Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 91 trang )
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
3. Nhịp điệu sinh học: Mỗi quần xã thể hiện nhịp điệu sinh học riêng, có thể là
nhịp điệu ngày đêm, mùa, hay nhịp điệu nhiều năm phụ thuộc vào chu kỳ biến
đổi của các yếu tố môi trường nơi quần xã tồn tại, phụ thuộc vào bản chất của
quần xã và các thành phần cấu thành nên quần xã. Nhịp điệu của quần xã là
tổng tất cả nhịp điệu của các quần thể như: hoạt động di cư, sinh sản, ngủ
đông, rụng lá.
3.2. THÀNH PHẦN CỦA QUẦN XÃ
3.2.1. Khái niệm về ưu thế sinh thái
Quần xã là một chỉnh thể thống nhất của các quần thể thuộc nhiều loài khác
nhau. Tuy nhiên trong quần xã, khơng phải các lồi đều có vai trò như nhau đối với
quá trình phát triển của quần xã, mà chỉ có một lồi hay một nhóm lồi có vai trò
quyết định đến các đặc điểm (bản chất) và chức năng của quần xã (số lượng, kích
thước, năng suất).
Những lồi này có số lượng nhiều, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
cường độ trao đổi vật chất và năng lượng trong nội bộ quần xã với nhau cũng như
với mơi trường vật lý xung quanh, từ đó mà có ảnh hưởng đến các lồi khác. Chúng
có ảnh hưởng đến môi trường, đến cấu trúc, đến độ nhiều, tính đa dạng và các tính
chất khác trong quần xã. Đó là các lồi có ưu thế sinh thái trong quần xã.
Những lồi có ưu thế sinh thái khơng nhất thiết là những lồi có thang bậc
phân loại cao, nó không phụ thuộc vào thang bậc phân loại. Tuy nhiên trong tự
nhiên, những loài chiếm ưu thế sinh thái thường khơng phải là những lồi vi sinh
vật. Nhìn chung lồi có ưu thế sinh thái là lồi có năng suất cao nhất ở bậc dinh
dưỡng của mình. Ví dụ:
- Các loài cây thân gỗ sống lâu năm trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
- Động vật ăn cỏ trong hệ sinh thái đồng cỏ savan.
- Lúa nước trên ruộng lúa.
Độ nhiều hay sự phong phú của loài ưu thế trong quần xã được xác định qua chỉ số
ưu thế
C (
ni 2
)
N
Trong đó:
ni - giá trị về “ vai trò” của mỗi loài (số cá thể, sinh khối, sản lượng)
N - Tổng giá trị về vai trò của tồn bộ quần xã.
C - Chỉ số ưu thế (Simpson, 1949)
3.2.2. Cách đặt tên cho một quần xã
Muốn đặt tên cho một quần xã, người ta thường dựa vào các đặc điểm sau:
- Dựa vào các loài chiếm ưu thế, các dạng sống hay các loài chỉ thị. Cách
đặt tên này chỉ thuận tiện cho các quần xã có một hoặc vài lồi ưu thế (rừng lim,
ruộng lúa)
21
Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013
Dựa vào điều kiện nơi ở của quần xã (quần xã rừng ngập mặn, quần xã cửa
sông ven biển)
- Dựa vào các đặc điểm chức năng như các đặc điểm về kiểu trao đổi chất.
Quan trọng để đặt tên cho quần xã một cách chính xác là phải xác định được
ranh giới của quần xã. Trong nghiên cứu sinh thái học, người ta thường dựa vào chỉ
số “50 %”: khi xác định được loài ưu thế trong quần xã, số lượng các cá thể của loài
này phải lớn hơn 50 % tại ranh giới của quần xã. Nếu tỷ lệ trên nhỏ hơn 50 % thì có
thể lồi xác định đã thuộc về quần xã khác.
-
3.3. CẤU TRÚC CỦA QUẦN XÃ
Cấu trúc quần xã thể hiện bằng các đặc điểm:
- Đặc điểm phân tầng: sự phân bố của sinh vật theo chiều thẳng đứng.
- Đặc điểm phân đới: sự phân bố của sinh vật theo phương nằm ngang.
- Đặc điểm về hoạt động: thể hiện ở tính chu kỳ hay không chu kỳ của đồng
hồ sinh học.
- Đặc điểm về quan hệ dinh dưỡng: cấu trúc của chuỗi và mạng lưới dinh
dưỡng.
- Đặc tính sinh sản.
- Tính chất hoạt động của các loài sống chung: cạnh tranh, đối kháng, ký
sinh hoặc cộng sinh.
- Mối quan hệ của sinh vật với ngoại cảnh.
3.3.1. Tính chất phân tầng của quần xã sinh vật
Phân tầng là một trong những hình thái biểu thị mối quan hệ không gian của
các sinh vật trong quần xã. Tính phân tầng thể hiện rõ nét nhất ở các quần xã nhiệt
đới, vực nước sâu, trong đại dương và trong lòng đất.
Đặc tính phân tầng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà trước hết là phụ thuộc
vào các yếu tố vật lý.
Trong tự nhiên, sự phân bố không đồng đều của các yếu tố môi trường theo
chiều thẳng đứng (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...) đã hình thành nên các tầng với sự
khác biệt cơ bản về tổ hợp các yếu tố môi trường.
Trong mỗi tầng có những sinh vật đặc trưng sinh sống, phù hợp với điều kiện
mơi sinh ở đó.
Tần
g
výợt
T
tán
ần
Tần
g
g
tá
Tầng
dýới
n
cây
tán
bụi
22
Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013
Các quần xã sinh vật, nhất là các quần xã ở vùng nhiệt đới thể hiện rõ nét đặc
tính phân tầng. Đó cũng có thể coi là hình thái thích nghi của các quần xã vùng
nhiệt đới với điều kiện của sinh cảnh của khu vực với nền nhiệt ẩm cao.
Ý nghĩa phân tầng:
- Làm giảm mức độ cạnh tranh về không gian sinh tồn (nhất là các sinh vật có
họ hàng gần gũi nhau, có phương thức sống tương tự nhau),
- Tận dụng tốt nhất nguồn ánh sáng và nhiệt độ dồi dào ở vùng nhiệt đới, đồng
thời tăng cường khả năng dự trữ nguồn thức ăn.
- Làm tăng tính đa dạng về tổ thành lồi của quần xã, là cơ chế làm tăng cường
hiệu quả của các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ thống.
- Bảo vệ và duy trì chu trình đặc thù của các chất dinh dưỡng ở vùng nhiệt đới,
bảo vệ tài nguyên đất và nước trong khu vực.
Tính chất phân tầng của các quần xã sinh học chỉ có tính tương đối, có thể
thay đổi theo thời gian (mùa, ngày đêm) và theo không gian, phụ thuộc vào địa điểm
phân bố của quần xã, mối quan hệ giữa các lồi sống chung. Thậm chí mỗi lồi
trong các giai đoạn phát triển khác nhau cũng có nhu cầu về các yếu tố sống khác
nhau, cho nên có thể phù hơp với các tầng khác nhau.
3.3.2. Mối quan hệ dinh dưỡng (Cấu trúc dinh dưỡng):
Cách sắp đặt các nhóm sinh vật trong quần xã theo chức năng dinh dưỡng
gọi là cấu trúc dinh dưỡng của quần xã
Quan hệ dinh dưỡng phản ánh hoạt động chức năng của quần xã , nhờ nó mà
vật chất được chu chuyển và năng lượng được biến đổi
i) Chuỗi thức ăn
Trong các quần xã, các sinh vật thường xuyên tác động qua lại bởi những mối
quan hệ đa dạng và phức tạp, mà trước hết là các mối quan hệ về dinh dưỡng và
không gian sống.(nơi ăn, chốn ở)
Mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã là mối quan hệ về thức ăn, tức là
một số sinh vật này dùng những sinh vật khác làm thức ăn tạo thành chuỗi thức
ăn.
- Một sinh vật vừa là sinh vật ăn mồi đồng thời cũng là sinh vật mồi. Sự phân
chia nhóm sinh vật khơng phải theo lồi mà theo cách thức chúng sử dụng thức ăn.
- Các sinh vật cùng sử dụng một dạng thức ăn thì được xếp vào cùng một bậc
dinh dưỡng, tức là một mắt xích của chuỗi thức ăn. Khơng quan tâm là sinh vật đó
cùng thang phân loại hay khơng
Trong sinh thái học, người ta phân biệt ra 2 kiểu chuỗi thức ăn:
- Chuỗi thức ăn chăn ni (grazer food chain), còn gọi là chuỗi thức ăn
đồng cỏ: là chuỗi bắt đầu từ thực vật, đến động vật ăn thực vật, đến động vật ăn
động vật.
23
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
Thực vật hay một số nấm, vi khuẩn tạo nên nguồn thức ăn sơ cấp thơng
qua q trình quang hợp hay hoá tổng hợp được gọi là “ Sinh vật sản xuất “ hay
“sinh vật tự dưỡng”.
- Những SV khơng có khả năng tự tạo nên nguồn thức ăn cho chính mình
mà phải sử dụng thức ăn từ SV tự dưỡng gọi là “Sinh vật tiêu thụ”
Thực vật → ĐV ăn TV ( Sinh vật tiêu thụ bậc 1) → ĐV ăn thịt ( Sinh vật tiêu thụ
bậc 2) → ĐV ăn ĐV ăn thịt ( Sinh vật tiêu thụ bậc 3 )→ …
-
Hình 3
Chuỗi thức ăn (chuỗi dinh dưỡng)
Sinh vật tiêu thụ gồm: ĐV ăn cỏ; ĐV ăn ĐV ăn cỏ, ĐV ăn thịt các bậc ;
Sinh vật ký sinh trên hai nhóm trên.
Sinh vật phân hủy gồm các vi sinh vật. Chúng không tạo thành một bậc dinh
dưỡng mà thuộc vào các mức năng lượng khác nhau ở các bậc dinh dưỡng. Ví dụ: một
chuỗi thức ăn đơn giản: rau cải - rệp muội - bọ rùa - ong ký sinh
- Chuỗi thức ăn phế liệu (petritus food chain): là chuỗi trong đó các sinh
vật sử dụng phân và xác sinh vật làm thức ăn.
Sơ đồ chuỗi thức ăn: Phế liệu thải hữu cơ → động vật không xương sống
→ các sinh vật ăn thịt chúng.
Khác với nhóm thứ nhất dùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời, ở đây sinh vật
phân huỷ lấy năng lượng bằng sự phân hủy chất hữu cơ có sẵn. Chúng đóng vai trò
dọn dẹp chất hữu cơ chết (động vật, thực vật) và nát vụn.
Trong chuỗi thức ăn phế liệu, người ta chia ra làm 2 loại sinh vật tiêu thụ:
+ Sinh vật lớn tiêu thụ là các côn trùng ăn phân, ăn xác động thực vật và
các động vật ăn xác khác, ví dụ: bọ hung, bọ ăn xác. chuỗi :
Phế liệu
(Detrit)
ĐV ăn
phế liệu
Giun
bọ hung
Giáp xác
ĐV
ăn thịt
…..
+ Sinh vật bé tiêu thụ : Là các vi khuẩn, nấm làm nhiệm vụ phân huỷ chất
hữu cơ trong phân và xác động thực vật tạo thành chất dinh dưỡng cho thực vật
Xác sinh vật
Sản phẩm bài tiết
VSV
phân huỷ
Chất dinh
dưỡng
24
TV
ĐV ăn
TV
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
ii) Lưới thức ăn: Mỗi loài nằm trong chuỗi thức ăn tạo thành một mắt xích
thức ăn và mỗi lồi có thể tham gia và trở thành mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn
khác nhau. Các chuỗi thức ăn kết hợp với nhau qua các mắt xích chung tạo
thành mạng lưới thức ăn vô cùng phức tạp. Như vậy, mạng lưới thức ăn bao gồm
nhiều chuỗi thức ăn khác nhau, nối với nhau qua một hoặc nhiều mắt xích thức ăn.
(Hình 8)
Hình 4
Mạng lưới thức ăn điển hình
Tùy theo mức độ phát triển của hệ sinh thái mà có những thay đổi tinh vi
trong chuỗi thức ăn(CTA).
Cơ chế tự bảo vệ: Cùng với cơ chế khác, cơ chế của mạng lưới thức ăn có khả
năng duy trì cấu trúc sinh học, làm cho nó phát triển ngày càng phức tạp, góp
phần làm giảm nhẹ các biến đổi khốc liệt do môi trường vật lý gây ra.
Tác động đơn giản và phiến diện của con người, nhiều khi có thể phá vỡ cơ
chế tự bảo vệ ấy của các hệ sinh thái và kích thích sự tăng trưởng quá mức của một
số loài, dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái. Điều này thể hiện rõ nét trong các hệ sinh
thái nơng nghiệp.
Độ dài của các chuỗi thức ăn có thể dài ngắn, tuân theo 2 quy luật sau:
iii) Quy luật thứ nhất: Qui luật về kích thước cá thể trong quan hệ dinh
dưỡng
“Trong chuỗi thức ăn, kích thước của vật tiêu dùng ở mắt xích sau thường lớn
hơn kích thước của sinh vật làm mồi cho nó. Hay nói cách khác, trong chuỗi thức ăn
có sự gia tăng liên tục về kích thước của các sinh vật ở mắt xích sau so vơi mắt xích
trước”.
Xét trên quan điểm kích thước tuyệt đối, có rất nhiều trường hợp ngoại lệ
Tuy nhiên khi xét trên quan điểm về kích thước tương đối, tức là trọng lượng
cơ thể, trên diện tích bề mặt thì quy luật trên vẫn đúng.
iv) Quy luật thứ hai: Quy luật về hình tháp sinh thái (Ecological Pyramid)
Hiệu suất sinh thái được xác định bằng tỷ số giữa đại lượng đồng hóa ở một
mức nhất định so với đại lượng đồng hóa ở mức trước nó tính theo %.
25
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
Cấu trúc dinh dưỡng có thể biểu thị bằng các sơ đồ hình tháp sinh thái với
đáy là bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất, còn các bậc kế tiếp thì tạo nên các
tầng và đỉnh của tháp
Chiều ngang tỉ lệ với dòng năng lượng hay năng suất của mỗi bậc
Chiều cao tương ứng với chiều dài của chuỗi dinh dưỡng
Tháp số lượng: Đơn vị đo là số lượng sinh vật của mỗi bậc dinh dưỡng trên
một đơn vị diện tích
Sinh vật tiêu th bc 2
Sinh vt tiờu th bc 1
SL
Em bé
1
Con bê
4,5
Cây ®Ëu bß Medicago
Sinh vật sản xuất
2x107
Qui luật: “Trong một chuỗi thức ăn, số lượng cá thể ở mắt xích trước bao
giờ cũng lớn hơn số lượng cá thể của mắt xích sau và chỉ có như thế thì các quần
xã sinh vật mới tồn tại được.”
Tháp sinh khối (số lượng): Đơn vị tính là khối lượng các cá thể trên một đơn vị thể
tích hay diện tích
Tháp sinh khối biểu diễn khối lượng sinh vật được chuyển hóa qua các bậc
dinh dưỡng trong các thời điểm xác định.
Trong các quần xã mới được thành lập đỉnh của hình tháp sinh khối sẽ hẹp.
Trong các quần xã nơi mà sinh vật sản xuất có kích thước nhỏ, đời sống ngắn thì
tháp sinh khi cú dng ngc.
KL
Em bé 4,72x105
g
Con bê 9,62x105
g đậu bò Medicago 8,03x107 g
Cây
SV TT bc 2
SV TTbc 1
SV SX
Thỏp năng lượng biểu diễn số năng lượng trong dòng năng lượng chuyển
hóa hay năng suất trong các bậc dinh dưỡng khác nhau.
26