Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.86 KB, 76 trang )
* Sự phát triển của cây mạ
Hạt nảy mầm sẽ phát triển thành cây mạ (lúa
non). Đầu tiên từ phôi mầm đâm ra lá nguyên
thủy chưa có phiến lá, lá thật đầu tiên với phiến
lá hoàn chỉnh đồng thời một số rễ mới cũng
hình thành.
Với sự xuất hiện của lá thật đầu tiên và các rễ
mới, mộng mạ đã phát triển thành cây mạ. Cây
mạ hoàn chỉnh gồm 3 bộ phận: lá, thân, rễ.
* Điều kiện cần thiết để có cây mạ tốt
Đủ nước: nước giúp cây mạ sinh trưởng khỏe và
đều; thiếu nước cây mạ sinh trưởng kém, yếu,
lớp nước sâu làm cây mạ lướt.
Nhiệt độ: thích hợp nhất 23 – 25oC (to < 13oC kéo
dài trên 7 ngày cây mạ chết)
* Điều kiện cần thiết để có cây mạ tốt
Đủ độ sáng: trời nắng nhẹ, mộng mạ ở nơi đủ
ánh sáng giúp cây mạ phát triển tốt.
Đủ dinh dưỡng: khi cây mạ có một lá thật thì
nó đã hút được dinh dưỡng từ đất. Cần bón
đủ phân và cân đối cả N, P, K để có cây mạ
khỏe.
• Thảo luận:
Đặc điểm hình thái – sinh học của:
+ Rễ lúa
+ Thân cây lúa
2.3 Rễ lúa
2.3 Rễ lúa
a. Hình thái cấu tạo rễ lúa:
Rễ cây là rễ chùm.
Khi hạt nảy mầm thì mới chỉ có 1 rễ là
rễ phôi. Sau đó các rễ khác mọc ra từ các
đốt thân và khi khi có 1 lá thật cây lúa non
đã có thể có 4 – 6 rễ mới, càng về sau số
lượng rễ càng nhiều thêm.
2.3 Rễ lúa
b. Sự phát triển của bộ rễ
Số lượng rễ của một khóm lúa phụ thuộc vào số
mắt thân. Cây lúa có thêm nhánh thì số lượng rễ
nhiều thêm.
Bộ rễ lúa phân bố ở tầng đất mặt. Giai đoạn lúa
đẻ nhánh hầu hết rễ tập trung ở lớp đất 10 cm
trên cùng, các giai đoạn sau có tới 20 cm
Số lượng rễ đạt tối đa ở giai đoạn trước trổ và
giảm đi ở thời kỳ chín.
2.4 Thân cây lúa
2.4 Thân cây lúa