Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 165 trang )
*. Nhân vật phản diện:
Trái lại với nhân vật chính diện, “nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa trái với
đạo lý và lí tưởng, đáng lên án và phủ định ”. [62, tr.285]. Từ những quan niệm trừu tượng về bản
chất con người, đôi khi trong các sáng tác văn học, kiểu nhân vật phản diện được xây dựng đơn
giản, máy móc, một chiều. Các nhà văn học hiện thực phê phán thường đưa cái cao cả và cái tầm
thường, cái đẹp với cái lố bịch thống nhất trong nhân vật. Cho nên từ chỗ chỉ ra đâu là phản diện,
đâu là chính diện cho nhân vật ấy, thật không dễ. Và vì thế đôi lúc sự phân biệt nhân vật chính diện,
nhân vật phản diện không phải bao giờ cũng rạch ròi, rõ nét. Đó cũng là cơ sở cho các nhà nghiên
cứu đưa ra kiểu nhân vật trung gian.
*Nhân vật trung gian:
Đứng giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện là nhân vật trung gian. Kiểu nhân vật này
thường không cố định mà luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh. Nhân vật theo từng hoàn cảnh có thể
tốt hoặc xấu đi.
1.4.2.2. Từ góc độ kết cấu – cốt truyện :
Trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật. Và trong các trường hợp đó, không
phải mọi nhân vật trong tác phẩm văn học đều có vai trò như nhau trong kết cấu và cốt truyện tác
phẩm. Dưới đây là một số kiểu nhân vật nhìn từ góc độ kết cấu – cốt truyện :
*. Nhân vật chính :
Đây là nhân vật xuất hiện nhiều và giữ vị trí then chốt trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư
tưởng tác phẩm. Nhân vật này liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả
triển khai đề tài cơ bản của mình và là nhân vật được khắc họa đầy đặn, có tiểu sử, có nhiều tình
tiết. Nhân vật chính phải là người ở trong xung đột của tác phẩm, đại diện cho một phía của xung
đột tác phẩm, số phận của nó gắn liền với sự phát triển xung đột của truyện.
*. Nhân vật trung tâm :
Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên
suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là
nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Nhận ra nhân vật trung tâm là rất quan trọng. Bởi lẽ
nhận ra được nhân vật trung tâm tức là chúng ta hiểu được vấn đề cơ bản của tác phẩm. Lại có khi
nhân vật trung tâm là nhân vật được nói đến, chứ không phải là nhân vật chính trong cốt truyện.
*. Nhân vật phụ :
Ngoài nhân vật chính, nhân vật trung tâm, còn có nhân vật phụ. Có nhân vật phụ ở bình diện hai,
có tính cách, tình tiết, lại có nhân vật phụ hàng thứ ba, chỉ thấp thoáng trong các tình tiết. Tuy vậy
vẫn không thể coi nhẹ nhân vật phụ. Bởi lẽ chúng chẳng những là một bộ phận không thể thiếu của
bức tranh chung, mà nhiều khi còn hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm.
1.4.2.3. Từ góc độ thể loại :
Nếu xét từ góc độ thể loại, có thể phân ra ba dạng : nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ
tình.
*. Nhân vật tự sự :
Nhân vật tự sự là nhân vật là nhân vật được miêu tả theo phương thức tự sự. Nhân vật này
thường xuất hiện trong các tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện thơ. Đây
là loại nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn nhất, phong phú nhất và ít bị hạn chế.
*. Nhân vật kịch :
Nhân vật kịch là nhân vật được miêu tả theo phương thức kịch, chủ yếu xuất hiện ở trong kịch.
Vì kịch viết là để diễn nên bị hạn chế bởi không gian và thời gian; vì thế nên nhân vật kịch chỉ được
miêu tả ở những khâu xung đột căng thẳng nhất. Do đó nhân vật kịch giàu kịch tính, góp phần tạo
nên tính kịch ở vở kịch. Các nhân vật có tính kịch trong tự sự là loại nhân vật gần gũi với nhân vật
kịch.
*. Nhân vật trữ tình :
Nhân vật trữ tình là nhân vật được xây dựng theo phương thức trữ tình, trực tiếp thể hiện cảm
xúc, ý nghĩa trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình thường xuất hiện dưới dạng phiến đoạn trong nhiều
thể loại khác nhau như : thơ trữ tình, bút kí, tùy bút... nhưng chủ yếu là trong thơ trữ tình và thường
được gọi là “cái tôi trữ tình”.
1.4.2.4 Từ góc độ chất lượng nghệ thuật :
Xét từ góc độ chất lượng nghệ thuật, người ta thường dùng cái khái niệm tính cách và điển hình
để chỉ những nhân vật được khắc họa rõ nét. Từ khái niệm nhân vật tới khái niệm tính cách và tính
cách điển hình là những mức độ khác nhau về chất lượng – tư tưởng nghệ thuật của sự thể hiện con
người trong tác phẩm văn học. Tính cách là những nhân vật đã được khắc họa có chiều sâu với
những đặc điểm tâm lí, diện mạo tương đối rõ nét, đủ định hình để nhận ra đặc điểm của nhân vật
đó. Tính cách đạt đến mức độ thật sâu sắc thì trở nên điển hình. Chỉ trong những tác phẩm xuất sắc
mới có những tính cách đạt đến trình độ điển hình.
1.4.2.5 Từ góc độ cấu trúc nhân vật :
Đứng từ góc độ này có thể chia nhân vật ra làm các loại: Nhân vật chức năng, nhân vật loại hình,
nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
*. Nhân vật chức năng :
Nhân vật này còn gọi là “nhân vật mặt nạ” là loại nhân vật thực hiện một số chức năng nào đó
trong tác phẩm. Các nhân vật chức năng thường được cấu trúc như một phương tiện, công cụ. Do
vậy phẩm chất nhân vật dường như không thay đổi từ đầu đến cuối . Đời sống nội tâm của nhân vật
cũng không được miêu tả. Loại nhân vật chức năng chủ yếu xuất hiện trong văn học dân gian và văn
học cổ trung đại.
*. Nhân vật loại hình :
Nhân vật loại hình là nhân vật mà ở đó có một nét tính cách được tô đậm trở nên tiêu biểu cho
loại người nào đó trong xã hội của những thời đại nhất định. Loại nhân vật này dựa trên cơ sở tập
trung miêu tả một nét tính cách nổi bật và thường là nét tính cách trở thành tên gọi của nhân vật.
*Nhân vật tính cách :
Đây là loại nhân vật có cá tính đầy đặn nhiều mặt. Nhân vật tính cách thường được xem như một
nhân cách. Có thể thấy nét khác nhau căn bản giữa nhân vật tính cách và nhân vật loại hình ở chỗ
một bên tính cách đa diện như một cá nhân, còn một bên chỉ có một nét tính cách được tô đậm
thành loại hình.
*. Nhân vật tư tưởng :
Là loại nhân vật giữ chức năng bộc lộ một tư tưởng, một quan niệm nào đó. Do vậy suy đến
cùng nhân vật tư tưởng cũng là một dạng của nhân vật chức năng. Nhân vật tư tưởng thường giữ vai
trò “cái loa” phát ngôn cho tư tưởng tác giả. Do đó loại nhân vật này rất dễ trở nên công thức minh
họa.
Trên đây là một số kiểu và loại nhân vật thường gặp. Cách phân chia ra các loại kiểu khác nhau
ở trên là tương đối. Trên thực tế không phải bao giờ cũng phân định nhân vật một cách rạch ròi như
vậy được : Tuy nhiên, việc phân chia này cho phép ta nắm bắt dễ dàng hơn, và từ đó thuận lợi hơn
trong việc tìm hiểu, phân tích nhân vật.
1.4.3. Các phương thức, phương tiện và biện pháp xây dựng nhân vật :
Như đã nói ở trên, nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương tiện
nghệ thuật. Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng. Có thể nói văn học đa dạng đến đâu
các phương thức, phương tiện thể hiện nhân vật đa dạng đến đó. Dưới đây người viết xin trình bày
những vấn đề chung nhất về các phương thức, phương tiện này.
1.4.3.1.Chi tiết nghệ thuật :
Có thể thấy nhân vật trước hết được miêu tả bằng các chi tiết . Đó là những biểu hiện mọi mặt
của con người mà người ta có thể căn cứ để cảm biết về nó . Văn học dùng chi tiết để miêu tả chân
dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm, thể hiện những mâu
thuẫn, xung đột, sự kiện. Có thể miêu tả nhân vật một cách trực tiếp, nhưng ,cũng có thể miêu tả
gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật. Nhân vật cũng có thể được
thể hiện bằng các phương tiện khác của văn học như qua lời văn, kết cấu, loại thể. Những phương
tiện này càng làm phong phú thêm các phương thức khắc họa nhân vật.
1.4.3.2.Một phương diện khác cần chú ý là ở những loại hình nhân vật khác nhau có những
phương thức xây dựng khác nhau phù hợp với đặc điểm của loại hình nhân vật. Ngoài ra các thời
đại khác nhau cũng có những cách thức xây dựng nhân vật khác nhau. Có thể nói các biện pháp,
phương tiện xây dựng nhân vật rất phong phú. Sự đa dạng về loại hình nhân vật cũng đòi hỏi có
những phương thức miêu tả phù hợp. Tìm hiểu thế giới phong phú và đa dạng của nhân vật là cần
thiết, bởi lẽ qua đó sẽ hiểu được nội dung nghệ thuật mà nó khái quát
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN VẬT TRONG
THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KÌ MẠN LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN
LỤC.
2.1. Loại hình các nhân vật siêu nhiên và tôn giáo:
2.1.1. Khái quát chung:
Có thể thống kê số lần xuất hiện của loại hình nhân vật siêu nhiên và tôn giáo như sau:
stt
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Tên tác phẩm
Truyện hai Phật cãi nhau
Trận cười ở núi Vũ Môn
Ngọc nữ về tay chân chủ
Truyện hai thần hiếu đễ
Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc
Truyện một giấc mộng
Một dòng chữ lấy được gái thần
Chuyện cây gạo
Chuyện gã trà đồng giáng sinh
Chuyện đối tụng ở Long Cung
Chuyện nghiệp oan của Đào thị
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào
Chuyện yêu quái ở Xương Giang
Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na
Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều
Chuyện Lý tướng quân
Chuyện tướng dạ xoa
Thần cửa cờn
Tiên trên đảo
Phạm Viên
Tiên ăn mày
Thần giữ của
Thần đền Chiêu Trưng
Thần
tiên
Đạ
o sĩ
Nhà sư
Ghi chú
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Từ bảng thống kê, có thể thấy trong tồng số 84 tác phẩm mà chúng tôi khảo sát thì viết về loại
hình nhân vật này là 25 bài, chiếm 20 %. Điều này đã cho thấy hệ thống nhân vật siêu nhiên và tôn
giáo không chiếm số lượng nhiều như trước đây. Như vậy có nghĩa là thể loại truyền kì đến Thánh
Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục đã không đơn thuần chỉ có những nhân vật
bước ra từ văn học dân gian và văn xuôi lịch sử nữa. Những ông bụt, ông tiên trong truyện cổ tích
giờ đã nhường chỗ cho những con người bình thường, thậm chí những con người dưới đáy xã hội.
Trong số này nhân vật thần tiên xuất hiện nhiều ở Thánh Tông di thảo và Lan Trì kiến văn lục, còn
Truyền kì mạn lục thì nhân vật đạo sĩ lại chiếm số lượng đông đảo hơn. Điều đó cũng do tư tưởng
của các nhà văn chi phối. Lê Thánh Tông mượn hình ảnh của thần tiên đầy phép mầu để phù trợ
giúp mình trong việc trừ ma, diệt quỷ. Thời đại Vũ Trinh chế độ phong kiến xuống cấp trầm trọng,
nhà văn đưa hình ảnh thần tiên đến như để an ủi những số phận, những con người bất hạnh trong
cuộc đời. Với Nguyễn Dữ thì việc trả ấn từ quan quay về với chốn lâm tuyền giữ tâm hồn trong sạch
lại được gửi gắm qua hình ảnh người ở ẩn. Chính vì những điểm này mà hệ thống các nhân vật
trong tác phẩm được thể hiện đậm nhạt khác nhau. Tuy vậy, có thể nhận thấy điểm chung nhất là
loại hình nhân vật siêu nhiên, tôn giáo đã thể hiện những tư tưởng, quan niệm của các tác giả về con
người, về xã hội mà mình đang sống.
2.1.2. Loại hình các nhân vật thần tiên, đạo sĩ:
Người xưa quan niệm: thiên nhân tương cảm, ngụ ý con người và vũ trụ có mối tương quan với
nhau. Chính vì vậy văn chương thời trung đại thường mượn những hình ảnh của siêu nhiên để thể
hiện cách cảm nhận của con người về thế giới, “đã có một thời kì, cái siên nhiên xuất hiện trong một
hình thức truyện ở thế kỷ XV như một xương sống chi phối toàn bộ cốt truyện được gọi là truyền
thuyết và cổ tích” [25,tr.19]. Nếu như nghệ thuật nhân hóa là một phương thức được sử dụng để
nhà văn khoác cho nhân vật vật thể và phi vật thể một tính cách, một cuộc sống như con người, thì
có thể thấy phương thức thần kì hóa lại như là một cứu cánh cho nhân vật truyền kì có một sức
mạnh, một khả năng siêu nhiên. Và điều này có thể thấy rõ nhất qua hệ thống các nhân vật thần tiên,
đạo sĩ.
Loại hình nhân vật thần tiên, đạo sĩ trong Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến
văn lục ở một mức độ đậm nhạt mang màu sắc của Đạo giáo. Nhân cách, lối sống của các nhân vật
này đều chịu sự chi phối bởi quan niệm của người sáng tác. Nó trực tiếp quy định việc lựa chọn hệ
thống các yếu tố thi pháp miêu tả nhân vật. Đồng thời loại hình nhân vật này cũng cho thấy quan
niệm tam giáo đồng nguyên của người trung đại.
2.1.2.1. Loại hình các nhân vật thần tiên:
Thần tiên là một trong những hình tượng mang dấu ấn của truyện cổ tích khá rõ nét. Người đọc
một thời xa xưa đã quá quen với những ông bụt, ông tiên hiền lành ban phát niềm vui, hạnh phúc
cho những con người bất hạnh. Vì vậy loại hình nhân vật này bao giờ cũng dành được những tình
cảm ưu ái của nhân dân và của nhà văn.
Theo quan niệm văn hóa Phương Đông, con người lý tưởng xét về nguồn gốc là những con
người được vũ trụ, trời đất sinh ra. Trong đó thần tiên là những con người được kết tinh từ những gì
tinh túy nhất của vũ trụ. Và để xây dựng thành công kiểu nhân vật này các nhà văn chủ yếu đi sâu
vào việc miêu tả hình dáng, hành động với màu sắc thần kì, phi thường. Đầu tiên là ngoại hình:
dáng mạo nhân vật thường tuấn tú, thoát tục tiêu biểu cho cốt cách tiên gia. Chân dung của người
thần thổi địch trong Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc của Lê Thánh Tông được miêu tả: “Ta thấy người đó
trạc hai mươi tuổi, tóc xõa chấm vai, môi son mắt phượng, thoang thoảng có mùi hương chi lan.
Người đó đầu đội khăn vuông, mặc áo xanh, vận quần đỏ, ngang thắt lưng đeo một ống địch bằng
trúc” [117,tr.36]. Ở loại hình này vắng bóng việc miêu tả nhân vật bằng các chi tiết cụ thể. Bóng
dáng và trang phục được miêu tả mang tính ước lệ, tượng trưng nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra
được tầm vóc vũ trụ của nhân vật. Để thấy được sự siêu nhiên, khác người thường của thần tiên, nhà
văn chủ yếu đi sâu miêu tả nhân vật qua những hành động phi thường. Đầu tiên là ở khả năng đi lại
của nhân vật. Thần tiên đi lại bằng những con vật là biểu tượng cho sức mạnh của vũ trụ. Trong
Ngọc nữ về tay chân chủ, Lê Thánh Tông miêu tả nhân vật thần sông, thần núi đi bằng “cưỡi ngựa
vẫy vàng, rẽ nước bay lên”,“cưỡi xe hươu trắng đi thẳng lên cửa nhà trời”, hoặc “ trong ánh sương
mù thấy có một đám những tàn vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt
chân, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc” [117,tr 114]. Cưỡi mây, cưỡi gió cũng là một phương tiện
đi lại thường thấy ở nhân vật thần tiên. Đặc điểm này cho thấy được tầm vóc vũ trụ, ngang với đất
trời của nhân vật. Nói tới sự phi thường, kì vĩ của loại nhân vật thần tiên, các tác giả đã kể ra khả
năng biến hóa khôn lường. Thoắt ẩn thoắt hiện hay thay đổi cảnh vật bằng phép thuật là tất cả
những đặc điểm thể hiện hành động kì vĩ của nhân vật. Đó là hành động hóa phép của thần sông,
thần núi trong Ngọc Nữ về tay chân chủ. Nhân vật ở đây thần thông quãng đại, phép thuật cao
cường, tạo nên sức hấp dẫn cho bạn đọc: “Xua tay lên quãng không, chỉ vào cung khuyết ở trước
mặt Ngọc Hoàng, lập tức biến thành gò núi. Có ngọn lờ mờ như Bích Phong, có chỗ rõ ràng như
Quần Ngọc, có chim đẹp bay đậu, có thú lạ lại qua. Không phải nhích đi một bước mà cảnh tượng
đã khác nghìn vạn lần. Một lát, quỷ khóc thần sầu, núi reo hang ứng, có hổ gầm gấu rống, có thứ
rắn mồm nuốt được con voi, có thứ chim cánh giương như mây phủ. Những người hầu chung
quanh, tai nghe mà tựa hồ không muốn nghe, mắt trông tựa hồ không dám trông” [117,tr. 85].
Tương tự là hình ảnh: “Thủy thần cũng thè lưỡi thổi phù. Bỗng vạn ngõ ngàn cửa biến thành biển.
Nước bạc vỗ trời, sóng to xoáy đất, sóng dâng một lớp, núi chìm ngập đỉnh ngàn tầm, côn nhảy ba
ngàn, nước dựng như trăm cây thước. Hoặc phun lửa như cá cờ, hoặc vuốt râu thành cơn mưa. Một
lát cá rồng vắng vẻ, buồm gấm hoa bay liệng cung trăng; mây sắc bao che, cung Bồng Lai lờ mờ
mặt nước” [117,tr. 86], hay nhân vật nữ trong Nhị nữ thần truyện: “cách đoán số thì chỉ khẽ bấm đốt
ngón tay mà đoán được giàu, nghèo, thọ, yểu, việc sinh tiền, việc tử hậu rất thần linh rõ năm, ngày,
tháng, giờ, chuyện còn mất, chuyện tử sinh…đều đúng cả” (tr 25). Những đặc điểm này đã tạo nên
tính cách kì lạ của thần tiên, chính điều khác thường ấy đã mang lại cho người đọc một cảm giác bí
ẩn, lạ lẫm và sợ hãi. Thông qua hành động phi thường này, có thể phần nào nhận ra đặc điểm về tư
duy con người trung đại. Con người thời trung đại xem hành động kì vĩ, phi thường là một trong
những yếu tố hàng đầu tạo nên tầm vóc vũ trụ của nhân vật. Đây cũng là cách để con người trung
đại giải thích những hiện tượng tự nhiên lúc bấy giờ, lúc mà những khoa học khám phá về tự nhiên
chưa hề có. Nguyễn Đăng Na đã nhận định về điều này: “Do chưa giải thích được nhiều hiện tượng
tự nhiên và xã hội đối với con người trung đại. Bên cạnh đời sống hiện thực còn có một đời sống
tâm linh phong phú với các vị thần, với những điều kì lạ siêu nhiên và một quan niệm sâu xa về thế
giới bên kia. Vì vậy việc phản ánh mặt kì lạ đó chẳng phải là cái gì đó xa lạ, phi hiện thực, trái lại
nó càng giúp chúng ta hiểu rõ hơn chiều sâu tâm hồn của con người trung đại” [68,tr737]. Ngoài ra,
với việc miêu tả tư thế, công việc của nhân vật, chúng ta có thể hiểu được đời sống của thần tiên:
“Có hai cụ già đang đánh cờ trên đó. Lại có đứa hầu nhỏ pha trà, trên phiến đá đầy la liệt tê
táo…..Hai cụ già vừa uống rượu vừa đánh cờ. Đến khi ván cờ gần tàn, vẫn ra vẻ không hay biết có
Lộc ở đó” [118,tr 30]. Hình ảnh này cho thấy một trạng thái ung dung, tự do, tự tại của nhân vật
Ngợi ca những tốt đẹp của nhân vật thần tiên, các tác giả không chỉ bàn về hành động kì vĩ, phi
thường của họ, mà còn ngợi ca họ ở khía cạnh nhân phẩm. Nói đến tài năng của loại hình nhân vật
này, đầu tiên phải kể đến đầu tiên tài sáng tác văn chương. Theo quan niệm của Nho gia, tài năng
văn chương là một trong những dấu hiệu bộc lộ khả năng thiên phú của nhân vật. Trần Nho Thìn đã
khẳng định: “Nếu dấu hiệu của hổ báo là các vằn đốm trên bộ lông, dấu hiệu của con phượng là sắc
lông sặc sỡ thì dấu hiệu của một thiên tài chính là văn chương” [112,tr 152]. Trong Hiếu đễ nhị
thần truyện, các thần vừa làm thơ vừa uống rượu, mỗi người ngâm lấy một bài thơ làm riêng cho
mình. Và cách làm thơ ở đây là để bình phẩm những bài thơ khác. Như vậy có thể thấy khả năng
sáng tác, đàm đạo văn chương cũng là tiêu chí để đánh giá tài năng nhân vật theo quan điểm của
người trung đại. Hơn thế nữa, qua thơ văn của một nhân vật, người xưa cho là còn có thể đánh giá
được phẩm chất cũng như năng lực hoạt động chính trị - xã hội của nhân vật đó.
Bên cạnh tài năng văn chương, lòng yêu thương con người là một trong những yếu tố cho thấy
nhân cách cao quý của thần tiên, “Điều này cho thấy sự tương thông giữa trời và người đã làm nảy
mầm cái thiện” [1,tr.44]. Giúp đỡ nho sinh là một hành động hiệp nghĩa dễ thấy ở nhân vật này. Đó
là sự giúp đỡ của thần tiên trong Hoa quốc kì duyên. Chàng Chu Sinh nhờ vào việc là cứ hai ba hôm
lại được đến gặp công chúa Hoa quốc một lần mà không cần ăn gì nhưng vẫn sống được: “Miệng
còn sặc hơi rượu, bụng vẫn còn no. Suốt ba ngày liền Sinh thấy mình vẫn no say như thế”
[117,tr.47]). Cũng có khi vị thần đó tiền thân là con người nhưng sau khi chết Thượng Đế xét thấy
có hiếu thảo nên phong cho làm thần. Những vị thần như thế cũng thường giúp đỡ thư sinh: “Hai
phong thư này em nên giấu kĩ. Đợi đến ba ngày trước khi vào phòng thi, xem chữ ghi ở trên, bắt
cháu học thuộc lòng, và có thể đỗ nhỏ đấy. Luật trời rất nghiêm, nếu để lộ cho người ngoài biết thì
hai bên đều bị tội nặng” [117,tr 94]. Và quan tâm đến những kiếp người ở tầng lớp dưới. Trong
truyện Tiên ăn mày của Vũ Trinh, mượn câu chuyện từ dân gian, nhà văn đã cho thấy người nông
dân hiền lành, chất phác, thương yêu con người đã được thần tiên tặng thưởng xứng đáng. Trong khi
đó những con người lừa dối, tham lam thì cuối cùng phải nhận những hình phạt thích đáng. Từ đó
nhà văn gửi gắm đến người đọc một bài học: ở đời đừng tham lam, độc ác và hãy sống thật với bản
chất của mình. Không chỉ giúp đỡ người học trò, anh nông dân nhân vật thần tiên còn được ngợi ca
ở tinh thần giữ gìn tài sản cho dân. Tác phẩm Thần giữ của của Vũ Trinh là một trong những kiểu
như vậy: “Dưới này chôn cất nhiều vàng bạc. Ta là thần giữ của. Nếu anh không chịu đi ngay thì tai
họa không nhỏ đâu” [118,tr 92]. Như vậy có thể thấy phẩm chất của loại hình nhân vật này bộc lộ
chủ yếu ở khía cạnh tình cảm của họ với nhân dân. Phải chăng điều này cũng giúp lý giải tại sao con
người trung đại thường xuyên nghĩ về một đấng tối cao nào đấy khi họ gặp thất bại hay buồn phiền.
Niềm tin của họ vào một thế lực siêu nhiên cũng giúp họ giữ mình sống trong sạch để không bị thần
linh trách phạt. Qua những tác phẩm truyền kì này có thể phần nào hiểu thêm về đời sống tâm linh
của con người trung đại. Mặt khác nhân vật thần tiên này cũng là mảnh đất lý tưởng để các tác giả
thay lời nhân dân bộc lộ những nguyện vọng, những ước mơ về cuộc sống, điều mà trong thực tại
con người không thể đạt được và phải tự an ủi mình bằng cách tìm đến với thế giới của thần tiên.
Ngoài ra một trong những nội dung khiến cho nhân vật thần tiên trong Thánh Tông di thảo,
Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn lục khác với kiểu thần tiên trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam
chích quái là họ cũng có đời sống tình cảm, tính cách như con người. Vương quốc của thần tiên
tưởng như không có bóng dáng của con người trần tục, thì nay đã thấy thấp thoáng. Nói khác đi thần
tiên đã được trần tục hóa. Họ cũng cần tình yêu, cũng có những khát khao hạnh phúc, tiêu biểu là
Giáng Hương trong Truyện Từ Thức lấy vợ tiên. Khi đã kết nghĩa phu thê với Từ Thức, Giáng
Hương trở nên “màu da hồng hào, chứ không khô gầy như trước nữa” [23,tr 105]. Hay trong Nhị nữ
thần truyện, hai nhân vật nữ ở đây tuy là thần nhưng vẫn mang những tình cảm, nguyện vọng và
phải đau khổ như con người. Cả hai cùng biết yêu thương, cùng nguyện thủy chung với chồng con,
để rồi cùng khổ đau, buồn bã như người phàm tục. Ngọc Hoàng trước nay vốn được xem là đấng
anh minh, tối cao nhất, tuyệt mỹ nhất và đặc biệt là được “trường sinh bất tử”. Vậy mà Ngọc Hoàng
trong Vũ môn tùng tiếu, Ngọc nữ về tay chân chủ cũng có lúc già nua. Điều này đã khẳng định một
chân lý: bất kể ai dù đó là Ngọc Hoàng cũng không thể thoát khỏi quy luật của tạo hóa: tuổi trẻ qua
đi, già nua và cái chết sẽ đến như một tất yếu. Tệ hơn, Ngọc Hoàng cũng có lúc nhầm lẫn, mê muội
trước những lời khoe khoang của kẻ khác: “nếu ngươi không nói ra, trẫm sẽ bị khoe khoang làm mê
hoặc” [23,tr 8]. Nếu thế giới của nhân vật thần tiên trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái là
“vùng đất “tịnh thổ”, “nơi các cám dỗ vật chất, những dục vọng nhất là sắc dục của thế giới phàm
tục bị truy đuổi một cách gắt gao” [112,tr 160] thì nhân vật thần tiên ở đây lại được thể hiện cả ở
những mặt tiêu cực của nó. Sơn thần và Thủy thần trong Ngọc nữ về tay chân chủ đều là những kẻ
tự kiêu, tự đại: “Núi là cao, hơn hết mọi nơi. Phượng lâu trúng tuyển, không ta thì ai? (….)Ở nhà, ta
là chúa của điểu thú, ra ngoài ta là Phò mã của Ngọc Hoàng, tôn quý biết dường nào” hoặc “nước
chảy chỗ trũng, việc thường xưa nay. Bình phong bắn sẻ không ta thì ai. (….)dưới nước thì các loài
thủy tộc là thần thiếp của ta, trên trời ta lại làm chủ nhân của Đế nữ, hiển vinh biết nhường nào”
[117tr 84-85]. Các vị thần trong Nhị nữ thần truyện cũng ganh ghét, gian dối như con người trần
tục: “Bốn tháng trước hai thần núi Trương Sơn và Trĩ Sơn vu cáo tội lỗi cho thân phụ thiếp. Thượng
đế trao bản án cho động Hoa Lư xét xử. Chủ động toàn nghe lời gian dối của hai thần kia” [117,tr
177].
Cách thức trần tục hóa thần tiên đã kéo những hình tượng của tín ngưỡng tôn giáo từ trên “bảo
tọa” xuống với người đời. Đầu tiên các nhà văn khẳng định đấy là thần tiên rồi sau đó mới phú cho
nhân vật này những đặc điểm như con người. Người đọc bắt gặp những nét kì lạ, phi thường cũng
như những hành vi đời thường của nhân vật. Chính cách viết từ hư đến thực, từ thần kì đến phàm
tục sẽ làm cho sức truyền cảm của nhân vật cao hơn. Đồng thời với cách viết này, các nhà văn dễ đi
vào những miền cấm kị của tôn giáo, vùng đất mà trước nay chưa có ai đào xới.
2.1.2.2. Loại hình các nhân vật đạo sĩ:
Bùi Duy Tân đã có nhận xét về văn chương nhà Nho thế kỉ XVI, XVII: “Lực lượng sáng tác thời
kì này chủ yếu là người ẩn sĩ, những người đã rút lui khỏi triều đường, hoặc chưa từng ra làm quan,
sống ẩn dật nơi thôn dã. Họ là những người tuy không còn mong thực hiện lý tưởng tu, tề, trị, bình
của kẻ sĩ nhưng giữ được tấm lòng trong sạch” [130,tr143]. Có thể nói đối với những nhà nho chọn
con đường ẩn dật thì tư tưởng Lão –Trang hấp dẫn hơn tư tưởng Phật giáo. Bởi lẽ Lão Trang khuyến
khích tìm tự do, lạc thú ở thiên nhiên, ở cuộc sống yên bình, vắng bóng lợi danh, tiền tài, quyền lực,
“đã khép áo, lui chân, người ẩn dật trong trạng thái đối diện với chính mình thường xuyên đã lần
lần tiếp nhận ảnh hưởng của Lão Trang, của Thiền” [130,tr144].
Tuy vậy nói về nhân vật đạo sĩ, các tác giả của Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Lan Trì
kiến văn lục trước hết là ngợi ca tài năng của họ. Khả năng xuất quỷ nhập thần là một trong những
khả năng quan trọng của một đạo sĩ. Bởi từ khả năng này họ mới có thể hành đạo giúp đời. Nếu
nhân vật thần tiên phi thường qua chân dung, hành động thì nhân vật đạo sĩ lại khác người ở tài
năng. Đấy là một đạo nhân xuất hiện chỉ trong chốc lát: “ông mới sực nhớ đến lời đạo nhân, bèn
theo như cách đã dặn mà gọi tên ông ta. Thoắt chốc quả thấy một cỗ xe mây bay đến, đứng dừng lại
ở trên không” [117,tr46]. Không chỉ vậy, đạo sĩ còn có phép thần thông, hô phong hoán vũ. Với khả
năng khác người thường ấy, nhân vật đạo sĩ dễ dàng hơn trong việc diệt trừ yêu ma, bảo vệ dân
lành. Nhân vật trừ ma trong Chuyện cây gạo là một ví dụ điển hình. Sau khi Trình Trung Ngộ vì yêu
ma mà chết đi, chúng cùng nhau trở về “làm yêu làm quái” và “hễ ai động đến cành lá cây gạo thì
dao gẫy, rìu mẻ, không thể nào đẵn phạt được” [117,tr 35]. Năm Canh Ngọ (1330), niên hiệu Khai
Hựu nhà Trần, một đạo sĩ thấy cảnh ấy đã ra tay cứu giúp: “Đạo nhân họp với người làng, lập một
đàn tràng cúng tế, viết ba đạo bùa, một đạo đóng vào cây gạo, một đạo thả chìm xuống sông, còn
một đạo đốt ở giữa giời; đoạn phát to lên rằng: Những tên dâm quỷ càn dỡ đã lâu, nhờ các thần
linh, trừ loài nhơ bẩn, phép không chậm trễ, hỏa tốc phụng hành” [117,tr 36]. Đó còn là khả năng
biết trước được mọi việc và giúp đỡ người nho sĩ để họ tránh được những tai ương, phiền toái: “Ông
làm tể tướng, kể thì không có lỗi lầm gì. Chỉ có rằng tại chức lâu ngày, hay yêu người này ghét
người khác. Nay thì sự thù oán đã sâu cay lắm, hồn oan đã đầy dẫy ở ngoài đường rồi” [117,tr 44].
Đạo sĩ thường là những người có thể hóa thân thành người khác. Đó có thể là người “khăn cũ giầy
rách, ăn mặc lôi thôi đi vào” hay là lão tiều phu đốn củi, người giả dạng đi xem bói. Dù xuất hiện ở
dạng nào họ cũng có thể trừ được yêu ma: “Người ấy lấy một đạo bùa ném ra, người con gái liền
ngã bổ nhào xuống đất thành ra một đốt xương trắng” [117,tr 125]. Như vậy điều đầu tiên có thể
thấy ở nhân vật này là khả năng diệt trừ yêu ma của họ. Đây là công việc không phải bất cứ ai cũng
có thể làm được.
Không chỉ đề cập đến tài năng của các đạo sĩ, các tác giả còn ngợi ca đức độ của họ. Đó là sự vô
tư, không tính toán lợi lộc với nhân dân: “Người làng đem rất nhiều tiền của để tạ ơn vị đạo nhân
nhưng đạo nhân phất áo đi vào non sâu, không lấy một tí gì cả” [1177,tr 37]. Đó cũng là cách hành
xử của vị đạo nhân vì tình nghĩa mà ra lời khuyên ngăn Thiên Tích chứ không vì vàng bạc: “Đạo
nhân nói như vậy đến mấy nghìn lời, đều ngụ cái ý khuyên răn cả. Ông Dương rất vui vẻ nghe theo.
Sáng hôm sau trong lúc lâm biệt, ông đem 10 đĩnh vàng tốt để tiễn chân. Đạo nhân cười mà rằng:
Hà tất như thế để làm gì! Tôi chỉ khuyên ông cố làm điều lành, để tôi khỏi trở lại gặp ông lần nữa,
đó tức là ông đã cho cố nhân nhiều lắm” [117,tr 45]. Là đạo nhân đi đây đi đó trừ yêu ma cứu
người, nhân vật được miêu tả thường không mang màu sắc dục vọng. Họ gắn liền với hình ảnh xuất
hiện trừ bạo xong rồi lại phất áo ra đi, không màng gì đến ơn nghĩa: “Lũ mày đắm đuối, nghiệp
chướng nặng nề, biết thủa nào thôi! Sao không rửa ruột đổi lòng, quay về đường chính. Ta sẽ tâu
lên Thượng Đế, tẩy hết những oan hồn đi cho. Chúng quỷ nghe nói đều sung sướng nhảy nhót rồi
trong chốc lát tan giãn đi cả. Ông Dương khẩn khoản khuyên mời xe tiên giáng xuống để được hỏi
han mọi việc sau, nhưng trong thoắt chốc đã không thấy gì nữa” [117,tr 46]. Họ luôn thiên về đời
sống tinh thần, cốt sống cho tâm hồn mình thanh thản, không thấy xấu hổ với cuộc đời. Họ sống tiêu
dao cùng với thiên nhiên: “Trong am đặt một cái giường mây, trên tường để đàn sáo và chiếc gối