1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Bài 8. THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.51 KB, 132 trang )


-Tác dụng hạ sốt: tác dụng lên trung khu điều hoà thân nhiệt làm hạ nhiệt

độ cơ thể bị tăng do gây giãn mạch ngoại vi và ra nhiều mồ hôi (tác dụng ở người

bị sốt).

-Tác dụng giảm đau: do ức chế trung tâm tiếp nhận cảm giác đau ở não

khơng nhận được kích thích từ các dây thần kinh cảm giác truyền về.

Một số thuốc hạ sốt giảm đau đồng thời có tác dụng chống viêm do đối

kháng hệ enzym phân huỷ protein, đối kháng tác dụng histamin, Serotonin,

Bradykinin…

1.2. Phân loại

Dựa vào cấu trúc hoá học thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm được sắp

xếp thành các nhóm sau:

-Dẫn chất Salicylic: Acid acetyl salicylic, Natri salicylat, Metyl salicylat.

-Dẫn chất Pyrazolon: Aminophenazon, Phenazon, Antipyrin, Pyramidon.

-Dẫn chất Aminophenol: Phenacetin, Paracetamol (Acetaminophen).

-Dẫn chất Indol: Indomethacin, Ibuprofen (Mofen).

-Dẫn chất Oxicam: Piroxicam (feldene), Tenoxicam (Tilcotil).

1.3. Nguyên tắc sử dụng thuốc

-Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau khi thật cần thiết như sốt cao hoặc sốt

kéo dài, đau cấp hoặc đau dai dẳng.

-Thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt trong bệnh sốt xuất huyết, các thuốc

kích ứng đường tiêu hố, giảm đau bụng khi chưa rõ nguyên nhân.

-Thuốc hạ sốt, giảm đau chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, do vậy phải kết

hợp với thuốc điều trị nguyên nhân mới có hiệu quả.

-Tuỳ từng mức độ đau, cơ chế đau mà sử dụng thuốc giảm đau cho thích hợp.

2. MỘT SỐ THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU THƯỜNG DÙNG

ACID ACETYL SALICYLIC

Aspirin

1. Dạng thuốc, hàm lượng

-Viên nén 100g, 300g, 500g.

-Thuốc đạn 50mg, 150mg.

-Viên bao kháng dịch vị 500mg.

2. Tác dụng

Hạ sốt duy trì từ 1-4 giờ, có tác dụng giảm đau ngoại vi và dùng liều cao

có tác dụng chống viêm. Giảm kết dính tiểu cầu.

3. Chỉ định

-Trong các trường hợp sốt, cảm cúm.

-Giảm đau nhẹ trong các trường hợp nhức đầu, đau răng, đau dây thần kinh.

-Viêm đau thấp khớp

-Dự phòng huyết khối

4. Chống chỉ định

-Mẫn cảm với thuốc.

-Loét dạ dày-tá tràng.

-Rối loạn quá trình đơng máu.

44



-Những người bị hen

5. Liều dùng

-Đường uống

+ Người lớn: Hạ sốt, giảm đau cứ 4 giờ uống một lần 0,3-0,5g, có thể uống

tới 3-4g/24 giờ. Trị viêm thấp khớp uống 0,5g/lần, sau tăng dần, tới 4-8g/24giờ,

chia 4-6 lần.

+ Trẻ em:

Từ 7-15 tuổi uống 200-450 mg/24 giờ, chia 3-4 lần.

Từ 3-6 tuổi uống 100-200mg/24 giờ, chia 3-4 lần.

Trẻ dưới 36 tháng tuổi uống 30-100mg/24 giờ, chia 3 lần.

-Đường đặt

+ Trẻ em 2-3 viên/24giờ, loại 50mg.

+ Người lớn 3-4 viên/24giờ, loại 150mg.

-Chống viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối: 0,5-1g/lần, 3lần/24giờ.

-Phòng viêm tắc tĩnh mạch: 0,5g/lần, 1-3lần/ngày.

PARACETAMOL

Acetaminophen, Panadol, Pandol, Panado, Ffferangan.

1. Dạng thuốc, hàm lượng

-Viên nén 100-300-500g.

-Siro 5ml có 120mg.

-Thuốc đạn 60-250-500mg.

2. Tác dụng

-Có tác dụng hạ sốt, giảm đau ưu điểm hơn Aspirin: Giảm đau mạnh xuất

hiện nhanh, thời gian hạ sốt kéo dài hơn, hạ nhiệt êm dịu hơn, có tác dụng thư

giãn cơ và dung nạp thuốc tốt hơn.

3. Chỉ định

-Hạ sốt do mọi nguyên nhân.

-Giảm đau trong các trường hợp như: Đau cơ, khớp, gân, đau đầu, đau

lưng và đau dây thần kinh.

4. Chống chỉ định

Bệnh gan, thận nặng

5. Liều dùng

-Người lớn trung bình 0,2-0,5g/lần, dùng 1-3 lần/24giờ.

-Trẻ em dùng 20-30mg/kg/24giờ, chia làm 3-5 lần

DICLOFENAC

Voltazen, Diclophen, Voltarol

1. Dạng thuốc, hàm lượng

-Viên nén 25-50-75mg

-Ống tiêm 75mg/2ml

-Thuốc đặt 100mg

2. Tác dụng

-Giảm đau rõ rệt

-Chống viêm mạnh hơn Indomethacin, Phenylbutazon.

3. Chỉ định

45



-Thấp khớp, thoái hoá và viêm hư khớp, thoái hoá cột sống, viêm nhiều khớp.

-Đau lưng, đau dây thần kinh hông.

4. Chống chỉ định

-Loét dạ dày, tá tràng

-Suy gan, thận.

5. Liều dùng

-Uống sau bữa ăn 100mg/ngày

-Tiêm bắp 75mg/ngày

-Đặt vào hậu môn lúc buổi tối

PIROXICAM

Fenden, Jenoxicam

1. Dạng thuốc, hàm lượng

-Viên nén, thuốc đạn 10-20mg

-Ống tiêm 20mg/ml

2. Tác dụng

Giảm đau mạnh, phát huy tác dụng nhanh và kéo dài

3. Chỉ định

-Thấp khớp, viêm khớp, thoái hoá khớp, viêm cứng khớp cột sống, bệnh gút cấp.

-Các cơn đau cấp trong thời gian ngắn, sau chấn thương ở hệ vận động.

4. Chống chỉ định

-Loét dạ dày, tá tràng.

-Suy gan, thận nặng.

-Phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bú.

-Trẻ em dưới 16 tuổi.

5. Liều dùng

-Uống 10-30mg/ngày, 1 lần vào bữa ăn

-Tiêm bắp 1-2ống/ngày. Tiêm vài ngày rồi chuyển sang uống hoặc đặt.

-Đặt hậu môn 1 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ.

INDOMETACIN

1. Dạng thuốc, hàm lượng

-Viên nén hoặc viên nang 25mg

-Dạng thuốc đạn 50-100mg

2. Tác dụng

-Chống viêm cấp và mãn tính, mạnh gấp 2-4 lần Hydrocortison.

-Giảm đau liên quan với tác dụng chống viêm.

-Có tác dụng hạ sốt, nhưng kém và có nhiều độc tính.

3. Chỉ định

-Viêm xương, khớp, hư khớp, thấp khớp cột sống.

-Viêm đa khớp mạn tính tiến triển.

-Đau lưng, viêm dây thần kinh.

4. Chống chỉ định

-Mẫn cảm với thuốc.

-Người có tiền sử lt dạ dày-tá tràng.

46



5. Liều dùng

Bình thường uống 50-150mg/24 giờ, chia làm nhiều lần.

MORPHIN HYDROCLORID

1. Dạng thuốc, hàm lượng

Dung dịch tiêm đóng ơng 1ml có 0,01g.

2. Tác dụng

Morphin là một Alcaloid được chiết xuất từ nhựa vỏ quả cây thuốc phiện

có tác dụng giảm đau mạnh do ức chế trung tâm đau ở thần kinh trung ương,

dùng lâu sẽ gây nghiện

3. Chỉ định

Dùng trong các trường cần giảm đau mạnh:

-Sỏi thận, sỏi mật.

-Đau do chấn thương.

-Đau do ung thư.

4. Chống chỉ định

-Trẻ em dưới 5 tuổi.

-Các bệnh tim, phổi mạn tính.

-Suy gan, suy thận.

-Tai biến về não và các về bệnh não.

-Đau bụng chưa rõ nguyên nhân.

5. Liều dùng

-Người lớn:

+ Trung bình tiêm bắp hoặc dưới da 0,01g/24 giờ.

+ Liều tối đa 0,02g/lần, 0,05g/24 giờ.

-Trẻ em từ 5-15 tuổi tiêm 1/5-1 ống/24 giờ.

6. Bảo quản

Thuốc gây nghiện.

ATROPIN SUNFAT

1. Dạng thuốc, hàm lượng

-Ơng tiêm 1ml có 0,25-0,5mg.

-Viên nén 0,25-0,5mg.

2. Tác dụng

Atropin là một Alcaloid chiết xuất từ lá cây Benladon, có tác dụng hủy phó

giao cảm, giảm tiết Axetylcholin có biểu hiện trên các cơ quan:

-Trên măt: đồng tử giãn, tăng nhãn áp.

-Trên tuần hoàn: co mạch, tăng nhịp tim, tăng huyết áp.

-Trên cơ trơn: giãn cơ trơn, giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột.

-Trên tuyến ngoại tiết: làm giảm tiết như mồ hôi, nước bọt, đờm, dịch vị,

dịch ruột.

3. Chỉ định

-Giảm đau do co thắt như: ỉa chảy, viêm loét dạ dày, ruột, viêm sỏi đường

mật, tiết niệu.

-Nhỏ mắt để khám soi đáy mắt

-Làm thuốc tiền mê.

47



4. Chống chỉ định

-Mạch nhanh, Glocom.

-Tắc ruột do liệt ruột.

-Rối loạn đi tiểu, phì đại tuyến tiền liệt

5. Liều dùng

-Người lớn tiêm dưới da 0,25-0,5mg/lần, ngày dùng 2 lần. Tối đa 1mg/lần,

ngày dùng 2 lần.

-Trẻ em 7-15 tuổi dùng 0,25-0,5mg/24 giờ.

-Trẻ em 30 tháng tuổi đến 6 tuổi dùng 0,1-0,25mg/24 giờ.

-Trẻ em dưới 30 tháng tuổi dùng 0,1-0,15mg/24 giờ, chia làm 3 lần.

LƯỢNG GIÁ

Chọn giải pháp đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1. Thuốc hạ sốt giảm đau tác dụng lên trung khu điều hoà…(1) làm hạ

nhiệt độ cơ thể do gây …(2) ngoại vi. Một số thuốc có tác dụng chống viêm do…

(3) hệ enzym phân huỷ protein, …(4) tác dụng histamin.

A. 1-thân nhiệt. 2-co mạch. 3-đối kháng. 4-đối kháng

B. 1-thân nhiệt. 2-giãn mạch. 3-đối kháng. 4-đối kháng

C. 1-thần kinh. 2-giãn mạch. 3-đối kháng. 4-hiệp đồng

D. 1-thần kinh. 2-co mạch. 3-hiệp đồng. 4-đối kháng

Câu 2. Aspirin có tác dụng:

A. giảm đau nội tạng, chống viêm khi dùng liều cao.

B. giảm đau nội tạng, chống viêm khi dùng liều trung bình

C. giảm đau ngoại vi, chống viêm khi dùng liều thấp

D. chống viêm khi dùng liều cao

Câu 3. Chống chỉ định của Aspirin:

A. rối loạn q trình đơng máu

B. rối loạn q trình dinh dưỡng

C. rối loạn q trình đơng máu, mạch nhanh

D. rối loạn quá trình dinh dưỡng, mạch nhanh

Câu 4. So với Aspirin, Paracetamol có tác dụng:

A. hạ nhiệt kém hơn

B. dung nạp thuốc kém hơn

C. giảm đau mạnh hơn

D. giảm đau xuất hiện chậm hơn

Câu 5. Paracetamol có tác dụng:

A. hạ sốt, giảm đau dây thần kinh, chống viêm.

B. hạ sốt, giảm đau nội tạng, đau đầu.

C. hạ sốt, giảm đau đầu, chống viêm.

D. hạ sốt, giảm đau dây thần kinh, đau đầu.

Câu 6. Chống chỉ định của Paracetamol:

A. Bệnh gan nặng

B. Viêm dây thần kinh

C. Đau khớp

D. Trẻ em dưới 30 tháng tuổi

48



Câu 7. Bệnh nhân bị đau do chấn thương không ngủ được, bác sỹ chỉ định

thuốc sau :

A. Paracetamol

B. Aspirin

C. Indomethacin

D. Morphin hydroclorid

Câu 8. Bệnh nhân bị sốt cao, đau đầu chưa rõ nguyên nhân, lại có tiền sử loét

dạ dày tá tràng. Bác sỹ chỉ định thuốc sau :

A. Aspirin

B. Indomethacin

C. Paracetamol

D. Piroxicam

Câu 9. Thuốc có tác dụng chữa huyết khối tĩnh mạch :

A. Acetaphen

B. Acid acetyl salicylic

C. Voltaren

D. Morphin hydroclorid



Bài 9. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN TIM MẠCH

MỤC TIÊU

1. Trình bày được đại cương về thuốc tim mạch.

2. Nêu được dạng thuốc hàm lượng, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định và

liều dùng một số thuốc tim mạch đã học.

NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Một vài đặc điểm về bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là bệnh gây tử vong và tàn phế có tỷ lệ cao nhất hiện nay trên thế

giới, trong đó tuổi trung niên, tuổi già chiếm nhiều nhất.

Bệnh tim mạch được thể hiện dưới các thể khác nhau như: suy tim, tăng huyết

áp, rối loạn nhịp tim, cơn đau thắt ngực, rối loạn tuần hoàn não, tăng lipid-huyết.

Cùng với những kỹ thuật hiện đại và phẫu thuật, thuốc tim mạch đã góp

phần đáng kể trong cơng tác điều trị, đem lại sự sống và giảm đáng kể sự tàn phế

cho nhiều bệnh nhân.

1.2. Phân loại thuốc

49



Để tiện cho các thày thuốc lựa chọn, dựa vào các thể bệnh, thuốc điều trị

tim mạch được chia thành các nhóm sau:

-Thuốc điều trị suy tim: Hiện nay chủ yếu vẫn dùng các glycozid trợ tim như:

Digoxin, Digitoxin (Digitalin), Uabain (Strophantin-G), Lannatozid-C, Cafein.

-Thuốc chống loạn nhịp tim: Quinidin, Lidocain, Phenytoin, Propranolol.

-Thuốc chống đau thắt ngực: Chủ yếu vẫn dùng các dẫn chất của Nitrat gây

giãn mạch vành như: Nitroglycerin (Trinitrin), Amyl nitrid, Natri nitrid, Nifedipin

(Adalat).

-Thuốc trị cao huyết áp: Diazoxid, Captopril, Metyldopa (Dopegyt), Reserpin.

-Thuốc lợi tiểu: Hydroclorothiazid (Hypothiazid), Acetazolamid.

2. CÁC THUỐC TIM MẠCH THƯỜNG DÙNG

ADRENALIN

Epinephrin

1. Dạng thuốc, hàm lượng

-Dung dịch tiêm đóng ống 1ml có 0,1-1mg.

2. Tác dụng

-Co mạch nhanh, tăng nhịp tim, tăng huyết áp,

-Giãn cơ trơn phế quản,

-Tăng glucose huyết.

3. Chỉ định

-Sốc do Penicilin, tai biến khi truyền huyết thanh.

-Sốc do dị ứng, giảm huyết áp cấp.

-Ngất, tim ngừng đập.

4. Chống chỉ định

-Tim ngừng đập do điện giật, có triệu chứng dung tâm thất.

-Ưu năng tuyến giáp.

-Suy tim, đau thắt ngực.

-Tăng huyết áp kèm xơ cứng mạch.

-Đái tháo đường.

5. Liều dùng

Dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt.

-Người lớn thông thường 0,2-0,5mg/lần.

-Liều tối đa 1mg/lần và 2mg/24 giờ.

-Tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch.

6. Bảo quản

Thuốc hướng thần.

UABAIN

Strophantin-G

1. Dạng thuốc, hàm lượng

Dung dịch tiêm đóng ống 1ml có 0,25mg.

2. Tác dụng



50



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×