1. Trang chủ >
  2. Khoa Học Tự Nhiên >
  3. Môi trường >

Lớp vỏ cảnh quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 71 trang )


1.2. Các dấu hiệu của lớp vỏ cảnh quan

Lớp vỏ cảnh quan gồm hai dấu hiệu cơ bản:

Có nền móng cơ sở là bề mặt vật lí của Trái đất. Bề mặt này khác cơ bản về

chất với những lớp bên trong của vỏ Trái đất. Đó là cơ sở khẳng định lớp vỏ này

không xuất hiện cùng lúc với Trái đất mà có thể xuất hiện đồng thời với vỏ Trái

đất mà thôi. Do vậy, người ta đặt tên là vỏ địa lí hay vỏ cảnh quan. Đây chính là

đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên (nghiên cứu bề mặt có chiều dày chứ

không phải lớp vỏ trên mặt).

Đặc trưng cơ bản nhất của lớp vỏ cảnh quan là sự phân dị lãnh thổ. Đó là sự

phân chia lớp vỏ cảnh quan thành những đơn vị lãnh thổ cá thể mà người ta gọi đó

là vỏ cảnh quan hay là tổng thể địa lí tự nhiên. Đó là những đơn vị lãnh thổ không

giống nhau về mặt nguồn gốc phát sinh nhưng có sự đồng nhất về thành phần, về

cấu tạo và về những mối quan hệ lẫn nhau trong từng đơn vị lãnh thổ.

1.3. Giải thích về nguồn gốc phát triển của vỏ cảnh quan

Trong quá trình hình thành nên Trái đất khi mà thể tích Trái đất lớn đến

mức nhiệt phóng xạ bên trong Trái đất không thể thoát ra ngoài đã tích tụ và đốt

nóng làm chảy tất cả các vật chất bên trong Trái đất theo hướng phân dị theo trọng

lực (vật chất nhẹ được nổi lên bốc hơi và lên trên bề mặt để tạo ra lớp vỏ ngoài

người ta gọi là thạch quyển). Lớp này khác về chất với lớp bên trong của Trái đất

đồng thời có sự tích tụ và xâm nhập các vật chất khí và hơi nước từ các vật chất

nóng chảy xâm nhập vào không gian vũ trụ hay thạch quyển hay vào những vùng

trũng của bề mặt tạo thành khí quyển và thuỷ quyển. Ba quyển: thạch quyển, khí

quyển, thuỷ quyển bắt đầu có sự xâm nhập vào nhau cho đến khi có sự ra đời của

sinh quyển thì sự tác động xảy ra mạnh mẽ theo hướng hoàn thiện về thành phần

cấu trúc dần dần tạo nên lớp vỏ cảnh quan. Vậy lớp vỏ cảnh quan ra đời sau sự ra

đời của Trái đất.



1.4. Các giai đoạn phát triển của lớp vỏ cảnh quan

Sự phát triển của lớp vỏ cảnh quan trong quá khứ địa chất có thể phân ra

thành các giai đoạn: giai đoạn tiền Cam-bri, Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni và An-pi.

1.4.1. Giai đoạn tiền Cam-bri

Giai đoạn tiền Cam-bri là giai đoạn ít được biết nhất. Tuy nhiên, qua nghiên

cứu tuổi đá, người ta vẫn có thể tìm thấy một số dấu hiệu để phán đoán về bộ mặt

của lớp vỏ cảnh quan thời kì đó.

- Giai đoạn đó đã có khí quyển, nước chảy trên mặt, quá trình phong hoá

làm cho có hiện tượng xâm thực và bồi tụ.

- Địa hình bề mặt đất gồm những phần đất nổi nhỏ bé được phân chia bởi

những vùng nước nông rộng lớn.

- Không khí và nước biển nghèo ôxi nên sinh vật nghèo nàn thực vật có

những loài cổ sơ rất đơn giản: tảo, rong, động vật có vi khuẩn.

1.4.2. Giai đoạn Ca-li-đô-ni

Giai đoạn này có nhiều lần biển tiến, biển thoái, vận động nâng lên như :

không có Cam-bri trung từ Cam-bri hạ đến Cam-bri thượng làm cho ranh giới giữa

lục địa và đại dương có nhiều lần thay đổi.

Khí hậu nhìn chung là nóng, có sự phân hoá giữa vùng trung tâm nóng khô

và vùng rìa ẩm ướt làm cho sinh vật bước đầu phát triển, thực vật có thạch tùng,

dương xỉ và động vật có bò cạp.

1.4.3. Giai đoạn Hec-xi-ni

Vận động Hec-xi-ni hết sức phức tạp, nhiều lần biển tiến, biển thoái kéo

dài. Đặc biệt có vận động uốn nếp xảy ra vô cùng mạnh mẽ dấu tích còn lại là nền

Nga, Bra-xin, Đông Phi.

Khí hậu có sự phân hoá ở Bắc và Nam bán cầu, Bắc bán cầu khô nóng,

Nam bán cầu khô lạnh.



Giới sinh vật có bước phát triển nhảy vọt, thực vật đã phát triển rừng lá

rộng xen kẽ rừng lá kim. Còn động vật xuất hiện sâu bọ, cá cánh mấu tổ tiên của

ếch, nhái ngày nay.

1.4.4. Giai đoạn An-pi

Mở đầu là sự sụp lún và uốn nếp mạnh mẽ tạo nên những miền địa hình trẻ

người ta gọi là An-pi cụ thể là hình thành các miền núi như: An-pơ, Hy-ma-lay-a,

An-det…

Qúa trình biến đổi sinh vật diễn ra mạnh mẽ, thực vật bắt đầu xuất hiện cây

hạt kín còn động vật xuất hiện động vật có vú. Đặc biệt, có sự xuất hiện của con

người đóng vai trò cực kì quan trọng và to lớn trong việc tác động xâm nhập và

hoàn thiện lớp vỏ địa lí hiện tại.

2. Cảnh quan địa lí

2.1. Khái niệm

Cảnh quan là một tổng thể tự nhiên có lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh,

có một nền địa chất đồng nhất, một kiểu địa hình, một khí hậu đồng nhất và gồm

có một tập hợp các nhóm cảnh diện cơ bản và thứ cấp có quan hệ với nhau về mặt

động lực và không lặp lại trong không gian, các nhóm cảnh diện này chỉ thuộc về

cảnh quan nào đó mà thôi.

2.2. Các dấu hiệu của cảnh quan

- Cảnh quan là một bộ phận nhỏ của lớp vỏ địa lí

- Cảnh quan có những đặc điểm riêng trong cấu trúc và cấu tạo hình thái

làm cho nó có thể phân biệt và vạch ra ranh giới so với cảnh quan khác.

- Cảnh quan chỉ là một bộ phận của lớp vỏ địa lí, vì vậy nó chịu những quy

luật chung của lớp vỏ đó chi phối.



2.3. Thành phần của cảnh quan

Cảnh quan gồm có nhiều thành phần vật chất có quan hệ với nhau: nền địa

chất, địa hình, thuỷ quyển, khí hậu, sinh vật, kể cả các thành phần năng lượng của

cảnh quan.

Nền địa chất đồng nhất là biểu hiện ra trước hết bằng thành phần thạch học

và điều kiện thế nằm của đá trên mặt cùng loại.

Địa hình cảnh quan là một thành phần cực kì quan trọng. Cần hiểu địa hình

ở đây là một tổng thể địa mạo. Tổng thể này có một nền địa chất đồng nhất và

những quá trình địa mạo ngoại lực cùng kiểu.

Thuỷ quyển được biểu hiện trong cảnh quan dưới nhiều dạng khác nhau.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng các dạng này phụ thuộc vào các đặc điểm riêng biệt

của cảnh quan vì vậy chúng có những nét riêng biệt về động lực, hoá tính, chế độ

nhiệt… mà ở các cảnh quan khác không có.

Khí hậu trong cảnh quan là khí hậu của cảnh. Muốn xác định khí hậu của

cảnh cần phải dựa trên tư liệu của các trạm khí tượng được phân bố trên những

nhóm cảnh diện điển hình nhất của cảnh quan.

Giới sinh vật được đại diện trong cảnh quan bằng một tổng thể các quần lạc

sinh vật. Trong cảnh quan có thể gặp nhiều quần xã thực vật khác nhau (vừa gặp

thực vật rừng, thực vật đầm lầy, thực vật đồng cỏ), mặt khác các quần xã này có

thể gặp trong nhiều cảnh quan khác nhau.

Ngoài các thành phần vật chất của cảnh quan, còn có thể kể thêm các thành

phần năng lượng của cảnh quan mà quan trọng là năng lượng Mặt trời và trọng

lực.

2.4. Về sự phát triển của cảnh quan

Những quy luật phát triển của cảnh quan cũng là những quy luật phát triển

của toàn bộ vỏ địa lí. Cảnh quan phát triển như là một hệ thống vật chất thống nhất

nhưng tốc độ phát triển của các thành phần cấu tạo khác nhau. Sinh vật biến đổi

nhanh nhất, sau đó đến thổ nhưỡng, khí hậu và địa hình.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

×