1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 91 trang )


Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013



Nước mặt: Dòng chảy sơng ngòi của Việt Nam khá dày đặc và phân bố khá

đồng đều trên phạm vi toàn lãnh thổ: Chỉ tính riêng các con sơng có chiều dài trên

10 km đã có 2500 con sơng với tổng chiều dài trên 52.000 Km. Mật độ mạng lưới

sông thay đổi từ 0,5 - 2 Km/ Km2. Dọc bờ biển cứ trung bình 20 Km lại có một cửa

sơng (tập trung trên 90 % đổ vào vịnh Bắc Bộ). Đó là một thuận lợi lớn cho việc

phát triển các ngành vận tải thủy, thủy lợi, nghề cá.

Nguồn nước cung cấp chủ yếu từ nước mưa nên chế độ thủy văn dòng chảy

của sơng quan hệ chặt chẽ với chế độ mưa: Phần lớn sơng có quy mơ tương đối nhỏ.

Tổng lượng nước đổ ra biển từ sơng ngòi là 800 x 10 9 m3, lượng nước này có thể

tưới cho 1/3 diện tích bề mặt hành tinh.

Nước dưới đất, nước ngầm là một bộ phận quan trọng của tài nguyên nước tự

nhiên. Theo Phạm Quang Hạnh hàng năm trên toàn lãnh thổ nước ta thu được 107 tỷ

m3 nước ngầm, tương ứng với lớp nước 324 mm/ năm.

Nguồn nước trong đất thay đổi nhanh theo thời gian và rất nhạy cảm đối với

những thay đổi của điều kiện khí tượng, phụ thuộc chặt chẽ vào lớp phủ thực vật,

khả năng thấm nước, giữ nước của đất, và đặc tính của địa hình.

Hiện nay lượng nước ngầm quyết định năng suất nông nghiệp ở các vùng đồi

núi của Việt Nam. Việc khai thác nước dưới đất phục vụ cho nông nghiệp mới chỉ

được khai thác ở quy mô thô sơ, nhưng bước đầu đã mang lại kết quả cho các vùng

trồng cây công nghiệp ở các tỉnh bán khô hạn như miền Trung, Tây Nguyên, nhất là

trong các tháng mùa khô. Gần đây, việc khai thác nước ngầm một cách ồ ạt, thiếu

điều tra, đánh giá trữ lượng nước cũng như thiếu quy hoạch sử dụng nước cho các

nhu cầu ngày càng tăng về tưới cây công nghiệp đã mang đến những mối lo ngại

những thay đổi lớn trong cán cân nước tự nhiên của khu vực. Đây cũng là một khía

cạnh mơi trường đáng quan tâm ở khu vực này.

Bên cạnh việc khai thác bằng các phương tiện khai thác thô sơ, việc khai thác

nước ngầm bằng các phương tiện hiện đại với quy mô tập trung cũng đã được tiến

hành, tuy chỉ mới tập trung chủ yếu ở một số khu vực đô thị và khu công nghiệp.

Riêng các giếng ở Hà nội, mỗi ngày khai thác được khoảng 400.000 - 500.000 m 3

nước dưới đất.

Việc sử dụng nước khoáng, đặc biệt là nước khống có hàm lượng CO 2 cao

như ở các khu vực Kim Bơi (Hòa Bình), Đảnh Thạnh, Vĩnh Hảo, Đắc Min dần dần

đã được chú ý, nhưng mới khai thác ở quy mô nhỏ.

Xét về phương diện đảm bảo nước tính theo đầu người, Việt Nam đứng vào

hàng thứ 10 trong các nước châu Á với 6000 m 3/ năm dòng chảy sơng ngòi và 2000

m3/ năm dòng chảy ngầm.

So với tồn lục địa thì mức đảm bảo từ dòng chảy sơng ngòi vào loại trung

bình, song về mức đảm bảo nước ngầm vào loại thấp.

Khó khăn:

- Tài nguyện nước phân bố rất không đồng đều trong không gian và theo

thời gian



83



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



Đặc điểm chính của tài nguyên nước Việt Nam là phân bố không đồng đều và

dao động rất phức tạp theo thời gian. Điều đó gây trở ngại cho việc trị thủy, và có

thể gây thiệt hại lớn về người và của cho nền kinh tế của đất nước và ảnh hưởng tới

môi trường.

Lượng mưa trên lãnh thổ nước ta phân bố rất khơng đồng đều theo khơng

gian. Bình qn tồn lãnh thổ lượng mưa năm là 1994mm. Tuy nhiên, có những nơi

lượng mưa năm đạt 8000mm như ở Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), 5000mm như ở

Bắc Quang (Hà Giang), thì ở Phan Rang chỉ có 700mm, thậm chí 400mm ở Phan Rí.

Chênh lệch mơ đun dòng chảy giữa các vùng và giữa các mùa rất lớn: Các

vùng có lượng mưa lớn mơ đun dòng chảy có thể đạt tới 70 - 100 l/ s/ Km 2, vùng

mưa ít, dòng chảy nhỏ chỉ đạt tới 5 l/ s/ Km2, chênh nhau tới 20 lần.

Mùa lũ có nơi tập trung đến 90 % lượng nước của cả năm, thậm chí tháng

mưa lớn có thể tập trung đến 50 % lượng nước của cả năm, trong khi đó tháng kiệt

chỉ có 1-2 % lượng nước cả năm.

Độ đục bình quân nhiều năm của các sông vào khoảng 0,3- 0,4 kg/m 3, nhưng

vào mùa lũ có nơi tới 4-5 kg/m3, cá biệt đến 20 kg/m3 (trạm Lao Cai trên sông

Thao).

- 2/3 tổng lượng nước mặt phụ thuộc vào nước ngồi

67% tồng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam là từ các nước

láng giềng: Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Lào và Cam Pu Chia chảy vào. Các

nước này đều đang ở trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa, phát

triển nơng nghiệp, dịch vụ một cách nhanh chóng, dẫn tới yêu cầu sử dụng tài

nguyên nước sản sinh trên lãnh thổ của mình.

Chất lượng nước của một số dòng sơng sau khi tiếp nhận xả thải từ nhiều đô

thị, khu dân cư, khu nông nghiệp trên các vùng thượng lưu sẽ khơng còn trong sạch

như hiện nay. Nếu trong tương lai, các nước ở thượng nguồn Mê Kông sử dụng một

lưu lượng khoảng 1.200- 1.500 m3/s trong mùa khơ, thì đồng bằng sơng Cửu Long

sẽ có nguy cơ thiếu nước. Nạn xâm nhập mặn sẽ đe dọa toàn vùng.

- Có nhiều thiên tai nghiêm trọng gắn liền với nước

Lũ lụt là thiên tai phổ biến nhất và ác liệt nhất ở nước ta Theo số liệu lưu trữ

thì trong thế kỷ 19, chỉ riêng ở đồng bằng sông Hồng đã có khoảng 30 năm lũ rất

lớn, trong đó 26 năm đê tả ngạn sông Hồng bị vỡ. Mỗi lần vỡ đê gây thiệt hại hàng

trăm nghìn Ha mùa màng, cuốn trơi hàng ngàn làng xóm với hàng ngàn sinh mệnh

người và rất nhiều gia súc, hủy hoại nhiều cơng trình cơng ích, gây bệnh tật trên

nhiều vùng.

Hạn hán cũng là thiên tai gây tác hại lớn, trên diện rộng cho sản xuất nông

nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của nhân dân. Vào mùa khô, tất cả các vùng trên

nước ta từ đồng bằng, trung du đến miền núi đều có thể bị hạn nặng. Trong những

năm gần đây, ở Tây Nguyên liên tiếp bị hạn: 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 2003 và

2004. Năm 1998 diện tích cây cơng nghiệp, cây ăn quả bị hạn là 111.000 ha, bị chết



84



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



19.300 ha, riêng cà phê bị hạn là 74.400 ha, bị chết 13.800 ha và hơn 770.000 người

thiếu nước sinh hoạt.

- Chất lượng nước đang giảm sút ở nhiều nơi

So với một số nước trên thế giới thì nước sơng ngòi phần thượng lưu và tại

một số hồ lớn ở Việt Nam còn tương đối sạch. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh

của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa, gia tăng dân số thì chất lượng nước

mặt cũng như nước ngầm đã có những biều hiện suy thối nghiêm trọng.

Mức ơ nhiễm nước ở một số khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm cơng nghiệp

tập trung, làng nghề đã rất cao. Ví dụ: Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đô thị lớn và

vừa, các khu công nghiệp mới và cũ, nước thải sinh hoạt vẫn còn lẫn lộn với nước thải công nghiệp không

qua xử lý tập trung mà trực tiếp thải ra sông, hồ, kênh, mương lộ thiên đi qua các khu dân cư và sản xuất .



Nước thải y tế cũng được thải chung vào nước thải công cộng. Mức độ ô

nhiễm của các vực nước tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Ơ nhiễm nước ở nơng thơn và các khu vực sản xuất nông nghiệp cũng rất

nghiêm trọng. Phần lớn chất thải của người, gia súc không được xử lý, bị rửa trơi

theo dòng chảy mặt, thấm xuống đất, làm cho nguồn nước mặt cũng như nước ngầm

bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Việc sử dụng không hợp lý và đúng quy cách các hóa

chất trong nơng nghiệp, trong đó có khơng ít hóa chất độc hại làm nhiễm bẩn thêm

nguồn nước. Tỷ lệ số hộ nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh chỉ mới đạt 3040%. Khoảng 28- 30% số hộ có cơng trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

- Yêu cầu về nước đang tăng nhanh

Nhu cầu nước gia tăng ở các ngành

- Nhu cầu về nước trong công nghiệp gia tăng, đặc biệt là nhu cầu nước cho 5

ngành dầu mỏ - than, luyện kim, hóa chất, chế biến thực phẩm, giấy chiếm tới 90 %

tổng nhu cầu nước cho cơng nghiệp:

+ Cần 1700 lít nước để sản xuất 1 thùng bia 120 lít.

+ 3000 lít nước để lọc 1 thùng dầu mỏ (160 l).

+ 300.000 lít nước để sản xuất 1 tấn giấy.

+ 2 triệu lít nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp.

Trong cơng nghiệp có tới 80 % lượng nước là dùng để làm nguội, khơng đòi

phẩm chất cao. Dự báo đến năm 2000 nhu cầu nước sẽ tăng 60 lần so với năm 1900.

Giống như trong sinh hoạt, lượng nước tiêu hao khơng hồn lại khơng lớn, chỉ

chiếm 1-2 % lượng nước sử dụng. Phần lớn nước đó quay về sơng hồ dưới dạng

nước thải.

Sử dụng nước cho mục đích nơng nghiệp, trước hết là để phát triển đất tưới.

Nhu cầu nước lớn, ví dụ:

+ Một cây ngơ cần 250 lít nước trong 1 mùa sinh trưởng.

+ Sản xuất 1 tấn gạo cần 4000 tấn nước.

+ Sản xuất 1 tấn bông cần 10.000 tấn nước.

Cùng với q trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa, phát triển nơng nghiệp và

nâng cao đời sống nhân dân thì nhu cầu về nước ngày càng tăng nhanh.

`

8.2. Ơ NHIỄM NƯỚC

85



Bài giảng sinh thái mơi trường 4-2013



8.2.1. Khái niệm ơ nhiễm nước: Ơ nhiễm nước là hiện tượng xảy ra trong

nước khi có sự biến đổi thành phần và tính chất của nước về lý - hóa - sinh học

do sự xuất hiện các hợp chất lạ, làm cho nước trở nên độc hại đối với người và

sinh vật hay khơng thích hợp sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống

của con người.

8.2.2. Phân loại ơ nhiễm nước

Sự ơ nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:

- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa. Sự ơ nhiễm này được gọi là ô

nhiễm không xác định được nguồn (ơ nhiễm có nguồn phân tán- Laud- non point

resources).

- Sự ơ nhiễm có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do xả nước thải của các vùng

dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ

và phân bón trong nơng nghiệp (ơ nhiễm nguồn điểm- Laud- point resources).

Theo thời gian các dạng ô nhiễm có thể diễn ra thường xuyên hay tức thời do

sự cố xảy ra.

Theo các tác nhân gây ô nhiễm có thể phân biệt thành các dạng: ơ nhiễm vơ

cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lý, ơ

nhiễm phóng xạ.

Theo vị trí khơng gian, người ta phân biệt thành ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ. ô

nhiễm biển, ô nhiễm mặt nước, ơ nhiễm nước ngầm.

Theo độc tính : có ô nhiễm sơ cấp và ô nhiễm thứ cấp.

8.2.3. Đặc điểm ô nhiễm nước ở Việt Nam

Đặc điểm của ô nhiễm nước ở Việt Nam là mang tính chất cục bộ do quy

mô, cường độ và nhịp điệu của các tác động còn chưa lớn lắm.

Cùng với nước mặt, lượng chất thải cơng nghiệp với nhiều hóa chất có độc

tính cao, lượng nước thải trong nông nghiệp và sinh hoạt khơng kiểm sốt được

ngày càng lớn, càng phức tạp đang đe dọa chất lượng của nước ngầm.

8.2.4. Cạc loải chè tiãu âạnh giạ cháút lỉåüng

nỉåïc hay mỉïc âäü ä nhiãùm nỉåïc

i) Đánh giá chất lượng nước

Khi nói về chất lượng nước sử dụng cho các mục đích khác nhau người ta hay

sử dụng thuật ngữ Chỉ tiêu chất lượng nước. Các chỉ tiêu này đã được nghiên cứu và

đề ra thành tiêu chuẩn.

Người ta sử dụng thông số chất lượng nước:

1. Các thông số vật lý: nhiệt độ, màu, mùi, vị, độ dẫn điện, độ phóng xa,

độ đục.

2. Các thơng số hóa học: độ pH, hàm lượng chất lơ lửng, các chỉ số BOD,

COD, ơ xy hòa tan, dầu mỡ, clorua, sunphát, amôn, nitrit, nitrat, phốt

phát, các nguyên tố vi lượng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất tẩy

rửa....

3. Các thông số sinh học: Coliform, Faecal Streptococus, tổng số vi khuẩn

hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí.

86



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



8.2.5. Đánh giá tác động của nước thải:

Khi xả nước thải vào ao, hồ, sơng ngòi, các nguồn nước có thể bị biến động

do các tác động sau đây:

1. Quá trình phân hủy hữu cơ mạnh, mức độ tiêu thụ ơ xy lớn, chế độ các

chất khí thay đổi làm cho thành phần sinh vật trong nước thay đổi.

2. Các tạp chất rắn lắng xuống đáy sông hồ làm cho chế độ dòng chảy thay

đổi, đồng thời gây ra hiện tượng lên men bùn cặn đáy. Các yếu tố sinh

thái thay đổi có thể làm cho tồn bộ hệ sinh thái mất ổn định.

3. Các chất độc hại và các sản phẩm dầu mỡ cản trở hoạt động sống và có

thể tiêu diệt các thành phần sinh vật của hệ sinh thái.

4. Các chất dinh dưỡng làm tăng năng suất sơ cấp của hệ sinh thái thủy

vực, dẫn đến hiện tượng phì dưỡng vực nước, nước sẽ bị tái nhiễm bẩn

và độ ơ nhiễm của hệ thống có thể đạt tới mức tới hạn.

5. Các loại vi khuẩn có thể phát triển trong nguồn nước và gây bệnh cho

người và động vật.

Các tác động này có thể nhất thời hoặc lâu dài, có thể độc lập hay tổng hợp.

Các tác động nhất thời hoặc độc lập có thể gây ra các sự cố sinh thái. Còn các

tác động lâu dài hay tổng hợp có thể làm thay đổi hệ sinh thái cả về cấu trúc hoặc

thành phần.

Đánh giá tác động nhất thời.

Để đánh giá mức độ ô nhiễm tức thời môi trường nước, người ta sử dụng chỉ

tiêu hay thông số phổ biến là:

i) Chất lơ lửng: là các chất hòa tan trong nước và được xác định bằng cách lọc

mẫu nước qua giấy lọc tiêu chuẩn. Cặn thu đưọc trên giấy lọc sau khi sấy ở

nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng khơng đổi thì đem cân xác định khối

lượng - đó là khối lượng chất lơ lửng trong mẫu nước phân tích.

ii)Các chỉ tiêu về hàm lượng chất hữu cơ : được xác định gián tiếp bằng cách

đo lượng ơxy tiêu thụ do q trình ôxy hóa nhờ vi khuẩn (BOD) hay nhờ các

chất ô xy hóa mạnh (COD). Các chỉ tiêu này cho biết mức độ ô nhiễm về mặt

hữu cơ và khả năng phân hủy của chúng trong nguồn nước:

+ Nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD: Bio - chemical oxygen demand): là lượng ơxy

cần thiết để ơ xy hóa các chất bẩn hữu cơ (bởi các vi sinh vật hiếu khí) trong

nước trong một khoảng thời gian xác định.

BOD gián tiếp đặc trưng cho lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi các vi sinh

vật hiếu khí theo phản ứng:

Chất hữu cơ + O2  CO2 + H2O + Tế bào mới + Sản phẩn trung gian



Thông thường đối với nước thải sinh hoạt, để phân hủy hết các chất bẩn hữu

cơ cần thời gian khoảng 20 ngày, gọi là BOD 20 hay BOD toàn phần. Trong thực tế

người ta chỉ xác định BOD5 tương ứng với 5 ngày đầu mà thơi.

+ Nhu cầu ơ xy hóa học (COD : Chemical oxygen demand): là lượng ô xy cần

thiết để ô xy hóa các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Đại lượng này đặc trưng

87



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



cho tất cả các chất bẩn hữu cơ có trong nước (bao gồm cả chất bẩn hữu cơ

khó phân hủy và dễ phân hủy sinh học).

Để xác định BOD và COD người ta thường lấy mẫu nước thải để xác định

lượng ô xy hòa tan (DO) trong mẫu nước trước và sau khi ủ. Đầu tiên đo DO trước

khi ủ, sau đó đậy kín mẫu nước, khơng cho tiếp xúc với ô xy của không khí rồi tiến

hành cho ô xy hóa mẫu nước (nhờ vi sinh vật hay nhờ các chất ơ xy hóa mạnh như

K2Cr2O7). Sau khoảng thời gian nhất định, lấy mẫu nước xác định lượng DO sau khi

ủ. Chênh lệnh lượng DO trước và sau khi ủ chính là lượng BOD (nếu ơ xy hóa nhờ

vi sinh vật hoặc COD (nếu ơ xy hóa nhờ chất ơ xy hóa mạnh).

Như vậy tồn bộ lượng ơxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ ơ xy

hồ tan trong nước (ô xy tự do- DO). Do vậy, nhu cầu ơ xy hố học và ơ xy sinh hố

cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái

nước nói chung. Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải hữu cơ và nước thải hoá

chất là nguyên nhân làm gia tăng nhu cầu ơ xy hố học và ơ xy sinh hố trong mơi

trường nước.

iii) Các chỉ tiêu về mặt hóa học:

+ Lượng ơ xy hòa tan (DO): Đánh giá trạng thái chất lượng của nước

(nước ‘khỏe’ là nước có DO lớn, DO cũng dùng đánh giá gián tiếp mức

độ nhiễm bẩn hữu cơ của nguồn nước, mức đô tự làm sạch của nước.

+ Các chỉ tiêu nitơ như nitratamôn (NH4+), Nitrít (NO2-), Nitrat (NO3-);

các chỉ tiêu về phốtphát như (PO43-).. để đánh giá mức độ phì dưỡng của

nguồn nước. Ngồi ra các chỉ tiêu này còn để đánh giá mức độ phân

giải hữu cơ có chứa Nitơ và phốtpho trong nguồn nước.

+ Tổng lượng muối, Clorua (Cl-) có thể đánh giá mức độ ô nhiễm nước

thải công nghiệp.

+ Chỉ tiêu hàm lượng dầu, mỡ, kim loại nặng..

iv) Chỉ tiêu vi khuẩn: như chỉ số Coli để đánh giá mức độ tồn tại của vi

khuẩn gây bệnh trong nước. Tổng số vi khuẩn kỵ khí đánh giá mức độ nhiễm bẩn

các chất hữu cơ nguồn gốc phế thải sinh hoạt, tổng số vi khuẩn hiếu khí đánh giá

khả năng tự làm sạch bằng cách phân hủy chất hữu cơ trong nước nguồn.

8.3. BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC CHỐNG Ô NHIỄM

8.3.1.Bảo vệ lớp phủ thực vật

Cùng với nước, đất, khơng khí, thì rừng và các quần xã sinh vật làm thành

một thực thể sống hài hòa và cân bằng trên hành tinh chúng ta. Mối tương tác giữa

các thành phần ấy đảm bảo cho cân bằng nước và chất lượng của tài nguyên nước

tồn tại vĩnh viễn. Rừng và đặc biệt là rừng đầu nguồn có vai trò to lớn trong việc bảo

vệ chất lượng nước và điều hòa chế độ nước trong tự nhiên.

Rừng và thảm thực vật rừng là những kho chứa nước khổng lồ, bởi vậy có

chức năng to lớn là điều tiết chế độ nước theo thời gian: trong mùa mưa lũ, rừng có

vai trò giữ lại một lượng lớn nước lũ và nước mưa, do đó hạn chế được lũ lụt, xói

mòn và rửa trơi, từ đó mà không ngừng bổ sung cho nước mặt và nước ngầm trong



88



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



mùa khô kiệt. Từ đó làm tăng khả năng cung cấp nước một cách ổn định của tài

nguyên nước cho nhu cầu nhiều mặt của xã hội.

Mỗi ha rừng có thể giữ thêm 300m 3 nước so với đất khơng có rừng. Hơn nữa,

rừng còn là màng lọc lớn, có tác dụng làm hạn chế quá trình nhiễm bẩn nước do các

tác nhân tự nhiên và nhân văn gây nên, hạn chế sự xâm nhập mặn vào dòng chảy

mặt và dòng chảy ngầm, từ đó bảo vệ và ổn định được chất lượng của nước.

Bởi vậy, cần thiết phủ xanh đất trống và đồi núi trọc, bảo vệ rừng, nhất là

rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ của các lưu vực sơng, hồ chứa, và các hệ sinh thái

nông nghiệp, thủy lợi, thủy điện.

8.3.2. Xây dựng hệ thống hồ chứa và bể chứa nước ngọt



Hồ chưa có có tác dụng phòng lũ, chống lụt, cấp nước, phát điện, bảo vệ sức

khỏe, phát triển nghề cá, du lịch và giao thông vận tải thủy. Cho đến nay, hồ chứa

vẫn là biện pháp duy nhất để điều tiết dòng chảy trong năm và nhiều năm. Việc chủ

động cắt giảm nước trong mùa mưa lũ và bổ sung nước cho mùa cạn có thể đi đến

giải quyết tận gốc rễ nạn lũ lụt, hạn hán. Hồ chứa còn có tác dụng làm làm giảm sự

nâng cao mực nước đại dương (chủ yếu là do băng tan) và tăng mực nước ngầm, cải

tạo khí hậu các khu vực xung quanh hồ chứa.

Hệ thống kênh mương và các cơng trình thủy lợi khắp đồng bằng Bắc bộ,

Trung bộ và Nam bộ góp phần tưới tiêu trên những diện tích rộng lớn.

Xây dựng hệ thống đê điều phòng chống lũ là một biện pháp rẻ tiền và có hiệu

quả cao

8.3.3. Tăng lượng nước hoàn lại trong sử dụng và chống ô nhiễm nguồn nước.



Việc loại bỏ hay xử lý các dòng nước thải gây khó khăn và tốn kém rất lớn

Các nghiên cứu cho thấy có thể nhận nước uống từ các dòng nước thải sinh

hoạt sau khi đã xử lý với chi phí khơng vượt q chi phí để khai thác nước từ các

nguồn xa.

Việc sử dụng lại nước để tưới cho đồng ruộng, bãi chăn thả, rừng trồng...,

giảm được giá thành của việc làm sạch nước.

Nhiều hình thức sử dụng nước trong công nghiệp như làm nguội, rửa quặng,

làm giàu và vận chuyển khống khơng đòi hỏi việc xử lý nước ở mức độ cao.

Việc phòng ngừa ô nhiễm có hiệu quả hơn việc chống ô nhiễm. Đó là cơ sở

cho việc bảo vệ tài nguyên nước khỏi bị giảm chất lượng.

Theo nhiều chuyên gia biện pháp hiệu quả nhất, cho phép tránh được tình

trạng nhiễm bẩn nguồn nước là tách lượng nước thải ra khỏi nguồn nước cung cấp.

Với mục đích đó cần phải giảm, tiến tới đình chỉ hồn tồn việc xả nước thải chưa

được làm sạch vào các thủy vực.

Để đạt được mục đích này, cần tiến hành áp dụng các biện pháp sau:

i) Tiết kiệm tối đa việc sử dụng nước trong công nghiệp, kể cả việc chuyển

nhiều quy trình cơng nghệ sang công nghệ khô.

ii) Đưa các trạm nhiệt điện và các xí nghiệp cơng nghiệp vào chu trình cấp nước

khép kín, sao cho nước đã được sử dụng và làm sạch ở xí nghiệp này có thể

sử dụng cho xí nghiệp khác.

89



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



iii) Sử dụng lại nước thải sinh hoạt và nước thải kinh tế của các trại chăn nuôi để

tưới cho cây nông nghiệp, lâm nghiệp, đồng cỏ. Đặc điểm nổi bật là trong đất,

các chất bẩn được ơxy hóa và mất tính độc hại nhanh hơn trong nước sông hồ.

Một số loại nước thải, nhất là nước thải cơng nghiệp thực phẩm có chứa nhiều

chất hữu cơ và nhiều chất dinh dưỡng như N,P,K.. có thể sử dụng để ni cá

và tưới ruộng. Ví dụ: Nhờ sử dụng nước thải của nhà máy rượu Hà Nội để nuôi cá mà năng

suất cá của một HTX ở Thanh trì tăng lên được 3- 4 tấn/ha/năm. Kinh nghiệm thực tế đã chứng

minh việc dùng nước thải để tưới có thể tăng năng suất nơng nghiệp lên gấp 1,5-2 lần . Nước



thải vô cơ không dùng để ni cá và tưới ruộng được vì khơng có hoặc ít chất

dinh dưỡng. Mặt khác một số chất vô cơ trong nước thải có thể phá hủy cấu

trúc đất hoặc gây nhiễm độc cho khu hệ vi sinh vật đất.

8.3.4.Tận dụng khả năng tự làm sạch của môi trường nước



Bản chất của quá trình tự làm sạch nước bao gồm các q trình sau:

i) Q trình vật lý (hồ tan, lắng tụ và trơi theo dòng nước)

ii) Q trình sinh hoá học (chuyển hoá phân huỷ chất hữu cơ)

iii) Sự hấp thụ các chất bẩn của thực động vật và vi sinh vật thuỷ sinh

iv) Sư tác động của ánh sáng mặt trời

v) Sự biến đổi của nước bị ô nhiễm hữu cơ thành ít bẩn hơn, một cơ chế tự làm

sạch

Khi nước tự làm sạch, nó tiếp nhận oxi khí quyển và ơxi phóng thích từ kết

quả quang hợp của cây xanh. Chúng bị tác động bởi vi khuẩn hoại sinh và vi khuẩn

Nitrat hoá.

vi) Giai đoạn đầu: 70- 80% chất hữu cơ lên men hay hợp chất hoá học được oxi

hố hồn tồn tạo ra carbon dioxid, amoniac và nước.

vii) Giai đoạn 2: 20- 30% hợp chất hoá học hữu cơ bị phân huỷ bởi quá trình

tổng hợp, quá trình này nhờ vào sự tạo ra các chất dinh dưỡng và sự phân chia

của các loại vi khuẩn. Những vi khuẩn hoại sinh chiếm ưu thế về năng lượng

tư sự ơxi hố phần lớn chất dinh dưỡng của chúng. Điều tất yếu là sự ơxi hố

cung cấp đầy đủ oxi và do đó sự pha lỗng ở mức cao, làm mất tình trạng thối

rữa và cứu thốt cuộc sống của sinh vật trong nước. Các vi khuẩn hoại sinh

yếm khí có thể sử dụng oxi từ hợp chất hố học, còn vi khuẩn Nitrat hố chỉ

phụ thuộc vào lượng oxi hồ tan.

Thơng thường việc đưa nước vào thành phố được đặt ngược dòng và ngược

lại việc xả nước thải lại đặt xi dòng thành phố; tức là cùng chiều với dòng chảy.

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 8



1. Chu trình nước trong tự nhiên.

2. Đánh giá tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước của Việt Nam.

3. Khái niệm ô nhiễm nước. Đặc điểm ô nhiễm nước ở Việt Nam. Nguyên lý sinh

thái học trong việc xử lý ô nhiễm nước.

4. Khái niệm ô nhiễm nước, các chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước.



90



Bài giảng sinh thái môi trường 4-2013



5. Khái niệm ô nhiễm nước, vai trò của thảm thực vật trong việc bảo vệ nguồn

nước chống ô nhiễm.

6. Khái niệm ô nhiễm nước, phân biệt các loại ơ nhiễm nước. Vai trò của các hồ

chứa nước trong việc điều tiết cân bằng nước tụ nhiên.

7. Khái niệm ô nhiễm nước, biện pháp bảo vệ nguồn nước. Nguyên lý của việc

tăng cường nước hồn lại và phòng chống ơ nhiễm nguồn nước.



91



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×