Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 75 trang )
Đồ án môn học Công nghệ thực phẩm
GVHD: Trần Thị Thu Trà
aspartame trong nhiệt có thể được cải thiện ở một mức độ nào đó bằng cách bọc nó
trong chất béo hoặc maltodextrin. Độ bền khi hòa tan trong nước phụ thuộc chủ yếu
vào pH. Ơ nhiệt độ phòng, nó hầu như bền ở pH 4,3 tại pH này, chu kỳ bán hủy của nó
là gần 300 ngày. Tuy nhiên, ở pH 7 chu kỳ bán hủy của nó chỉ còn là vài ngày. Hầu
hết thức uống nhẹ có pH là 3 – 5 do đó aspartame cũng hơi bền. Trong những sản
phẩm yêu cầu hạn sử dụng dài hơn, aspartame thỉnh thoảng được pha trộn với những
chất tạo ngọt bền hơn như saccharin.
- Tính tan: độ hòa tan trong nước không cao, một lít nước ở 20 oC có thể hòa tan
được 60g aspartame. Độ tan của aspartame trong nước là một hàm theo nhiệt độ và
pH. Độ tan đạt cực đại ở pH 2,2. Độ tan thấp nhất ở điểm đẳng điện hay pH 5,2.
- Năng lượng: Aspartame cũng có chứa năng lượng, nhưng năng lượng mà nó
đóng góp vào trong sản phẩm cuối cùng là không đáng kể.
- Khả năng tham gia phản ứng hóa học: Trong những thực phẩm như là đồ uống
dạng bột, gốc amin của aspartame có thể tham gia phản ứng Maillard với gốc aldehyde
có trong các hợp chất hương làm giảm độ ngọt và mùi hương. Do đó có thể hạn chế
phản ứng này bằng cách bảo vệ aldehyde như một acetal.
- Quá trình chuyển hóa: Khi ăn vào bụng, aspartame bị phân hủy tạo thành một
vài chất hóa học như acid aspartic, phenylalanine, methanol, và những sản phẩm bị
phân hủy hơn nữa là formaldehyde và acid formic. Có một vài tranh cãi xung quanh
tốc độ phân hủy thành những sản phẩm khác nhau và những tác dụng gặp phải khi ăn
thực phẩm có chứa aspartame.
2.2.3.4.4. Ứng dụng:
Chất tạo ngọt này được bán dưới cái tên thương mại là Nutrasweet ®, Equal®,
Spoonful®, và Equal-Measure®, và có mặt trong khoảng 6000 thực phẩm tiêu dùng bán
trên thế giới.
Nó thường được dùng trong thực phẩm ăn kiêng như đồ uống nhẹ (không cồn)
và nó đóng vai trò như một gia vị. Nó thường được ứng dụng trong một vài lĩnh vực
như cung cấp vitamin cho thực phẩm dạng nhai như chewing gum không đường.
Tuy nhiên, aspartame không phải luôn luôn thích hợp với quá trình nướng bởi vì
dưới tác động của nhiệt nó sẽ bị phá hủy cấu trúc và do đó làm giảm độ ngọt rất nhiều.
Aspartame cũng là chất thay thế đường cho người bị bệnh tiểu đường.
2.2.3.5 Sucralose: [3], [15], [28]
2.2.3.5.1. Công thức cấu tạo và tính chất:
Hình 2.27: Công thức cấu tạo của sucralose
Tên hóa học: 1,6-Dichloro-1,6-dideoxy--D-fructofuranosyl-4-chloro-4-deoxy-D-galactopyranoside
69
SVTH: Trần Thị Thúy Liễu
MSSV: 60301459
69
Đồ án môn học Công nghệ thực phẩm
GVHD: Trần Thị Thu Trà
Tên khác: 1',4,6'-Trichlorogalactosucrose Trichlorosucrose
Công thức hóa học: C12H19Cl3O8
Khối lượng phân tử: 397,64g/mol
Nhiệt độ nóng chảy: 130oC
Ơ Châu Au nó được biết dưới cái tên E955.
Sucralose được phát hiện vào năm 1976 bởi những nhà khoa học từ Tate & Lyle
làm việc với những nhà nghiên cứu tại Queen Elizabeth College (nay là một phần của
King's College London). Nó được phát hiện bởi Leslie Hough và một nhà hóa học trẻ
người An Độ Shashikant Phadnis. Bộ đôi đã cố gắng thử nghiệm đường khử trùng clo
như một chất hóa học trung gian. Vào một ngày cuối mùa hè, Phadnis được bảo là thử
nghiệm loại bột đó. Phadnis nghĩ là Hough bảo anh nếm nó nên anh ta đã nếm. Và anh
ta nhận thấy hợp chất này có vị ngọt khác thường (ngọt gấp 600 lần so với đường). Họ
làm việc với Tate & Lyle trong một năm trước khi nhất trí đưa ra công thức cuối cùng.
ADI là 15mg/kg thể trọng.
2.2.3.5.2. Phương pháp thu nhận:
Nó được sản xuất bằng sự khử trùng clo saccharose có tuyển chọn, bằng cách đó,
3 nhóm hydroxyl của saccharose được thay thế bởi các nguyên tử clo để tạo ra 1,6dichloro-1,6-dideoxy--D-fructo-furanosyl 4-chloro-4-deoxy--D-galactopyranoside hay
C12H19Cl3O8.
2.2.3.5.3. Đặc điểm:
- Độ ngọt: ngọt gấp 320 – 1000 lần saccharose, ngọt gấp 2 lần saccharin và 4 lần
aspartame.
- Tính bền: Không giống như aspartame, sucralose bền nhiệt, khi gia nhiệt mẫu
thực phẩm có chứa sucralose lên 180 oC trong thời gian 25 phút, sucralose vẫn không
bị phân hủy và bền trong khoảng pH 3 – 7. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng khi
bảo quản dung dịch sucralose ở pH 3, nhiệt độ 20 – 25 oC sau một năm chỉ có 0,6%
sucralose bị phân hủy. Do đó, nó có thể được dùng trong những sản phẩm mà đường
có thể dùng mà không bị mất tính ngọt giống như đường của nó ngay cả khi đun nóng
hay bảo quản trong thời gian dài. Vì vậy ngày nay nó được ứng dụng trong những thực
phẩm nướng hay trong những sản phẩm yêu cầu hạn sử dụng dài.
- Độ an toàn: Sucralose được chấp nhận dùng ở nhiều quốc gia và hội an toàn
thực phẩm thế giới bao gồm U.S. Food and Drug Administration (FDA), Joint Food
and Agriculture Organization/World Health Organization Expert Committee on Food
Additives, The European Union's Scientific Committee on Food, Health Protection
Branch of Health và Welfare Canada và Food Standards Australia-New Zealand
(FSANZ). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh là sucralose an toàn đối với người sử
dụng.
2.2.3.5.4. Ứng dụng:
Nó được ứng dụng trong sản xuất kẹo, nước uống không cồn. Sucralose trộn với
maltodextrin và dextrose là một tác nhân tạo xơ được bán trên toàn thế giới bởi
McNeil Nutritionals dưới cái tên là chi nhánh Splenda. Ơ Mỹ và Canada, hỗn hợp này
có mặt ngày càng nhiều trong các nhà hàng dưới trong một bao bì dạng túi nhỏ màu
vàng, ngược với túi nhỏ màu hồng là saccharin, và túi nhỏ màu xanh là aspartame.
70
SVTH: Trần Thị Thúy Liễu
MSSV: 60301459
70
Đồ án môn học Công nghệ thực phẩm
GVHD: Trần Thị Thu Trà
Sucralose được ứng dụng như là một chất thay thế, hay kết hợp với những chất
tạo ngọt khác như aspartame, acesulfame-K hay syrup có hàm lượng fructose cao.
Nó được ứng dụng nhiều như trái cây đóng hộp, thức uống năng lượng thấp, sốt
táo, thực phẩm nướng, những chất cung cấp dinh dưỡng và thực phẩm thuộc về y học.
2.2.3.6. Dulcine: [28]
Dulcin (4-ethoxyphenyl urea) là một chất tạo ngọt nhân tạo có độ ngọt gấp 250
lần đường, được phát hiện vào năm 1884 bởi Joseph Berlinerbau. 7 năm sau đó nó
được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Mặc dù nó được phát hiện sau saccharin 5
năm nhưng nó không được ưa thích. Mặc dù vậy, nó là một chất tạo ngọt quan trọng
trong đầu thế kỷ 20 và nó có thuận lợi hơn saccharin là không để lại hậu vị đắng.
Hình 2.28: Công thức cấu tạo của Dulcin
Những cuộc thử nghiệm y học đầu tiên khẳng định dulcin là một chất an toàn đối
với con người và nó được cho là người bệnh đái tháo đường có thể dùng.
71
SVTH: Trần Thị Thúy Liễu
MSSV: 60301459
71
Đồ án môn học Công nghệ thực phẩm
GVHD: Trần Thị Thu Trà
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC DÙNG
CÁC CHẤT TẠO NGỌT THAY THẾ ĐƯỜNG TRONG BÁNH KẸO
3.1
Về màu sắc của bánh: [8]
Hình 3.1: Độ sáng của ruột và vỏ bánh khi dùng các chất tạo ngọt khác nhau
Nhìn hình ta thấy, giá trị độ sáng của vỏ bánh (L *) (crust) không đường luôn cao
hơn đáng kể – lên đến 25% - so với bánh kiểm chứng (control cake), chỉ có
oligofructose là ngoại lệ. Khi dùng loại oligofructose này bánh thành phẩm có màu tối
hơn bánh đối chứng, giá trị L* thấp hơn 18% so với mẫu đối chứng. Điều này ta có thể
thấy trên vỏ bánh do phản ứng Maillard diễn ra do nhiệt độ cao. Còn độ sáng của ruột
bánh (crumb) không bị ảnh hưởng nhiều khi thay thế saccharose. Polydextrose cho
ruột bánh tối nhất, giảm 10% độ sáng so với mẫu đối chứng.
3.2
Về sự giãn nở thể tích bánh: [8]
Những bánh không đường luôn giãn nở thể tích thấp hơn so với những bánh có
đường. Tuy nhiên, trong khi bánh có xylitol, sorbitol và oligofructose cho giá trị gần
với mẫu đối chứng thì bánh có mannitol lại có sự giãn nở thể tích thấp hơn đáng kể so
với mẫu đối chứng (thấp hơn 33%). Điều này có liên quan đến mức độ rắn chắc của
ruột bánh khi đo trên bánh có mannitol.
Sự giảm giãn nở trên bánh không đường dường như là do 2 nguyên nhân chính:
- Sự giảm độ bền của bột nhão trong suốt quá trình nướng – liên quan đến việc
giảm độ nhớt của bột nhão và kích thước bọt tăng.
- Sự thay đổi trong cơ chế phản ứng nhiệt, do sự tương tác khác nhau của các
chất tạo ngọt và tinh bột và protein của bột nhão đã ảnh hưởng lên sự gelatin
hóa tinh bột và sự biến tính nhiệt của protein. Sự giảm nhiệt độ làm phản ứng
nhiệt của protein hay tinh bột xảy ra sớm, phản ứng này sẽ diễn ra ở vỏ bánh do
môi trường nhiệt ở đây cao. Sau đó, tốc độ truyền nhiệt giảm, tạo ra áp suất hơi,
gây sự giãn nở không đầy đủ của những bọt bong bóng (Hicsasmaz và cộng sự,
2003; Stauffer, 1990).
72
SVTH: Trần Thị Thúy Liễu
MSSV: 60301459
72
Đồ án môn học Công nghệ thực phẩm
GVHD: Trần Thị Thu Trà
Hình 3.2: Sự giãn nở thể tích bánh khi dùng các chất tạo ngọt khác nhau
3.3
Tính rắn chắc: [8]
Hình 3.3: Anh hưởng của việc thay thế hoàn toàn đường bằng các chất tạo ngọt lên độ
rắn chắc của vỏ bánh
Nhìn chung, những bánh mới không đường có cấu trúc vỏ mềm hơn đáng kể so
với mẫu đối chứng. Mẫu bánh mới có xylitol thì giảm độ cứng nhiều nhất (gần 50%).
Chỉ bánh làm bằng mannitol là tăng độ cứng của vỏ, điều này có liên quan đến độ dày
của bánh.
Độ rắn chắc của vỏ bánh tăng dần trong quá trình bảo quản trong 4 ngày. Bánh
có sorbitol, maltitol, và xylitol cho cấu trúc rất giống với mẫu bánh đối chứng. Những
ảnh hưởng này chủ yếu là do sự khác biệt về khả năng liên kết với nước của các chất
tạo ngọt – liên quan đến những điều kiện thuận lợi để mất nước trong bảo quản, và
những tương tác của chất tạo ngọt với tinh bột sẽ ảnh hưởng đến sự thoái hóa tinh bột.
3.4
Tính cảm quan: [8]
73
SVTH: Trần Thị Thúy Liễu
MSSV: 60301459
73
Đồ án môn học Công nghệ thực phẩm
GVHD: Trần Thị Thu Trà
Bảng 3.1: Đánh giá cảm quan của bánh làm từ các chất tạo ngọt khác nhau so với
đường
Maltito
l
Mannitol
Sorbito
l
Xylitol
Isomaltose
Oligofructos
e
Polydextrose
Mùi
Cường độ
Điểm đáng giá
4,31
4,8
2,14
3,24
4,20
4,47
3,92
4,69
3,81
4,41
6,48
4,24
6,23
4,32
Vị
Ngọt
Điểm đáng giá
4,32
4,54
2,99
2,87
3,66
3,87
4,82
5,15
2,99
2,93
2,44
2,37
2,86
2,28
Hậu vị
Cường độ
Điểm đáng giá
4,66
4,59
3,05
3,09
4,10
3,92
5,46
5,66
3,27
3,59
5,21
2,70
5,32
2,85
Cấu trúc
Độ cứng khi sờ
Độ cứng khi ăn
Điểm đáng giá
5,49
5,60
4,47
8,49
7,76
2,24
3,38
3,43
4,36
4,43
3,99
4,70
4,26
4,15
4,30
6,21
5,93
4,19
6,32
6,02
4,35
Hình dáng
Đồng đều
5,27
3,1
4,44
6,99
3,22
6,27
6,20
Điểm đáng giá
4,9
3,32
4,21
5,99
3,93
4,05
4,16
Ghi chú: Điểm đánh giá (Hedonic scale)
Những giá trị dưới 5 có nghĩa là cường độ hay mức độ ưa thích thấp hơn so với mẫu đối
chứng và ngược lại đối với những giá trị trên 5
Nhìn bảng 3.1, polydextrose và oligofructose cho cường độ mùi cao nhất trong
bánh xốp, trong khi mannitol cho mùi bánh xấu nhất. Trong mối liên quan đến độ
ngọt, bánh xếp thí nghiệm với xylitol gần giống với mẫu đối chứng, kế đến là bánh
làm với maltitol và sorbitol. Những bánh thí nghiệm với oligofructose và
oligodextrose cho độ ngọt thấp nhất. Những kết quả này hoàn toàn đồng ý với khả
năng tạo ngọt của polyols và oligosaccharides (Altschul, 1993).
Nói đến hậu vị, bánh được đánh giá cao nhất, thậm chí cao hơn cả mẫu đối
chứng là bánh làm bằng xylitol, kế đến là bánh làm bằng maltitol. Bánh có hậu vị xấu
là oligofructose và polydextrose.
Những cái bánh làm bằng xylitol có điểm gần với mẫu đối chứng nhất. Ta cũng
có thể thấy là có thể dùng maltitol làm bánh để thay thế saccharose. Bánh có điểm
đánh giá thấp nhất là mannitol, kế đến là oligofructose và polydextrose. Sở dĩ
oligofructose và polydextrose có điểm thấp chủ yếu là do vị và hậu vị của nó. Điều
này hoàn toàn hợp lý với bảng 3.1.
74
SVTH: Trần Thị Thúy Liễu
MSSV: 60301459
74
Đồ án môn học Công nghệ thực phẩm
GVHD: Trần Thị Thu Trà
Hình 3.4: Biểu thị điểm cảm quan trung bình của các sản phẩm thí nghiệm so với mẫu
đối chứng (Control)
3.5
Kết luận: [8]
Sự thay thế saccharose trong thí nghiệm làm bánh xốp để tạo ra sản phẩm có đặc
tính tương tự và mức độ chấp nhận của người tiêu dùng là có thể thực hiện được.
Trong số 7 loại chất tạo ngọt thí nghiệm, xylitol là chất thay thế saccharose tốt
nhất vì bánh làm bằng xylitol cho điểm đánh giá cảm quan tương tự với bánh làm từ
đường nhất, thậm chí là vượt trội hơn ở một vài đặc điểm như vị, hậu vị và hình dáng
bề ngoài của bánh. Chỉ có một điều trở ngại của loại chất tạo ngọt này là giá thành cao
và nó không tham gia phản ứng Maillard. Kết quả là bánh làm ra có màu nhạt hơn so
với bánh làm từ saccharose hay từ những chất tạo ngọt khác – những chất tạo ngọt có
thể tham gia phản ứng hóa nâu trực tiếp hay biến đổi do nhiệt độ.
Maltitol cũng được xem là chất thay thế saccharose có thể phát triển được mặc
dù điểm đánh giá cảm quan của nó thấp hơn so với bánh làm từ xylitol. Ngược lại,
mannitol là chất thay thế saccharose tệ nhất trong số những chất thí nghiệm.
Ngoài ra, Hess và đồng nghiệp (1983) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc dùng
aspartame và fructose và hỗn hợp của hai chất này lên tính chất của một vài loại bánh.
Họ nhận thấy rằng bánh có thêm fructose (với lượng 25%) được nhận xét là mềm, dễ
gãy hơn bánh có thêm aspartame.
Askar và đồng nghiệp (1987) đã nghiên cứu việc dùng hỗn hợp saccharose (với
lượng 0%, 25%, 50% và 100%) với những chất thay thế đường (fructose, xylitol và
sorbitol) hay những chất tạo ngọt (acesulfame-K, aspartame và saccharin) lên tính chất
của bánh dinh dưỡng thành phẩm (resultant dietetic cake). Kết quả thu được cho thấy
việc thay thế saccharose bằng những chất tạo ngọt hay những chất thay thế đường
khác ở mức trên 25% sẽ làm giảm chất lượng và tính ưa chuộng của bánh.
75
SVTH: Trần Thị Thúy Liễu
MSSV: 60301459
75
Đồ án môn học Công nghệ thực phẩm
GVHD: Trần Thị Thu Trà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Ngọc Tú (chủ biên), “Hóa Sinh Công Nghiệp”, NXB Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội, 2002, 443p.
[2]
Lê Văn Việt Mẫn, “Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa và
thức uống”, tập 2 – Công nghệ sản xuất thức uống, NXB Đại Học Quốc Gia
Tp. HCM, 2006, 259p.
[3]
Aurora
A.
Saulo,
Extension
Specialist
in
Food
Technology,“Sugars and Sweeteners in Food”, Cooperative Extension Service,
Food Safety and Technology, Mar. 2005, FST-16.
[4]
Bernard W. Minifie, C. Chem., F. R. I. C., F. I. F. S. T.,
“Chocolate, cocoa and confectionery”, science and technology second edition,
AVI publishing company, INC, Chicago USA, 1979, 720p.
[5]
C. J. K. Henry (Oxford Brookes University) and C. Chapman
(Unilever R & D Colworth), “The nutrition handbook for food processors”,
Woodhead Publishing Limited, Cambridge, England, 2002, 496p.
[6]
David H.Watson, “Food chemical safety, Vol2: additives”,
Woodhead Publishing Limited, 2000.
[7]
El-Said A. Attia, Hassan A. Shehata & Ahmed Askar, “An
alternative formula for the sweetening of reduced-calorie cakes”, Food
Chemistry, Vol 48, 1993, pages 169-172.
[8]
Felicidad Ronda, Manuel Gómez, Carlos A. Blanco, Pedro A.
Caballero, “Effects of polyols and nondigestible oligosaccharides on the
quality of sugar-free sponge cakes”, Food Chemistry, Vol 90, 2005, pages
549–555.
[9]
Gert-Wolfhard von Rymon Lipinski, “The New Intense
Sweetener Acesulfame-K”, Food Chemistry, Vol 16, 1985, pages 259-269.
[10]
Gordon G. Birch, “Sweetness and sweeteners”, Endeavour, New
Series, Vol 11, No. 1, 1987, pages 21-25.
[11]
Gordon G. Brirch, Kieran A. Haywood, Gary G. Hanniffy,
Catherine M. Coyle, Wm. J. Spillane, “Apparent specific volumes and tastes of
cyclamate, other sulfamates, saccharin and acesulfame sweeteners”, Elsevier,
Food Chemistry, Vol 84, 2004, pages 429-435.
[12]
Imad Tofeili and Stanley Dziedzic, “Synthesis and taste
properties of maltose and maltitol analogues”, Food Chemistry, Vol 47, 1993,
pages 17-22.
[13]
International Sweeteners Association, “Sweeteners in all
confidence”
[14]
Jamuel A. Matz, “Technology of biscuits, crackers and cookies”,
third edition, 1992, 404p.
[15]
J.Nutr.Biochem,
Vishwanath
M.Sardesai
and
Tammi
H.Waldshan, “Natural and synthetic intense sweeteners”, Vol 2, 1991, pages
236-244.
[16]
Journal of Chromatography, Yue Jiang, Hai-Tao Lu and Feng
Chen, “Preparative purification of glycyrrhizin extracted from the root of
[1]
76
SVTH: Trần Thị Thúy Liễu
MSSV: 60301459
76
Đồ án môn học Công nghệ thực phẩm
GVHD: Trần Thị Thu Trà
liquorice using high-speed counter-current chromatography”, Vol 1033, Issue
1, 9 April 2004, pages 183-186 .
[17]
Marie-Odile Portmann, Samira Serghat & Mohamed Mathlouthi,
“Study of some factors affecting intensity/time characteristics of sweetness”,
Food Chemistry, Vol 44, 1992, pages 83 – 92.
[18]
R.C. Borrelli, C. Mennella, F. Barba, M. Russo, G.L. Russo, K.
Krome, H.F. Erbersdobler, V. Faist, V. Fogliano, “Characterization of
coloured compounds obtained by enzymatic extraction of bakery products”,
Food and Chemical Toxicology, Vol 41, 2003, pages 1367–1374.
[19]
Robert S. Igoe, MS, MBA, Y. H. Hui, PhD, “Dictionary of Food
Ingredients”, Fourth Edition, Aspen Publishers, Inc. Gaithersburg, Maryland,
2001, 234p.
[20]
Sandra Mundt, Bronislaw L. Wedzicha, “A kinetic model for
browning in the baking of biscuits: Effects of water activity and temperature”,
Swiss Society of Food Science and Technology, LWT 40, 2007, pages 1078–
1082.
[21]
Shigeyuki Hamada, “Role of sweeteners in the etiology and
prevention of dental caries”, Pure Appl. Chem., Vol 74, No.7, 2002, pages
1297-1305.
[22]
Susan S. Schiffman, Elizabeth A. Sattely–Miller, Brevick G.
Graham, Jeanette L. Bennett, Barbara J. Booth, Nitin Desai and Ihab Bishay,
“Effect of temperature, pH, and ions on sweet taste”, Phisiology & Behavior,
Vol 68, Issuue 4, 2000, pages 469 – 481.
[23]
Tetsuo Suami, Leslie Hough, Tomoya Machinami, Takayuki saito
& Katsumi Nakamura, “Molecular mechanisms of sweet taste: saccharin,
acesulfame-K, cyclamate and their derivatives”, Elsevier, Food Chemistry, Vol
63, No. 3, 1998, pages 391-396.
[24]
Tineke Hoopman, Gordon Birch, Samira Serghat, Marie-Odile
Portmann & Mohamed Mathlouthi, “Solute-solvent interactions and the sweet
taste of small carbohydrates. Part II: Sweetness intensity and persistence in
ethanol-water mixtures”, Food Chemistry, Vol 46, 1993, pages 147-153
[25]
www.industry.daniscosugar.com
[26]
www.xylitol.org
[27]
www.xylitol-cn.com
[28]
www.wikipedia.org
[29]
http://en.wikipedia.org/wiki/Maillard_Reaction
[30]
http://www.maltitol-maltisorb.roquette.com/
[31]
hhtp//www.FAO stevia.htm
[32]
http//.www.933_ Sweetening agent Stevioside (WHO Food
Additives Series 42).htm
77
SVTH: Trần Thị Thúy Liễu
MSSV: 60301459
77