40 - 60 km/s), phần lớn thiên thạch bốc cháy tạo thành
sao băng hay sao đổi ngôi. Nếu không bốc cháy hết vì quá lớn, chúng rơi xuống
tạo tiếng nổ lớn, tạo hố sâu, rộng (2200 tấn, vang xa hơn 1000 km). Thành phần
cấu tạo gồm các nguyên tố có mặt trong bảng tuần hoàn Men-đê-leep nhưng chủ
yếu là các kim loại (sắt và ni-ken) hay các loại đá.
Bảng 1.1 Đặc điểm các hành tinh hệ Mặt trời
Khoảng
Nhóm
hành
Hành tinh
tinh
Kiểu
Trái
đất
Kiểu
Mộc
tinh
Khối
Thời gian
lượng
tự quay 1
(so với
vòng
Trái đất)
quanh trục
0,052
0,82
1,00
0,11
318,0
95
2859
4484
cách
trung bình
đến Mặt
Thuỷ tinh
Kim tinh
Trái đất
Hoả tinh
Mộc tinh
Thổ tinh
Thiên
Vương tinh
Hải Vương
tinh
trời
59,2
108,0
149,6
214,0
776
1420
Thời gian chuyển
Số
động 1 vòng
vệ
quanh Mặt trời
tinh
58 ngày
243,2 ngày
23 h 56’
24 h 37’
8 h 50’
10h 40’
88,0 ngày
224,70 ngày
365,25 ngày
686,98 ngày
164332,59 ngày
10759,21 ngày
0
0
1
2
16
19
15
17 h 15’
30685,00 ngày
15
17
15 h 8’
60188,00 ngày
6
2. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của Trái đất
2.1. Hình dạng
- Trong thời cổ đại: theo trường phái của Pi-ta-go cho rằng: quả đất có dạng
vật chất hoàn hảo nhất nên hình dạng của nó cũng là hình dạng hoàn hảo nhất đó
là hình cầu. Chính A-rix-tôt (thế kỉ thứ IV trước Công nguyên) lần đầu tiên đã đưa
ra được chứng cứ khoa học về hình cầu của Trái đất khi ông quan sát hiện tượng
nguyệt thực. Thế nhưng mãi đến thế kỉ XVII từ sau chuyến đi biển vòng quanh thế
giới (1619- -1621) của Ma-ge-llan người ta mới thật tin là Trái đất có dạng hình
cầu.
- Thế kỉ XVII phát hiện hình dạng Trái đất không phải là hình cầu hoàn hảo
mà là khối cầu dẹt ở hai cực (E-llep soid) được chứng minh qua thí nghiệm của
Ri-cher (1672), ở xích đạo đồng hồ quay chậm hơn ở Pa-ri mỗi ngày 2'28'' là do
bán kính ở xích đạo lớn hơn. Kết luận: khối cầu của Trái đất không phải là khối
cầu hoàn hảo mà là một khối cầu dẹt ở hai cực (E-llíp soid).
- Thế kỉ thứ XIX Su-bent (Nga) đã phát hiện hình E-llip của Trái đất không
chỉ dẹt ở hai cực mà còn dẹt ở xích đạo. Độ dẹt ở xích đạo rất nhỏ khoảng 1/30000
đường kính của Trái đất.
* Hình dạng Gê-ô-it của Trái đất
Quan niệm về hình dạng của Trái đất là một khối cầu hay một khối E-llip
soid đã phản ánh nhận thức của con người trong những giai đoạn khác nhau của
khoa học.
Với những số liệu trắc địa ngày càng nhiều đặc biệt là số liệu do các vệ tinh
nhân tạo cung cấp. Ngày nay, người ta rút ra kết luận: Trái đất có hình dạng rất đặc
biệt đó là hình dạng Qủa địa cầu hay hình Ge-oid (bề mặt hình Ge-oid không trùng
với bề mặt khối E-llip soid nhưng thực tế cũng không sai biệt với nó bao nhiêu).
Nguyên nhân: do sự tự quay quanh trục của Trái đất và sự phân bố vật chất
nặng nhẹ khác nhau trong nội bộ Qủa đất. Những nơi tích tụ vật chất nặng thì bề
mặt Qủa đất bị lún xuống gần tâm hơn. Những nơi tích tụ vật chất nhẹ thì bề mặt
Trái đất lồi lên xa tâm hơn tạo thành bề mặt lồi lõm luôn luôn thẳng hướng với
trọng lực.
2.2. Kích thước
Các số liệu đo tính chính xác nhất về kích thước của Trái đất đã được nhà
trắc địa học Xô Viết F.N.Kraxôpxki công bố năm 1942 là:
Bán kính xích đạo a: 6378,160 km
Bán kính cực b: 6356,777 km
Độ dẹt ở cực: (a- b) : a = 1/ 298 hay 21,36 km
Độ dẹt ở xích đạo: 1/ 30000 hay 213 m
Chiều dài đường xích đạo (chu vi): 40075,7 km
Chiều dài vòng kinh tuyến: 40008,5 km
Diện tích bề mặt Trái đất: 510,2 triệu km2
Thể tích:1083 tỷ m3
2.3. Ý nghĩa địa lí của hình dạng và kích thước Trái đất
Do Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt trời không thể chiếu sáng một lúc
cho mọi nơi trên Trái đất mà chỉ một nửa được chiếu sáng là ban ngày và một nửa
chìm trong bóng tối là ban đêm cùng với sự tự quay quanh trục của Trái đất làm
cho nhịp điệu ngày đêm liên tục xảy ra, lớp vỏ địa lí đã điều hoà nhiệt độ.
Các tia sáng chiếu xuống xích đạo tạo góc nhập xạ 90 o từ xích đạo về 2 cực
thì góc nhập xạ nhỏ dần. Vì vậy, năng lượng Mặt trời mà mặt đất tiếp thu được
giảm dần từ xích đạo về 2 cực tạo nên sự phân bố tương tự của chế độ nhiệt. Đó là
nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các vành đai khí hậu và tính địa đới của
các yếu tố địa lí. Dạng hình cầu đối xứng qua mặt phẳng xích đạo hình thành hai
nửa cầu bán cầu Bắc và Nam.
Do có dạng hình cầu, Trái đất chứa được lượng vật chất tối đa và nhờ có
khối lượng, kích thước tương đối nên Trái đất đã hình thành và di chuyển xung
quanh nó một lớp khí quyển. Điều này vô cùng quan trọng vì nó quyết định khả