Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 91 trang )
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
Cấu trúc dinh dưỡng có thể biểu thị bằng các sơ đồ hình tháp sinh thái với
đáy là bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất, còn các bậc kế tiếp thì tạo nên các
tầng và đỉnh của tháp
Chiều ngang tỉ lệ với dòng năng lượng hay năng suất của mỗi bậc
Chiều cao tương ứng với chiều dài của chuỗi dinh dưỡng
Tháp số lượng: Đơn vị đo là số lượng sinh vật của mỗi bậc dinh dưỡng trên
một đơn vị diện tích
Sinh vật tiêu th bc 2
Sinh vt tiờu th bc 1
SL
Em bé
1
Con bê
4,5
Cây ®Ëu bß Medicago
Sinh vật sản xuất
2x107
Qui luật: “Trong một chuỗi thức ăn, số lượng cá thể ở mắt xích trước bao
giờ cũng lớn hơn số lượng cá thể của mắt xích sau và chỉ có như thế thì các quần
xã sinh vật mới tồn tại được.”
Tháp sinh khối (số lượng): Đơn vị tính là khối lượng các cá thể trên một đơn vị thể
tích hay diện tích
Tháp sinh khối biểu diễn khối lượng sinh vật được chuyển hóa qua các bậc
dinh dưỡng trong các thời điểm xác định.
Trong các quần xã mới được thành lập đỉnh của hình tháp sinh khối sẽ hẹp.
Trong các quần xã nơi mà sinh vật sản xuất có kích thước nhỏ, đời sống ngắn thì
tháp sinh khi cú dng ngc.
KL
Em bé 4,72x105
g
Con bê 9,62x105
g đậu bò Medicago 8,03x107 g
Cây
SV TT bc 2
SV TTbc 1
SV SX
Thỏp năng lượng biểu diễn số năng lượng trong dòng năng lượng chuyển
hóa hay năng suất trong các bậc dinh dưỡng khỏc nhau.
26
Bi ging sinh thỏi mụi trng 4-2013
NL
Mô cơ ở ngời 8,3x103
cal
Lợng thịt bê sản sinh 1,19x106 cal
Cây đậu Medicago sản xuất 1,49x107 cal
ánh sáng mặt trời nhận đợc 6,3x1010 cal
Quy luật: “Khi chuyển từ dạng này sang dạng khác, năng lượng không
được bảo tồn 100 %, mà mất đi một phần lớn dưới dạng nhiệt ”.
Bằng dòng năng lượng, dễ dàng so sánh các hệ sinh thái với nhau, đồng thời
là phương tiện để đánh giá vai trò của các quần thể trong quần xã.
Chuỗi thức ăn không thể kéo dài:
+) Thường là 4-5 bậc đối với các hệ trên cạn
+))̀ Khoảng 6-7 bậc đối với các hệ ở dưới nước
+))̀ Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng hình tháp chuẩn.
Nói chung: Các dẫn liệu về số lượng thường làm tăng vai trò của các sinh vật
nhỏ, còn sinh khối lại có vai trò làm tăng vai trò của các sinh vật lớn. Dòng năng
lượng là chỉ số thích hợp nhất để so sánh một yếu tố bất kỳ với các yếu tố khác và
của tất cả các yếu tố trong hệ sinh thái với nhau.
3.3. Hoạt động chu kỳ của quần xã
Hoạt động của quần xã luôn ln biến đổi theo những chu kỳ nhất định, có
thể là chu kỳ ngày đêm hoặc chu kỳ mùa.
i) Chu kỳ ngày đêm:
- Dao động nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng theo ngày đêm là nguyên nhân làm
cho các loài sinh vật hoạt động theo chu kỳ ngày đêm như lồi đêm, lồi ngày, lồi
hồng hơn hoặc có lồi hoạt động vào sáng sớm, trưa, chiều tùy thuộc vào thời tiết
như nhiệt độ, nắng, khơ hay ẩm. Nói chung ánh sáng tác động đến động vật vì vậy
có những nhóm ăn sáng hay ăn đêm. Nhiệt độ quyết định giờ đi ăn sớm hay muộn.
Có những giờ cao điểm tương ứng với điều kiện sinh thái bên ngồi thích hợp cho
sự hoạt động của các nhóm động vật, như nhóm ăn cỏ, nhóm hút mật, nhóm ăn thịt
lớn và nhóm ăn thịt nhỏ
- Chu kỳ ngày đêm thể hiện rõ nét nhất ở vùng nhiệt đới
- Tính chu kỳ ở các quần xã là đặc tính thích nghi của các sinh vật với sự
phân hóa theo thời gian của các yếu tố mơi trường vùng nhiệt đới.
Ưu điểm:
- Tảo âiãưu kiãûn cho sinh trỉåíng v phạt triãøn ca cạc loi.
- Gim sỉû cảnh tranh ngoi loi
- Tàng tênh thêch nghi giỉỵa cạc lai säúng chung vãư dinh
dỉåỵng v khäng gian sinh täưn.
ii) Chu kỳ mùa:
27
Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013
- Là thuộc tính của hầu hết các quần xã, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của quần
xã suốt cả năm. Ở động vật chu kỳ hoạt động theo mùa được thể hiện rõ nét như ngủ
đông, ngủ hè, di cư theo mùa. Hiện tượng ngừng phát triển ở nhiều lồi cơn trùng
(diapouse). Nhiều lồi thực vật có hiện tượng rụng lá giảm sinh trưởng vào mùa
đông. Chu kỳ mùa ở đây trùng hợp với mùa sinh sản của thực vật và động vật
- Chu kỳ mùa thể hiện rõ nét nhất ở các quần xã vùng ôn đới, Ở nhiệt đới nó
tương ứng với mùa mưa và mùa khô.
- Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi của các yếu tố môi
trường theo mùa: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng..., cũng như sự thay đổi của
các yếu tố hữu sinh như thức ăn.
Ví dụ: Vào mùa khơ những chim ơn đới di trú từ Chàm Chim (Đồng Tháp) về các vực nước trong
Vườn Quốc gia Yok Đôn trùng hợp với nguồn lợi tơm, cá trong khu vực.
Tính chất chu kỳ của quần xã, trước hết là do sự thay đổi của các quần thể
trong quần xã. Vì vậy, khi nghiên cứu tính chất chu kỳ của quần xã trước hết phải
tìm hiểu chu kỳ của các quần thể tạo nên quần xã.
3.4. Dạng quần xã sinh thái đệm (ecoton) và khái niệm về hiệu ứng biên
Quần xã sinh thái đệm là vùng chuyển tiếp giữa hai hay nhiều quần xã kế
cận nhau.
Do đặc tính phân bố như vậy cho nên quần xã sinh thái đệm có những tính
chất đặc thù khác hẳn các quần xã khác.
- Trước hết quần xã sinh thái đệm được đặc trưng bởi tính chất điển hình về
kích thước của quần xã. Các quần xã sinh thái đệm thường có chiều dài lớn, nhưng
chiều rộng lại ln hẹp hơn các quần xã kế cận.
- Tính chất phân bố và điều kiện sinh cảnh đặc thù dẫn đến đặc trưng thứ hai
của quần xã sinh thái đệm là sự đa dạng thành phần lồi: vừa có các lồi của các
quần xã kế cận, lại vừa có các lồi đặc trưng cho vùng sinh thái đệm.
- Cuối cùng là mật độ: mật độ của vùng sinh thái đệm thường cao hơn các
quần xã lân cận nó.
Hiện tượng gia tăng tính đa dạng, cùng như về mặt số lượng, mật độ của
quần xã sinh thái đệm được gọi là hiệu ứng biên.
Những lồi sinh vật có phần lớn thời gian hoạt động hoặc sống chủ yếu ở
vùng sinh thái đệm được gọi là loài giáp ranh.
3.4. DIỄN THẾ CỦA QUẦN XÃ SINH HỌC
3.4.1.Khái niệm
Trong tự nhiên, các quần xã sinh học ln biến đổi tổ thành của mình theo
một hướng xác định do nhiều lý do khác nhau.
Diễn thế của quần xã là q trình phát triển có thứ bậc, diễn ra do những biến
đổi nội tại của quần xã trong đó có sự thay thế một số lồi này bằng một số lồi khác
thích nghi hơn với điều kiện sống.
Như vậy, diễn thể của quần xã là một quá trình thay thế kế tiếp nhau quần xã
này bằng một quần xã khác trong từng vùng cho đến khi có quần xã ổn định và
thường là chúng tiếp diễn theo hướng xác định.
28
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
Các quần xã quá độ khác nhau được gọi là các giai đoạn phát triển hay các
quần xã chuyển tiếp. Quần xã đầu tiên được gọi là quần xã tiên phong, còn hệ thống
ổn định cuối cùng được gọi là quần xã cao đỉnh (climax).
Trong q trình diễn thế, thành phần lồi ln luôn thay đổi, kéo theo điều
kiện của môi trường sống cũng bị biến đổi, khơng còn phù hợp cho sinh trưởng và
phát triển của chính nó, khi đó nó bị đào thải và thay bằng một loài khác phù hợp
với điều kiện môi trường mới, nghĩa là một quần xã mới đã được thiết lập.
Đặc điểm của quần xã trong q trình diễn thế:
- Thay đổi thành phần lồi
- Tăng tính đa dạng, tăng kích thước sinh vật suất
- Phân hóa khơng gian ngày càng phức tạp
- Thay đổi bản chất quan hệ dinh dưỡng
- Tăng tính thích nghi của sinh vật với nhau và với ngoại cảnh
Diễn thế có thể xảy ra theo hai chiều hướng tiến bộ hoặc thối hóa.
Phân loại diễn thế: có nhiều cơ sở để phân loại diễn thế như dựa vào động lực
của diễn thế, dựa vào khởi đầu diễn thế, dựa vào sự phân hủy và tổng hợp vật chất,..
Dựa vào khởi điểm của quá trình diễn thế, trong sinh thái học người ta phân
biệt hai quá trình diễn thế khác nhau:
Diễn thế sơ cấp - diễn thế nguyên sinh (Primary succession)
- Diễn thế ở các khu vực, mà trước đó chưa hề có quần xã nào tồn tại. 4 giai
đoạn chính: (1) Di cư các mầm mống thực vật đến vùng đất mới; (2) Định cư và sinh
trưởng của các loài thực vật đơn lẻ; (3) Quần tụ, tái sinh thành các nhóm cây con
xung quanh cây mẹ; (4) Xâm nhập các nhóm thực vật này vào các nhóm thực vật
khác.
- Diễn thế thứ cấp - diễn thế thứ sinh: là diễn thế xảy ra trên một khu vực
mà trước đó đã có một quần xã tồn tại và bị tiêu diệt, nghĩa là đã có sẵn những mầm
mống sống của các sinh vật. (Chẳng hạn do rừng bị cháy / khai thác trắng)
Ví dụ:
+ Lim - sim mua - sau sau - lim non mọc dưới tán rừng lim - lim thuần loại.
Do đặc tính của diễn thế thứ cấp, cho nên tốc độ và năng suất của nó thường
cao hơn so với diễn thế nguyên sinh.
Tùy theo kiểu thảm thực vật (hồ, thảo nguyên, rừng, ...) thời gian diễn thế của
các quần xã ở ôn đới và nhiệt đới khác nhau, kéo dài từ 20 tới 100 năm hay hơn.
Diễn thê phân huỷ: Trong tự nhiên còn có các quần xã mất đỉnh cực, nghĩa
là chưa phát triển đến quần xã cao đỉnh. chưa thiết lập được cân bằng sinh thái
trong hệ thống đã bị tiêu diệt do lý do này hoặc lý do khác.
Trong một số trường hợp đây là quá trình hết sức nguy hiểm, nếu được lặp đi
lặp lại nhiều lần, nhất là trong điều kiện khắc nghiệt của vùng khí hậu hoang mạc
hay bán khơ hạn, lúc này tính chất của mơi trường vật lý sẽ có những thay đổi cơ
bản, kết quả là thành phần lồi của quần xã tiên phong sẽ thay đổi, đơi khí rất khó tái
thiết lập được chu trình bình thường của các chất dinh dưỡng, quá trình diễn thế tự
nhiên bị phá vỡ, khó có khả năng phục hồi lại bằng con đường sinh học.
29
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
3.5. Khái niệm về quần xã cao đỉnh (climax)
Quần xã cao đỉnh (đỉnh cực) là quần xã cuối cùng của diễn thế sinh thái,
có thể duy trì được trạng thái cân bằng với nơi ở.
Đặc điểm của quần xã cao đỉnh: Quần xã cao đỉnh là quần xã có hiệu suất
sử dụng năng lượng cao nhất, trên một đơn vị của dòng năng lượng cung cấp cho
quần xã, sẽ tạo ra một sinh khối lớn nhất, hay một lượng thông tin cao nhất. Đây là
giai đoạn có những biến đổi quan trọng, sự phát triển nặng về lượng trong các giai
đoạn trước được chuyển hóa thành q trình tích lũy và phát triển về chất trong giai
đoạn sau. Trong quần xã cao đỉnh các sinh vật thích nghi nhất với nhau và với các
điều kiện môi trường sống, quần xã có tính đa dạng cao, có sự cân bằng giữa các
nhân tố hữu sinh và vơ sinh, có sự ổn định lớn, các sinh vật có sự thích nghi cao nhất
với nhau và với mơi trường sống.
Do tính chất như vậy của quần xã cao đỉnh, trong sinh thái học xuất hiện
trường phái của một số nhà học giả phương Tây cho rằng quần xã cao đỉnh là quần
xã bền vững nhất, nó bền vững đến mức khơng thể biến đổi hơn được nữa. Bởi vậy,
có thể coi quần xã cao đỉnh là giai đoạn phát triển tột cùng của diễn thế sinh thái.
Một nhóm khác, tiêu biểu là viện sỹ Sukatrev, cho rằng quần xã cao đỉnh chỉ là quần
xã bền vững nhất trong điều kiện hiện tại.
Trong sinh thái học tồn tại hai trường phái về cao đỉnh
- Trường phái đơn cao đỉnh: những người theo trường phái này cho rằng,
diễn thế của quần xã tất yếu đạt đến cao đỉnh và chỉ một cao đỉnh mà thôi.
- Trường phái đa cao đỉnh: cho rằng diễn thế của quần xã có thể đạt đến cao
đỉnh, khi thiết lập được cân bằng giữa các yếu tố hữu sinh và vô sinh của hệ sinh
thái trong điều kiện hiện tại và khi cân bằng phá vỡ thì quần xã thì thiết lập cao đỉnh
mới.
Những người theo trường phái đa cao đỉnh đã chia cao đỉnh ra thành nhiều
loại khác nhau. Cao đỉnh khí hậu duy nhất trong điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng
bình thường. Cao đỉnh thổ nhưỡng phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của giá thể
(sự khác biệt điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng địa phương (nóng, lạnh, khơ, ướt, độ
thốt hơi nước của đất, đất cát, đất sét).
3.6. Khống chế sinh học và cân bằng sinh thái
i) Cơ sở lý huyết của hiện tượng khống chế sinh học: Tất cả các sinh vật
trong quần xã có quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau qua chuỗi, hay mạng lưới dinh
dưỡng. Mối quan hệ giữa các mắt xích thức ăn hết sức đa dạng và phức tạp, có ảnh
hưởng quan trọng đến tương quan số lượng của tất cả các loài tronng quần xã.
Số lượng cá thể của loài này tùy thuộc vào số lượng cá thể của lồi khác, tn
theo quy luật về hình tháp số lượng: “Trong chuỗi thức ăn, sinh vật lượng ln giảm
dần từ mắt xích sau so với mắt xích trước”.
Khống chế sinh học là sự khống chế, giới hạn sự phát triển về mặt số
lượng của loài này phụ thuộc vào sự phát triển số lượng của một hay một nhóm
lồi khác.
30
Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013
Cơ chế này đảm bảo cho sự phát triển của các loài không vượt quá ngưỡng
sinh thái, phù hợp với điều kiện hiện tại của môi trường. Trạng thái cân bằng như
vậy giữa các loài gọi là cân bằng sinh học, hay cân bằng sinh thái khi có tác động
của con người.
Tương quan này phụ thuộc vào cấu trúc, chức năng của quần xã, vào thành
phần và tính chất của các sinh vật cấu thành, cũng như phụ thuộc vào điều kiện hiện
tại của môi trường vật lý xung quanh.
Hơn nữa, các yếu tố môi trường vật lý luôn là các yếu tố giới hạn, điều khiển,
khống chế không cho phép các sinh vật phát triển theo khả năng của mình.
Cân bằng giữa các yếu tố hữu sinh và vô sinh thể hiện rõ nét nhất ở các quần
xã cao đỉnh. Tuy nhiên sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh rất không đồng đều
lên mọi thành viên của quần xã. Cho nên, mọi cân bằng trong tự nhiên ln có cơ
hội bị phá vỡ, để thiết lập nên cân bằng mới. Bởi vậy, khi khơng có sự can thiệp của
con người vào thiên nhiên, các hệ sinh thái ln có xu hướng biến đổi và chuyển
dịch về trạng thái cân bằng theo quá trình diễn thế.
Trạng thái cân bằng của các hệ sinh thái có quan hệ mật thiết với tính đa
dạng về tổ thành lồi của các quần xã sinh học: tính đa dạng càng cao thì trạng
thái cân bằng càng bền vững, khó bị phá vỡ trước những tác động bất ngờ của các
yếu tố ngoại cảnh. Khống chế sinh học hay cân bằng sinh thái được sử dụng rộng rãi
trong phòng trừ sâu bệnh.
CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 3
1. Khái niệm quần xã sinh học và ưu thế sinh thái.
2. Tính chất phân tầng của quần xã. Vì sao nói phân tầng là hình thái thích nghi của
quần xã sinh vật với các điều kiện của môi trường.
3. Chuỗi, mạng lưới thức ăn. Qui luật về mối quan hệ dinh dưỡng
4. Khái niệm diễn thế quần xã. Nguyên nhân, phân loại diễn thế. quần xã cao đỉnh.
5. Khái niệm khống chế sinh học và cân bằng sinh thái. Sử dụng hai nguyên lý này
trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên sinh học.
31
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
CHƯƠNG 4
HỆ SINH THÁI
4.1. KHÁI NIỆM
4.1.1.Định nghĩa hệ sinh thái
Vào những năm 40 của thế kỷ XX, các nhà sinh thái học đã nhận thức được
rằng, quần xã và mơi trường khơng chỉ có tác động tương hỗ với nhau mà còn tạo
thành một đơn vị thống nhất và là đơn vị cơ sở của tự nhiên, đó là các hệ sinh thái
(ecosystem).
Khái niệm “ecosystem” được nhà sinh thái học người Anh Tansley đưa ra vào
năm 1935. Theo Tansley thì: Hệ sinh thái là một thuật ngữ biểu thị một tập hợp các
vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường vô cơ nơi chúng sinh sống
(khí hậu, đất).
Theo Odum (1971) thì:
Hệ sinh thái là một đơn vị bất kỳ của tự nhiên bao gồm tất cả các sinh vật
của một khu vực nhất định, tác động qua lại với môi trường vật lý xung quanh
bằng các dòng năng lượng, tạo nên một cấu trúc dinh dưỡng xác định, sự đa
dạng về thành phần loài và vòng tuần hồn vật chất trong mạng lưới.
Hệ sinh thái được xác định như đơn vị cơ bản của tự nhiên với c hức năng là
trao đổi vật chất năng lượng giữa sinh vật với môi trường. Hệ thống phát sinh, biến
động, phát triển và tái sản xuất nhờ:
- Dòng vật chất.
- Dòng năng lượng.
- Dòng thơng tin.
- Dòng tái sản xuất.
Dòng vật chất là dòng cơ sở. Hoạt động của hệ chính là sự vận động của 4
dòng này.
4.1.2. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI
Về mặt dinh dưỡng, hệ sinh thái được chia thành 2 thành phần:
32