Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.51 KB, 132 trang )
-Thuốc phải có tác dụng gây mê đủ mạnh dùng cho phẫu thuật.
-Khuếch tán nhanh làm cho khởi mê ngắn, tỉnh nhanh.
-Tồn tại dưới dạng khí ở nhiệt độ thường.
-Độc hại ít, khơng kích thích niêm mạc đường hơ hấp, khơng gây nơn.
-Khơng hồ tan cao su và chất dẻo, không bị vôi sút phân huỷ, dùng được
trong gây mê vòng kín.
-Khơng cháy, nổ.
1.1.2. Phân loại thuốc mê
Dựa vào đường dùng, thuốc mê chia làm 2 loại sau:
-Thuốc mê dùng theo đường hô hấp: Protoxyd, Cyclopropan, Ether mê,
Tricloroetylen, Halothan, Etyl clorid.
-Thuốc mê tiêm tĩnh mạch: Thiopental, Ketamin, Fentanyl.
1.2. Thuốc tê
1.2.1. Một vài đặc điểm về thuốc tê
Thuốc tê là những thuốc làm mất cảm giác như: đau, nóng, lạnh tại nơi dùng
thuốc ở một vùng trên cơ thể, không ảnh hưởng đến ý thức và các vận động khác.
Một thuốc tê tốt cần đạt các tiêu chuẩn sau:
-Ngăn cản hoàn toàn và đặc hiệu sự dẫn chuyền cảm giác.
-Sau tác dụng của thuốc, chức phận thần kinh được phôc hồi hồn tồn.
-Khởi tê ngắn, thời gian tác dụng thích hợp (thường khoảng 60 phút).
-Khơng độc, khơng kích thích mơ và không gây dị ứng.
-Tan trong nước, bền trong dung dịch, khử khuẩn xong vẫn còn hoạt tính.
1.2.2. Phân loại thuốc tê
Dựa vào đường dùng, thuốc tê được chia làm 2 loại sau:
-Thuốc tê dùng trực tiếp trên da và niêm mạc: Cocain, Tetracain, Etyl clorid.
-Thuốc tê tiêm: Lidocain, Procain, Bupivacain.
2. MỘT SỐ THUỐC MÊ VÀ THUỐC TÊ THƯỜNG DÙNG
ETHER MÊ
Ether ethylic, Aether pronarcosi.
1. Dạng thuốc, hàm lượng
Dạng lỏng đóng lọ 150ml.
2. Tác dụng
Gây mê theo đường hô hấp, do ức chế hoạt động tế bào thần kinh trung
ương. Thuốc có ưu điểm, ít gây tổn thương ở gan, ít xảy ra triệu chứng ngất so
với Cloroform.
3. Chỉ định
-Các phẫu thuật nhỏ (thời gian không quá 1giờ 30 phút t).
-Phẫu thuật ở trẻ em.
-Phẫu thuật ở bông (thời gian dưới 2 giờ và phải phối hợp với thuốc mê
đường tĩnh mạch).
4. Chống chỉ định
-Phẫu thuật lồng ngực.
40
-Phẫu thuật lớn kéo dài quá 1giờ 30 phút, nếu gây mê đơn thuần.
-Phẫu thuật dùng dao điện hoặc dưới ánh sáng đền dầu.
-Các bệnh cấp tính như: bệnh ở đường hơ hấp, huyết áp tăng quá cao, bệnh
nặng ở gan thận, đái tháo đường, nhiễm acid-huyết.
5. Liều dùng
Mỗi lần gây mê dùng từ 60-150ml, nếu dùng thêm thuốc làm mềm cơ thì
lượng Ether mê có thể giảm từ 1/3 đến 1/2.
6. Bảo quản
-Đựng trong lọ thuỷ tinh màu, miệng nhỏ, nút kín bằng thuỷ tinh hoặc nút Li-e.
-Để nơi mát, xa lửa, tránh ánh sáng trực tiếp.
THIOPENTAL
1. Dạng thuốc, hàm lượng
Bột tiêm màu vàng đóng lọ 0,5-1g, có dung mơi đi kèm.
2. Tác dụng
Thiopental là thuốc gây mê theo đường tĩnh mạch, có tác dụng mê nhanh
chỉ 30-40 giây sau khi dùng, thời gian tác dụng ngắn.
Dùng quá liều sẽ ức chế hô hấp, tuần hồn gây thở kém và tơt huyết áp.
3. Chỉ định
-Dùng khởi mê.
-Gây mê ngắn như mổ chi, mổ mắt.
-Có thể dùng chống cơn co giật.
4. Chống chỉ định
-Mẫn cảm với các thuốc thuộc dẫn chất Barbituric.
-Phẫu thuật lồng ngực, hàm họng.
-Những trường hợp suy hô hấp.
5. Liều dùng
-Liều thông thường 0,5g.
-Nếu gây mê kéo dài liều tối đa không quá 1,5g, thời gian gây mê không
quá 90 phút.
LIDOCAIN
Xylocaine, Xycain, Alocaine.
1. Dạng thuốc, hàm lượng
Dạng dung dịch tiêm đóng ống hoặc lọ, có nhiều dung tích khác nhau,
nồng độ 0,5-1-1,5-2%.
2. Tác dụng
Lidocain là thuốc gây tê tổng hợp có tác dụng:
-Gây tê nhanh, mạnh, rộng và kéo dài hơn Procain có cùng nồng độ.
-Có tác dụng gây tê bề mặt.
-Có tác dụng chống loạn nhịp tim.
3. Chỉ định
-Gây tê tại chỗ một số trường hợp.
-Gây tê tiêm trong các phẫu thuật nhỏ.
-Điều trị cấp tính loạn nhịp thất, sau nhồi máu cơ tim.
4. Chống chỉ định
41
-Tuyệt đối:
+ Mẫn cảm với thuốc
+ Tổn thương nặng ở niêm mạc, mô mềm bị nhiễm khuẩn.
+ Những trường hợp bị sốc.
- Tương đối:
+ Nhiễm khuẩn nặng.
+ Cao huyết áp.
+ Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
5. Liều dùng
-Gây tê tiêm thấm, phẫu thuật nhỏ dùng 2-50ml dung dịch 0,5%, phẫu
thuật lớn tới 100ml, tối đa khơng q 3mg/kg/lần.
-Gây tê dẫn truyền, có thể dùng tới 50ml loại dung dịch 1%.
-Gây tê ngoài màng cứng, dùng 20-30ml loại dung dịch 1,5%.
-Gây tê trong màng cứng, dùng 0,5-2, 5ml loại 2%.
-Gây tê bề mặt, tối đa 3mg/kg/lần loại dung dịch 1-2%.
PROCAIN
Novocain
1. Dạng thuốc, hàm lượng
Dung dịch tiêm nồng độ 1-2-3%, đóng ống 1-2ml.
2. Tác dụng
Tác dụng giống như Lidocain nhưng kém và ít độc hơn, khơng có tác dụng
gây tê bề mặt.
Nếu dùng thêm Adrenalin thời gian gây tê kéo dài hơn.
3. Chỉ định
Dùng gây tê tại chỗ trong một số trường hợp, ngồi ra trong đơng y được
dùng thủy châm để giảm đau.
4. Chống chỉ định
-Dị ứng với thuốc.
-Đang dùng các thuốc có nguồn gốc Sulfamid.
5. Liều dùng
Liều tối đa, đối với gây tê thường 0,1g/lần, gây tê tuỷ sống 0,15g/lần.
LƯỢNG GIÁ
1/ Tiêu chuẩn của thuốc mê tốt:
a Độc hại ít, khơng cháy nổ.
b Khởi mê ngắn, tỉnh nhanh.
c Đủ mạnh dùng cho phẫu thuật.
d Tất cả đều đúng
2/ Thuốc mê theo đường hơ hấp có các thuốc sau:
a Tricloroetylen, Halothan,Barbital.
b Halothan, Ether mê,Phenobarbital.
c Halothan, Ether mê, Tricloroetylen.
d Diazepam, Ether mê, Tricloroetylen.
42
3/ Các thuốc tê thường dùng sau:
a Etyl clorid, Lidocain, Novocain, Diazepam
b Etyl clorid, Halothan, Novocain, Bupivacain
c Lidocain, Novocain,Tricloroetylen, Etyl clorid
d Lidocain, Novocain, Bupivacain, Etyl clorid
4/ Các thuốc tê trực tiếp trên da và niêm mạc:
a Cocain, Novocain Tetracain
b Tetracain, Etyl clorid, Novocain
c Cocain, Tetracain, Etyl clorid
d Tetracain, Etyl clorid, Nitrazepam
Bài 8. THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM
MỤC TIÊU
1. Nêu được định nghĩa, phân loại và nguyên tắc sử dụng thuốc hạ sốt,
giảm đau, chống viêm.
2. Trình bày được dạng thuốc, hàm lượng, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định
và liều dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm đã học.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Thuốc giảm đau, gây nghiện: là những thuốc tác động lên hệ thống TKTW,
làm giảm hoặc làm mất cảm giác đau đớn. Nếu dùng liều cao, thuốc sẽ gây cảm
giác khoan khoái dễ chịu và dùng lâu, nhiều lần sẽ gây nghiện, dẫn đến tình trạng
ngộ độc rất nguy hiểm.
Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm:
43
-Tác dụng hạ sốt: tác dụng lên trung khu điều hoà thân nhiệt làm hạ nhiệt
độ cơ thể bị tăng do gây giãn mạch ngoại vi và ra nhiều mồ hôi (tác dụng ở người
bị sốt).
-Tác dụng giảm đau: do ức chế trung tâm tiếp nhận cảm giác đau ở não
không nhận được kích thích từ các dây thần kinh cảm giác truyền về.
Một số thuốc hạ sốt giảm đau đồng thời có tác dụng chống viêm do đối
kháng hệ enzym phân huỷ protein, đối kháng tác dụng histamin, Serotonin,
Bradykinin…
1.2. Phân loại
Dựa vào cấu trúc hoá học thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm được sắp
xếp thành các nhóm sau:
-Dẫn chất Salicylic: Acid acetyl salicylic, Natri salicylat, Metyl salicylat.
-Dẫn chất Pyrazolon: Aminophenazon, Phenazon, Antipyrin, Pyramidon.
-Dẫn chất Aminophenol: Phenacetin, Paracetamol (Acetaminophen).
-Dẫn chất Indol: Indomethacin, Ibuprofen (Mofen).
-Dẫn chất Oxicam: Piroxicam (feldene), Tenoxicam (Tilcotil).
1.3. Nguyên tắc sử dụng thuốc
-Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau khi thật cần thiết như sốt cao hoặc sốt
kéo dài, đau cấp hoặc đau dai dẳng.
-Thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt trong bệnh sốt xuất huyết, các thuốc
kích ứng đường tiêu hoá, giảm đau bụng khi chưa rõ nguyên nhân.
-Thuốc hạ sốt, giảm đau chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, do vậy phải kết
hợp với thuốc điều trị nguyên nhân mới có hiệu quả.
-Tuỳ từng mức độ đau, cơ chế đau mà sử dụng thuốc giảm đau cho thích hợp.
2. MỘT SỐ THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU THƯỜNG DÙNG
ACID ACETYL SALICYLIC
Aspirin
1. Dạng thuốc, hàm lượng
-Viên nén 100g, 300g, 500g.
-Thuốc đạn 50mg, 150mg.
-Viên bao kháng dịch vị 500mg.
2. Tác dụng
Hạ sốt duy trì từ 1-4 giờ, có tác dụng giảm đau ngoại vi và dùng liều cao
có tác dụng chống viêm. Giảm kết dính tiểu cầu.
3. Chỉ định
-Trong các trường hợp sốt, cảm cúm.
-Giảm đau nhẹ trong các trường hợp nhức đầu, đau răng, đau dây thần kinh.
-Viêm đau thấp khớp
-Dự phòng huyết khối
4. Chống chỉ định
-Mẫn cảm với thuốc.
-Lt dạ dày-tá tràng.
-Rối loạn q trình đơng máu.
44