Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.53 KB, 37 trang )
1.3.4 Sự thích thú trong công việc
“Hạnh phúc là đam mê’’
Xét trên một phương diện nào đó, niềm đam mê, thích thú trong công việc sẽ là
nguồn cảm hứng vô tận làm cho người lao động làm việc hiệu quả và lâu dài với doanh
nghiệp. Cuộc sống thật có ý nghĩa khi chúng ta được theo đuổi, được thực hiện những
công việc yêu thích và đôi khi, điều đó còn là yếu tố “đánh đổi’’ với các yếu tố khác như
tiền lương, phúc lợi xã hội…
1.3.5 Sự tham gia đóng góp trong các hoạt động của doanh nghiệp
Theo Maslow, con người còn có nhu cầu được tôn trọng. Việc nhà quản trị tạo điều
kiện cho nhân viên tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình làm việc thể hiện sự tôn
trọng của doanh nghiệp đối với người lao động. Họ cảm thấy mình quan trọng hơn, là
“nhân viên chủ chốt’’ của doanh nghiệp. Đó cũng là một động lực để nhân viên làm
việc tốt hơn và gắn bó với doanh nghiệp.
1.3.6 Sự thông cảm, chia sẻ của đồng nghiệp và cấp trên
Thật là tệ hại khi phải làm việc trong một môi trường mà mọi người không có sự
thông cảm và chia sẻ thông tin với nhau. Về phương diện cá nhân, một môi trường làm
việc thiếu sự thông cảm và sự chia sẻ giữa người với người sẽ làm cho mọi người “thu
mình lại’’, sống khép kín và thiếu sự hòa đồng. Về phía doanh nghiệp, nó là yếu tố kìm
hãm sự sáng tạo, làm giảm hiệu quả làm việc của nhân viên.
Ngày nay, môi trường làm việc năng động, tinh thần “ teamwork’’, sự thông cảm,
sẻ chia của đồng nghiệp và cấp trên càng trở nên là nhu cầu đáng quan tâm của mỗi nhân
viên.
1.3.7 An toàn trong công việc
Cũng theo Maslow, sự an toàn trong công việc cũng là một trong những nhu cầu
của con người. Chúng ta mong muốn được làm việc trong những công ty lớn, có tên tuổi,
làm ăn hiệu quả, mức độ rủi ro thấp…Và nhu cầu này càng trở nên bức thiết đối với
những người lao động chịu áp lực của “ cơm áo gạo tiền’’ .
1.3.8 Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên
Con người còn có nhu cầu xã hội, nhu cầu tình cảm. Vì vậy, chúng ta không những
mong muốn có được mối quan hệ tốt trong công việc mà còn mong muốn có mối quan
hệ tốt về tình cảm với đồng nghiệp và cấp trên. Yếu tố này cũng góp phần làm gia tăng
hiệu quả làm việc của nhân viên.
4
1.3.9 Được đánh giá cao và công nhận thành quả đã đóng góp
Việc được đánh giá cao và công nhận thành quả đã đóng góp đối với doanh nghiệp
phản ánh nhu cầu cần được tôn trọng của con người. Yếu tố này làm cho nhân viên cảm
thấy mình “quan trọng hơn’’ và họ tự hào vì điều đó đồng thời là động lực cho nhân viên
phấn đấu làm việc và gắn bó với doanh nghiệp.
1.3.10 Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Khi các nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn, chúng ta có xu hướng tìm kiếm nhu cầu ở
cấp độ cao hơn – nhu cầu tự khẳng định mình. Nhìn chung, sự thăng tiến và phát triển
nghề nghiệp là nhu cầu cao nhất của người lao động. Yếu tố này có quan hệ mật thiết với
các yếu tố khác như tiền lương/thu nhập, phúc lợi xã hội, điều kiện cơ sở vật chất làm
việc tốt…
5
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SỰ ĐỘNG VIÊN
TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX (SÀI GÒN)
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Gas Petrolimex (Sài Gòn)
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Gas Petrolimex (Sài
Gòn)
Ngày 12/9/1990, phương án kinh doanh khí đốt xúc tiến thực hiện sau một thời gian
dài chuẩn bị, đầu tháng 11/1993 chuyến tàu LPG được tiếp nhận an toàn tại Tổng Kho
Nhà Bè với khối lượng là 406,35 tấn. Đến 01/01/1994 thì Petrolimex Sài Gòn mới thực
sự bước vào Kinh Doanh Gas với sự trợ giúp của KLEENHEAD Gas – một Công Ty của
Úc về kỹ thuật. Phòng Kinh Doanh Gas của Công Ty đảm nhiệm điều hành toàn bộ từ
khâu nhập khẩu đến khâu đóng chai và phân phối.
Ngày 01/01/1998 Phòng Kinh Doanh Gas đã triển khai một hình thức quá độ lên Xí
Nghiệp Gas Petrolimex Sài Gòn trực thuộc Công Ty Xăng Dầu Khu Vực II. Và từ ngày
01/01/1999 theo quyết định số 011/QĐ HĐQT của Hội Đồng Quản Trị của Tổng Công
Ty Xăng Dầu Việt Nam, Xí Nghiệp Gas Petrolimex Sài Gòn trực thuộc Công Ty Cổ
Phần Gas Petrolimex và trụ sở chính đặt tại số 15 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM.
Ngày 25/02/2004 Công Ty chính thức đổi tên thành Chi Nhánh Gas Petrolimex Sài
Gòn trực thuộc Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex. Theo quyết định số 020/PGC – QĐ –
HĐQT ngày 01/04/2005 của Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex về
việc thành lập Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Gas Petrolimex Sài Gòn là Công
Ty TNHH Một Thành Viên Thuộc Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex.
Ngày 01/05/2005, Chi Nhánh đã chính thức đi vào hoạt động với tên mới là Công
Ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
110400012 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 18/04/2005.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty TNHH Gas Petrolimex (Sài
Gòn)
a) Chức Năng
- Kinh Doanh Gas (LPG), các loại thiết bị kỹ thuật ngành Gas và các dịch vụ tư vấn
thiết kế lắp đặt các hệ thống nguồn cung cấp Gas cho các nhu cầu về Gas.
6
- Quản lý, điều hành và khai thác tốt nhất tiềm năng về lao động, tiền vốn, cơ sở vật
chất được giao.
- Ngoài ra, khác với các doanh nghiệp cùng ngành, không chỉ có chức năng kinh
doanh thuần túy chạy theo lợi nhuận mà Công Ty còn có chức năng chính trị đó là làm
bình ổn giá cả và nguồn hàng tại địa bàn được phân công, đặc biệt trong các đợt có sự đột
biến về nguồn hàng và giá cả.
b) Nhiệm vụ
- Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam và Công Ty
Cổ Phần Gas Petrolimex về việc xuất nhập khẩu kinh doanh Gas, thiết bị dùng Gas và
các dịch vụ khác nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trên địa bàn TP.HCM
và một số Tỉnh Miền Đông Nam Bộ.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh để thực hiện các
mục tiêu của Công ty.
+ Tích lũy vốn để phát triển kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn có sẵn,
giữ vững tỷ lệ bảo toàn và phát triển nguồn vốn do Công ty Cổ Phần Gas Petrolimex
giao. Đảm bảo mở rộng doanh nghiệp, đổi mới thiết bị kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh
doanh, bù đắp mọi chi phí, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
+ Tuân thủ mọi chủ trương, chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước, thực hiện
nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết với các khách hàng trong và
ngoài nước.
+ Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chú trọng công tác đào tạo, và đào tạo lại đội
ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực trình độ. Thực hiện đầy đủ chế độ về bảo hộ và an
toàn lao động, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, tài sản XHCN, chú trọng đến
quyền lợi chính đáng của người lao động bằng các chính sách và tổ chức đoàn thể, đảm
bảo lợi ích của nhà nước và xã hội.
c) Mục tiêu
Mục tiêu cơ bản của Công ty chính là lợi nhuận. Ngoài ra, Công ty còn có những
mục tiêu sau:
- Cung cấp cho người tiêu dùng một loại chất đốt sạch, văn minh, giá cả hợp lý tiện
dụng trong sinh hoạt gia đình cũng như trong các lĩnh vực khác.
7