Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 273 trang )
THẠCH QUYỂN
VỎ (dày 0-100km)
THẠCH QUYỂN
(vỏ và lớp mantie
trên rắn nhất)
Lớp vỏ trong
Mantie
VỎ
Mantie
Lỏng
Nhân
Nhân ngoài
Nhân trong
Rắn
Cấu tạo bên trong của Trái Đất
16
- Thạch quyển hay vỏ trái đất là một lớp vỏ cứng rất
mỏng có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành
phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí
địa lý khác nhau.
- Phân loại vỏ Trái Đất:
Vỏ lục địa gồm hai loại vật liệu chính là basalt dày
từ 1-2km ở dưới và các loại đá khác ở bên trên như
granit, sienit,… giàu SiO2, Al2O3. Vỏ lục địa thường
rất dày, trung bình 35km, có nơi 70-80km như ở
vùng núi cao Himalaya; ở vùng thềm lục địa (nơi
tiếp xúc giữa lục địa và đại dương) lớp vỏ lục địa
giảm còn 5-10km.
Vỏ đại dương có thành phần chủ yếu là các đá giàu
SiO2, FeO, MgO (đá basalt) trải dài trên tất cả các
đáy đại dương với chiều dày trung bình 8km.
17
8 nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái Đất
Nguyên tố
% trọng lượng toàn vỏ
% thể tích so với toàn vỏ
O
Si
Al
Fe
Mg
Ca
Na
K
46,60
27,72
8,13
5,0
2,09
3,63
2,83
2,59
93,77
0,86
0,47
0,43
0,29
1,03
1,32
1,83
18
THỦY QUYỂN
19
Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh
Trái Đất gồm nước ngọt, nước mặn ở cả 3 trạng thái
cứng, lỏng, hơi.
Thủy quyển của Trái đất nằm giữa khí quyển và địa
quyển. Nó gồm có biển, hồ, sông, đầm, nước ngầm,
lạch suối (dưới dạng chất lỏng) và băng hà (dưới
dạng chất rắn).
Theo ước tính của các nhà khoa học, tổng lượng
nước trên bề mặt Trái Đất vào khoảng 1,4 tỷ km3,
trong đó biển chiếm 97,3%. Nếu lấy nước biển phủ
đều trên mặt đất, mặt đất sẽ có một lớp thủy quyển
dày 2.700m.
Thủy quyển phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất,
ở Nam bán cầu là 80,9%, ở Bắc bán cầu là 60,7%.
20
21
22
KHÍ QUYỂN
- Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái Đất, với ranh giới dưới là
bề mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng
không giữa các hành tinh.
- Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh
Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất, gồm có
N (78,1% theo thể tích) và O2 (20,9%), với một lượng nhỏ Ar
(0,9%), CO2 (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số
chất khí khác.
- Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp
thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về
nhiệt độ giữa ngày và đêm.
- Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không
vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần
23
theo độ cao.
24
SINH QUYỂN
- Sinh quyển là một phần của Trái Đất, bao gồm tầng
trên của thạch quyển (có thể sâu tới 11km), toàn bộ thủy
quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có
các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển.
-Sinh quyển thường được hiểu gắn liền với Trái Đất.
Sinh quyển của Trái Đất bao gồm các loài động vật,
thực vật, vi khuẩn, nấm,... từ sinh vật đơn bào nguyên
thủy đến đa bào tiến hóa cao.
- Trong sự hình thành sinh quyển có sự tham gia tích
cực của các yếu tố bên ngoài như năng lượng Mặt trời,
sự nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất, các quá trình
tạo núi, băng hà,…
25
CẤU TRÚC SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Sinh quyển: là một quyển đặc biệt của Trái đất, ở đó tồn tại
sự sống
Sinh đới: là những vùng đặc thù về khí hậu, hệ động thực
vật và kiểu đất
Hệ sinh thái: là hệ thống các quần thể sinh vật và các thành
phần của môi trường sống bao quanh, trong một quan hệ
chặt chẽ và tương tác với nhau
Quần xã sinh vật: là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng
sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định, là phần
sống hay hữu sinh của hệ sinh thái
Quần thể sinh vật: là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh
sống trong một khoảng không gian xác định, thời gian nhất
định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới hữu thụ
Cá thể sinh vật
26