1. Trang chủ >
  2. Khoa Học Tự Nhiên >
  3. Môi trường >

Các chuyển động của Trái đất và hệ quả của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 71 trang )


dao động của quả lắc hình như chuyển hướng và vạch trên bàn cát những đường

chéo với đường thẳng vạch ban đầu, những đường chéo đó chuyển dần từ đông

sang tây. Theo nguyên lý cơ học thì mặt phẳng dao động của quả lắc không bao

giờ bị đổi hướng, vậy điều đó chứng tỏ Trái đất tự quay quanh trục theo hướng

ngược lại tức là từ tây sang đông. Trái đất quay một vòng hết 23h56'4''(một ngày

đêm).

Bảng 1.2 Tốc độ góc quay của Trái đất

Vĩ độ

Vận tốc quay (m/s)



0o

464



20o

437,7



40o

355,4



60o

232



90o

0



3.1.2. Hệ quả

3.1.2.1. Sự luân phiên ngày, đêm

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một

nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái đất tự

quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt trời chiếu

sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm. Nhịp

điệu ngày đêm kế tiếp làm cho sự phân phối bức xạ Mặt trời trên bề mặt Trái đất

được điều hoà. Sự chênh lệch nhiệt độ không lớn giữa ngày và đêm có ý nghĩa rất

lớn về mặt địa lí nói chung và khí hậu nói riêng.

3.1.2.2. Mạng lưới toạ độ trên Trái đất

Sự vận động tự quay quanh trục đã tạo cơ sở cho việc xây dựng mạng lưới

toạ độ để xác định vị trí các địa điểm. Khi tự quay các điểm trên bề mặt Trái đất

đều di chuyển vị trí chỉ có hai điểm quay tại chỗ đó là hai cực: cực Bắc và cực

Nam.

Đường thẳng tưởng tượng đi qua tâm Trái đất được gọi là trục Trái đất,

Trục nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo một góc 66o33'.

Vòng xích đạo là vòng tròn lớn thẳng góc với trục Trái đất chia Trái đất

thành hai nửa: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.

Vĩ tuyến là những vòng tròn song song với đường xích đạo.



Vĩ độ là số đo tính bằng độ, phút, giây (dọc theo các đường kinh tuyến) từ

các địa điểm trên bề mặt Trái đất đến đường xích đạo.

Kinh tuyến là đường thẳng nối hai cực của Trái đất .

Hai đường kinh tuyến nối với nhau tạo thành một vòng tròn đi qua hai cực

gọi là vòng kinh tuyến.

Kinh độ là độ dài của cung trên một vĩ tuyến, từ một địa điểm nhất định

trên bề mặt Trái đất đến kinh tuyến gốc.

3.1.2.3. Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế

Hình 1.2 Các múi giờ trên Trái đất



Trái đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong

cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời

ở độ cao khác nhau. Do đó, các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ

khác nhau đó là giờ địa phương hay giờ Mặt trời. Để tiện cho việc tính giờ và giao

dịch quốc tế, người ta chia đều bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng

15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ,

đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.



Vậy giờ chính thức của múi giờ là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua

giữa múi giờ, về nguyên tắc vẫn là đường thẳng dọc theo kinh tuyến. Trong thực tế

trên đất liền đường này ngoằn ngoèo nên được điều chỉnh theo biên giới quốc gia.

Đối với các nước hẹp ngang, múi giờ lấy theo giờ kinh tuyến đi qua thủ đô nước

đó (Việt Nam kinh tuyến 105oĐ đi qua Hà Nội thuộc múi giờ số 7) còn một số

quốc gia có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng một giờ chung cho cả nước như Trung

Quốc, một số nước khác lại chia ra nhiều múi giờ như: Liên Bang Nga, Ca-na-đa.

Do quy ước tính giờ, nên múi giờ số 0 trùng với múi giờ 24. Giả sử múi giờ

số 0 là 12 giờ thì múi giờ 24 sẽ là 12 giờ nhưng ở hai ngày khác nhau. Vì vậy,

người ta quy định lấy kinh tuyến 180o ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương

làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến

180o thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến

180o thì tăng lên một ngày lịch.

3.1.2.4. Hiện tượng lệch các hướng chuyển động (lực Cô-ri-ô-lit)



Hình 1.3 Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái đất

Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở

bề mặt Trái đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài ngắn khác nhau và hướng chuyển

động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị

lệch so với ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính).



Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Cô-ri-ô-lit. Ở bán cầu Bắc vật chuyển động

bị lệch về bên phải. Ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.

Tại xích đạo độ lệch bằng 0, độ lệch tỷ lệ với sin của vĩ độ. Độ lệch tỷ lệ với tốc

độ chuyển động nhưng không ảnh hưởng đến độ lớn của nó.

Lực Cô-ri-ô-lit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các

dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.

3.2. Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời và hệ quả của nó

3.2.1. Chuyển động xung quanh Mặt trời

- Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời theo một quỹ đạo có

hình E-líp gần tròn, theo chiều từ tây sang đông.

- Thời gian Trái đất chuyển động quanh Mặt trời một vòng là 365 ngày 5h

48'46".

- Tốc độ chuyển động trung bình của Trái đất quanh Mặt trời là 29,8 km/s.

Nhưng khi Trái đất đến gần Mặt trời nhất thường vào ngày 3 - 1 (điểm cận nhật)

lực hút của Mặt trời lớn nhất, khi đó tốc độ chuyển động của Trái đất quanh Mặt

trời là 30,3 km/s. Còn khi Trái đất ở xa Mặt trời nhất, thường vào ngày 5 -7 (điểm

viễn nhật), lực hút của Mặt trời rất nhỏ, tốc độ chuyển động của Trái đất quanh

Mặt trời là 29,3 km/s.

- Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái đất luôn nghiêng so với mặt

phẳng quỹ đạo một góc là 66o33' và không đổi phương.



3.2.2. Hệ quả

3.2.2.1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời

23o27’



23o27’



Hình 1.4 Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong một năm

Hiện tượng Mặt trời ở đúng đỉnh lúc 12 giờ trưa (tia sáng Mặt trời chiếu

thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất) được gọi là Mặt trời lên thiên đỉnh. Ở Trái

đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23 o27' N

(ngày 22 - 12) cho tới 23 o27' B (22 - 6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23 o27' N. Điều đó

làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế không phải Mặt trời

di chuyển mà là Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời. Chuyển động

không có thực đó của Mặt trời được gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của

Mặt trời.

3.2.2.2. Hiện tượng mùa



Hình 1.5 Các mùa theo dương lịch ở Bắc bán cầu



Mùa là một phần thời gian của năm nhưng có những đặc điểm riêng về thời

tiết và khí hậu. Nguyên nhân gây ra mùa do trục Trái đất nghiêng với mặt phẳng

quỹ đạo của Trái đất và trong suốt năm, trục của Trái đất không đổi phương trong

không gian nên hai nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt

trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt trời ở mỗi

bán cầu đều thay đổi trong năm.

Một năm được phân chia thành 4 mùa. Ở bán cầu Bắc thời gian bắt đầu và

kết thúc của mùa ở các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng theo âm dương lịch ở châu Á không giống nhau.

Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy 4 ngày: xuân phân (21 - 3), hạ

chí (22- 6 ), thu phân (23 - 9) và đông chí (22 - 12) là khởi đầu của 4 mùa. Ở bán

cầu Nam diễn ra ngược với bán cầu Bắc.

Nước ta và một số nước châu Á khác quen dùng âm - dương lịch, thời gian

bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.

Mùa xuân từ ngày 4 hoặc 5 tháng 2 (lập xuân) đến ngày 5 hoặc 6 tháng 5

(lập hạ).

Mùa hạ từ ngày 5 hoặc 6 tháng 5 (lập hạ) đến ngày 7 hoặc 8 tháng 8 (lập

thu).

Mùa thu từ ngày 7 hoặc 8 tháng 8 (lập thu) đến ngày 7 hoặc 8 tháng11 (lập

đông).

Mùa đông từ ngày 7 hoặc 8 tháng11 (lập đông) đến ngày 4 hoặc 5 tháng 2

(lập xuân).

- Mùa xuân (21/ 3 - 22/6): lúc này Mặt trời bắt đầu di chuyển từ xích đạo

lên chí tuyến bắc. Lượng nhiệt dần dần tăng lên và ngày cũng dài thêm ra, nhưng

vì mặt đất mới vừa toả hết nhiệt khi mặt trời ở nửa cầu nam, nay mới bắt đầu tích

luỹ nên nhiệt độ chưa cao.

- Mùa hạ (22/6 - 23/9): Mặt trời lên đến chí tuyến bắc và đang di chuyển

dần về xích đạo. Mặt đất không những được tích luỹ nhiều nhiệt qua mùa xuân mà

còn nhận thêm được một lượng bức xạ lớn nên rất nóng, nhiệt độ rất cao.



- Mùa thu (23/9 - 22/12): Mặt trời di chuyển xuống phía nam. Lượng bức

xạ tuy có giảm đi nhưng mặt đất vẫn còn dự trữ trong mùa trước nên nhiệt độ vẫn

chưa thấp lắm.

- Mùa đông (22/12 - 21/3): Mặt trời từ chí tuyến nam trở về xích đạo.

Lượng bức xạ tuy có tăng lên đôi chút nhưng mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt

dự trữ do đó trở nên rất lạnh.

Hiện tượng mùa diễn ra rõ rệt ở các vĩ độ ôn đới còn ở vùng nhiệt đới hiện

tượng mùa diễn ra không rõ rệt.

3.2.2.3. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ



Hình 1.6 Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ

Trong khoảng thời gian từ ngày 21 - 3 đến 23 - 9, bán cầu Bắc ngả về phía

Mặt trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn

hơn diện tích khuất trong bóng tối đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc,

ngày dài hơn đêm; ở bán cầu Nam thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và mùa

đông nên có đêm dài hơn ngày.

Trong khoảng thời gian từ ngày 23 - 9 đến ngày 21 - 3 bán cầu Nam ngả về

phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn diện tích được chiếu sáng lớn

hơn diện tích khuất trong bóng tối đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam,

ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và mùa

đông đêm dài hơn ngày.



Riêng 2 ngày 21 - 3 và 23 - 9, Mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo lúc

12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau. Vì thế ngày dài

bằng đêm trên toàn thế giới.

Ở xích đạo, quanh năm luôn có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa

xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có

hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực

số ngày, đêm địa cực càng tăng. Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài

suốt 6 tháng.

3.2.2.4. Các vành đai chiếu sáng và nhiệt trên Trái đất

Bảng 1.3 Các vành đai chiếu sáng và nhiệt trên Trái đất

Vành đai



1. Xích

đạo



Vị trí theo

vĩ độ

o



Từ 0 – 10

vĩ độ Bắc

và Nam



Đặc điểm

- Độ cao của Mặt trời lúc giữa trưa xê dịch 50o33' – 90o

- Ngày và đêm luôn luôn bằng nhau.

- Không có hiện tượng mùa.

- Độ cao của Mặt trời lúc giữa trưa xê dịch 47o – 90o.

- Độ dài của ngày và đêm thay đổi 10h30'- 13h30'.



o



2. Nhiệt

đới



3. Cận

nhiệt đới



4. Ôn đới



Từ 10 –

23o27' vĩ

độ Bắc Nam



Từ 23o27'40o vĩ độ

Bắc- Nam

Từ 40- 58o

vĩ độ BắcNam



- Có hai mùa trong năm với mức chênh lệch ít về nhiệt

độ.



- Mặt trời không bao giờ lên đỉnh đầu.

- Độ dài của ngày và đêm xê dịch từ 9h08'- 14h51'.

- Mùa hạ, mùa đông biểu hiện rõ rệt.

- Mùa xuân và mùa thu biểu hiện ít rõ.

- Độ dài của ngày và đêm xê dịch từ 6h- 8h.

- Bốn mùa biểu hiện rõ rệt.

- Hai mùa đông và hạ dài gần bằng nhau.



5. Có đêm

trắng mùa

hạ và ngày

rất ngắn

mùa đông



Từ 58o66o33' vĩ

độ Bắc Nam

o



6. Cận cực

đới



7. Cực đới



Từ 66 33'74o33' vĩ

độ Bắc Nam



- Có những đêm trắng gần ngày hạ chí và những ngày

rất ngắn gần ngày đông chí ở nửa cầu Bắc, còn nửa cầu

nam thì ngược lại.

- Bốn mùa thể hiện rõ rệt, mùa đông dài hơn mùa hạ

- Độ cao Mặt trời lúc giữa trưa vào mùa hạ thay đổi

trong phạm vi từ 46o54'- 38o54'.

- Có từ 1 - 103 ngày hoặc đêm dài 24h.

- Độ cao lớn nhất của Mặt trời ở hai cực là 23o27'.



Từ 74o33'90o vĩ độ - Có 103 - 186 ngày hoặc đêm dài 24h.

Bắc - Nam

- Mùa trùng với ngày và đêm.



3.2.2.5. Dương lịch

- Trái đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo hết 365 ngày 5h48'46". Để

tiện làm lịch, người ta đặt ra dương lịch lấy 365 ngày làm một năm lịch và lịch này

đã được người Ai Cập cổ đại sử dụng.

- Dương lịch không ngừng được cải tiến. Vì năm lịch ngắn hơn năm thật

nên phải quy ước cứ sau ba năm 365 ngày phải có một năm nhuận 366 ngày (lịch

Juy liêng). Quy luật của năm nhuận là " Năm nhuận là năm mà con số của năm đó

chia hết cho con số 4" như năm : 1988, 1996…

- Nếu cứ tính chẵn 365 ngày 6 giờ thì năm lịch lại chậm đi 11phút 4 giây.

Sau 384 năm sẽ chậm đi mất 3 ngày. Để cho chính xác cứ 100 lần nhuận trong 400

năm lại bỏ đi 3 lần. Những năm nhuận bị bỏ là những năm cuối thế kỉ mà con số

hàng trăm không chia chẵn cho 4 như năm 1700, năm 1900… Năm 2000 là năm

cuối thế kỉ chia chẵn cho 4 nên là năm nhuận được giữ lại.

- Lịch này mang tên lịch Grégoire được dùng từ năm 1582 cho đến nay.

- Nước ta và một số nước châu Á còn sử dụng cả âm dương lịch.

- Âm dương lịch dựa trên cơ sở kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Nếu

như dương lịch dựa trên cơ sở tính toán sự chuyển động của Trái đất xung quanh



Mặt trời thì âm lịch dựa trên sự chuyển động của Mặt trăng quay xung quanh Trái

đất.

- Theo âm lịch một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày, phù

hợp với các tuần trăng. Mỗi năm được chia làm 24 tiết. Mỗi tiết cách nhau 15

ngày. Âm lịch còn được sử dụng làm nông lịch, cách tính ngày lễ hội và các sinh

hoạt khác trong đời sống.

4. Bản đồ

4.1. Khái niệm bản đồ

Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái đất lên mặt

phẳng, toán học nhận định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hoá nội dung và được trình

bày bằng hệ thống ký hiệu bản đồ.

Bề mặt Trái đất là mặt cong còn bản đồ là mặt phẳng. Vì vậy, muốn vẽ

được bản đồ người ta phải dùng phép chiếu hình bản đồ.

4.2. Một số phép chiếu hình bản đồ

4.2.1. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ

Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của Trái đất lên một mặt

phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.

4.2.2. Một số phép chiếu hình bản đồ

4.2.2.1. Phép chiếu phương vị

Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của

địa cầu lên mặt phẳng.

- Phép chiếu phương vị đứng: thường vẽ bản đồ khu vực quanh cực

- Phép chiếu phương vị ngang: thường dùng để vẽ bản đồ bán cầu Đông và

bán cầu Tây.

- Phép chiếu phương vị nghiêng: dùng để vẽ bản đồ các khu vực ở vĩ tuyến

trung bình.



4.2.2.2. Phép chiếu hình nón

Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu

lên mặt hình nón, sau đó triển khai mặt chiếu hình nón ra thành mặt phẳng.

Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung

bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như : Liên Bang Nga, Trung Quốc,

Hoa Kỳ.

4.2.2.3. Phép chiếu hình trụ

Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt

chiếu là hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng.

Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ các khu vực gần xích đạo hoặc

bản đồ thế giới.

4.3. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

4.3.1. Phương pháp ký hiệu



Hình 1.7 Các dạng kí hiệu

Phương pháp ký hiệu thường được dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí

phân bố theo những điểm cụ thể như các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp,

các mỏ khoáng sản, các hải cảng.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

×