Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.98 KB, 73 trang )
rất cần thiết nhưng phải làm thế nào để việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu
quả.
Theo tồ để khắc phụ những tồn tại và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
Xí nghiệp cần chia quá trình thực hiện mục tiêu đến năm 2010 của mình ra thành
những nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết từng giai đoạn đặc biệt là vốn đầu tư cho máy
móc thiết bị sản xuất và vốn trong các khâu sản xuất. Xí nghiệp cần đảm bảo vốn
để quá trình sản xuất diễn ra liên tục nhưng cũng không để vốn bị ứ đọng lãng phí
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp.
Trên cơ sở nhu cầu vốn đã xác định, Xí nghiệp cần lập kế hoạch huy
động vốn song việc lưa chọn các nguồn tài trợ phải đảm bảo sao cho cung ứng đầy
đủ vốn cho sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất, hạn chế những
rủi ro có thể xảy ra nhằm tạo cho Xí nghiệp cơ cấu vốn linh hoạt. Xí nghiệp có thể
lựa chọn và huy động vốn qua một số hình thức sau:
* Khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ
Khi có nhu cầu vay vốn, trước hết Xí nghiệp phải xét đến việc huy
động vốn từ nguồn nội bộ bởi vì việc huy động và sử dụng nguồn vốn này tạo điều
kiện cho Xí nghiệp sử dụng vốn một cách chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Ngoài việc khai thác triệt để số lợi nhuận để lại, Xí nghiệp có thể huy động vốn từ
cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp.
Hiện nay xu hướng huy động vốn thông qua vay từ cán bộ công nhân
viên trong các doanh nghiệp rất phổ biến nhất là khả năng tài chính của doanh
nghiệp có hạn. Việc huy động nguồn vốn nay sẽ tạo mối liên hệ chặt chẽ cán bộ
công nhân viên trong và Xí nghiệp. Cán bộ công nhân viên gắn bó hơn với Xí
nghiệp và lao động tích cực hơn, năng suất lao động cao hơn. Tuy nhiên để huy
động từ nguồn này có hiệu quả Xí nghiệp cần có một số biện pháp cụ thể sau:
- Xí nghiệp cần tuyên chuyền vận động công nhân viên thấy được ý
nghĩa của việc góp vốn của họ vào Xí nghiệp. Việc cho Xí nghiệp vay vốn chính là
58
tạo điều kiện chó Xí nghiệp phát triển và có như vậy mới đảm bảo cho họ có công
ăn việc làm tạo thu nhập ổn định, mang lại lợi ích lâu dài cho họ. Nhưng để việc
huy động vốn có kết quả Xí nghiệp cần phải có các đòn bẩy lợi ích kinh tế bằng
cách định lãi suất tiền vay như sau: Lãi suất tiền gửi ngân hàng < Lãi suất tiền vay
của cán bộ công nhân viên < Lãi suất tiền vay ngân hàng.
Với lãi suất như trên Xí nghiệp sẽ giải quyết hài hoà được mối quan hệ
giữa Xí nghiệp với cán bộ công nhân viên, từ đó kích thích cán bộ công nhân viên
cho Xí nghiệp vay vốn.
- Khi kinh doanh có lãi, Xí nghiệp nên gianh một phần lợi nhuận để lại
đầu tư tu bổ cho các công trình phúc lợi, giải quyết vấn đề tâm lý cho cân bộ công
nhân viên.
Với sự cố gắng của mình thì việc vay vốn từ công nhân viên của Xí
nghiệp hoàn toàn mang lại tính chất khả thi. Xí nghiệp cần tích cực huy động vố
vay từ cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách hiện nay.
* Cân nhắc lưa chọn các nguồn vốn bên ngoài
Để tăng cường nguồn vốn kinh doanh kết hợp với vốn bên trong, Xí
nghiệp có thể huy động các nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên Xí nghiệp cần cân
nhắc lựa chọn những nguồn vốn có chi phí nhỏ nhất nhưng đem lại hiệu quả và phù
hợp vớ Xí nghiệp.
- Huy động vốn bằng hình thức liên doanh liên kết đây là hình thức
quan trọng nhằm tạo vốn kinh doanh cho Xí nghiệp, tăng khả năng đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị, tiếp cận với công nghệ hiện tiên tiến,
hiện đại hoá sản xuất để từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh
và hạn chế bớt rủi ro trong kinh doanh.
Để thực hiện liên doanh có hiệu quả, Xí nghiệp cần chủ động có các
đề án tìm đối tác liên doanh có lợi cho Xí nghiệp, trong đó cần xem xét kỹ các lợi
ích cần đảm bảo để chủ động trong việc đàm phán, thương lượng với đối tác liên
59
doanh. Xí nghiệp cần xác định đúng giá trị vốn góp liên doanh của cả hai bên và
cân nhắc kỹ trong việc phân phối chia lợi nhuận khi liên doanh. Trong quá trình
liên doanh, Xí nghiệp cần học hỏi kinh nghiệm để vững vàng trong quản lý điều
hành, đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho Xí nghiệp và cho người lao động.
- Vay ngân hàng để bổ sung nguồn thiếu hụt của Xí nghiệp
Hiện nay, các ngân hàng trong nước thường cho vay ngắn hạn là chủ
yếu vì cho vay ngắn hạn dùng cho mục đích đầu tư dài hạn thì nhu cầu vốn lớn,
thời gian thu hồi vốn lâu nên các ngân hàng không muốn cho vay. Mặt khác, do
tổng sô vốn của các ngân hàng chưa phải là nhiều, nguồn vốn mà ngân hàn huy
động được chủ yếu là nguồn ngắn hạn vì nền kinh tế còn chưa phát triển.
Tôi nhận thấy rằng đếm cuối năm 2002 hệ số nợ của Xí nghiệp là
tương đối thấp, trong khi đang thiếu vốn để sản xuất kinh doanh thì Xí nghiệp có
thể vay ngắn hạn ngân hàng. Việc vay vốn ngân hàng với tỷ lệ lãi suất vay còn có
tác dụng như một đòn bẩy kích thích Xí nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn và phát
triển trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên khi vay vốn ngân hàng Xí nghiệp cần sử
dụng đúng mục đích vay, giữ được chữ tín với ngân hàng, thanh toán cả gốc và lãi
đúng thời điểm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và có kế hoạch sử dụng đầu tư vốn
này một cách có hiệu quả.
2- Hoàn thiện công tác đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định của Xí
nghiệp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo toàn vốn kinh doanh,
trong nhiều năm qua Xí nghiệp in I - TTXVN đã có rất nhiều cố gắng trong đánh
giá và đánh giá lại giá trị của toàn bộ các loại tài sản trong Xí nghiệp. Điều này đã
được khẳng định thông qua các biện pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả vốn cố
định trình bày ở phần II
60
Có thể thấy rằng việc bảo toàn vốn cố định được xác định trên cơ sở
của việc xác định đúng giá trị của toàn bộ các loại TSCĐ trong Xí nghiệp, bởi vì
chỉ khi xác định số vốn cố định hiện có mới có thể xác định được kế hoạch bảo
toàn vốn cuối kỳ. Trong thực tiễn hoạt động của Xí nghiệp in I - TTXVN hiện nay
tối nhận thấy rằng Xí nghiệp đã mua sắm rất nhiều các loại máy móc từ nước
ngoài, số máy này có thể là mua mới hoặc đã qua sử dụng, giá trị các loại máy này
rất lớn vì vậy việc đánh giá TSCĐ là rất quan trọng. Đặc biệt, đối với các loại máy
móc thiết bị đã qua sử dụng rồi mới nhập vào Xí nghiệp lại càng quan trọng do việc
xác định giá trị sử dụng hữu ích của máy là rất phức tạp. Xí nghiệp khi tiến hành
nhập máy cần xác định chính xác khả năng hoạt động của máy ( công suất, mức độ
hao mòn kể cả hữu hình và vô hình v.v) để là được điều này, khi nhập máy Xí
nghiệp phải có cán bộ tài chính kế toán giỏi xem xét kỹ càng trước khi giám đốc ký
quyết định mua máy.
Mặt khác, để đánh giá hệ số bảo toàn vốn cố định, trước đây cứ 6
tháng một lần Nhà nước lại công bố hệ số điều chỉnh để tính số vốn thực tế phải
bảo toàn nhưng hiện nay các doanh nghiệp phải tự tính toán lấy. Trong điều kiện
nguồn vốn hình thành TSCĐ từ nhiều nguồn khác nhau, nền kinh tế có lạm phát,
hao mòn vô hình rất lớn v.v thì việc tự xác định hệ số điều chỉnh là rất khó khăn.
Hệ số điều chỉnh TSCĐ của Xí nghiệp hiện nay được căn cư dựa trên số liệu thông
kê của các kỳ trước kết hợp với tình hình biến động và sự đoán của các cán bộ quản
lý, lãnh đạo để xác định. Theo tôi nếu xác định như vậy chưa phù hợp và Xí nghiệp
nên chú trọng hơn về vấn đề này. Xí nghiệp nên xây dựng một hệ số điều chỉnh vào
1/1 và 1/7 hàng năm thay cho việc chỉ tính vào cuối năm và tính bằng cách sau :
Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ ( nhập khẩu, đầu tư, mua sắm trong nước,
v.v ) sẽ xác định hệ số điều chỉnh cho từng loại. Đối với các loại TSCĐ nhập khẩu
có thể xác định riêng hệ số điều chỉnh. Các loại máy móc khi mua sắm sẽ được
công bố từng loại là máy móc sản xuất chính, máy móc sản xuất phụ hay nhà cửa
61