1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

*Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội-2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.25 KB, 73 trang )


Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



-Câu trung gian có hai, nhưng một đơn vị phụ thuộc vào một yếu tố của đơn vị

khác

-Câu phức hợp có hai đơn vị tính vị ngữ, các đơn vị này có cấu tạo độc lập, không

phụ thuộc vào một thành tố nào của đơn vị khác.

(Loại câu trung gian có tác giả xếp vào loại câu đơn, có tác giả gọi là thể câu làm

thành phần ngữ pháp).

Căn cứ vào đơn vị tính vị ngữ làm thành phần phụ của các thành phần câu, có thể

phân biệt các loại câu trung gian sau đây:

1. Cụm chủ- vị làm chủ ngữ thường thấy trong những loại câu sau đây.

a. Trong câu luận:

-Chúng ta giúp đỡ đồng bào là chúng ta yêu nước.

-Ông ấy lấy làm lạ cũng phải.

-Chúng tôi mít tinh hàng vạn người là thường. (Tô Hoài)

b. Trong câu tả mà vị ngữ là cụm động từ có ý nghĩa gây khiến.

-Rồi Bính ứa nước mắt khiến Nam phì cười. ( Nguyên Hồng)

-Quả đất quay tròn từ Tây sang Đông làm cho ta cảm thấy cả bầu trời quay

từ đông sang tây... ( Nguyễn Xiển)

c. Trong câu tả mà vị ngữ là tính từ hay nhóm tính từ có tác dụng đánh

giá( đúng, sai, phải, trái, sớm, muộn...).

-Đồng chí Đô nói thế không đúng. ( Nguyễn Đình Thi)

-Cô ở đây là hơn.(Nguyên Hồng)

-Ta đi hôm nay đã không là muộn.

Đất nước hành quân mấy chục năm rồi

Ta đến hôm nay cũng không là muộn

Đất nước còn đánh giặc chưa thôi. ( Phạm Tiến Duật)

2. Cụm chủ- vị làm vị ngữ thường thấy trong những loại câu sau đây.

a. Trong câu luận

Khi vị ngữ có tác dụng xác định nội dung của khái niệm nêu lên ở chủ ngữ.

-Quan liêu là người người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần

chúng.

( Hồ Chủ tịch)

-Phép biện chứng ở đây là tổ chức mạnh bảo đảm từng người mạnh, từng người

mạnh khiến cả tổ chức mạnh. ( Lê Duẩn)

Trang 35



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



-Điều quan trọng hơn nữa là tiếng Việt đã giữ được tính độc đáo của nó...

-Vấn đề đề ra ở đây là... chúng ta làm thế nào để có những kết quả.

Khi vị ngữ có tác dụng xác định mục đích nguyên nhân, phương tiện... của sự

vật, hiện tượng nêu lên ở chủ ngữ ( trong trường hợp này, ở trước đơn vị tính vị

ngữ có dùng những từ nối: để, do, vì, bằng...)

[...] Tiếc rằng thơ tôi chưa được như điều tôi mong muốn. Đó là do năng khiếu

thơ và công phu trau dồi nghệ của tôi chưa đủ.

( Sóng Hồng)

b. Trong câu tả mà vị ngữ có tác dụng miêu tả đặc điểm bộ phận của sự vật,

hiện tượng nêu lên ở chủ ngữ.

-Bà ta khổ người thô ( Nam Cao)

-Gái Quảng Bình khí phách đọ Trường Sơn.( Huy Cận)

-Con gà mào đỏ chót.

3. Cụm C-V bổ sung cho một yếu tố trong thành phần phụ hoặc trong cụm từ

của câu.

-Khi mặt trời xuống núi

Anh em ơi lên đường

Ta băng qua cát bụi

Ta xong ra chiến trường

( Tố Hữu)

-Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

(Lưu Trọng Lư)

-Bữa cơm yên tĩnh bên ngọn đèn dầu nhỏ lại gợi cho Lương bao kỉ niệm những

ngày anh còn ở nhà với mẹ và em.

(Nguyễn Đình Thi)

-Một chế độ vạn ác đang ra sức dày vò một con người ốm yếu. Nhưng con người

với một tấm lòng nhân đạo mênh mông, một tinh thần lạc quan không gì lay

chuyển nổi, vẫn vượt hẳn lên trên chế độ ấy...

Trang 36



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



Khi cần thiết, cụm C-V bổ sung cho một yếu tố của cụm từ trong câu được nối

liền với yếu tố chính bằng một trong những từ nối mà, do, của.

-Cả hai người đều cảm thấy như thái trước khi lên đường, một con đường dài

dằng dặc, đầy rẩy những trở ngại mà họ chưa hề hình dung được hết tính chất ác

liệt và bí hiểm.( Nguyễn Khải)

Đơn vị tính vị ngữ là cụm C-V cũng làm thành tố phụ trong cụm động từ có thể

thấy những trường hợp sau đây:

Trong cụm động từ chỉ cảm nghĩ, nói năng:

-Thực tiễn chứng minh Đảng ta đi trên con đường đúng.

(Lê Duẩn)

-Tôi mải mê nhìn bầy chim nhỏ

Quên cả mưa rơi, sóng vỗ bờ.

( Hoàng Trung Thông)

Trong loại câu này thường dùng từ nối rằng và là:

-Ông lão cứ ngỡ là mình còn trong chiêm bao. ( Anh Đức)

- Chúng ta đã nói rằng những câu trong cùng một bài có quan hệ với nhau.

- Có thể nói là tiếng Việt đã đóng góp một phần xứng đáng trong công cuộc phát

triển nền khoa học ở nước ta.

Kiểu câu này thường thấy sử dụng các động từ sau: biết, nói, nghĩ, nhấn mạnh,

tiếc, chắc chắn, đoán, tin tưởng, tưởng, ngờ, cho, tự hào, chứng minh, hi vọng,

thấy, bảo, muốn, mong, hiểu, nhớ, có cảm giác, nghĩ, quên, ngỡ, phủ nhận, nhất

trí, nghe, thấy, nhìn, sợ, hỏi, cảm thấy...

Trong cụm động từ mà yếu tố chính là động từ tiếp thụ:

-Có một đêm, anh Tịch được Út nhắn về gấp.

(Nguyễn Thi)

-Những tên “thanh niên chiến đấu”, sáng sớm tưởng ta rút, mò về, bất thần bị

Út bắt giơ tay.

( Nguyễn Thi)

-Tôi ngồi, không ngủ, nghe anh thở.

Trang 37



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



Khe khẽ lòng ngâm lên tiếng thơ...

Cụm C-V cũng làm yếu tố phụ trong cụm tính từ như đúng, phải, may, rủi,

khốn, rõ ràng...; hoặc cụm tính từ mà yếu tố phụ chỉ nội dung so sánh...

-Đúng là anh Trỗi đứng trước cái bàn có đặt quả mìn và cuộn dây điện.( Trần

Đình Vân)

-Rõ ràng đời sống bộ đội trong xã hội Lào là một trường học lớn... ( Thép Mới)

- Biếc mắt bèo dâu, đẹp như những cô gái xã viên tiễn người yêu ra trận. (Tố

Hữu)

Cụm C-V có thể làm thành tố phụ chỉ mục đích, chỉ nội dung so sánh trong các

cụm động tù và thường có từ nối đi theo( như để, cho, như...)

-[...] tôi nói với các đồng chí những vấn đề lớn để các đồng chí suy nghĩ.

( Phạm Văn Đồng)

-



Lạt này gói bánh chưng xanh.



Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.

( Ca dao)



*Theo Nguyễn Thị Thìn, Câu tiếng Việt và nội dung dạy - học câu ở

trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Mọi sự phân loại trong ngôn ngữ học là tương đối, khó lòng tìm ra đường ranh

giới rạch ròi giữa các loại bởi luôn tồn tại những đơn vị trung gian bên cạnh

những đơn vị điển hình cho từng loại. Sự phân chia câu đơn- câu ghép, câu

đơn bình thường- câu đơn đặc biệt, câu ghép đẳng lặp- câu ghép chính phụ

cũng không nằm ngoài qi luật này.

1. Một số trường hợp trung gian giữa câu đơn và câu ghép

a. Câu đơn có trạng ngữ hay câu ghép:

- Câu đơn có trạng ngữ là một kết cấu chủ- vị hay câu ghép chính phụ.

Ví dụ:

Chân tay vung lên như điện giật, ông trợn mắt hỏi không ra tiếng.

Hắn lảo đảo bước vào nha, mắt gườm gườm

Biểu thức ngôn từ được gạch dưới có thể coi là trạng ngữ chỉ cách thức hoặc tình

trạng của chủ thể thực hiện hành động chính do vị ngữ câu biểu thị. Như vậy, ta có

câu đơn có trạng ngữ.



Trang 38



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



Cũng có thể xem chúng là một vế phụ của câu ghép, như vậy ta sẽ có câu ghép

chính phụ.

-



-



-



Câu đơn có trạng ngữ hay câu ghép ẩn chủ ngữ ở vế trước.

Ví dụ:

(1) Tuy chẳng hiểu hắn nói gì, ông Kha vẫn cứ gật gù ra vẻ tán thưởng.

(2) Nếu đem so với số tiền bị thất thoát thì khoản tiền này không thấm vào

đâu.

ở câu (1) hai ngữ động từ có cùng chủ thể là ông Kha. Ở câu (2), hai thành

phần trước và sau dấu hẩy không cùng chủ thể. Cả hai câu đều có quan hệ

từ biểu thị quan hệ nghĩa giữa hai phần đó.

Câu đơn có trạng ngữ hay câu ghép có một nòng cốt đơn đặt biệt.

Ví dụ:

(1) Hết giờ làm việc lâu rồi mà sao ba vẫn chưa về nhỉ?

(2) Khuya rồi cháu phải về thôi.

(3) Mất điện thì tầng một lại dễ lấy nước. Vì không ai bơm cả.

Phần in đậm có thể tách ra thành câu riêng, có nòng cốt đơn đặt biệt.

phần này có thể có quan hệ đối lập, nguyên nhân, điều kiện với phần

còn lại của câu ( về nghĩa mệnh đề).

b. Câu đơn có thành phần phụ tình thái hay câu ghép:

Câu đơn có tình thái ngữ biểu thị hành vi cảm than hay câu ghép chính phụ

có một nòng cốt đơn đặt biệt.



Ví dụ:

Lạ thật, phố xá gì mà vắng tanh vắng ngắt. nhà nào nhà ấy mới tám giờ tối đã

đóng cửa im ỉm.

Tuyệt quá, với chiêu này thì nhất định nó phải về chầu ông bà ông vải rồi!

Trong hai câu trên, từ ngữ cảm thán có thể tách thành câu riêng- câu cảm thán.

Khi ở đầu câu, có người coi đó là vế câu phụ cảm thán, có người coi là thành

phần phụ tình thái của câu.

-



Câu đơn có tình thái ngữ biểu thị loại hành vi đưa đẩy, tiếp xúc hay câu

ghép chính phụ.

Ví dụ:

Các em nhỏ: - Cụ ơi, chúng cháu có thể giúp cụ việc gì được không ạ?

Cụ già: - Cám ơn các cháu, nhưng các cháu có muốn giúp ông cũng

không thể được.

Biểu thức “ Cụ ơi” thực hiện hiện hành vi hô gọi, biểu thức “Cảm ơn các

cháu” thực hiện hành vi cảm ơn. Hai biểu thức này có thể được tách riêng

thành câu- câu đơn đặt biệt. Khi ở đầu câu, nó được coi là vế câu phụ hô

gọi hoặc thành phần phụ hô gọi của câu.

Trang 39



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

×