Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.62 KB, 43 trang )
3. Chất chỉ thị Feroin: Cân 1,485g hợp chất 1,10 phenanthroline
monohydrat, 695mg FeSO4.7H2O và hồ tan vào trong một ít nước cất rồi
định mức thành 100ml. Có thể dùng chỉ thị Feroin bán sẵn trên thị trường.
4. Axit sunfuaric đậm đặc, Bạc sunfat tinh thể, Thuỷ ngân (II) sunfat tinh
thể.
3. Cách tiến hành
- Lấy 50 ml mẫu nước cho vào bình cầu 2 cổ dung tích 250ml, thêm
chính xác 20ml dung dịch kali dicromat 0,25N. Chú ý: khi lượng chất hữu cơ
quá lớn phải giảm bớt thể tích mẫu nước.
- Thơng qua cổ bình cầu thêm từ từ từng lượng nhỏ 30 ml H 2SO4 đậm
đặc; thêm vào 1g Ag2SO4; cuối cùng cho vài viên đá bọt rồi lắp ống sinh hàn
hồi lưu, đun sôi nhẹ và giữ sôi trong 2 giờ.
Chú ý: Dung dịch mẫu phải còn màu vàng cam nhạt của lượng dư
K2Cr2O7.
- Làm nguội bình, tháo ống sinh hàn và dùng 25ml nước cất rửa thành
ống sinh hàn, chuyển dung dịch vào bình tam giác dung tích 250ml và tráng
bình cầu vài ba lần bằng nước cất.
- Sau đó thêm 3-4 giọt chất chỉ thị màu feroin.
- Chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dung dịch chuẩn Fe2+ 0,25N từ buret.
Chú ý: Việc chuẩn độ kết thúc khi dung dịch chuyển từ màu xanh mực sang
đỏ nâu.
- Tiến hành một thí nghiệm trắng với 50ml nước cất, các thao tác tương
tự.
Nếu trong mẫu nước thử có hàm lượng Cl- cao thì cho thêm vào 1g
HgSO4 tinh thể.
4. Tính toán kết quả
Hàm lượng COD (lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ) có trong
mẫu nước được tính theo công thức sau:
[ X ] = ( a − b ).N .8 .1000
V
Khoa Hóa - Bộ mơn hóa phân tích
Trang 26
(mg/l)
Trong đó:
- a: Thể tích dung dịch sắt-amoni sunfat tiêu tốn dùng để chuẩn mẫu
trắng (ml)
- b: Thể tích dung dịch sắt-amoni sunfat tiêu tốn dùng để chuẩn mẫu thử
(ml)
- N: Nồng độ đương lượng của dung dịch sắt-amoni sunfat.
- V: Thể tích mẫu nước đem thử (ml).
- 8: Đương lượng gam của oxy (g).
B. Phương pháp Kali Dicromat – Phương pháp đường chuẩn đo quang
1. Thí nghiệm xác định nhu cầu hoá học COD
1.1. Nguyên tắc
Dùng K2Cr2O7 là chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ, sau đó
chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dung dịch kali hiđrophtalat
1.2. Hố chất
Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 (0.1N): Hồ tan 4.913g K2Cr2O7 (sấy ở
1050C trong 2 giờ) trong 50ml nước cất, thêm vào 167ml H 2SO4 đậm đặc và
33.3g HgSO4, khuấy tan để nguội đến nhiệt đọ phòng, định mức đến 1000ml.
Axit sunfuric dùng chuẩn COD: Cân 5.5g Ag2SO4 trong 1kg H2SO4 đậm
đặc (d = 1.84g/ml), để 1 ngày cho hoà tan hoàn toàn Ag2SO4.
Dung dịch kali hiđrophtalat (dùng để lập đường chuẩn của K2Cr2O7):
Cân 0.85g kali hiđrophtalat định mức đến 1000ml.Dung dịch này có
giá trị COD tương đương 1000mg O2/L
Định mức dung dịch kali hiđrophtalat thành các dung dịch có nồng độ
10ppm, 50ppm, 100ppm, 200ppm, 500ppm.
1.3. Dụng cụ - Thiết bị
•
06 Ống nghiệm có nút vặn, kích thước 16 × 100 mm
•
Bếp đun COD
2. Qui trình lập đường chuẩn của K2Cr2O7
Khoa Hóa - Bộ mơn hóa phân tích
Trang 27
Ống
kali biphtalat
2,5ml
K2Cr2O7 0,1N
(đã thêm
0
1
10pp
2
50pp
3
100pp
4
200pp
m
m
m
m
1.5ml
1.5ml
1.5ml
1.5ml
3.5ml
3.5ml
3.5ml
3.5ml
0
5
6
500ppm
Mẫu
1.5ml
1.5ml
1.5ml
3.5ml
3.5ml
3.5ml
HgSO4)
H2SO4 đậm đặc
(đã thêm
Ag2SO4)
Lắc đều, đun ở 150 0C trong 2h, để nguội, đo mật độ quang
Mật độ quang D
Các ống nghiệm chứa mẫu sau khi đã đun trên bếp COD trong 2h
3. Xác định hàm mẫu thực tế
Lấy 2,5 ml mẫu và tiến hành tương tự như lập đường chuẩn.
4. Tính tốn kết quả
Từ kết quả đo của mẫu phân tích, dựa vào đồ thị của dãy dung dịch tiêu
chuẩn để tính tốn nồng độ của dung dịch phân tích, chú ý đến sự pha lỗng
của dung dịch mẫu để hiệu chỉnh nồng độ.
Khoa Hóa - Bộ mơn hóa phân tích
Trang 28
Bài 12: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ION AMONI
1. Nguyên tắc
Sử dụng phương pháp đo quang – phương pháp Netsle.
Amoni trong môi trường kiềm phản ứng với thuốc thử Netsle tạo thành
phức chất màu vàng đến nâu phụ thuộc hàm lượng amoni có trong mẫu nước.
Đem độ hấp thụ (hay mật độ quang) của dung dịch để từ đó xác định hàm
lượng amoni có trong mẫu nước.
Có thể xác định amoni trực tiếp trong mẫu nước hoặc xác định sau khi
đã cất mẫu nước. Khi mẫu nước bị bẩn, có màu vàng... thường được cất trước
khi đem xác định
*Chú ý: Ion sunfua cản trở phép xác định do tạp chất màu vàng. Kiểm
tra như sau: cho vào mẫu nước một lượng nhỏ axit sunfuric (cứ 5ml nước thì
cho 2ml axit sunfuaric 1:3), nếu mẫu nước bị đục là có sunfua. Trường hợp
này, cứ 100ml mẫu nước thì cho thêm 10 giọt dung dịch kẽm axetat 25%. Khi
kết tủa lắng xuống lấy phần nước trong để xác định.
2. Dụng cụ, hố chất
a.Dụng cụ:
- Cốc thuỷ tích các loại.
- Pipet các loại.
- Máy đo quang UV-VIS
b. Hoá chất:
1. Dung dịch amoniac tiêu chuẩn: Cân chính xác 0,297g NH 4Cl tinh
khiết cho vào cốc thuỷ tinh và hoà tan trong một ít nước cất, sau đó định mức
thành 1000ml, lắc đều. Ta được dung dịch chuẩn amoni, 1ml dung dịch này
có 0,1mg NH4+
Tiến hành pha lỗng 10 lần dung dịch trên để có dung dịch nồng độ
0,01mg NH4+ trong 1ml.
2. Thuốc thử Netsle: Được pha như sau:
- Hoà tan 6g HgCl2 vào trong 100ml nước cất nóng (1)
Khoa Hóa - Bộ mơn hóa phân tích
Trang 29
- Hồ tan 50g KI vào trong 50ml nước cất (2)
- Nhỏ từ từ dung dịch (1) vào dung dịch (2) đến xuất hiện kết tủa đỏ, nhẹ
và bền. Lắc mạnh.
- Thêm vào dung dịch trên 200ml dung dịch NaOH 6N (khuấy đều) rồi
thêm nước cất đến 500ml. Bảo quản trong chai nâu và bóng tối.
3. Dung dịch muối Râynhet: Cân 30g muối kali-natri tactrat cho vào
trong cốc thuỷ tinh, hồ tan trong một ít nước cất, thêm 5ml thuốc thử Netsle
để loại hết amoniac, sau đó pha thành 70ml. Lọc và bảo quản trong chai thủy
tinh màu.
3. Cách tiến hành
a. Lập đường chuẩn:
- Chuẩn bị 6 bình định mức 50ml và tiến hành như sau:
Bình
dung dịch tiêu
chuẩn 0,01mg
NH+4/1ml
Râynhet
dung dịch Netsle
0
0 ml
1
0,25m
l
2
3
4
5
6
1 ml
5 ml
20ml
40ml
Mẫu
0,5ml
0,5ml
Định mức bằng nước cất đến vạch 50ml.
- Để ổn định dung dịch khoảng 10 ÷ 15 phút rồi tiến hành đo độ hấp thụ
mật độ quang) của dãy chuẩn ở bước sóng bước sóng max (khoảng 400 ÷
500nm theo khảo sát cụ thể).
- Vẽ đồ thị biễu diễn mối quan hệ giữa mật độ quang với nồng độ NH 4+
của dãy dung dịch tiêu chuẩn, dạng đồ thị y = ax + b:
Số TT
1
Nồng độ dung dịch
Mật độ quang D
b. Tiến hành phân tích:
2
3
4
5
6
Lấy chính xác 20 ml dung dịch mẫu phân tích lấy tại hiện trường cho
vào bình định mức 50ml. Tiến hành các thao tác như với các dung dịch của
dãy tiêu và đo mật độ quang.
* Chú ý: Khi mẫu nước bị bẩn thì tiến hành chưng cất như sau:
Khoa Hóa - Bộ mơn hóa phân tích
Trang 30
Cho 250ml mẫu nước vào bình chưng cất dung tích 500ml, thêm 5g
magie oxyt (MgO) rồi lắc đều. Thêm vào vài mảnh đá bọt rồi lắp vào hệ
thống ống sinh hàn. Tiến hành chưng cất ở nhiệt độ 60-70 0C. Hứng dịch cất
chảy ra bằng cốc thủy tinh 250ml có chứa 20ml dung dịch axit sunfuaric
0,02N và 5 giọt chỉ thị natri alizarinsunfonat. Thu lấy khoảng 220ml dịch cất
và định mức thành 250ml.
Dùng dung dịch NaOH 0,02N để chuẩn lượng axit sunfuaric còn dư đến
khi chỉ thị chuyển từ màu vàng sang hồng thì kết thúc. Đem dịch cất này để
xác định amoniac.
4. Tính tốn kết quả
Từ kết quả đo của mẫu phân tích, dựa vào đồ thị của dãy dung dịch tiêu
chuẩn để tính tốn nồng độ của dung dịch phân tích, rồi dựa vào sự pha lỗng
mẫu phân tích để tính hàm lượng ion NH+4trong mơi trường nước:
(mg/l)
Trong đó:
- C: Nồng độ NH4+ tìm được theo đồ thị chuẩn, tính bằng (mg/ml)
- P: Độ pha lỗng mẫu.
Khoa Hóa - Bộ mơn hóa phân tích
Trang 31
Bài 13. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ION NITRAT NO3A. Phương pháp dùng thuốc thử axit fenoldisunfonic
1. Nguyên tắc
Sử dụng phương pháp đo quang, và trong phương pháp này dùng thuốc
thử axit fenoldisunfonic.
Nitrat tác dụng với axit fenoldisunfonic cho axit nitrophenoldisunfonic.
Amoniac tác dụng với nitrophenoldisunfonic mới tạo thành cho phức màu
vàng. Đo độ hấp thụ ( hay mật độ quang ) của dung dịch để xác định hàm
lượng ion nitrat có trong mẫu nước.
2. Dụng cụ và hoá chất
a. Dụng cụ:
- Máy đo quang UV-VIS
- Bếp điện, bếp cách thuỷ
- Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt 250ml
- Bình định mức 50ml
- pipet các loại
b. Hố chất:
1. Thuốc thử axit fenoldisunfonic: Cân 3g phenol tinh khiết, nguyên
chất hoà tan vào trong 20ml H2SO4 đậm đặc khuấy đều, để nguội, sau 24 giờ
mới đem sử dụng. Dung dịch không bền do đó pha đủ dùng để tránh lãng phí.
2. Dung dịch NO3- tiêu chuẩn: Cân chính xác 1,609g KNO 3 đã hoạt hóa
ở 105oC, hồ tan vào trong một ít nước cất sau đó định mức thành 1000ml. Ta
có dung dịch chuẩn, 1ml dung dịch này tương ứng với 1mg NO 3-. Pha loãng
10 lần ta được dung dịch chuẩn NO3- 0,1mg/ml.
3. Amon hydroxit đậm đặc.
3. Cách tiến hành
a. Lập đường chuẩn:
- Chuẩn bị 6 cốc thủy tinh chịu nhiệt và 6 bình định mức 50 ml và tiến
hành như sau:
- Cho lần lượt vào các cốc: 0,0 ml; 2,0ml; 4,0 ml; 6,0ml; 8,0ml; 10,0ml
NO3- 0,1mg/ml. Cốc đầu tiên sẽ là dung dịch so sánh.
Khoa Hóa - Bộ mơn hóa phân tích
Trang 32
- Đun cách thủy đến khơ cạn, để nguội.
- Cẩn thận thêm vào mỗi cốc 2ml dung dịch thuốc thử axit
fenoldisunfonic (rải đều).
- Thêm khoảng 10 ml nước cất, thêm 7ml amoni hydroxit đậm đặc và
khuấy đều, dung dịch sẽ có màu vàng.
- Chuyển tất cả vào bình định mức 50ml và định mức đến vạch.
- Để ổn định dung dịch khoảng 10 ÷ 15 phút rồi tiến hành đo độ hấp thụ
(mật độ quang) của dãy chuẩn ở bước sóng bước sóng lmax (trong khoảng 400
÷ 500nm theo khảo sát cụ thể).
- Vẽ đồ thị biễu diễn mối quan hệ giữa mật độ quang với nồng độ
NO3- của dãy dung dịch tiêu chuẩn, dạng đồ thị y = ax + b:
Số TT
1
2
3
4
5
6
Nồng độ dung dịch
Mật độ quang D
b. Tiến hành phân tích mẫu:
- Cho 50ml mẫu nước cần thử vào trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, đun
cách thuỷ cho đến khô cạn, để nguội. Cho 2ml thuốc thử axit fenoldisunfonic
vào rãi đều, thêm nước cất (khoảng 10ml) và 5ml amon hydroxit đậm đặc vào
dùng đủa thuỷ tinh khuấy đều (nếu xuất hiện màu vàng chứng tỏ có ion NO3-).
- Chuyển tất cả dung dịch vào bình định mức 50ml và tráng cốc thuỷ tinh
nhiều lần bằng nước cất cho nước tráng vào bình định mức và định mức thành
50ml. Đem đo như với dãy dung dịch chuẩn. Ghi mật độ quang của mẫu.
4. Tính tốn kết quả
Từ kết quả đo mật độ quang của mẫu nước, dựa vào đồ thị của dãy
dung dịch chuẩn NO3- sẽ tính hàm lượng của ion NO3- trong mẫu .
B. XÁC ĐỊNH NO3- BẰNG PHƯƠNG PHÁP SALYCILAT
1. Thu mẫu và bảo quản
Thu mẫu vào bình 1 lít, bảo quản mẫu lạnh cho đến khi phân tích mẫu
xong.
2. Thuốc thử
Khoa Hóa - Bộ mơn hóa phân tích
Trang 33