1. Trang chủ >
  2. Khoa Học Tự Nhiên >
  3. Môi trường >

Sự phân bố của sinh vật và đất trên trái đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 71 trang )


3.1.1.2. Kiểu thảm thực vật chính là đài nguyên

Ở vùng đài nguyên phương bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát

triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc,

thấp, lùn mọc xen lẫn với rêu, địa y…

Nhóm đất chính là đài nguyên

3.1.2. Đới ôn hoà (khoảng từ chí tuyến đến hai vòng cực ở hai bán cầu)

Có các kiểu khí hậu chính:

3.1.2.1.Kiểu khí hậu ôn đới lục địa

Lượng mưa ít, thường không quá 1000 mm. Mưa tập trung vào mùa hạ.

Mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng.

Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá kim.

Nhóm đất chính là đất pôtdôn.

3.1.2.2.Kiểu khí hậu ôn đới hải dương

Mưa nhiều và mưa quanh năm. Mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

Nhóm đất chính là đất nâu và xám.

3.1.2.3. Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải

Nhìn chung mưa ít, mưa tập trung vào mùa thu và đông. Mùa đông không

lạnh, mùa hạ nóng khô.

Thảm thực vật chủ yếu là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Nhóm đất chính là đất đỏ vàng.

3.1.3. Đới nóng

3.1.3.1. Kiểu khí hậu xích đạo ẩm (từ 5oB đến 5oN)

Khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Biên độ dao động nhiệt trong năm rất nhỏ

khoảng 3oC. Lượng mưa trung bình năm lớn, dao động từ 1500 - 2500 mm, mưa

quanh năm, càng gần xích đạo mưa càng nhiều.



Thảm thực vật chính là rừng rậm xanh quanh năm. Trong rừng cây mọc

thành nhiều tầng từ mặt đất lên đến độ cao 40 - 50m.

Nhóm đất chính là đỏ vàng (Fe-ra-lít).

3.1.3.2. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (điển hình là ở Đông Nam Á và Nam Á)

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm cơ bản: nhiệt độ, lượng mưa

thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

Thảm thực vật chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm.

Nhóm đất chính là đất đỏ vàng.

3.1.3.3. Kiểu khí hậu nhiệt đới

Khí hậu nhiệt đới được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm. Tuy nóng

quanh năm nhưng vẫn có sự thay đổi theo mùa. Thời kì nhiệt độ tăng cao là thời

gian Mặt trời đi qua thiên đỉnh. Lượng mưa trung bình từ 500 - 1500 mm, chủ yếu

tập trung vào mùa mưa. Càng gần chí tuyến lượng mưa càng giảm.

Thảm thực vật chủ yếu là đồng cỏ cao nhiệt đới (xa-van).

Nhóm đất chính là đất có màu đỏ vàng.

3.2. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao



Hình 1.17 Các vành đai thực vật và đất ở sườn tây dãy Cap-ca



Ơ vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ

ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm. Chính sự khác

nhau về nhiệt và ẩm này đã tạo nên sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao.

4.Thực hành

Phân tích mối quan hệ giữa khí hậu, sinh vật và đất

Bảng 1.5 Mối quan hệ giữa khí hậu, sinh vật và đất

Độ cao (m)

>1600-1700

đến 2600

600-700 đến

1600-1700



<600-700



Nhiệt độ

TB (oC)



Lượng

mưa



Đất



Kiểu thảm thực vật



TB năm



<15



>2000



15-20



>2000



Rừng rêu cận nhiệt đới mưa Đất mùn thô

mù trên núi

trên núi cao

mùn

Rừng rậm cận nhiệt đới ẩm Đất

lá rộng thường xanh trên núi



vàng đỏ trên

núi



>20



1500-1800



Rừng rậm nhiệt đới gió mùa Đất đỏ vàng

nửa rụng lá



Từ số liệu ở bảng trên, có thể rút ra nhân xét gì về mối quan hệ giữa khí

hậu, thực vật và đất ở Việt Nam.

VI. Lớp vỏ cảnh quan và một số quy luật của lớp vỏ cảnh quan

1. Lớp vỏ cảnh quan

1.1. Khái niệm

Lớp vỏ cảnh quan là bộ phận phức tạp nhất của hành tinh chúng ta về thành

phần vật chất, về cấu trúc. Nó gồm thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển, sinh

quyển cùng với các thể xâm nhập mắc ma và cả toàn bộ các thể hữu cơ sống tại

các quyển trên.

Chiều dày của lớp vỏ cảnh quan khoảng 30-35 km tính từ giới hạn dưới của

tầng ô-zôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.



1.2. Các dấu hiệu của lớp vỏ cảnh quan

Lớp vỏ cảnh quan gồm hai dấu hiệu cơ bản:

Có nền móng cơ sở là bề mặt vật lí của Trái đất. Bề mặt này khác cơ bản về

chất với những lớp bên trong của vỏ Trái đất. Đó là cơ sở khẳng định lớp vỏ này

không xuất hiện cùng lúc với Trái đất mà có thể xuất hiện đồng thời với vỏ Trái

đất mà thôi. Do vậy, người ta đặt tên là vỏ địa lí hay vỏ cảnh quan. Đây chính là

đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên (nghiên cứu bề mặt có chiều dày chứ

không phải lớp vỏ trên mặt).

Đặc trưng cơ bản nhất của lớp vỏ cảnh quan là sự phân dị lãnh thổ. Đó là sự

phân chia lớp vỏ cảnh quan thành những đơn vị lãnh thổ cá thể mà người ta gọi đó

là vỏ cảnh quan hay là tổng thể địa lí tự nhiên. Đó là những đơn vị lãnh thổ không

giống nhau về mặt nguồn gốc phát sinh nhưng có sự đồng nhất về thành phần, về

cấu tạo và về những mối quan hệ lẫn nhau trong từng đơn vị lãnh thổ.

1.3. Giải thích về nguồn gốc phát triển của vỏ cảnh quan

Trong quá trình hình thành nên Trái đất khi mà thể tích Trái đất lớn đến

mức nhiệt phóng xạ bên trong Trái đất không thể thoát ra ngoài đã tích tụ và đốt

nóng làm chảy tất cả các vật chất bên trong Trái đất theo hướng phân dị theo trọng

lực (vật chất nhẹ được nổi lên bốc hơi và lên trên bề mặt để tạo ra lớp vỏ ngoài

người ta gọi là thạch quyển). Lớp này khác về chất với lớp bên trong của Trái đất

đồng thời có sự tích tụ và xâm nhập các vật chất khí và hơi nước từ các vật chất

nóng chảy xâm nhập vào không gian vũ trụ hay thạch quyển hay vào những vùng

trũng của bề mặt tạo thành khí quyển và thuỷ quyển. Ba quyển: thạch quyển, khí

quyển, thuỷ quyển bắt đầu có sự xâm nhập vào nhau cho đến khi có sự ra đời của

sinh quyển thì sự tác động xảy ra mạnh mẽ theo hướng hoàn thiện về thành phần

cấu trúc dần dần tạo nên lớp vỏ cảnh quan. Vậy lớp vỏ cảnh quan ra đời sau sự ra

đời của Trái đất.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

×