1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

*Theo Nguyễn Thị Thìn, Câu tiếng Việt và nội dung dạy - học câu ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.25 KB, 73 trang )


Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



Cũng có thể xem chúng là một vế phụ của câu ghép, như vậy ta sẽ có câu ghép

chính phụ.

-



-



-



Câu đơn có trạng ngữ hay câu ghép ẩn chủ ngữ ở vế trước.

Ví dụ:

(1) Tuy chẳng hiểu hắn nói gì, ông Kha vẫn cứ gật gù ra vẻ tán thưởng.

(2) Nếu đem so với số tiền bị thất thoát thì khoản tiền này không thấm vào

đâu.

ở câu (1) hai ngữ động từ có cùng chủ thể là ông Kha. Ở câu (2), hai thành

phần trước và sau dấu hẩy không cùng chủ thể. Cả hai câu đều có quan hệ

từ biểu thị quan hệ nghĩa giữa hai phần đó.

Câu đơn có trạng ngữ hay câu ghép có một nòng cốt đơn đặt biệt.

Ví dụ:

(1) Hết giờ làm việc lâu rồi mà sao ba vẫn chưa về nhỉ?

(2) Khuya rồi cháu phải về thôi.

(3) Mất điện thì tầng một lại dễ lấy nước. Vì không ai bơm cả.

Phần in đậm có thể tách ra thành câu riêng, có nòng cốt đơn đặt biệt.

phần này có thể có quan hệ đối lập, nguyên nhân, điều kiện với phần

còn lại của câu ( về nghĩa mệnh đề).

b. Câu đơn có thành phần phụ tình thái hay câu ghép:

Câu đơn có tình thái ngữ biểu thị hành vi cảm than hay câu ghép chính phụ

có một nòng cốt đơn đặt biệt.



Ví dụ:

Lạ thật, phố xá gì mà vắng tanh vắng ngắt. nhà nào nhà ấy mới tám giờ tối đã

đóng cửa im ỉm.

Tuyệt quá, với chiêu này thì nhất định nó phải về chầu ông bà ông vải rồi!

Trong hai câu trên, từ ngữ cảm thán có thể tách thành câu riêng- câu cảm thán.

Khi ở đầu câu, có người coi đó là vế câu phụ cảm thán, có người coi là thành

phần phụ tình thái của câu.

-



Câu đơn có tình thái ngữ biểu thị loại hành vi đưa đẩy, tiếp xúc hay câu

ghép chính phụ.

Ví dụ:

Các em nhỏ: - Cụ ơi, chúng cháu có thể giúp cụ việc gì được không ạ?

Cụ già: - Cám ơn các cháu, nhưng các cháu có muốn giúp ông cũng

không thể được.

Biểu thức “ Cụ ơi” thực hiện hiện hành vi hô gọi, biểu thức “Cảm ơn các

cháu” thực hiện hành vi cảm ơn. Hai biểu thức này có thể được tách riêng

thành câu- câu đơn đặt biệt. Khi ở đầu câu, nó được coi là vế câu phụ hô

gọi hoặc thành phần phụ hô gọi của câu.

Trang 39



Phân loại câu tiếng Việt



-



-



-



Nhóm 1 – Văn 3A



Câu đơn có tình thái ngữ biểu thị hành vi chấp thuận, phản bác, cầu khiến

hay câu ghép.

Ví dụ1:

Cậu ông Tham:- Tôi xem trong nhà như mất cái gì kia mà?

Bà Tham: - Không ạ. Cháu mất đồng xu, nhưng đã tìm thấy rồi ạ.

Cậu ông Tham: - Không phải, to hơn kia.

( Nguyễn Công Hoan- Mất cái ví)

Ví dụ 2:

Bà Nghị: - Thế nào, mày nghĩ tao nói có phải hay không?

Chị Dậu rơm rớm nước mắt

Vâng, thưa hai cụ, con cũng biết rằng cháu được sang đó nhờ các cụ và cô

Hai, thật là phúc cho nó lắm.

Ở ví dụ 1, “không phải” thực hiện hành vi phủ định- bác bỏ. Trong ví dụ 2

Tình thái từ “ vâng” biểu thị hành vi thừa nhận. Chúng đều có thể tách ra

thành câu riêng. Khi ở đầu câu và tách biệt với phần còn lại, chúng được

coi là một vế phụ của câu, hoặc là tình thái ngữ của câu.

Câu đơn có nhiều vị ngữ hay câu ghép

giữa các vị ngữ có thể có từ nối hoặc không có từ nối:

ví dụ:

(1) Ông chủ bút đứng dậy chào,/ bắt tay,/ mời khách ngồi.

(2) Thuốc là mang lại khoản lợi nhuận không nhỏ/ nhưng luôn là mối nguy

hại lớn cho sức khỏe con người.

Những câu có một chủ ngữ, nhiều vị ngữ như đều có thể dung để biểu

thị phán đoán phức gồm một số phán đoán đơn có cùng một chủ từ

logic liên kết lại. Hơn nữa, việc xác lập cho mỗi vị ngữ một chủ ngữ,

bằng cách nhắc lại nhiều lần biểu thức ngôn từ làm chủ ngữ, sẽ đưa

những câu có chuỗi vị ngữ trở thành câu ghép gồm nhiều nòng cốt đơn.

Như vậy, tính cách là câu ghép của chúng không dễ dàng bị phủ định.

Trước đây đã có ý kiến cho rằng: có bao nhiêu vị ngữ là có bấy nhiêu vế

câu ghép.

Tuy nhiên, khả năng khôi phục chủ ngữ cho từng vị ngữ thường ít được

thực hiện vì dễ tạo ra sự lặp từ, ngữ không cần thiết, làm câu văn trở

nên nặng nề, nhàm chán( trừ những hợp phục vụ cho mục đích tu từ

biểu cảm). Để đỡ gây phức tạp cho thao tác phân tách câu ra thành hai

thành phần chính chủ ngữ- vị ngữ đối với câu chỉ có một chủ ngữ, ta có

thể qui ước với nhau rằng: Câu có một chủ ngữ nhiều vị ngữ ( có chuỗi

vị ngữ) là câu đơn hai thành phần chính.

Cần phân biệt câu có chuỗi vị ngữ với câu có trung tâm vị ngữ là một

lien hợp.

So sánh:

(1) Một vài người nhìn tôi chòng chọc/ rồi tủm tỉm cười ra ý chế nhạo.

(2) Một vài người nói, cười ồn ã trên đường phố.

Câu (1) là câu có hai vị ngữ kế tiếp.

Trang 40



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



Câu (2) là câu chỉ có một vị ngữ là ngữ động từ, trung tâm là một liên

hợp đẳng lập gồm 2 động từ: nói, cười.

2. Một số trường hợp trung gian giữa câu đơn bình thường và câu đơn

đặt biệt

a. Câu đặc biệt có ý nghĩa tồn tại hay câu đảo vị ngữ lên trước.

Ví dụ:

(1) Bỗng lòe chớp đỏ!

(2) Bắt đầu trận đấu rồi.

(3) Về những vế câu như trên, có người cho đó là câu đơn một thành phần

chính, do ngữ động từ có ý nghĩa tồn tại( xuất hiện/ tiêu biến) đảm nhận,

nhằm miêu tả sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong phạm vi không gian

hiện hữu. có người lại cho đó là câu đơn đảo vị ngữ lên trên, chủ ngữ chính

là biểu thức ngôn từ chỉ ra sự vật tồn tại: chớp đỏ, trận đấu.

b. Câu đặc biệt cảm thán hay câu ẩn chủ ngữ

Ví dụ:

Buồn quá!

Nóng quá!

Nhưng câu như trên miêu tả cảm giác về thời tiết hoặc là cảm giác tâm sinh lí của

người nói. Mặc dù có thể thêm biểu thức ngôn từ vào làm chủ ngữ nhưng khả

năng này rất bít được thực hiện, vì sẽ giảm đi tính chất và mức độ cảm than.

c. Câu đặc biệt- mênh lệnh hay câu tĩnh lược.

− Khẩu lệnh hay câu tỉnh lược.

Ví dụ:

Đi đều, bước!

Bắn!

Bông! Băng! Cồn.

Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp ta có thể xác định được chủ thể hành động, có thể

thêm chủ ngữ, vị ngữ vào cho câu. Nhưng trong thực tế sử dụng thì không vó nhu

cầu này, vì cả người ra lệnh và người nhận lệnh đều đã hiểu rõ. Hơn nữa, việc biến

các khẩu lệnh như trên thành câu hai thành phần lại khiến cho câu mất tự nhiên và

mất đi tính chất dứt khoát, mạnh mẽ của một khẩu lệnh.

− Câu đặt biệt nêu nghĩa vụ, trách nhiệm chung hay câu vắng chủ.

Trang 41



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



Ví dụ:

(1)Học! Học nữa! Học mãi!

(2)Trong cuộc sống không nên cầu toàn.

(3)Coi chừng thắng gấp.

(4)Phải biết nhìn xa trông rộng.

Những câu trên nêu nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc một phương châm xử thế cho

mọi người nói chung. Có thể thêm chủ ngữ có ý nghĩa phiếm định như: mọi

người, chúng ta… nhưng hoàn toàn không cần thiết, vì làm như vậy sẽ khiến

cho nhiều câu không tự nhiên, mất đi tính chân lý khái quát của nội dung mệnh

đề(câu 2 và 4) hoặc giảm đi tính dứt khoát, mạnh mẽ của lời cầu khiến(câu 1

và 3).

Có ý kiến cho những câu được xét là câu đơn vắng chủ ngữ. Theo chúng tôi,

có thể xem đó là câu đơn thành phần chính.(câu đặt biệt)

d. Một số trường hợp trung gian giữa câu ghép đẳng lập và câu ghép

chính phụ

a.Câu ghép đẳng lập hay câu ghép chính phụ có quan hệ điều kiện- hệ

quả/ nhân quả.

Ví dụ 1:

(1) Trong ấm, ngoài êm.

(2) Ông đưa chân giò, bà thò chai rượu.

Câu (1) có hai vế, mỗi vế gồm:

khởi ngữ: Trong/ngoài

Nòng cốt một thành phần chính: ấm/êm

Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp, hai vế có thể có quan hệ liệt kê về nghĩa và

quan hệ đẳng lập về ngữ pháp:

Trong ấm (thì) ngoài (mới) êm.

Trong ấm ngoài êm.

Câu (2) có hai vế, mỗi vế là một nòng cốt đơn bình thường. giữa chúng

cũng tồn tại hai khả năng như câu(1)

Ví dụ 2:

(3)Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử.

(4) Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

Nếu chỉ nhìn vào hình thức đơn thuần thì mỗi câu câu 3 và 4 gồm ba ngữ vị từ có

ý nghĩa tồn tại, có quan hệ liệt kê, có vẻ như là câu ghép đẳng lập hoặc câu đơn

đặc biệt.. thực ra thì mỗi câu đều có thể được phân tích như sau:



Trang 42



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



Câu (3) gồm hai vế có quan hệ điều kiện- hệ quả hoặc nhân quả:

Vế 1 là liên hợp đẳng lập gồm hai ngữ động từ có ý nghĩa tồn tại: “ Còn bạc, còn

tiền”

Vế 2: là ngữ động từ có ý nghĩa tồn tại: “còn đệ tử”

Cả hai vế đều là nòng cốt đơn đặc biệt.

Câu (4) cũng có cấu tạo tương tự câu (3). Cả hai cau đều là cau ghép chính phụ

a. Câu ghép đẳng lập hay câu ghép chính phụ có quan hệ khái quát – cụ



thể.

Ví dụ:

(1) Những con cá sống rất khỏe, sau khi bị vớt lên hang giờ chúng vẫn giãy

đành đạch.

(2) Hương là một thiếu nữ rất xinh đẹp, mái tóc óng ả buông xõa bờ vai, nước

da trắng hồng, mắt to và đen lay láy, dáng vẻ ngây thơ và tinh nghịch.

(3) – Ông này! Tôi thấy nhà Hoàng nó khéo lắm, bọn thuế ra vào cứ như người

nhà, nhận chị chị,em em,…

Các câu trên đều có điểm chung là:

-



-



Dễ dàng thay dấu phẩy bằng dấu chấm để tách các vế câu ra thành câu

riêng chứng tỏ rằng quan hệ nghĩa giữa chúng không chặt chẽ như ở câu

ghép chính phụ có từ nối.

Vế câu thứ nhất nêu lên nhận định khái quát, nhưng vế câu tiếp theo đưa ra

chứng cứ để chứng minh cho nhận định khái quát đó. Xét về quan hệ nghĩa

thì vế câu thứ nhất đóng vai trò quan trọng hơn cả. Do vậy những vế tiếp

theo có thể xem là vế phụ trong quan hệ với vế thứ nhất.



Trang 43



Phân loại câu tiếng Việt



Nhóm 1 – Văn 3A



PHẦN 2: PHÂN LOẠI CÂU THEO MỤC ĐÍCH SỬ

DỤNG

A. Câu trần thuật

Câu trần thuật là loại câu của những hành động ngôn trung có tính chất nhận

định, trình bày. Cấu trúc của câu trần thuật, so với các loại câu khác, phản ánh

sát nhất cấu trúc của mệnh đề.



I. Câu trần thuật chính danh

Là những câu mà giá trị ngôn trung chỉ là trình bày, nhận định, không yêu cầu

trả lời, không yêu cầu thực hiện một hành động nào khác và không biểu lộ tình

cảm, cảm xúc.

VD:

a) Người ta định giết mực đã lâu rồi.

b) Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà.

c) Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đứng thẳng hơn lên để chào

chàng.

d) Du thương hại đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần.

( Cái chết của con Mực – Nam

Tất cả những câu trên đều có giá trị ngôn trung là những nhận định, những lời

trình bày. Nội dung trình bày có thể là một ý định, một sự so sánh, một cảm giác,

một mệnh lệnh, một tâm trạng, một hành động, một suy nghĩ, một thắc mắc.

Phân biệt các tiểu loại câu trần thuật dựa vào giá trị ngôn trung của nó thì tốt

nhất là theo cách phân loại câu theo nghĩa biểu hiện của khung ngữ vị từ.

Cấu trúc câu trần thuật là cấu trúc câu cơ bản. Các loại câu khác có thể dùng

nguyên cấu trúc ấy hoặc thêm vào cấu trúc ấy những vị từ tình thái, những ngữ

thái từ để tạo hình thức điển hình cho mình.

(A) Câu trần thuật:

Câu nghi vấn:

Câu cầu khiến:



(B) Câu trần thuật:

Câu nghi vấn:



a) Mọi người đứng dậy.

b) Mọi người đứng dậy ư?

c) Mọi người đứng dậy!

d) Mọi người đứng dậy nào!

e) Mọi người hãy đứng dậy!

a) Cảnh đẹp mà buồn.

b) Cảnh đẹp mà buồn à?

Trang 44



Phân loại câu tiếng Việt



Câu cảm thán:



Nhóm 1 – Văn 3A



c) Cảnh đẹp mà buồn làm sao!

d) Cảnh đẹp mà buồn quá!

e) Cảnh đẹp mà buồn!



Câu cầu khiến (A)e và các câu cảm thán (B)d, e không có hình thức gì khác câu

trần thuật. Ngữ cảnh làm cho ta nhận ra nó là trần thuật hay cầu khiến, cảm thán.

Người ta thường miêu tả sự tham gia của ngữ điệu cảm thán. Người ta thường

miêu tả sự tham gia của ngữ điệu vào sự phân biệt này. Thậm chí cho cả sự phân

biệt trần thuật và nghi vấn nữa.

( C) Mọi người đứng dậy?

Cảnh đẹp mà buồn?

Sự thật là ngữ cảnh chứ không phải chỉ có ngữ điệu tham gia vào sự phân biệt ấy.

Các câu ( C) với ngữ điệu hỏi không thể thực hiện được đối với tiếng Việt. Các

câu (B) d và e có ngữ điệu cảm thán rất khó nhận ra để phân biệt với ngữ điệu trần

thuật. Người ta cảm thấy là sự phân biệt nằm ở dấu chấm than nhiều hơn, nghĩa là

trên văn bản thôi. Câu (A)e chắc là được phát âm mạnh lắm, vì nó là mệnh lệnh.

Nhưng trong một ngữ cảnh không si được phép nói to, người ta vẫn thực hiện

được cái hành động ngôn trung cầu khiến ấy bằng một câu thì thào.



II.Câu ngôn hành.

Câu ngôn hành là câu trần thuật tự biểu thị.

Trong khi các câu trần thuật khác biểu thị một sự tình không trùng với hành

động ngôn trung và không được thực hiện bằng câu nói ấy thì câu ngôn hành biểu

thị sự tình trùng với hành động ngôn trung và được thực hiện bằng chính câu nói

ấy khi nói ra. So sánh:

(D)



a) Tôi cấm anh hút thuốc!

b) Cha tôi cấm tôi hút thuốc lá.

c) Tôi đã bỏ thuốc lá.



Cả ba câu đều nói đến việc hút thuốc, nhưng chỉ có câu (D) a là câu ngôn hành.

Khi nói với “tôi” câu “ Tôi cấm anh hút thuốc”, cha tôi đã thực hiện một hành

động ngôn trung là cấm, sự tình được biểu thị là cấm và hành động cùng với nội

dung cấm ấy được thực hiện bằng chính câu cha tôi nói. Ở hai câu sau hành động

ngôn trung đều là kể lại. Sự tình được biểu thị ở câu b là “ Cha tôi cấm…” và sự

tình được biểu thị ở câu c là “ Tôi đã bỏ thuốc..” Cha tôi đã cấm tôi bằng một câu



Trang 45



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

×