1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

PHỤ LỤC 1: Bộ câu hỏi của bài trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 159 trang )


117



đang xuất hiện tại M chính là sóng tại s ở thời điểm (t - r/V), tức thời điểm trƣớc nó.

Mục tiêu: Vận dụng tính chất đổi pha của tia sáng.

Câu 2: Cho N1, N2 , N3 là chiết suất của của các mơi trƣờng trong suốt nhƣ hình vẽ với:

N1< N2 < N3 Tia sáng nào bị đổi pha so với tia tới trƣớc đó:



A)



Tia R1, R2.



B)



Tia R2, R3.



C)



*Tia R3, R5.



D)



Tia R 1 , R 4



E)



Tia R4, R 6.

Đường đi của tia sáng



Đáp án đúng : C. Tia sáng truyền từ mơi trƣờng có chiết suất nhỏ hơn sang mơi trƣờng

có chiết suất lớn hơn, khi phản xạ sẽ đổi pha một lƣợng π hay nửa bƣớc sóng.

Mục tiêu: Nhận biết điều kiện áp dụng nguyên lí chồng chất

Câu 3: Ngun lí chồng chất khơng áp dụng đƣợc cho:

A) Sóng nƣớc

B) Sóng âm

C) *Sóng ánh sáng lade

D) Sóng ánh sáng có tần số khác nhau

E) Sóng của tia hồng ngoại

Đáp án đúng: C. Nguyên lí chồng chất chỉ áp dụng cho các sóng ánh sáng có cƣờng

độ yếu (ánh sáng do nguồn sáng thơng thƣờng phát ra có cƣờng độ cỡ 102 V/m) với sóng ánh

sáng lade phát ra vì cƣờng độ điện trƣờng của chúng rất lớn vào cở 1013 V/m do đó có sự

tƣơng tác giữa các sóng với nhau nên ngun lí chồng chất khơng còn đúng.



118

Mục tiêu: Nhận biết điều kiện dùng nguồn để tạo hiện tƣợng giao thoa .

Câu 4: Hiện tƣợng giao thoa ánh sáng trong thí nghiệm ng có đƣợc là nhờ :

A) Dùng hai nguồn sáng độc lập

B) Dùng nguồn sáng đơn sắc

C) Dùng một nguồn sáng

D) *Dùng nguồn sáng kết hợp

E) Dùng hai nguồn sáng riêng biệt đơn sắc cùng màu

Đáp án đúng: D. Để có hiện tƣợng giao thoa điều kiện cần là phải dùng nguồn sáng

kết hợp .

Mục tiêu: Hiểu điều kiện tạo ra sóng kết hợp

Câu 5: Với nguồn sáng thông thƣờng, điều kiện để tạo ra một sóng kết hợp là:

A) Sóng do 1 nguyên tử phát ra đƣợc tách theo 2 đƣờng khác nhau sau đó cho gặp lại

nhau.

B) Sóng do 1 nguyên tử phát ra liên tục sau đó đi theo 2 đƣờng khác nhau và cho gặp

lại.

C) Sóng do 2 nguyên tử cạnh nhau phát ra cùng tần số tách theo 2 đƣờng khác nhau

và cho gặp lại.

D)* Sóng của một nguyên tử phát ra đƣợc tách theo 2 con đƣờng khác nhau và có

hiệu quang trình khơng vƣợt q độ dài 1 đồn sóng.

E) Sóng do nhiều ngun tử cùng phát ra đƣợc tách theo hai đƣờng khác nhau và cho

gặp lại.

Đáp án đúng: D. Ta chỉ có thể nhận đƣợc sóng kết hợp khi tách từ một sóng ban đầu

cho đi theo 2 đƣờng khác nhau sau đó cho gặp lại (trong mơi trƣờng đẳng hƣớng) để đảm bảo

cho các sóng gặp nhau thỏa mãn điều kiện trên thì độ dài hiệu quang trình phải nhỏ hơn độ

dài 1 đồn sóng do một nguyên tử phát ra.

Mục tiêu: Hiểu bản chất của hiện tƣợng giao thoa ánh sáng.



119



Câu 6: Hiện tƣợng giao thoa ánh sáng cho ta biết về bản chất:

A) Ánh sáng có thể truyền theo đƣờng cong

B) Bản chất ánh sáng gồm các hạt chuyển động

C) Ánh sáng có chỗ tối có chỗ sáng xen kẽ nhau

D) *Ánh sáng là q trình sóng

E) Ánh sáng truyền đi với vận tốc pha và vận tốc nhóm

Đáp án đúng: D. Hiện tƣợng giao thoa chứng tỏ ánh sáng là một quá trình sóng .

Mục tiêu: Ghi nhớ đƣợc cơng thức tính khoảng vân .

Câu 7; Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng vân không phụ thuộc

vào:

A)* Cƣờng độ sáng

B) Tần số ánh sáng

C) Chiết suất môi trƣờng

D) Bƣớc sóng ánh sáng

E) Khoảng cách từ màn tới 2 khe S1, S2

Đáp án đúng: A. Cơng thức tính khoảng vân trong điều kiện D >> a ta có i= Dλ/a.

chỉ phụ thuộc vào khoảng cách từ màn tới 2 khe, tới bƣớc sóng (tần số ánh sáng), chiết suất

mơi trƣờng nơi làm thí nghiệm (vì λn = λ / n ) . Trong biểu thức tính i khơng có đại lƣợng liên

quan đến cƣờng độ sáng , nên khoảng vân không phụ thuộc cƣờng độ sáng.

Mục tiêu: Ghi nhớ công thức tính khoảng vân trong thí nghiệm Yâng.

Câu 8: Khoảng vân quan sát đƣợc trên màn giao thoa của sóng ánh sáng đơn sắc

trong thí nghiệm Yâng là:

A) (a+b) λ/D

B) * λD/a

C) λa/D



Giao thoa khe Yâng



120



D) λb/D

E) λa/D+b

Trong đó: λ: là bƣớc sóng ánh sáng đơn sắc.

D: là khoảng cách từ nguồn S1, S2 tới màn.

a: là khoảng cách giữa hai nguồn sáng S1, S2

b: là khoảng cách giữa nguồn s đến 2 khe S1, S2

Đáp án đúng : B. Câu này và câu 19 dùng để kiểm tra sự ghi nhớ cơng thức tính

khoảng vân.

Mục tiêu: Ghi nhớ cách tính hiệu quang trình trong thí nghiệm ng.

Câu 9; Trong sự giao thoa của 2 sóng ánh sáng đơn sắc trong chân khơng của thí

nghiệm ng, hiệu khoảng cách từ một điểm trên màn đến 2 nguồn quan sát đƣợc tính theo

cơng thức:



Giao thoa khe ng



Trong đó: r1, r2 là khoảng cách từ khe S1, S2 đến điểm quan sát M ở trên màn. D là

khoảng cách từ 2 khe đến màn; X là khoảng cách từ vân trung tâm đến M; a là khoảng cách

giữa 2 khe S1, S2.

Đáp án đúng: A. S1 M = r1, s2 M = r2 nên r2 - r1 = s2N = a.sinα, mặt khác tg α = x/D,

vì α nhỏ nên sin α ≈ tg α nên r2 - r1 = a x/D, mồi D: nhớ nhầm sang cơng thức tính khoảng

vân, mồi B biến đổi nhầm tg α thành cotg α, mồi C và E: ngƣời học nhớ nhầm qua cơng thức

tính khoảng vân nhƣng lại nhớ sai.

Mục tiêu: Hiểu tính chất phát sóng của nguồn sáng

Câu 10: Chọn câu đúng:



121

Đối với nguồn sáng thơng thƣờng thì:

A) Nguồn sáng điểm là nguồn phát sóng ln có pha ban đầu khơng đổi

B) Nguồn sáng do một ngun tử phát ra ln ln có pha ban đầu không đổi

C) Nguồn sáng do 2 nguyên tử đồng thời phát ra có pha ban đầu giống nhau

D) *Một đồn sóng của ngun tử phát ra có pha ban đầu không đổi

E) Nguồn sáng do 2 nguyên tử phát ra cùng tần số có pha ban đầu bằng nhau.

Đáp án đúng : D. Với nguồn sáng thông thƣờng (khơng phải lade) do các ngun tử

bị kích thích phát ra, thời gian phát sóng của nguyên tử vào khoảng 10-8 giây tạo ra một đoạn

sin có tần số sóng tƣơng ứng, thời gian phát sóng này tạo nên 1 đồn sóng có pha ban đầu

khơng đổi, giữa 2 đợt phát sóng xẩy ra hồn tồn độc lập với nhau nên pha của lần phát tiếp

theo sẽ khác lần trƣớc. Nhƣ vậy nguồn sóng do 1 nguyên tử phát ra ở hai thời điểm khác nhau

có pha ban đầu khác nhau.

Mục tiêu: Hiểu điều kiện để có sự giao thoa trong thí nghiệm Yâng

Câu II: Trong thí nghiệm Yâng, có sự giao thoa ánh sáng vì:

A) Ánh sáng truyền từ S1, S2 tới màn theo đƣờng cong

B) Ánh sáng có đặc tính chỗ sáng chỗ tối xen kẽ nhau

C) * Ánh sáng từ hai khe S1, S2 là hai nguồn phát sóng kết hợp

D) Ánh sáng có lúc qua hai khe, có lúc khơng qua

E) Ánh sáng từ hai nguồn phát sóng biên độ nhƣ nhau

Đáp án đúng: C. Chỉ có nguồn phát sóng kết hợp mới có đủ điều kiện nhƣ cùng

phƣơng cùng tần số, có hiệu số pha khơng đổi, nhờ đó để tạo nên hiện tƣợng giao thoa.

Mục tiêu: Hiểu điều kiện áp dụng đƣợc công thức tính khoảng vân i.

Câu 12: Cơng thức tính khoảng vân trong thí nghiệm Yâng đúng cho:



122



A) Mọi trƣờng hợp

B) * D >> a và α nhỏ

C) λ<< a và α nhỏ

D) D và α nhỏ

E) λ vào cỡ kích thƣớc của a

Trong đó: D : khoảng cách O'O.



Giao thoa khe Yâng



a : khoảng cách S1S2

α: góc hợp bởi O’M và O’O

λ: bƣớc sóng ánh sáng đơn sắc

Đáp án đúng: B. Trong thí nghiệm ng, cơng thức tính khoảng vân là i= λ D / a

công thức này thiết lập trong điều kiện Sinα = tg α (α nhỏ).

Mục tiêu: Hiểu điều kiện có đƣợc khoảng vân cách đều trong thí nghiệm Yâng.

Câu 13: Khoảng cách giữa các vân sáng hay giữa các vân tối liên tiếp trong giao thoa

của thí nghiệm ng khơng phụ thuộc k, nghĩa là cách đều nhau khi:

A) D nhỏ so với a

B) α nhỏ

C) D rất lớn so với a

D) D nhỏ so với a và α nhỏ

E) *D rất lớn so với a và α nhỏ

Trong đó: D : khoảng cách O’O



Giao thoa khe Yâng



a : khoảng cách S1S2

α: góc hợp bởi O'M và O’O

λ : bƣớc sóng ánh sáng đơn sắc

Đáp án đúng: E. Trong thí nghiệm Yâng với điều kiện nhƣ trả lời e ta có khoảng vân

i= λ D / a trong khi điều kiện D, λ, a là cố định nên khoảng vân không thay đổi.



123

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về giao thoa để so sánh trƣờng giao thoa.

Câu 14: Trong các trƣờng hợp giao thoa: khe Yâng, lƣỡng lăng kính Frêxnen, lƣỡng

thấu kính Biê, gƣơng Frêxnen, gƣơng Lơi. Trƣờng hợp nào có trƣờng giao thoa rộng nhất:

A) *Khe Yâng

B) Lăng kính Frêxnen

C) Lƣỡng thấu kính Biê

D) Gƣơng Frêxnen

E) Gƣơng Lôi

Đáp án đúng: A. Trƣờng giao thoa phụ thuộc vào khẩu độ giao thoa, chỉ có khe Yâng

có thể thay đổi khẩu độ này cho phép dễ quan sát hiện tƣợng giao thoa. Trong khi các loại

giao thoa nhƣ Gƣơng Fresnel, lăng kính Fresnel, lƣỡng thấu kính Bilett, Gƣơng Lơi vì nếu

tăng khẩu độ giao thoa thì khơng quan sát thấy vân.

Mục tiêu: Vận dụng xác định tính chất vân giao thoa.

Câu 15: Trong thí nghiệm giao thoa của ánh sáng trắng (Thí nghiệm Yâng) nếu che 1

khe bằng kính lọc màu đỏ còn khe kia để ngun, trên màn sẽ nhìn thấy:

A) *Vân giao thoa ứng với bƣớc sóng màu đỏ

B) Khơng còn nhìn thấy vân giao thoa

C) Vân sáng trung tâm lệch về phía kính lọc màu đỏ

D) Vân sáng trung tâm lệch về phía khơng có kính lọc đỏ

E) Hệ vân giao thoa vẫn khơng thay đổi

Đáp án đúng: A. Giả sử khe S2 đƣợc che kính lọc sắc màu đỏ khi đó ở khe này chỉ

còn bƣớc sóng ánh sáng ứng với màu đỏ, trong khi khe S1 vẫn ánh sáng trắng (có cả thành

phần màu đỏ), nhƣ vậy ánh sáng có bƣớc sóng tƣơng ứng màu đỏ sẽ giao thoa nhau, vân

trung tâm vẫn ở chính giữa (màu đỏ).

Mục tiêu: Vận dụng xác định tính chất vân giao thoa.



124

Câu 16: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, nếu đặt trƣớc nguồn sáng S1

một bản mỏng song song trong suốt bề dày d có chiết suất n thì hệ thống vân sẽ là:

A) Vân trung tâm dịch về phía khe có bản mỏng, khoảng vân hẹp lại

B) Vân trung tâm không thay đổi, khoảng vân hẹp lại

C) Vân trung tâm không thay đổi, khoảng vân rộng ra

D) Vân trung tâm dịch về phía khe khơng có bản mỏng, khoảng vân khơng thay đổi.

E)* Vân trung tâm dịch về phía khe có bản mỏng, khoảng vân không thay đổi.

Đáp án đúng: E. Khi đó L2 = r2 còn L1 = r1 - d + nd = r1 + (n - l)d. Nên L2 - L1 = r2 r1 - (n - 1) d, điều kiện vân trung tâm phải thỏa mãn hiệu quang trình bằng khơng, nhƣ vậy

trƣờng hợp chƣa có bản mỏng thì r2 - r1 = 0 nên r1 = r2 vân ở chính giữa, khi có bản mỏng thì

r2 - r1 - (n - 1) d = 0 suy ra r2 - r1 = (n - l)d, vì n > l nên r2 > r1 . Vậy vân trung tâm dời về phía

S1 Hiệu quang trình ứng với vân sáng bậc k là r2 - r1 - (n - 1) d = kλ, mặt khác r2 - r1= axk/D

nên có xk = [kλ + ( n - l) d] D/a. Và xk+1 = [ (k + 1)λ + ( n - 1) d ] D/a. Khoảng vân i =

xk+1 - xk = λD/a (không thay đổi).

Mục tiêu: Vận dụng xác định tính chất vân, khoảng vân

Câu 17: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng. Nếu đặt trƣớc hai nguồn sáng

S1, S2 một bản mỏng gồm 2 mặt phẳng song song có bề dày d có chiết suất n thì hệ thống vân

sẽ là:

A) Vân trung tâm thay đổi vị trí, khoảng vân khơng thay đổi.

B) Vân trung tâm khơng thay đổi vị trí, khoảng vân hẹp lại.

C) Vân trung tâm thay đổi vị trí, khoảng vân hẹp lại.

D) Vân trung tâm lệch về phía khe S1, khoảng vân hẹp lại.

E) * Cả vân trung tâm và khoảng vân đều không thay đổi



125

Đáp án đúng :E. Các tia sáng từ 2 khe đều đi qua bản mỏng có bề dày d nên bù trừ

nhau do đó hiệu quang trình vẫn khơng thay đổi. Vì vậy cả vân trung tâm và khoảng vân

không thay đổi.

Mục tiêu: Vận dụng thiết lập đƣợc cơng thức tính khoảng vân trƣờng hợp gƣơng

Frêxnen.

Câu 18: Trong thí nghiệm gƣơng Frêxnen khoảng vân i sẽ là:

A) λ D / 2 d α

B) λ D / d α

C) λ D / d

D) λ D / α

E) * λ ( D + d ) / 2 d α

Trong đó: D: khoảng cách từ giao điểm

của gƣơng đến màn .

d : khoảng cách từ nguồn S



Giao thoa Gương Frêxnen



đến giao điểm của gƣơng S 1 S 2

λ: bƣớc sóng ánh sáng đơn sắc

α : góc hợp bởi 2 gƣơng.

Đáp án đúng: E. Cơng thức tính khoảng vân tƣợng tự nhƣ cơng thức tính với giao

thoa khe ng i = λD/a nhƣng D lúc này là khoảng cách từ màn tới 2 nguồn ảo S 1 , S2 nên sẽ

là D + d, mặt khác khoảng cách 2 nguồn ảo sẽ là: 2 d α ( vì góc α bé nên tg α ≈ a ) do đó

cơng thức tính khoảng vân trƣờng hợp này là: i = λ( D + d ) / 2d α .

Mục tiêu: Vận dụng xác định tính chất vân giao thoa gƣơng Frêxnen

Câu 19: Trong thí nghiệm giao thoa gƣơng Frêxnen, khi dịch nguồn sáng S ra xa vơ

cùng khoảng vân lúc đó sẽ:



126



A) Giảm xuống

B) Không thay đổi

C) Rộng ra

D) *Giảm xuống đến một giá trị xác định

E) Không quan sát thấy vân giao thoa.

Trong đó D : khoảng cách từ giao điểm của

gƣơng đến màn .



Giao thoa gương Frêxnen



d : khoảng cách tò nguồn s đến giao điểm của gƣơng S1S2

λ : bƣớc sóng ánh sáng đơn sắc

α: góc hợp bởi 2 gƣơng.

Đáp án đúng: D. Khoảng vân sẽ là : i = λ (D + d)/2dα= λ D/2dα + λ /2α Khi d → ∞

thì i = λ /2α ( giảm xuống một giá trị xác định).

Mục tiêu : Vận dụng tính độ rộng vùng giao thoa ở lƣỡng lăng kính Fresnel.

Câu 20: Trong thí nghiệm giao thoa với lƣỡng lăng lánh Frêxnen, khoảng cách từ

màn đến lăng kính là D, từ lăng kính đến nguồn S là a, biết rằng góc chiết quang của lăng

kính là A và lăng kính có chiết suất n. Vùng giao thoa trên màn có độ rộng là:

A) *2D(n-l) A

B) 2a2(n-l)A/D

C) a2(n-l)A

D) D(n-1)A



Giao thoa lưỡng lăng kính Frêxnen



127

E) 2(n-l)A

Đáp án đúng : A. Độ lệch tia sáng là δ = (n - 1)A nên S1S2 = 2a tgδ vì góc A nhỏ nên

S1S2 = 2a (n-l)A. Độ rộng vùng giao thoa trên màn MN sẽ là: MN/S1S2 = D/a nên MN = D.

S1S2/a = 2D(n-l)A .

Mục tiêu: Vận dụng xét tính chất của vân đối với giao thoa lƣỡng lăng kính Frêxnen.

Câu 21: Trong thí nghiệm giao thoa với lƣỡng lăng kính Frêxnen. Khi nguồn S đi xa

dần đến vơ cực. Khoảng vân lúc đó sẽ là:

A) Giảm

B) Không đổi

C) Tăng lên

D) *Giảm đến một giá trị xác định

E) Không quan sát thấy vân giao thoa

Đáp án đúng: D.

Khoảng vân i = λ(D + a)/2a(n-1)A= λ /2(n-\)A + λ D/2a(n-l)A số hạng thứ 1 trong

biểu thức không thay đổi; số hạng thứ 2: khi a tăng lên sẽ bị giảm xuống , khi a dần đến vô

cực sẽ dần tới không. Vậy khoảng vân giảm đến một giá trị xác định i = λ /2(n-1)A.

Mục tiêu: Hiểu đƣợc cách tính khoảng vân với lƣỡng thấu kính Biê.

Câu 22: Trong thí nghiệm giao thoa với lƣỡng thấu kính Biê với khoảng cách giữa

hai thấu lánh là e, giữa thấu kính và nguồn S là d, cho tiêu cự của cả 2 bán thấu kính là f

khoảng cách từ màn đến thấu kính là A. Khoảng vân có giá trị là:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

×