1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

PHẦN 3: VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI CÂU TIẾNG VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.25 KB, 73 trang )


Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



Ngữ văn nói chung và phân môn tiếng Việt nói riêng cũng dựa trên một số căn cứ

chính sau để xây dựng nên hệ thống chương trình:

 Mục tiêu đào tạo: đối với từng cấp học, nhà nước có những qui định khác

nhau về mục tiêu đào tạo. Theo đó, chương trình tiếng Việt ở bậc THCS và THPT

có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức nền, có tính chất cơ bản, có

tính ứng dụng cao để học sinh có thể vận dụng tiếng Việt một cách thành thạo và

đúng trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong học tập những bậc cao hơn.

Chính vì vậy, các bài tiếng Việt trong sách giáo khoa đã được chọn lựa rất kĩ để

đảm bảo yêu cầu này.

 Đặc trưng của môn tiếng Việt1 là một môn học gồm hai bộ phận là tri thức

về ngôn ngữ học như một ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ và tiếng Việt

với tư cách là một công cụ giao tiếp xã hội. Với hai bộ phận trên, cấu trúc chương

trình môn học vừa phải cung cấp những khái niệm ngôn ngữ vừa phải tìm hiểu cơ

cấu hệ thống tiếng Việt gồm các bộ phận hợp thành như ngữ âm, từ vựng, ngữ

pháp… và những quy tắc sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên giờ tiếng Việt không phải

là một giờ ngôn ngữ học nên những kiến thức chỉ có tính cơ bản và gắn liền với

phần luyện tập.

 Một căn cứ quan trọng khác là tâm lí lứa tuổi của đối tượng. Ở chương

trình THCS, độ tuổi của học sinh từ 12 đến 15 tuổi, tư duy và nhận thức còn chưa

phát triển đầy đủ, chính vì vậy, các bài tiếng Việt thường rất ngắn, mỗi đơn vị kiến

thức được tinh lọc đến mức tối đa sao cho dễ hiểu, dễ tiếp thu và có tính ứng dụng

thực tiễn cao nhất. Hệ thống phân loại câu tiếng Việt cũng được giảng dạy trong

cấp học này và người biên soạn sách giáo khoa đã chọn lựa cách phân loại dễ

hiểu, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo những kiến thức cơ bản nhất. Ở chương trình

sách giáo khoa THPT, các em học sinh đã có những phát triển về mặt tư duy nên

chương trình được phát triển lên một mức cao hơn, đòi hỏi tư duy logic và khả

năng trừu tượng. Chương trình tiếng Việt vì vậy cũng được xây dựng với những

kiến thức tương đối phức tạp hơn.



B. Vấn đề phân loại câu theo chương trình cải cách

[Sách ngữ văn 6, 7, 8. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)]

1



Dẫn theo Lê A- Nguyễn Quang Ninh- Bùi Minh Toán (2010), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Hà Nội:

Giáo dục



Trang 65



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



I. Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.

Những sửa đổi về nội dung kiến thức câu so với sách giáo khoa trước khi chỉnh lý.

Sách giáo khoa hiện hành phân chia thành câu trần thuật đơn, câu ghép và câu đặc

biệt:





“Câu trần thuật đơn là câu do cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả



hoặc kể về một sự việc, một sự vật hay dùng để nêu ý kiến”. Câu trần thuật đơn

phân chia thành câu trần thuật đơn có từ “là” và câu trần thuật đơn không có từ

“là”.

Ví dụ: Mọi người đều yêu mến thằng bé.





“Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa tạo



thành. Mỗi cụm C- V này gọi là một vế câu. Các vế câu ghép có quan hệ ý nghĩa

với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan

hệ điều kiện/ giả thiết - kết quả, quan hệ tương phản; quan hệ tăng tiến, quan hệ

lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.

Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng

nhất định. Tuy nhiên, cũng có câu ghép không dùng từ nối, giữa các vế câu có dấu

phẩy hoặc dầu hai chấm.

Ví dụ: Nếu chiều nay không có mưa thì em sẽ đi thăm nó.





“Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo thành mô hình chủ ngữ - vị ngữ”.



Câu đặc biệt thường được dùng để: xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc

được nói đến trong đoạn văn; liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện

tượng; bộc lộ cảm xúc; gọi đáp.

Ví dụ: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao).



II. Phân loại theo mục đích phát ngôn

a. Câu nghi vấn

Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì ,nào, sao, tại sao, đâu, bao

giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có …không, đã…chưa) hoặc có từ “hay” nối các vế

có quan hệ lựa chọn.

Câu nghi vấn có chức năng chính dùng để hỏi.

Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Trang 66



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



Ví dụ: Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn).

Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu

khiến, khẳng định, phủ định , đe doạ, bộc lộ cảm xúc và không yêu cầu người đối

thoại trả lời.

Ví dụ:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ

(Ông đồ - Vũ Đình Liên)

Nếu dù để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng

dấu chấm , dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Ví dụ: Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. Con gái

tôi vẽ đấy ư ? chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy.

( Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh) - ( Trang

22).

b. Câu cầu khiến.

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi,

nào,…hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.

Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu

khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ: Ông giáo hút trước đi. (Lão Hạc – Nam Cao)

c. Câu cảm thán

Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao

ôi, trời ơi, thay, biết bao,, xiết bao, biết chừng nào…dùng để bộc lộ trực tiếp cảm

xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày

hay ngôn ngữ văn chương.

Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ( Thế Lữ, Nhớ rừng).



Trang 67



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



d. Câu trần thuật

Câu trần thuật không có đặc điểm điển hình của các kiểu câu nghi vấn, cầu

khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả…

Ngoài chức năng chính trên đây, câu trần thuật cò dùng để yêu cầu, đề nghị

hay bộc lộ cảm xúc,…( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).

Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có

thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

Ví dụ: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu

nước của dân ta.



III. Nhận xét

1. Vấn đề phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp ở chương trình phổ

thông.

• Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp ở chương trình cũ có sự khác nhau giữa

các bậc học.

+ Chương trình ở bậc trung học cơ sở chia câu làm hai loại: câu đơn (câu đơn

hai thành phần, câu đơn đặc biệt và câu tỉnh lược) và câu phức (câu phức thành

phần và câu ghép).

+ Chương trình ở bậc trung học phổ thông chia câu thành 3 loại: câu đơn (câu

đơn hai thành phần và câu đơn đặc biệt), câu phức và câu ghép.

=> Cách phân chia như thế không đồng nhất và gây khó khăn cho học sinh trong

việc học tập. Đồng thời cách chia này quá chi tiết và cũng tạo nên sự phức tạp.

• Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp cũng có sự khác biệt giữa chương trình

cũ và chương trình cải cách.

+ Ở chương trình cải cách, kiến thức được cung cấp mang tính toàn diện,

được bao quát và nâng cao hơn. Bài tập thực hành phong phú, đa dạng, rèn luyện

nhiều kĩ năng có tác dụng phát triển năng lực tư duy của học sinh. Chẳng hạn có

loại bài tập tìm những câu ghép trong các đoạn văn, rồi từ đó cho biết trong mỗi

câu ghép được nối với nhau bằng cách nào? Có loại bài tập nâng cao hơn nữa

như: với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép như: vì…nên; tuy…

nhưng…Chuyển câu ghép mà em vừa đặt thành những câu ghép mới bằng một

trong hai cách sau: bỏ bớt một quan hệ từ hoặc đảo lại trật tự các vế câu (hoặc



Trang 68



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho

biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy?)

+ Tuy nhiên, việc phân chia này cũng có hạn chế : chương trình hiện hành ở

bậc phổ thông dường như không thống nhất với chương trình ở bậc tiểu học.

Trong sách giáo khoa tiểu học, câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp thành câu

đơn (câu đơn đặc biệt và câu đơn bình thường) và câu ghép (câu ghép đẳng lập và

câu ghép chính phụ). Còn sự phân loại trong hiện hành là phức tạp, phải phân

tích sâu mới hiểu được vấn đề.

2. Vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn ở chương trình phổ

thông

• Nhìn chung việc phân loại câu theo mục đích phát ngôn trong chương trình

cũ và chương trì cải cách không có gì khác biệt lớn. Cả hai chương trình đều

thông nhất có bốn kiểu câu: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm

thán. Sự khác biệt ở đây là việc định nghĩa và thứ tự “ưu tiên” của các kiểu câu.

+ Chương trình cũ theo hướng giải thích khái niệm và xếp các câu theo thứ

tự: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

+ Chương trình cải cách theo hương căn cứ vào hình thức và xếp các câu

theo thứ tự: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật.

=> Cách giải quyết của chương trình cải cách ngắn gọn, dễ hiểu và bao quát

hơn so với cách giải quyết của chương trình cũ.

• Ở chương trình cũ có sự lặp lại kiến thức về phân loại câu theo mục đích

phát ngôn. Điều này là không cần thiết. Và chương trình cải cách đã tránh được

hạn chế này.

 Tóm lại, việc phân loại câu nên cần có sự thống nhất trong chương trình ở

ba cấp học để thuận lợi cho việc dạy và học tiếng Việt. Đồng thời, ta phải chú ý

vào lứa tuổi để đưa kiến thức vào chương trình hợp lí. Cùng một nội dung nhưng

mức độ chuyên sâu sẽ tăng dần theo cấp học và tránh trường hợp lặp lại là một

giải pháp mà theo chúng tôi, ta cần phải chú ý khi soạn chương trình học.



KẾT LUẬN



Trang 69



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



Cho đến ngày hôm nay, vấn đề nghiên cứu phân loại câu tiếng

Việt vẫn còn là đề tài tranh luận của các nhà ngữ pháp. Xét về mặt dung lượng,

câu tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng không những về cấu tạo mà cả mục

đích nói và các phương diện khác. Chính vì vậy, dù đã có rất nhiều hệ thống phân

loại khác nhau được đưa ra nhưng chưa có một hệ thống nào có thể bao quát hết

tất cả các loại câu trong tiếng Việt.

Với dung lượng của một bài tiểu luận, chúng tôi đã tiến hành khảo

sát, thống kê cách phân loại câu tiếng Việt của một số sách ngữ pháp tiêu biểu,

cách phân loại trong sách giáo khoa và rút ra được một số nhận xét như sau:

Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp là một vấn đề khá phức tạp, còn

nhiều tranh cãi giữa ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp hiện hành bởi tiêu chí

phân loại của mỗi quan điểm thì khác nhau.

Phân loại câu theo mục đích nói thì có sự thống nhất khá cao giữa các nhà

nghiên cứu khi phân câu thành bốn loại là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu

khiến và câu cảm thán.

Trong sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có những thay đổi, cải tiến khi

kết hợp những ưu điểm của ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp hiện hành làm

thành một hệ thống phân loại khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo nội dung kiến thức

trọng tâm.

Tuy nhiên, dù còn nhiều tranh cãi nhưng ở mỗi quan điểm các nhà

ngữ pháp đều đưa ra được những ưu điểm nhất định và góp phần không nhỏ vào

việc nghiên cứu câu tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp tiếng Việt nói chung.



Trang 70



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (2007). Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (theo định hướng ngữ

pháp chức năng). Hà Nội: NXB Giáo dục

2. Diệp Quang Ban (1996). Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục

3. Cao Xuân Hạo (1991). Tiếng Việt- sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1. NXB

KHXH

4. Trần Thị Kim Phượng (2010). Bàn thêm về cấu trúc đề thuyết của câu tiếng

Việt. Ngôn ngữ và đời sống, số 3 (tr. 1-9)

5. Nguyễn Đức Dương (2002). Câu trong tiếng Việt: cấu trúc cú pháp (phần 2).

Ngôn ngữ và đời sống, số 6 (tr.3-7)

6. Trần Hoàng (2011). Tài liệu học tập ngữ pháp tiếng Việt học phần 2. ĐHSP

TPHCM.

7. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). (2004). Lược sử Việt ngữ học. NXB Giáo dục

8. SGK Tiếng Việt 6, 7, 10 (chương trình cũ). NXB Giáo dục

9. SGK Ngữ văn 7, 8 (chương trình cải cách). NXB Giáo dục

10. Lê A- Nguyễn Quang Ninh- Bùi Minh Toán (2010), Phương pháp dạy học

tiếng Việt, Hà Nội: Giáo dục

11. Hoàng Trọng Phiến (2009), Ngữ pháp tiếng Việt (Câu), Nxb. ĐHQGHN.

12. Nguyễn Quý Thành (2009). Câu tiếng Việt và việc luyện câu cho học sinh tiểu

học, Nxb. GDVN.

13. Nguyễn Văn Hiệp (2009). Cú pháp tiếng Việt, Nxb. GDVN.

14. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung - Lê Cận – Phan Thiều. 1983. Giáo trình

ngữ pháp tiếng Việt (tập 2). Nxb Giáo dục

15. Hoàng Văn Thung - PGS. PTS. Lê A. 1995. Ngữ pháp tiếng Việt. Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội 1. Nxb Hà Nội

16. Nguyễn Kim Thản. 1997. Nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb GD

17. Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa Hà

Nội, 2001

18. Nguyễn Thị Lương.(2006). Câu tiếng Việt. Nxb Đại học Sư phạm

Trang 71



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



19. Hoàng Trọng Phiến. 2008. Ngữ Pháp tiếng Việt. Câu. Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội

20.Trần Hoàng. 2003. Một số suy nghĩ xung quanh việc dạy học “Phân loại câu

tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp”. Tạp chí ngôn ngữ (số 5). Tr 69 - 77

21.www.ngonngu.net



Trang 72



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

×