1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Điện - Điện tử >

Cần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 273 trang )


NÊN:



• Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất

xấu (có khả năng sản xuất thấp) cho các mục đích phi

nông nghiệp.

• Điều hòa giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng về

kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững.

• Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm đảm bảo có sản

phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu

đất.

• Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn

nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân

dụng mà không làm mất nguồn nước và thoái hóa

đất.

• Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích

trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và

cộng đồng.

43



• Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác

tổng hợp đa mục tiêu: nông - lâm kết hợp, chăn nuôi

dưới rừng, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông lâm - ngư kết hợp, nông lâm ngư mục kết hợp, nông

ngư kết hợp...

• Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển

thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái nhằm duy trì

sự tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa đồng bằng và vùng

đồi núi.

• Áp dụng quy trình và công nghệ canh tác thích hợp

theo từng vùng, tiểu vùng, đơn vị sinh thái và hệ

thống cây trồng.

• Phát triển ngành công nghiệp phân bón và nâng cao

hiệu quả sử dụng phân bón thông qua viêc phối hợp

tốt giữa phân bón hữu cơ, vô cơ, phân sinh học, vi

lượng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích đất,

đặc điểm đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của cây.

44

• …



3.3. TÀI NGUYÊN RỪNG

•Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề

mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như:

cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy,

điều hòa nước, nơi cư trú của các loài sinh vật và lưu

giữ các nguồn gen quý hiếm.

•Phân loại:

Rừng phòng hộ: được sử dụng để bảo vệ nguồn

nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai,

điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.

VD: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn

gió, chắn cát, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển,

rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

45



Rừng phòng hộ đầu nguồn Mù Cang Chải

46



Rừng phòng hộ ven biển

47



Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn

thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia,

nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa

và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du

lịch.



Rừng đặc dụng Yên Tử



48



 Rừng sản xuất: được sử dụng để sản xuất, kinh

doanh gỗ, các loại lâm sản khác, động vật rừng và

kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Rừng trồng sản xuất

ở Bảo Thắng, Lào

Cai



Sản xuất thảm hạt

pơ-mu

49



VAI TRÒ CỦA RỪNG



• Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu

cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản

ngoài gỗ

• Cung cấp động vât, thực vật là đặc sản phục vụ

nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư.

• Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho

xây dựng cơ bản.

• Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa

bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người.

• Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến

thực phẩm...phục vụ nhu cầu đời sống xã hội...

50



+Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái

• Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy,

chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ

đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy

năng

lớn

cho

các

nhà

máy

thủy

điện.

• Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự

xâm nhập của nước mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven

biển...

• Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí,

tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều

kiện cho công nghiệp phát triển.

• Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa,

hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất...

• Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du

lịch...

• Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học,

51

đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.



+Vai trò xã hội

Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở

quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa

đói giảm nghèo cho xã hội...

+Vai trò của rừng trong cuộc sống

• Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở

trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các

cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô

hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm

(S.V. Belov 1976).

• Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ

vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa

khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ

các nguồn gen quý hiếm.

• Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn

oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).

• Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm.

52



CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG



• Chặt phá rừng bừa bãi:

- Từ 7000 năm trước việc chặt phá rừng cho phát triển

nông nghiệp được xác định ở Trung và Nam Phi, còn ở

Ấn Độ được xác định vào 9000 năm trước. Tuy nhiên, vào

những năm trước việc chặt phá rừng làm nương rẫy theo

quy mô nhỏ nên không tác động xấu đến môi trường.

- Ở những vùng nhiệt đới việc chặt phá rừng xuất hiện

vào những năm cuối thế kỷ XIX do mở rộng diện tích

trồng cây nông nghiệp và công nghiệp.

- Theo FAO từ năm 1950 rừng nhiệt đới mất khoảng 50%,

nhiều nhất là ở Trung Mỹ (60%), Trung Phi (52%), Nam

Phi và Đông Nam Á tương ứng là 37 và 38%.

53



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (273 trang)

×