Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 83 trang )
gặp nhiều rủi ro trên đường vận chuyển như thiên tai, cướp biển và các trường hợp bất
khả kháng khác…
Điều kiện giao hàng trong hợp đồng thương mại quốc tế là cơ sở xác định quyền
thuê tàu của bên mua và bên bán. Ví dụ như phí xuất khẩu theo điều kiện CIF ( hoặc bán
CIF) cảng nướ ngoài thì bên bán được quyền thuê tàu. Khi nhập khẩu theo điều kiện FOB
(hoặc bán FOB) cảng nước ngoài thì bên mua được quyền thuê tàu.
Trong thực tế của Việt Nam hiện nay số lượng tàu và trọng tải của tàu không đáp
ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá do vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải thuê
tàu hoả của nước ngoài hoặc nhường quyền thuê tàu cho nước ngoài. Doanh nghiệp nhập
khẩu tuỳ theo đặc điểm, khối lượng của hàng hoá và điều kiện vận tải mà tiến hành chọn
phương tiện vận tải và hình thức vận tải. Ngoài những hàng hoá có tính năng đặc biệt
phải có phương tiên vận chuyển chuyên dụng còn lại thông thường có hai hình thức thuê
vận tải là thuê tài chợ và thuê tàu chuyến.
• Tàu chợ là tàu chỉ chở hàng hoá chạy thường xuyên trên một tuyến nhất
định, ghé vào các cảng quy định và theo một lịch trình định trước. Tàu chợ
chủ yếu chuyên chở các hàng hoá đóng bao gói. Đóng kiện nên còn gọi là tàu
chở hàng bách hoá.
Thuê tàu chợ có ưu điểm sau:
+ Chủ động trong việc thuê tầu và đưa hàng ra cảng gửi hàng.
+ Có thể chuyển chở bất kỳ loại hàng gì, số lượng nhiều hay ít, giá cước tương đối
rẻ.
+ Có thể tính được các cước phí vận chuyển trước khi ký kết các điều khoản hợp
đồng mua bán nhất là các điều khoản về giá cả.
+ Thủ tục thuê tàu đơn giản, nhanh chóng
Thuê tàu chợ có nhược điểm sau:
+ Giá cước tính theo một đơn vị hàng hoá chuyên chở thường rất cao.
+ Người thuê tàu không được tự do thoả thuận các điều kiện chuyên chở mà phải
chấp nhận sẵn có trong vận đơn và biểu cước của chủ tàu.
+ Không linh hoạt, nếu như cảng xếp dỡ nằm ngoài hành tình quy định của tàu.
• Tàu chuyến là tàu kinh doanh chuyên chở hàng hoá trên biển không theo
một lịch trình định trước, nó thường hoạt động chuyên chở hàng hoá trong
một khu vực địa
lý nhất định và theo yêu cầu của người thuê tàu. Tuỳ theo khối lượng của hàng hoá
và đặc điểm chuyên chở, người thuê tàu có áp dụng một trong các hình thức sau:
+ Thuê chuyến một
+ Thuê chuyến khứ hồi
+ Thuê chuyến một liên tục
+ Thuê bao cả tàu
* Ưu điểm của phương thức thuê tàu chuyến gồm có:
+ Tính linh hoạt, có thể xếp dỡ hàng ở bất kỳ cảng nào
+ Giá cước phí tương đối rẻ
+ Người thuê tàu được tự do thoả thuận những điều khoản ghi trong hợp đồng thuê
tàu
+ Tốc độ chuyên chở hàng hoá nhanh do ít ghé vào các cảng dọc đường
*Nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến gồm có:
+ Giá cước phí vận chuyển thường biến động trên thị trường do vậy chủ hàng khó
xác định được chi phí khó bàn bạc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá và tăng
thêm sai số khi xác định lãi ròng trong kinh doanh.
+ Kỹ thuật nghiệp vụ thuê tàu chuyến khá phức tạp
+ Hàng hoá vận chuyển phải có khối lượng đủ lớn để đảm bảo tải trọng của tàu.
7.4 Mua bảo hiểm
Chuyên chở hàng hoá bằng đường biển thường hay gặp nhiều rủi ro tổn thất. Bởi
vậy trong kinh doanh buôn bán quốc tế, bảo hiểm hàng hoá là loại bảo hiểm phổ biến
nhất. Các doanh nghiệp nhập khẩu cần mua bảo hiểm nhập khẩu theo các điều kiện
EXW, FAC, FAS, FOB, CTT. Hàng nhập khẩu thường được mua theo một dạng đặc biệt
của hợp đồng bảo hiểm. Để bảo hiểm an toàn cho hàng hoá khi chưa biết tên tàu ngày giờ
khởi hành người được bảo hiểm đến Bảo Việt ký kết hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo
hiểm được chia thành hai loại:
+ Hợp đồng bảo hiểm bao: là hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong một
thời gian nhất định (thường là 1 năm). Trong hợp đồng bảo hiểm này,người bảo hiểm sẽ
cam kết tất cả các chuyến hàng xuất nhập khẩu của người được bảo hiểm trong một năm.
Khi có chuyến hàng xuất nhập khẩu người được bảo hiểm khai báo cho người bảo hiểm
biết và yêu cầu cấp đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Ưu điểm của hợp đồng bảo
hiểm bao là mang tính chất từ động và linh hoạt. Khi có hàng xuất nhập khẩu là tự động
bảo hiểm mặc dù chưa khai báo và nếu người bảo hiểm vì lý do khách quan chưa kịp gửi
giấy báo và hàng bị tổn thất thì người bị bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm
+ Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiêm cấp cho một chuyến hàng từ
địa điểm này đến địa điểm khác trên hành trình của một con tàu chuyên chở hàng hoá đó.
Khi ký hợp đồng bảo hiểm cần nắm giữ các điều kiện bảo hiểm A,B,C. Ngoài ra còn có
một số điều kiện bảo hiểm đăc biệt như bảo hiểm đình công, bảo hiểm chiến tranh…
* Giá trị bảo hiểm người được bảo hiểm phải kê khai theo từng chuyến với các số
liệu, giá trị toàn bộ hàng hoá xếp trên cùng một chuyến tàu. Trong đó ghi số vận đơn B/L
số kiện, trọng lượng, trị giá FOB hoặc C&F, số hợp đồng mua bán, số thư tín dụng, ngày
mở và giá trị L/C, nguồn vốn để trả phí bảo hiểm. Trên cơ sở đó, người bảo hiểm xác
định giá trị cho lô hàng đó là:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị CIF của lô hàng = C & F/1-R
Trong đó:
R: tỷ lệ phí bảo hiểm hoặc có thể bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm = (100% + 10%). CIF
Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm nếu được người bảo hiểm khai báo lô
hàng bảo hiểm quá chậm. Nếu chậm trễ này là của khách quan ngoài phạm vi giá trị của
người được bảo hiểm nhưng không quá chậm ngày tàu bắt đầu dỡ lô hàng thì Bảo Việt
vẫn cần cấp đơn bảo hiểm và chịu trách nhiệm rủi ro tổn thất.
Phí bảo hiểm: được xác định theo số tuyệt đối theo tỉ lệ tính theo công thức sau:
F=CIR*R
Hoặc F=(CIF+10%CIF)*R
Như vậy, phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố:
+Bản thân hàng hoá
+Con tàu chuyên chở: thuộc tính, cấp hạng, tuổi tàu, cước phí vận chuyển
+Quãng đường chuyên chở, tình hình thiên tai, tai nạn rủi ro có thể xảy ra trên
hành trình đó
+Điều kiện bảo hiểm còn phụ thuộc vào các yếu tố khác không kém phần quan
trọng là chi phí để tái bảo hiểm,chi phí trong hạn chế tổn thất và tình qua các năm của
loại hàng hoá và chủ hàng bảo hiểm
7.5 Làm thủ tục hải
quan
Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để nhập khẩu phải được tiến hành làm
thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là công cụ quản lí hành vi buôn bán theo pháp luật của
nhà nước để ngăn chặn nhập khẩu lậu qua biên giới, để kiểm tra giấy tờ có sai sót giả
mạo không. Để thống kê số lượng hàng hoá nhập khẩu việc làm thủ tục hải quan bao gồm
3 bước chủ yếu:
• Khai báo hải quan:
Chủ hàng phải kê khai chi tiết về hàng hoá lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm
tra các thủ tục giấy tờ. Việc kê khai phải trung thực nội dung chính xác. Nội dung kê
khai bao gồm:
+Loại hàng (mậu dịch , phi mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch qua biên giới,hàng
tạm nhập khẩu để tái sản xuất )
+Tên hàng
+Số lượng, khối lượng
+Gía trị hàng hoá
+Phương tiện vận tải
+Xuất hoặc nhập khẩu với nước nào đó
• Xuất trình hàng hoá
Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát.
Thông thường, với khối lượng ít người ta vận chuyển hàng hoá tới kho của hải
quan để kiểm lương và làm thủ tục hải quan và nộp thuế(nếu có)đối với hàng nhập
khẩu.
Đối với xuất nhập khẩu có khối lượng lớn kiểm tra hàng hoá và giấy tờ của hải
quan có thể diễn ra ở 3 nơi:
+Tại nơi đóng gói bao bì: nhân viên hải quan có thể kiểm tra theo nghiệp vụ của
mình và nội dung niêm phong kẹp trì.
+Tại nơi giao nhận hàng cuối cùng: nhân viên hải quan có thể kiểm tra theo
nghiệp vụ của mình.
+Tại cửa khẩu:nhân viên kiểm tra hàng hoá và giấy tờ ngay tại cửa khẩu nhập xuất
hàng hoá.
• Thực hiện các quy định của hải quan.
Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hoá ,hải quan sẽ ra các quyết định sau:
+Cho hàng hoá qua biên giới
+ Cho hàng hoá qua biên giới có điều kiện
+Cho hàng hoá qua biên giới sau khi chủ hàng đã nộp thuế nhập khẩu
+Không được phép nhập khẩu
+Trách nhiệm của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các nội dung nói trên.
Nếu vi phạm các quy định nói trên sẽ thuộc vào tội hình sự.
7.6 Nhận hàng hoá
Theo nghị định 200/CP ngày 31/12/1973 các cơ quan vận tải có trách nhiệm tiếp
nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng
hoá trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh
giao hàng của đơn vị ngoại thương đã nhập khẩu hàng hoá đó
Bởi vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu phải:
+Kí kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận chuyển
+Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp theo nhận hàng nhập khẩu hàng năm,
hàng tháng, lịch tàu,cơ cấu mặt hàng, điều kiện kĩ thuật khi bốc dỡ vận chuyển, vận tải
+Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập
khẩu cho một đơn vị trong nước)dự kiến ngày về, ngày thực tế tàu chở hàng đến cảng
hoặc ngày toa xe chở hàng vào sân ga giao nhận.
+Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản chi phi về giao nhận, bốc xếp, bảo
quản,vận chuyển hàng hoá nhập khẩu.
+Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản(nếu cần) về hàng
hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong quá trình giao nhận
7.7 Kiểm tra hàng hoá
Cần kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu khi nhận hàng hoá, một số mặt hàng
như thiết bị dân dụng, lương thực, thực phẩm ,xi măng, phân bón thuốc trừ sâu đòi hỏi có
kiểm tra nhà nước và chất lượng
Cơ quan giao thông phải kiểm tra niêm phong kẹp chì nếu hàng hoá có tổn thất
hoặc xếp đặt không theo vị trí vận đơn vì cơ quan giao thông mời công ty giám định lập
biên bản giám định lập biên bản hàng vỡ đổ , hư hỏng
Với tư cách là một bên đứng tên trong vận đơn, doanh nghiệp nhập khẩu phải lập
dự kháng khi nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng có tổn thất phải yêu cầu lập biên bản giám
định khi hàng hoá thực sự tổn thất, thiếu hụt, không đồng bộ và không phù hợp với hợp
đồng. Cơ quan kiểm định nhiệm vụ nếu hàng nhập khẩu là động thực vật.
7.8 Làm thủ tục thanh toán
Thanh toán là khâu trọng tâm và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch thương
mại quốc tế. Do đặc điểm buôn bán với nước ngoái nên thanh toán trong kinh doanh
thương mại quốc tế phức tạp hơn. Song chủ yếu có hai phương thức thanh toán.
• Thanh toán bằng thư tín dụng L/C
Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, đơn vị kinh doanh
nhập khẩu đợi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng của mình, tiến hành kiểm
tra chứng từ và nếu thấy hợp lệ thì trả tiền cho ngân hàng sau đó đơn vị kinh doanh nhập
khẩu mới nhận được chứng từ đi nhận hàng.
• Thanh toán bằng phương pháp nhờ thu
Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương pháp nhờ thu,
thì sau khi nhận được chứng từ ở ngân hàng mở L/C đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải
được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định. Nếu trong thời gian đó đơn vị
không có lý do chính đáng từ chối thanh toán thì ngân hàng xem như yêu cầu đòi tiền là
hợp lệ. Quá thời hạn quy định cho việc thanh toán tiền hàng sẽ được giải quyết trực tiếp
giữa các bên đó hoặc cơ quan trọng tài.
7.9 Khiếu nại (nếu có)
Khiếu nại là một trong hai cách giải quyết tranh chấp phát sinh trọng ngoại thương.
Bằng khiếu nại, các bên đương sự thương lượng trực tiếp với nhau để giải quyết tranh
chấp.
• Khiếu nại
người bán
Khi người bán không giao hàng hoá, giao chậm, giao thiếu, phẩm chất không phù hợp
với hợp đồng, bao bì xấu thì phải tiến hành khiếu nại.
Thể thức và hồ sơ khiếu nại như sau:
+ Tên địa chỉ của bên bị khiếu nại và bên khiếu nại
+ Số hợp đồng
+ Số lượng hàng hoá bị khiếu nại
+ Nội dung và lý lẽ khiếu nại
+ Yêu cầu cụ thể đối với người bán
+ Nếu trong đơn khiếu nại thiếu chi tiết nào thì người bán phải báo ngay cho
người mua để kịp thời bổ sung. Riêng đối với việc khiếu nại khách hàng tư bản chủ nghĩa
nên lưu ý: thiếu một trong các chi tiết của đơn khiếu nại bên bị khiếu nại không có nghĩa
vụ báo cáo cho bên khiếu nại biết để bổ sung và sau này sẽ từ chối khiếu nại với lý do
đơn khiếu nại không hợp lý.
+ Hồ sơ khiếu nại
+ Đơn khiếu nại
+ Các chứng từ kèm theo; hợp đồng mua bán, vận đơn, biên bản giám định.
+ Thời gian khiếu nại theo luật định:
Khiếu nại về số lượng: 3 tháng
Khiếu nại về chất lượng :6 tháng
Khiếu nại về đòi tiền phạt: 3 tháng
+ Cách giải quyết khiếu nại: tuỳ theo nội dùng khiếu nại mà người mua và người
bán có cách giải quyết khách nhau khiếu nại về thiếu số lượng, trọng lượng hàng tuỳ theo
yêu cầu của người mua mà người bán có thể hoặc là giao đủ cho người mua số hàng bị
thiếu hoặc trả lại tiền hàng thiếu, khiếu nại về phẩm chất hàng xấu người mua có quyền
yêu cầu người bán loại trừ khuyết tật hàng hoá. Trong trường hợp này, người bán phải
sửa chữa ngay bằng chi phí của minh hoặc thay thế hàng mới có phẩm chất như đã ký kết
trong hợp đồng.
• Khiếu nại người chuyên chở hàng hoá bằng đường biển
Khi người chuyên chở vi phạm hợp đồng như không mang tàu đến đúng quy định,
mang đến chậm làm ảnh hưởng không tốt đến hàng hoá thì tiến hành khiếu nại.
*Hồ sơ khiếu nại: bao gồm đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo
+ Hợp đồng chuyên chở hàng hoá đường biển
+ Vận đơn đường biển
+ Phiếu kiểm điện của hai bên giao nhận hàng
+ Biên bản kết toán
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu
+ Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng
* Thủ tục pháp lý ban đầu của người nhận hàng phải làm đối với khiếu nại người
chuyên chở. Biên bản xác định tình trạng hư hỏng bên ngoài của hàng hoá do
người nhận hàng lập và có sự chứng nhận của tàu. Có thể làm biên bản đối tích
trong khi đang dỡ hàng và lúc kết thúc dỡ hàng. Lập thư dự kháng khi tổn thất hàng
hoá không rõ rệt do người nhận hàng ký, gửi cho người chuyên chở.
* Thời hạn khiếu nại: trong luật thương mại quốc tế cũng như điều ước quốc tế về
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển chỉ quy định thời hiệu tố tụng, trong thời
hiệu này người khiếu nại phải tiến hành khiếu nại trước khi đi kiện
• Khiếu nại công ty bảo
hiểm
Tiến hành khiếu nại công ty bảo hiểm khi có tổn thất hàng hoá do những rủi ro được quy
định trong trường hợp được bảo hiểm gây ra.
* Hồ sơ khiếu
nại:
+ Đơn khiếu nại
+ Hoá đơn thương mại
+ Hợp đồng bảo hiểm
+ Vận đơn
+ Biên bản giám định tổn thất hàng hoá thực tế
+ Biên bản quyết toán đòi bồi thường
* Những điểm người mua bảo hiểm cần chú ý trước khi tiến hành khiếu
nại
+ Bảo vệ hàng hoá bị tổn thất và giám định hàng hoá bị tổn thất
+Người mua bảo hiểm phải bảo lưu quyền đòi bồi thường của công ty bảo hiểm
đối với người thứ ba.
+Từ bỏ hàng là hành vi pháp lý của người mua bảo hiểm chuyển quyền sở hữu
toàn bộ lô hàng cho công ty bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm. Sau khi từ bỏ
hàng và được Công ty bảo hiểm chấp nhận thì người mua bảo hiểm hết trách nhiệm đối
với hàng hoá.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập
khẩu 1.Chế độ chính sách và luật pháp quốc tế
Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu buộc phải nắm
rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện bởi nó thể hiện ý chí của Đảng, Nhà nước lãnh đạo
của từng quốc gia, sự thống nhất chung của quốc tế, nó bảo vệ lợi ích chung của mọi tầng
lớp xã hội và lợi ích của các nước trên thương trường quốc tế.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu được tiến hành bởi các chủ thể ở các nước khác
nhau,vì vậy nó chịu tác động của nhiều chính sách, chế độ, luật pháp hay thay đổi của các
chính sách quản lý thuế, tài chính tiền tệ, hạn ngạch… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với các
nước quan hệ xuất nhập khẩu với những nước đó, đồng thời nó cũng phải tuân thủ những
quy định, luật pháp, tập quán thương mại quốc tế.
2.ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ
Hoạt động nhập khẩu luôn gắn liền với ngoại tệ, vì thế nhân tố này tác động rất lớn tới
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng. Nó là cơ sở để
doanh nghiệp đưa ra các quyết định quan trọng như: có ký kết hợp đồng không, nên nhập
khẩu hàng hoá gì từ thị trường nào, vào thời điểm nào xác định đồng tiền tính giá, đồng
tiền thanh toán. Sự biến đổi của nhân tố tỷ giá hối đoái này sẽ gây ra những biến động lớn
trong tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu, chẳng hạn khi tỷ giá hối đoái của đồng tiền thuận
lợi cho bên nhập khẩu thì lại gây bất lợi cho bên xuất khẩu và ngược lại. Từ tỷ suất ngoại
tệ thay đổi giữa các mặt hàng cũng sẽ chuyển hướng mặt hàng cũng như các phương án
kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3.Những tác động từ thị trường trong nước và thị trường nước ngoài
Có thể hình dung hoạt động nhập khẩu như là một chiếc cầu nối thông thường giữa
hai thị trường tạo ra sự gắn bó cũng như phản ánh sự tác động qua lại giữa chúng, gây
nên sự biến động giữa các thị trường. Cụ thể là như sự tồn đọng hàng hoá, giá cả, giảm
nhu cầu tiêu dùng về một mặt hàng từ thị trường trong nước thì ngay lập tức sẽ làm giảm
lượng hàng hoá đó được nhập khẩu về thông qua chiếc cầu nhập khẩu và ngược lại. Cũng
giống như thị trường trong nước thìn thị trường nước ngoài cũng diễn ra như vậy, nó
quyết định tới sự thoả mãn những nhu cầu của thị trường trong nước. Chẳng hạn như sự
biến động của nó về khả năng cung cấp, về sản phẩm mới, sự đa dạng của hàng hoá, dịch
vụ cũng đều được phản ánh thông qua chiếc cầu nối nhập khẩu rồi tác động tới thị trường
nội địa.
4
.ảnh hưởng của nhân tố
thị trường
4.1. tình hình cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu
Khi tham gia vào bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào là sự chấp nhận, tồn tại trong
môi trường cạnh tranh khốc liệt. Mỗi một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhập khẩu
thì đều nằm trên một vị thế cạnh tranh nhất định. Vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
sẽ phụ thuộc vào những đặc điểm, tính chất, quy mô thị trường, mặt hàng kinh doanh và
tiềm lực của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào mỗi hình thái cạnh tranh riêng mà mỗi doanh
nghiệp có mỗi động thái tương ứng và phù hợp.
Ngày nay khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường thì việc tham
gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu không chỉ còn là những doanh nghiệp nhà nước
mà còn là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác cho nên tính chất cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Chính vì vậy để đứng vững trên một thị
trường đầy rẫy khốc liệt như vậy thì buộc các doanh nghiệp phải không ngừng vươn lên
sáng tạo và có những chính sách kinh doanh phù hợp với từng điều kiện của thị trường.
4.2 Tác động của cạnh tranh tới hoạt động nhập khẩu
Sự phát triển của nền sản xuất, của những doanh nghiệp sản xuấtn trong nước tạo ra
sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm nhập khẩu tạo ra sản phẩm thay thế sản phẩm nhập
khẩu, do vậy làm giảm nhu cầu hàng nhập khẩu và nếu như sản xuất kém phát triển
không thế sản xuất được những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật sản xuất cao thì nhu cầu về
hàng nhập khẩu tăng lên do đón ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu. Ngược lại sự phát
triển của nền sản xuất ở nước ngoài làm tăng khả năng cung cấp của sản phẩm, tạo ra
nhiều sản phẩm mới thuận tiện, hiện đại hấp dẫn nhu cầu nhập khẩu do vậy thúc đẩy hoạt
động nhập khẩu tăng lên. Tuy nhiên không phải là lúc nào sản xuất trong nước phát triển