Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 91 trang )
Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013
Hình 11 Biến đổi nhiệt độ trái đất
Nguồn: Goddard Institute for Space Studies, Vital Signs 2000
2. Thiếu nước ngọt, mức nước ngầm hạ thấp
- Hơn 2 tỷ người vẫn thiếu nước sạch và điều kiện sử dụng nước vệ sinh.
- Theo UNICEF, hàng năm có hơn 118,9 triệu trẻ em tồn cầu mắc những
bệnh có liên quan tới đường ruột và thiếu nước sạch.
3. Diện tích đất nơng nghiệp/đầu người hạ thấp (hình 16)
Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp do dân số tăng nhanh
Diện tích ngũ cốc theo đầu
người
trên tồn thế giới 1950-1999
Hình 12 Biến đổi diện tích canh tác
(Nguồn: USDA, Vital Signs 2000)
4. Nghề cá suy thoái: Sản lượng thuỷ sản thế giới giảm dần. Thực tế quá trình
khai thác đánh bắt cá đang đi xuống ở tất cả mọi miền trên thế giới.
5. Rừng bị thu hẹp lại nhanh chóng
Trong nhiều thập kỷ qua các nước phát triển, với sự bùng nổ về phát triển
kinh tế đã trở thành những nước tàn phá rừng nhiệt đới mạnh mẽ nhất.
Cộng đồng quốc tế có nhiều nỗ lực giải quyết nạn phá rừng, tuy tất cả đều thất
bại
6. Nhiều loài bị tiêu diệt
47
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
Tác động của con người: Cách đây 400 năm: cứ 3- 4 năm có 1 loài bị tuyệt
chủng; Thập kỷ 80: cứ mỗi giờ có 1 lồi bị tuyệt chủng, Cho đến cuối những năm
2000: ước tính có từ 500000 đến 1000000 lồi bị tuyệt chủng.
7. Phát triển dân số quá nhanh (Hình 17)
Hình 13 Kịch bản phát triển dân số đến 2050 của Liên Hiệp Quốc
Dân số thế giới tăng theo cấp số nhân, còn lương thực sản xuất ra tăng theo
cấp số cộng.
Trái đất là một hệ thống tương tác phức tạp giữa khơng khí, nước, đất, các
động vật, thực vật và cả các vi sinh vật. Chúng ta đang làm cho mối tương tác đó bị
rối loạn.
Chúng ta chỉ có một Quả đất để sống, mọi nguời đều có trách nhiệm rất lớn là
phải bảo tồn ngơi nhà chung cho bản thân chúng ta và cho cả nhiều thế hệ con cháu
.
ii) Những vấn đề môi trường Việt Nam
Các vấn đề môi trường mà hiện nay Việt Nam đang phải
đương đầu là:
1. Nạn phá rừng
2. Khai thác quá mức tài nguyên sinh học
3. Tài nguyên đất xuống cấp
4. Thiếu nước ngọt và ô nhiễm nước ngọt
5. Nạn ô nhiễm gia tăng
6. Hậu quả của chất độc hoá học của Mỹ
7. ….
5.4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. Phát triển bền vững
i) Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển :
Môi trường sống là một thể thống nhất bao gồm các đối tượng và hiện tượng
tự nhiên như: khí hậu, đất đai, khơng khí, nước, thực vật, động vật, hoạt động tương
tác trong mối tương quan chặt chẽ với các yếu tố kỹ thuật do xã hội loài người tác
động vào. Sự tác động thường xuyên của các yếu tố nêu trên thể hiện ở chỗ là: bất
kỳ một sự thay đổi của một yếu tố nào cũng lập tức ảnh hưởng đến các yếu tố khác
và dẫn đến biến đổi, trong mối liên quan chặt chẽ với các hoạt động phát triển.
48
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
Phát triển được hiểu là quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống kinh tế - xã hội bao gồm: các thành phần sản xuất, phân phối lưu
thơng, tích lũy, tiêu dùng, tạo nên các dòng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng,
thơng tin, chế phẩm hàng hóa, phế thải lưu chuyển giữa các thành phần cấu thành
của hệ thống, cũng như tất cả các mối quan hệ giữa người với người cùng thái độ
của con người đối với thiên nhiên.
Có thể nói phát triển là q trình quản lý, cải tạo và hồn thiện các điều kiện
đó.
Mục đích của phát triển: là nâng cao và cải thiện không ngừng đời sống vật
chất và tinh thần của con người.
Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người. Hệ thống môi
trường bao gồm các thành phần của môi trường tự nhiên như: Đất, Nước, Khơng
khí, Sinh vật và các thành phần văn hóa, kinh tế xã hội, các yếu tố chất lượng của
môi trường. Môi trường vừa là địa bàn, vừa là đối tượng tác động của các hoạt động
phát triển.
Con người sống trong môi trường không phải chỉ như một sinh vật mà còn là
một cá thể trong cộng đồng xã hội con người. Con người ở đây vừa có ý nghĩa sinh
học vừa có ý nghĩa xã hội học.
Chính vì vậy, những vấn đề về mơi trường khơng thể giải quyết bằng các biện
pháp lý-hóa-sinh, kỹ thuật học, mà còn phải được xem xét và giải quyết dưới các
góc độ khác nhau như kinh tế học, pháp luật, địa lý kinh tế-xã hội …
Vai trò của môi trường đối với hoạt động phát triển là:
Tạo ra không gian sống, thể hiện ở độ lớn chật hay hẹp
Tạo ra chất lượng MT: tốt hay có hại. Trong lành hay ô nhiễm
Cung cấp các nguồn tài nguyên, thức ăn, nguyên nhiên vật liệu cho các hoạt
động phát triển và cuộc sống của con người.
Nơi tiếp nhận, chứa đựng các chất thải của con người qua quá trình sử dụng.
Các tác động của phát triển đối với môi trường: Phát triển càng mạnh và không
hợp lý thì tài nguyên càng cạn kiệt, chất thải càng nhiều, môi trường càng chật hẹp
và càng bị ô nhiễm. Các hoạt động sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên không tái
tạo được, và sử dụng quá mức các nguồn tài ngun tái tạo được, làm cho nó khơng
thể phục hồi, sinh ra các chất độc hại đến môi trường và đe dọa đời sống con người
là những hành động làm tổn hại môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên.
Khi đó khơng những mơi trường bị tổn hại mà mục đích của phát triển cũng
khơng đạt được
Như vậy giữa mơi trường và phát triển có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật
thiết với nhau đồng thời cũng rất biện chứng, chứa đựng các mâu thuẫn. Con người
đã tìm nhiều biện pháp để giải quyết các mâu thuẫn giữa MT và PT.
Khoa học kinh tế kinh điển đã không thành công trong việc xử lý các mối
quan hệ này. Từ đó mà nảy sinh ra các lý thuyết khơng tưởng về “ Đình chỉ phát
49
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
triển"- Zero or negative growth “, cụ thể là cho phát triển bằng không hoặc âm để
bảo vệ nguồn tài nguyên hữu hạn trên trái đất.
Đối với nguồn tài nguyên sinh vật có chủ nghĩa bảo vệ - Conservationism,
chủ trương không động chạm vào tự nhiên, nhất là các khu vực chưa được điều tra
kỹ. Đây thực sự là những ý đồ không tưởng, đặc biệt là đối với các nước đang phát
triển, khi tài nguyên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động của đất nước.
“Hiện tượng ô nhiễm do thừa thãi” phổ biến ở các nước phát triển là do sự đã
sử dụng quá mức các nguồn nguyên liệu và năng lượng của các nước đang phát
triển, đồng thời thải vào thiên nhiên một khối lượng lớn chất thải công nghiệp gây ô
nhiễm môi trường.
Ngược lại, ở các nước đang phát triển, “hiện tượng ơ nhiễm do nghèo đói“
cũng ngày càng mở rộng. Thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, điều kiện vệ sinh
kém, thất học, bất lực trước thiên tai là nguồn gốc cơ bản của vấn đề môi trường, là
vấn đề nghiêm trọng đặt ra cho các nước đang phát triển
ii)Phát triển bền vững
Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường của Liên Hiệp Quốc năm 1982 tại Thụy
Sỹ, đã khẳng định rằng, nguyên nhân của nhiều vấn đề môi trường trên thế giới
khơng phải là do phát triển mà chính là hậu quả của kém phát triển. Do đó chiến
lược “tiếp cận tổng hợp về môi trường và phát triển” với tư tưởng chủ đạo là “phát
triển một cách có thể duy trì, phù hợp với mơi trường” được đưa ra trong chiến
lược phát triển mười năm lần thứ Ba của Liên Hiệp Quốc.
Chiến lược đã đề cập tới mối quan hệ giữa môi trường và phát triển và khẳng
định rằng: các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ mơi trường phải gắn
bó với nhau trong xây dựng mục tiêu, xác định chiến lược, kế hoạch hóa cũng như
việc điều hành và quản lý việc thực hiện các mục tiêu đó.
Phát triển bền vững là một phương hướng phát triển được các quốc gia trên
thế giới ngày nay hướng tới, đó là niềm hy vọng lớn của toàn thể loài người. Phát
triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con
người nhưng không tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.
Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra bao gồm các tiêu chí chủ yếu như
sau:
- Khai thác và phát triển hợp lý:
+ Đảm bảo giá trị kinh tế trước mắt và lâu dài.
+ Duy trì được cân bằng trong hệ sinh thái cơ bản.
- Đạt được giá trị nhân bản của con người với mơi trường.
- Vì lợi ích của thế hệ hôm nay mà không làm tổn hại đến thế hệ mai sau.
- Kết hợp được lợi ích cá nhân, cộng đồng, địa phương, quốc gia, quốc tế, từ
đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững:
- Nguyên tắc thứ nhất: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
- Nguyên tắc thứ hai: Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
50
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
Nguyên tắc thứ ba: Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất
Nguyên tắc thứ tư: Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các
nguồn tài nguyên không tái tạo
- Nguyên tắc thứ năm:Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái đất
- Nguyên tắc thứ sáu: Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân
- Nguyên tắc thứ bảy: Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của
mình
- Ngun tắc thứ tám: Tạo ra một khn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi
cho việc phát triển và bảo vệ.
- Nguyên tắc thứ chín: Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
-
iii) Một số nguyên tắc về PTBV ở nước ta
Về quan điểm chung, Đảng và Nhà nước ta chủ trương PTBV, như đã thể hiện
trong Báo cáo quốc gia tại Hội nghị Rio năm 1992. Có thể cụ thể hố quan điểm đó
thành các ngun tắc sau đây:
- PTBV cần được hiểu theo nghĩa rộng, cả về các mặt kinh tế, xã hội, môi
trường và văn hoá.
- Đối với nước ta ở giai đoạn hiện nay, trước hết phải đẩy mạnh việc phát
triển kinh tế - xã hội, trong đó việc tăng trưởng về kinh tế là rất quan trọng. Vấn đề
hài hồ với mơi trường là ở chỗ: có phát triển mạnh về kinh tế - xã hội thì mới có đủ
điều kiện bảo vệ và cải thiện môi trường một cách hiệu quả nhất.
- Việc cân nhắc các yếu tố kinh tế, xã hội, mơi trường và văn hố phải được
thực hiện ở mọi khâu, ngay từ lúc xây dựng chủ trương và các quyết định.
Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)
Ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg phê duyệt "Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)"
a, Những nguyên tắc chính để phát triển bền vững:
Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp
ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi
tầng lớp nhân dân.
Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn
phát triển sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng , bảo
đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm, khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên...
Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là
một yếu tố khơng thể tách rời của quá trình phát triển. Cần áp
dụng rộng rãi nguyên tắc "người gây thiệt hại đối với tài ngun và
mơi trường thì phải bồi hồn", coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là
một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững.
51
Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013
Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công
bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc
sống của các thế hệ tương lai. Tạo lập điều kiện để mọi người và
mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được
tiếp cận tới những nguồn lực chung và được phân phối cơng bằng
những lợi ích cơng cộng.
Thứ năm, khoa học và công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với
môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản
xuất.
Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn xã hội, các
cộng đồng dân cư và mọi người dân. Phải huy động tối đa sự tham
gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định
về các dự án đầu tư phát triển lớn, lâu dài của đất nước.
Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất
nước.
Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã
hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật
tự an toàn xã hội.
b, Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững:
* Chống tình trạng thối hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên
đất
* Bảo vệ và phát triển rừng
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
1. Khái niệm tài nguyên. Đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý các loại tài
nguyên.
2. Quan hệ giữa môi trường và phát triển.
3. Các vấn đề mơi trường tồn cầu
4. Các vấn đề môi trường ở nước ta
5. Khái niệm phát triển bền vững và các nguyên lý phát triển bền vững ở nước ta
52
Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013
CHƯƠNG 6
SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT
2.1
6.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT
“Đất là một vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của
quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm: Đá mẹ, thực vật động vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. (1897, Docutraev)
Sau này người ta bổ sung them 1 số nhân tố hình thành đât. Nếu biểu thị định
nghĩa đất dưới dạng một hàm số thì ta có thể coi đất là hàm số của một số yếu tố
hình thành đất theo thời gian:
Đ = f (Đa, Sv, K, Đh, Nc, Ng) t
Trong đó:Đ - Đất;
Đa - Đá mẹ ; Sv - Sinh vật; K - Khí hậu; Đh - Địa hình;Nc - Nước
Ng - Con người ;t - Thời gian
Đá mẹ: là nền móng phát sinh ra đất, đất chính là sản phẩm phong hóa của
đá mẹ theo thời gian. Đá bị phong hóa, vỡ vụn tạo ra các thành phần khống vật,
chiếm tới 95 % trọng lượng khô của đất. Thành phần khống vật, thành phần hóa
học, thành phần cơ giới, cũng như các tính chất vật lý, cơ học và chế độ nước của
đất đều phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh của đá mẹ.
- Sinh vật: là yếu tố đặc biệt quan trọng vào quá trình hình thành đất. Ngồi
hệ rễ chằng chịt, trong đất còn nhiều sinh vật, như hàng tỷ động vật nguyên sinh,
hàng triệu trùng bánh xe, hàng triệu giun tròn, nhiều ấu trùng sâu bọ, giun đất, thân
mềm và các động vật không sương sống khác, vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn. Trong các
hoạt động sống, các sản phẩm bài tiết, các xác chết của động thực vật dần dần bị
phân hủy và tái tổng hợp lại để hình thành hợp chất cao phân tử có tính chất và ý
nghĩa đặc biệt đối với đất - gọi là mùn. Hoạt động của khu hệ động vật đất và vi
sinh vật đất thúc đẩy nhanh quá trình phong hóa vật lý và hóa học tạo thành đất. Một
số thực vật và vi sinh vật cộng sinh có khả năng tổng hợp và cố định nitơ, cung cấp
thêm đạm cho đất. Bởi vậy, có sinh vật, có mùn thì mới được gọi là đất.
- Khí hậu: mà trực tiếp là chế độ nhiệt ẩm quy định đặc điểm và tốc độ của
q trình phong hóa vật lý, hóa học của đá mẹ. Chế độ khí hậu quyết định tổ thành
và cấu trúc của quần xã sinh vật. Như vậy, khí hậu vừa là yếu tố trực tiếp, vừa là yếu
tố gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển đất. Các thành phần
-
53