1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Quản trị kinh doanh >

1 ý ngha ca hp ng ngoi thng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 83 trang )


• Phải đảm bảo đầy đủ pháp luật, đảm bảo tích cực kế hoạch pháp lệnh và tính

pháp chế của hợp đồng kinh tế.

• Phát huy tính chủ động độc lập kinh doanh của bên ký kêt hợp đồng

• Bảo đảm sự hợp tác trên tinh thần hai bên cùng có lợi

6.2 Nội dung của hợp đồng kinh tế

• Tên hàng

• Số lượng và cách xác định

• Quy cách, phẩm chất và cách xác định

• Thời hạn, địa điểm giao hàng

• Giá trị, giá cả và điều kiện thanh toán

• Phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán

• Bao bì, ký mã hiệu

• Kiểm tra, giám định hàng hoá xuất nhập khẩu

• Phạt và bồi thường thiệt hại

• Giải quyết tranh chấp

• Những quy định khác tuỳ theo đặc tính của hàng hoá hoặc của việc giao hàng

Ngoài các điều khoản trên, tuỳ trường hợp cụ thể mà cần có các điều khoản

khác cho

phù hợp nhằm đảm bảo tính chất và tính rõ ràng của hợp đồng.

7. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

7.1 Xin giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là vấn đề quan trọng hàng đầu về mặt pháp lí để tiến hành các

khâu trong quá trình nhập khẩu hàng hoá với xu hướng mở rộng quan hệ quốc tế,nhà

nước tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nhập khẩu hàng hoá theo

ngành nghề mà đơn vị đó tiến hành sản xuất kinh doanh.Xin giấy phép nhập khẩu cho

từng lần nhập khẩu một hoặc một số mặt hàng nhất định , chuyên chở bằng một phương

thức vận tải và giao nhận tại một cưa khẩu nhất định. Nhà nước quản lý nhập khẩu bằng

hạn ngạch và bằng luật pháp. Hàng hoá là đối tượng quản lý gồm có 5 mức.

• Những danh mục hàng hoá nhà nước cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm dừng

• Những danh mục hàng hoá được phép xuất nhập khẩu ngoài hạn ngạch

• Những danh mục hàng hoá quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch



• Những danh mục hàng hoá quản lý bằng kế hoạch định hướng

• Những danh mục hàng hoá còn lại

Hiện nay việc cấp phép nhập khẩu từng chuyến hàng mậu dịch.

• Bộ thương mại cấp giấy phép nhập khẩu từng chuyến hàng mậu dịch

• Tổng cục hải quan cấp giấy phép hàng phi mậu dịch (hàng mẫu, quà biếu,

hàng triển lãm)

• Tuỳ theo tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn mà nhà

nước ban hành quy định nhập khẩu mặt hàng khác nhau.

Hiện nay nhà nước quy định như sau:

• Hàng nhập khẩu theo nghị định thư hoặc các hiệp định đã ký với nước

ngoài. Đối với mặt hàng này, hàng năm sáu tháng một lần bộ chủ quản,

UBND tỉnh, thành phố cần đăng ký với bộ thương mại kế hoạch nhập

khẩu của mình. Đến kỳ hạn thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh cần xin

giấy phép nhập khẩu từng chuyến

• Hàng nhập ngoài nghị định thư, ngoài nghị định nhưng là hàng quan trọng

với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hàng năm sáu tháng một lần,

trên cơ sở yêu cầu của bộ chủ quản hoặc UBND tỉnh, thành phố bộ thương

mại cấp hạn ngạch thương mại. Trong khuôn khổ hạn ngạch đơn vị kinh

doanh nhập khẩu ký kết hợp đồng và trước mỗi chuyến giao nhận hàng

phải xin giấy phép nhập khẩu từng chuyến.

• Hàng ngoài nghị định thư nhưng không thuộc loại quan trong như nhóm

trên, bộ chủ quản hoặc UBND tỉnh, thành phố không cần xin phép hạn

ngạch nhưng phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu với bộ thương mại, trước

mỗi chuyến nhân hàng đơn vị phải xin giấy phép nhập khẩu từng chuyến

7.2 Mở L/C

*Điều kiện mở L/C

• Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

• Có tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng. Để mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng

ngoại thương Việt Nam phải đóng ít nhất 500 USD vào tài khoản chuẩn bị

mở cùng các giấy tờ sau: quyết định thành lập đơn vị, quyết định bổ nhiệm

giám đốc, kế toán trưởng.

* Cách mở L/C



• Các giấy tờ cần nộp khi đến ngân hàng mở L/C

• Đối với L/C trả ngay cần nộp cho hàng nhập khẩu các giấy tờ: giấy phép

nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, đơn xin mở L/C trả ngay.

• Đối với L/C trả chậm cần nộp các giấy tờ: giấy phép nhập khẩu hàng hoá hoặc

Quota, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, phương án bán hàng và thanh toán, đơn

xin mở L/C, đơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ.

• Nội dung mở L/C cần ghi rõ: loại L/C, người mở L/C (tên, họ, địa chỉ) cam kết

trả tiền của ngân hàng khi bên bán xuất trình bộ chứng từ yêu cầu đối với

chứng từ thanh toán, thời hạn giao hàng, điều kiện giao hàng, bao bì, đóng gói,

ký mã hiệu, thời hạn nộp chứng từ, chỉ thị ngân hàng thương lượng, tỷ lệ ký quỹ

• Những điều kiện cần chú ý

+ Đơn xin mở L/C là văn bản pháp lý để giải quyết tranh chấp nếu có giữa người

mở L/C và nhận hàng mở L/C, đồng thời là cơ sở để ngân hàng viết L/C cho bên

xuất khẩu. Văn phong của đơn lại rất khó hiểu vì vậy nhập khẩu cần hết sức chú ý

để lập đơn cho chính xác, viết đúng mẫu và phù hợp với nội dung mình mong

muốn.

+ Cần cân nhắc kỹ các điều kiện ràng buộc kèm theo bên xuất khẩu sao cho vừa

chặt chẽ vừa đảm bảo quyền lợi của mình vừa khiến cho bên xuất khẩu có thể

nhận được.

+ Cần tôn trọng những điều khoản của hợp đồng, tránh mâu thuẫn với hợp đồng.

+ Đơn xin mở L/C không ghi ngày mở L/C thì ngân hàng sẽ mở L/C ngay khi

hoàn tất thủ tục ký quỹ.

• Ký quỹ mở L/C: ký quỹ là một hình thức tính tiền trong tài khoản lưu

thông chuyển qua một tài khoản đặc biệt gọi là tài khoản ký quỹ. Tài khoản này

không được quyền tự ý rút tiền ra và gửi tiền vào. Số tiền đó dùng để thanh toán

nộp L/C đã mở.

+ Đối với L/C trả ngay: tuỳ theo từng khách hàng mức quỹ có khác nhau. Ngân

hàng ngoại thương Việt Nam chia khách hàng ra làm ba loại

Khách hàng loại I: một số ít đã có quan hệ lâu năm với ngân hàng, tài khoản gửi

tiền luôn có số dư đủ lớn, có uy tín về thanh toán nhập khẩu. Loại khách hàng này

không cần ký quỹ.



Khách hàng loại II: là khách hàng có giao dịch thường xuyên, có uy tín đối với

ngân hàng sẽ được ký quỹ dưới mức 100% giá trị L/C. khi làm đơn khi mở L/C

cần ghi rõ mức phần trăm ký quỹ.

Khách hàng loại III: tỷ lệ ký quỹ là 100%

+ Đối vơi L/C trả chậm

tỷ lệ ký quỹ thường là 10 – 20% giá trị L/C

• Thực thi ký quỹ mở L/C: nếu có số dư tài khoản lớn hơn số tiền ký quỹ thì ngân

hàng sẽ trích số tiền ký quỹ từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký

quỹ. Hai tài khoản này có lãi suất bằng nhau (1%), nếu số dư tài khoản tiền

gửi nhỏ hơn sô tiền ký quỹ thì sẽ giải quyết bằng một trong hai cách: mua

ngoại tệ để ký quỹ hoặc vay ngoại tệ để ký quỹ. Đối với tất cả các trường hợp

ký quỹ, đồng thời việc lập phiếu chuyển khoản với nội dung ký quỹ mở L/C

nhân viên ngân hàng lập phiếu chuyển khoản với nội dung phí mở L/C. cùng

với việc lập hai phiếu trên nhân viên ngân hàng sẽ soạn thảo L/C và trình thủ

trưởng duyệt rồi chuyển L/C cho người nhập khẩu qua ngân hàng thông báo.

7.3 Thuê phương tiện vận tải

Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật khá phát triển, phương tiện giao thông

nói chung và phương tiện vận chuyển hàng hoá nói riêng cũng phát triển rất phong phú

và đa dạng về chủng loại. Trong mỗi loại phương tiện vận chuyển chất lượng của phương

tiện và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao.

Trong kinh doanh vận chuyển hàng hoá thương mại quốc tế, hiện nay người ta sử

dụng một số loại phương tiện vận chuyển sau đây:

+ Đường sắt có tàu hoả, ô tô ray

+ Đường bộ thì chủ yếu là ôtô

+ Đường hàng không thì chủ yếu là máy bay

+ Đường biển có tàu thuỷ và sà lan

+ Hỗn hợp kết hợp hai hoặc tất cả các phương tiện vận chuyển được nêu trên.

Trong thương mại quốc tế thì vận chuyển hàng hoá bằng đường biển giữ một vai

trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng từ 75 – 80% tổng khối lượng hàng hoá lưu chuyển trong

thương mại quốc tế. Sở dĩ như vậy là do thuận tiện, vận chuyển được hàng hoá có khối

lượng lớn, cồng kềnh, cước phí thấp. Nhưng có nhược điểm là thời gian vận chuyển dài,



gặp nhiều rủi ro trên đường vận chuyển như thiên tai, cướp biển và các trường hợp bất

khả kháng khác…

Điều kiện giao hàng trong hợp đồng thương mại quốc tế là cơ sở xác định quyền

thuê tàu của bên mua và bên bán. Ví dụ như phí xuất khẩu theo điều kiện CIF ( hoặc bán

CIF) cảng nướ ngoài thì bên bán được quyền thuê tàu. Khi nhập khẩu theo điều kiện FOB

(hoặc bán FOB) cảng nước ngoài thì bên mua được quyền thuê tàu.

Trong thực tế của Việt Nam hiện nay số lượng tàu và trọng tải của tàu không đáp

ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá do vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải thuê

tàu hoả của nước ngoài hoặc nhường quyền thuê tàu cho nước ngoài. Doanh nghiệp nhập

khẩu tuỳ theo đặc điểm, khối lượng của hàng hoá và điều kiện vận tải mà tiến hành chọn

phương tiện vận tải và hình thức vận tải. Ngoài những hàng hoá có tính năng đặc biệt

phải có phương tiên vận chuyển chuyên dụng còn lại thông thường có hai hình thức thuê

vận tải là thuê tài chợ và thuê tàu chuyến.

• Tàu chợ là tàu chỉ chở hàng hoá chạy thường xuyên trên một tuyến nhất

định, ghé vào các cảng quy định và theo một lịch trình định trước. Tàu chợ

chủ yếu chuyên chở các hàng hoá đóng bao gói. Đóng kiện nên còn gọi là tàu

chở hàng bách hoá.

Thuê tàu chợ có ưu điểm sau:

+ Chủ động trong việc thuê tầu và đưa hàng ra cảng gửi hàng.

+ Có thể chuyển chở bất kỳ loại hàng gì, số lượng nhiều hay ít, giá cước tương đối

rẻ.

+ Có thể tính được các cước phí vận chuyển trước khi ký kết các điều khoản hợp

đồng mua bán nhất là các điều khoản về giá cả.

+ Thủ tục thuê tàu đơn giản, nhanh chóng

Thuê tàu chợ có nhược điểm sau:

+ Giá cước tính theo một đơn vị hàng hoá chuyên chở thường rất cao.

+ Người thuê tàu không được tự do thoả thuận các điều kiện chuyên chở mà phải

chấp nhận sẵn có trong vận đơn và biểu cước của chủ tàu.

+ Không linh hoạt, nếu như cảng xếp dỡ nằm ngoài hành tình quy định của tàu.

• Tàu chuyến là tàu kinh doanh chuyên chở hàng hoá trên biển không theo

một lịch trình định trước, nó thường hoạt động chuyên chở hàng hoá trong

một khu vực địa



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

×