1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Điện - Điện tử >

CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 273 trang )


Mỏ khai thác than lộ

thiên của Công ty than

Cọc Sáu



Giếng nghiêng ở Công ty

than Giáp Khẩu



Điểm khai thác than “thổ

phỉ” kích thước khoảng

1,5mx1,5m, sâu khoảng

30m

70



Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đã thử

nghiệm trồng cây xanh phủ xanh "núi chết". Nhiều tỷ

đồng đã được đầu tư, song cây chỉ sống lay lắt được vài

năm rồi tàn lụi.

Nguy cơ từ "núi" xít, "sông" thải:

Với sản lượng khai thác than nguyên khai hơn 40 triệu

tấn năm, mỗi năm TKV thải ra ít nhất là 100 triệu m3

chất thải rắn như đất, đá, xít. Đây là nguyên nhân

khiến Quảng Ninh là địa phương duy nhất có rất nhiều

"núi chết" cao ngất ngưởng, tồn tại hàng chục năm,

nhưng không loại cây cối nào sống nổi, đủ để trở thành

mối đe dọa về sạt lở, vùi lấp sông suối, công trình, nhà

cửa vùng sản xuất và tính mạng người dân. Trên cả

"đe dọa", tại khu vực khai thác than lộ thiên thuộc thị

xã Cẩm Phả thường xuyên xảy ra các vụ sạt lở núi thải

gây hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản.

Nguyên nhân là do cao trình của các "núi thải" không

được xử lý cắt tầng, che chắn đúng quy trình kỹ thuật.



71



Tại các vùng khai thác theo công nghệ hầm lò, theo các cứ liệu lưu

trữ của chính tập đoàn TKV cho thấy, trải qua nhiều thập kỷ, hầu

như chỉ có mở các đường lò mà không hề nghĩ tới chuyện hoàn thổ

sau khi lò hết khả năng khai thác than. Theo đó, có thể hình dung

dưới lòng đất là chằng chịt, xiên chéo những đường lò mới, cũ đan

xen nhau. Đây chính là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn bất ngờ

như sập lò, bục túi nước, nổ khí metal năm nào cũng xảy ra. Hậu

quả là hàng chục thợ lò bị vùi lấp, chết cháy, chết ngạt.

Ngoài chất thải dạng khối còn có nước thải chứa nhiều hoá chất

độc hại. Theo Cục BVMT, tổng lượng nước rửa trôi bề mặt và nước

thải hầm lò trong khai thác than khoảng 20-25 triệu m3/năm, hầu

hết không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Nước thải từ

các bãi thải tại mỏ than Hà Lầm có hàm lượng BOD vượt 5,7 lần,

COD vượt 5,3 lần, TSS vượt 3,9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Tại mỏ Mông Dương, hàm lượng Sunfua vượt 1,9 lần, TSS vượt

2,0 lần; mỏ Khe Chàm có hàm lượng Mangan (Mn) vượt 2,8 lần;

mỏ Dương Huy có hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 15,6 lần

TCCP. Những chất độc hại này được xác định là "sát thủ" tàn phá

môi trường, gây ô nhiễm môi trường biển vịnh Hạ Long. Nguy

hiểm hơn, chúng có thể xâm thực gây nhiễm độc nguồn nước phục

vụ sinh hoạt và sản xuất.

72



Những "ví dụ" về hoàn nguyên

Mỏ của Công ty Than Cọc Sáu là một trong những vùng trọng điểm về

khai thác than lộ thiên. Sau hàng chục năm khai thác, đến nay độ sâu

lòng moong đã ở mức - 300m so mới mực nước biển. Tương ứng với đó,

một lượng chất thải như đất đá, xít, xỉ thải ra khoảng 30 triệu m3/năm,

đủ để hình thành nhiều "núi thải" thuộc loại to nhất, cao nhất Quảng

Ninh. Nhằm giảm bớt tính nguy hiểm, TKV đã chỉ đạo đơn vị này thực

hiện đổ thải theo "quy hoạch", theo "thiết kế" đã được phê duyệt hàng

năm của TKV. Các mức tầng thải có chiều cao tầng từ 25-30m theo

trình tự từ dưới lên để hạn chế sự trôi lấp và giảm lượng bụi phát sinh

các khu vực đổ thải làm ảnh hưởng tới môi trường.

Đặc biệt, các hộ chiếu đổ thải đều được thiết kế trên cơ sở đảm bảo

thoát nước, hạn chế tụt lở, trôi lấp và ít ảnh hưởng đến các vùng lân

cận. Riêng với bãi thải khu vực Khe Rè (đã từng bị vỡ đập làm vùi lấp

nhà dân), đã đầu tư xây dựng hệ thống đập chắn đất số 4 đảm bảo an

toàn cho khu vực dân cư phường Cửa Ông, đang tiến hành đổ hoàn

chỉnh các phân tầng đúng giới hạn để hoàn nguyên.

Nhằm hạn chế ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, thời gian qua,

công ty đã tổ chức bơm chuyển tải 2 cấp. Tuy vậy, cho đến nay cũng

chưa có cấp thẩm quyền khẳng định về tính hiệu quả, tính bền vững

rằng môi trường ở Cẩm Phả từ nay sẽ không còn bị đe dọa.

73



Ở một số bãi thải khác, TKV cũng đã thử nghiệm trồng

cây xanh phủ xanh "núi chết". Nhiều tỷ đồng đã được

đầu tư, song cây chỉ sống lay lắt được vài năm rồi tàn lụi.

Tại Công ty Than Nam Mẫu, TKV xác định sẽ xây dựng

quy trình chuẩn về việc khai thác than bằng công nghệ

"ướt", gắn liền với công nghệ tái tạo, hoàn nguyên môi

trường. Nói khái quát, việc khai thác than tại đây sẽ

không theo cách làm truyền thống. Tất cả đều dùng nước,

nước để khoan than, lấy than, rửa than rồi lọc nước để

tuần hoàn, lọc nước để trả về với môi trường tự nhiên.

Điều băn khoăn không phải chi phí đầu tư cho công nghệ

này là những con số quá lớn lao. Cái chính là tính hữu

dụng, tính đồng bộ và trữ lượng nước nguồn liệu có đủ để

đáp ứng đòi hỏi của công nghệ?

Song, những nỗ lực như thế chưa đủ, môi trường sống,

môi trường tự nhiên tại các vùng khai thác than vẫn nhức

nhối từng ngày, vì không thể tốt hơn chỉ bằng những việc

làm mang tính... ví dụ



74



2. Dầu và khí đốt:





Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, ô nhiễm không khí, nước;







Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển;







Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và kim loại nặng cho môi trường nước và đất khu vực;







Đốt dầu khí tạo ra các chất thải khí tương tự như đốt than.



75



Theo Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (NRC)

Hàng năm có khoảng 3,2 triệu tấn dầu làm ô nhiễm

biển từ các nguồn khác nhau. Trong đó:

• 30% (khoảng 960.000 tấn) từ các cơ sở công nghiệp

và dân cư đô thị;

• 22% từ các tàu chở dầu;

• 13% từ các vụ tai nạn tàu chở dầu;

• 8% là do ô nhiễm dầu tự nhiên từ các đứt gãy của vỏ

Trái Đất;

• 2% là do hoạt động khai thác dầu khí trên biển;

• Còn lại là từ các nguồn khác.

76



Vịnh Hạ Long ô nhiễm dầu nặng nhất cả nước

Theo Báo cáo hiện trạng ô nhiễm vùng ven biển Việt Nam,

vùng nước Vịnh Hạ Long được đánh giá là có mức độ ô

nhiễm dầu nặng nhất.

Theo đó, vùng nước Cảng Cái Lân có thời điểm hàm lượng

dầu trong nước biển đạt tới 1,75mg/l gấp 6 lần TCVN và gấp

hàng chục lần tiêu chuẩn ASEAN, có đến 1/3 diện tích mặt

vịnh thường xuyên có hàm lượng dầu từ 1 đến 1,73 mg/l.

Hàm lượng dầu trong trầm tích ven bờ hai bên Cửa Lục đạt

mức độ cao nhất 752,85mg/kg.

Bằng mắt thường, có thể thấy, tại Cảng tàu Du Lịch Bãi

Cháy, âu tàu Tuần Châu, các khu neo đậu tàu du lịch ở các

điểm tham quan du lịch trên Vịnh, khu neo đậu tàu Vụng

Đâng, Lán Bè, Bến Đoan, cảng xăng dầu B12, cảng Cái Lân,

khu công nghiệp đóng tàu Giếng Đáy,v.v.. đều thường xuyên

có váng dầu loang rộng trên mặt biển.



77



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (273 trang)

×