Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.53 KB, 37 trang )
- Về an toàn trong công việc: Để nhân viên có cảm giác an toàn và yên tâm làm
việc, hạn chế suy nghĩ nhiều về sự không ổn định trong công việc, Công ty đã đưa ra các
hình thức động viên như ký hợp đồng dài hạn, nguồn việc phong phú và lâu dài. Bên
cạnh đó, Công ty còn có các chế độ rõ ràng khi giải quyết các trường hợp chấm dứt hợp
đồng lao động...
- Về mối quan hệ với đồng nghiệp và với cấp trên: Công ty luôn tạo cho nhân viên
một môi trường làm việc dân chủ, công bằng... mọi người được hưởng các chế độ, cách
làm việc như nhau, tạo mối quan hệ tốt, hạn chế sự đố kỵ, so sánh... và luôn có sự trao
đổi giữa các nhân viên trong công việc. Chính sách này đã có tác động tích cực trong việc
nâng cao tinh thần làm việc, xây dựng được mối quan tâm giúp đỡ trong công việc giữa
các nhân viên với nhau. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới cũng khá hòa đồng, thân
mật và có sự chia sẻ quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với nhân viên. Các cấp lãnh đạo
cũng luôn có sự phân công công việc rõ ràng và hỗ trợ nhân viên trong công việc và đặc
biệt trong các dự án quan trọng...
2.3.3 Những yếu tố động viên chưa đạt được sự hài lòng
Bên cạnh những thành công về sự động viên trên hiện vẫn còn tồn tại những yếu
tố động viên vẫn chưa được sự hài lòng của nhân viên do động viên chưa đạt, có thể là do
sự quan tâm chưa đầy đủ về các mong muốn của nhân viên, cụ thể như sau:
- Lương/thu nhập: hiện tại mặt bằng chung về lương của nhân viên vẫn còn thấp
và chưa đủ để làm hài lòng nhân viên. Ngoài ra, do việc phân bổ và trả lương cho các
nhân viên theo dạng đánh đồng, cào bằng theo chức danh và thâm niên công tác của nhân
viên, điều này đã gây sự bất bình, không đồng tình của các nhân viên có năng lực và khả
năng hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn các nhân viên còn lại.
- Sự công nhận thành quả đóng góp: việc công nhận đóng góp của Công ty hay
cấp trên đối với nhân viên hiện thực hiện chưa tốt, khi nhân viên hoàn thành tốt công việc
chưa nhận được sự khen thưởng động viên kịp thời của cấp trên như biểu dương trước tập
thể, thưởng bằng vật chất, tăng lương...
- Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp: do Công ty chưa đưa ra được các
chính sách, cơ chế về sự thăng tiến và phát triển cho công việc nên nhân viên không nhìn
thấy được hướng phát triển để định hướng trong tương lai.
13
Đối với các yếu tố còn lại: điều kiện, cơ sở vật chất làm việc; sự thích thú trong
công việc; sự tham gia đóng góp trong công việc; sự thông cảm, chia sẻ của đồng nghiệp
và cấp trên đạt được sự hài lòng của nhân viên.
Nhìn chung sự thỏa mãn ở các khía cạnh động viên là như nhau theo các đối
tượng khảo sát hay nói cách khác, mặc dù giới tính, tuổi tác, trình độ và chức vụ có sự
khác nhau nhưng sự hài lòng của người lao động trong Công ty. Ở Công ty TNHH
Petrolimex Gas Sài Gòn, sự khác biệt về sự hài lòng chỉ thể hiện theo các khía cạnh phúc
lợi xã hội, mối quan hệ giữa các thành phần trong doanh nghiệp, sự thăng tiến và phát
triển nghề nghiệp đối với độ tuổi khác nhau. Sự khác biệt này phần nào đúng với bản chất
riêng của doanh nghiệp quốc doanh khi mà suy nghĩ “sống lâu lên lão làng” vẫn đồng
hành với doanh nghiệp. Những người lao động “lão làng” thì cảm thấy hài lòng về những
phúc lợi xã hội cũng cơ hội thăng tiến và ít hài lòng hơn về mối quan hệ trong doanh
nghiệp. Trong khi đó, đối với những người lao động trẻ sự thỏa mãn về phúc lợi xã hội và
cơ hội thăng tiến thấp hơn (vì họ còn “chặn đường dài” phía trước phải vượt qua để được
“lên lão làng”) và sự thỏa mãn của những lao động trẻ tại các doanh nghiệp quốc doanh
về mối quan hệ trong doanh nghiệp lại cao hơn so với những người lớn tuổi.
14
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN SỰ ĐỘNG VIÊN
TẠI CÔNG TY TNHH GAS PETROLIMEX (SÀI GÒN)
3.1. Mục tiêu
Hoàn thiện sự động viên thuộc các yếu tố chưa được sự hài lòng của nhân viên.
Củng cố và duy trì sự động viên thuộc các yếu tố đã đạt được sự hài lòng của nhân
viên
3.2. Giải pháp
Giải pháp động viên nhân viên cho Công ty TNHH Gas Petrolimex được phân
thành hai nhóm chính là Động viên bằng vật chất và Động viên tinh thần. Động viên
bằng vật chất là hình thức trả lương, các khoảng phụ cấp, thưởng theo công việc. Sự động
viên vật chất này đòi hỏi cần có những giải pháp trong xây dựng bảng lương, phụ cấp và
qui định về khen thưởng. Sự động viên bằng tinh thần cho nhân viên tại Công ty Gas
Petrolimex tập trung vào hai yếu tố là: Công nhận sự đóng góp và Sự thăng tiến. Tuy
nhiên, công việc cần tiến hành trước khi triển khai các biện pháp động viên là Công ty
cần xây dựng Bảng mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí. Dựa trên đó, Nhà quản lý thiết
lập phương pháp đánh giá kết quả làm việc của nhân viên. Kết quả đánh giá công việc là
cơ sở vững chắc để áp dụng hình thức động viên vật chất (Lương – Thưởng – Phúc lợi) vì
lẽ nhà quản lý có căn cứ để thấy rằng số tiền bỏ ra không chỉ là chi phí mà còn là khoảng
đầu tư xứng đáng; và nhân viên cũng cần chứng tỏ họ xứng đáng nhận được những
khoảng tiền ấy.
3.2.1 Xây dựng bảng mô tả công việc
Bảng mô tả công việc tốt khi đảm bảo các tiêu chí như:
- Tính chi tiết trong nội dung công việc: số lượng công việc thường nhật, công việc
theo thời kỳ, thời gian hoàn thành, …
Điều này giúp nhân viên xác định những trọng tâm trong công việc của mình. Bên
cạnh đó, Bảng này đòi hỏi nhà quản lý phải có sự hoạt định tốt.
- Tính tổng quát: nghĩa là có khoảng mở rộng cho thực hiện các công việc khác
trong bộ phận, đây là khoảng dự trù cho những công việc đột xuất, có tính ngắn hạn,xuất
hiện do những thay đổi trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
15
3.2.2 Phương pháp đánh giá kết quả làm việc của nhân viên
Bảng đánh giá công việc phải được thiết kế riêng cho từng bộ phận và tương ứng
với từng vị trí trong Công ty. Các tiêu chí đánh giá căn cứ trên Bảng mô tả nội dung công
việc. Cần chú ý rằng đánh giá là một quá trình chứ không phải một sự kiện. Dữ liệu đánh
giá được lưu trữ để cung cấp những thông tin giá trị với cấp lãnh đạo.
Thực tế có nhiều Công ty đã xây dựng riêng cho mình hẳn một bộ Quy trình đánh
giá nhân viên hoàn chỉnh nhưng đôi khi nó bị lạm dụng hoặc hiểu sai đi nên không thực
sự phát huy hiệu quả. Từ chỗ chỉ là quy trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc của
nhân viên nó bị biến thành công cụ để đánh giá con người của chính nhân viên đó. Làm
thế nào để nhà quản lý có thể tách biệt giữa đánh giá công việc và đánh giá con người?
làm thế nào để bạn có thể công tư phân minh không để những cảm xúc riêng tư chi phối
công việc đánh giá? Làm thế nào để bạn có thể phát huy được nguồn lực nội tại, động
viên nhân viên của mình tiếp tục cống hiến cho tổ chức? là những câu hỏi không dễ có
lời đáp cho mỗi người quản lý.
Một số nhà quản lý nhân sự lâu năm đã chia sẻ kinh nghiệm về quy trình 3 bước của
công việc khó khăn này.
Bước 1: Hãy để nhân viên của bạn tự đánh giá về mình: Nhân viên của bạn dù ở bất
cứ vị trí nào họ cũng đều có quyền được đánh giá kết quả làm việc của mình. Bạn là nhà
quản lý, bạn không có quyền áp đặt sự đánh giá của riêng bạn mà quên đi quyền tự được
đánh giá của người lao động. Hãy để nhân viên của bạn được quyền tự nhìn nhận kết quả
công việc mà họ tạo ra theo một mẫu hướng dẫn chung của công ty trên cơ sở mục tiêu
công việc mà họ đã cam kết. Chính trong quá trình đánh giá đó, bản thân nhân viên sẽ
nhìn nhận được sự cố gắng cũng như những điểm chưa hoàn thiện của mình và chủ động
có những giải pháp thay đổi. Trong bước này, điều quan trọng nhất bạn cần làm là hướng
dẫn cụ thể và tránh áp đặt ý kiến của bạn lên nhân viên về cách thức đánh giá.
Bước 2: Bản đánh giá nhân viên của riêng bạn: Song song với việc bạn để nhân
viên của mình đánh giá kết quả công việc của chính họ, bạn cũng cần có một bản đánh
giá của riêng mình trên góc độ người quản lý. Bạn hãy cố gắng đừng để cảm xúc và
những kỳ vọng ngoài khả năng với nhân viên ảnh hưởng tới quá trình này. Bạn cần tách
biệt giữa đánh giá kết quả công việc với đánh giá bản chất con người nhân viên bởi đó
không phải là công việc của bạn lúc này. Hãy căn cứ vào mục tiêu mà bạn và nhân viên
đã thống nhất, hãy thẳng thắn nhìn nhận kết quả công việc mà họ tạo ra cho tổ chức. Bạn
16
hãy thực sự công tâm cho dù mối quan hệ của bạn với nhân viên đó ở bất cứ tình trạng
nào.
Bước 3: Hãy đàm phán với nhân viên để có một bản đánh giá công minh: Chắc
chắn khi so sánh 2 bản đánh giá của bạn và nhân viên sẽ có những điểm khác biệt do sự
khác biệt về góc nhìn và những kỳ vọng. Khi đó, nhiệm vụ của bạn là hãy đàm phán,
phân tích để đi đến thống nhất với nhân viên của bạn về những điểm khác biệt. Trong
giai đoạn này thường rất dễ xảy ra xung đột. Bạn cần khéo léo sử dụng kỹ năng đàm phàn
và giao tiếp của mình để đánh giá đúng về kết quả làm việc của nhân viên cũng như động
viên, khích lệ họ trong công việc.
Đánh giá kết quả làm việc chứ không phải đánh giá phẩm chất của nhân viên là
nguyên tắc cần nhớ trong công tác này. Nhà quản lý khôn ngoan sẽ biết tách biệt cảm xúc
ra khỏi công việc nếu nhà quản lý không ưa một nhân viên nào đó. Một kết quả đánh giá
công việc công minh là đòn bẩy giúp nhà quản lý phát huy được khả năng đóng góp của
những nhân viên dưới quyền.
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện sự động viên thuộc các yếu tố chưa được sự hài lòng của
nhân viên.
a. Lương/thu nhập
Lương, thưởng không phải là phương tiện duy nhất để các công ty giữ người tài
nhưng không thể phủ nhận vai trò của yếu tố tài chính này trong chiến lược thu hút và giữ
người của các chuyên gia nhân sự. Theo kết quả khảo sát lương sơ bộ của Navigos
Group, nhiều công ty đã tiến hành điều chỉnh lương, thưởng hai đến ba lần trong năm và
tăng lương cho nhân viên theo nhiều mức khác nhau.
Theo bà Lia Abella, Trưởng phòng Dự án của Navigos Group, nguyên nhân chủ yếu
khiến các công ty tăng lương là nhằm ứng phó với lạm phát và giữ chân nhân viên. Bà
Lia Abella tiết lộ kết quả khảo sát lương năm nay phản ánh rõ nét những biến động của
tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua và sẽ có một số dự báo từ nay đến
cuối năm. Những số liệu ban đầu của cuộc khảo sát lương năm 2008 phần nào đã phản
ánh được những biến động trên thị trường lương thưởng cũng như mong đợi của nhiều
người lao động Việt Nam. Theo kết quả khảo sát nhanh mới nhất, tiến hành trên trang
web VietnamWorks.com trong tháng 8.2008, thì trong tổng số 1176 người tham gia trả
lời, có 865 người – chiếm đa số với 74% cho rằng mức lương trên thị trường lao động
Việt Nam từ nay đến cuối năm chắc chắn phải tăng. Trong khi đó, có 275 người – chiếm
17
23% cho rằng mức lương sẽ không có gì thay đổi và 36 người – tương đương 3% cho
rằng mức lương sẽ giảm.
Đã từng có một làn sóng chuyển dịch nhân lực trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng
khi mà các công ty thi nhau đưa ra những mức lương hấp dẫn kèm theo chế độ phúc lợi
hậu hĩnh. Theo một khảo sát nhanh tiến hành trong tháng 6.2008 trên
VietnamWorks.com, có đến 4.479 người (tương đương 44%) trong tổng số 10.215 người
trả lời cho biết mức lương hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất đối với họ khi chọn một
công việc mới. Trong khi đó, một cuộc khảo sát khác trong tháng 6 năm 2008 cũng trên
trang web VietnamWorks.com với 5.435 người tham gia trả lời cho thấy nguyên nhân
chính khiến họ quyết định nghỉ việc là do không hài lòng với mức lương, chiếm đa số với
tỷ lệ bầu chọn là 46%.
Theo bà Lia Abella, qua cuộc khảo sát cho thấy một mặt, tình hình tuyển dụng và
xu hướng nhảy việc trong thời gian gần đây đã chững lại vì cả nhà tuyển dụng và người
tìm việc đều trở nên cẩn trọng hơn. Nhưng mặt khác nguy cơ mất người đối với các
doanh nghiệp cũng không vì thế giảm đi. Bất kỳ biện pháp nào để ổn định tinh thần nhân
viên và lèo lái doanh nghiệp trong thời điểm này đều cần thiết. Bà Lia Abella, cho biết
thêm: “Một số công ty tham gia khảo sát lương năm nay chia sẻ họ đã phải điều chỉnh
lương nhiều hơn một lần trong năm. Đồng thời, vào thời điểm này, chúng tôi nhận thấy
hầu hết các công ty đều áp dụng biện pháp tài chính mà cụ thể là tăng lương để đối phó
với tình hình hiện nay.”
Khảo sát trên cho thấy tầm quan trọng của lương trong việc động viên nhân viên.
Các giải pháp cụ thể cho xây dựng quy chế lương tại Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài
Gòn:
- Công ty cần khảo sát lại mặt bằng lương của các công ty hoạt đồng cùng nghành,
từ đó đánh giá lại mức chênh lệch giữa công ty với các công ty có quy mô tương đương.
Những nổ lực của công ty nhằm thu hẹp sự chênh lệch về mức lương cần phải gắn chặt
với hoạch định tài chính và chiến lược kinh doanh.
- Xây dựng bảng lương “lệch”. Nghĩa là mức lương tối đa của nhân viên ở cấp này
cần cao hơn mức lương tổi thiểu của cấp cao hơn. Ví dụ sau sẽ làm rõ ràng hơn quan
điểm này.
Một phi công có giá trị cao hơn một tiếp viên, một quản lý khách sạn có giá trị cao
hơn một người phục vụ, nhưng một nhân viên phục vụ xuất sắc vẫn có giá trị hơn một
18
người quản lý tầm thường. Vì vậy, phải thiết lập một hệ thống tính lương hợp lý để đánh
giá đúng và đủ hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên trong công ty. Mức lương cao nhất
của một vị trí công việc thấp hơn phải cao hơn mức lương thấp nhất của vị trí cao hơn.
Lấy ví dụ tại công ty Merrill Lynch, Mỹ. Ở đây, mức lương cao nhất cho một tư vấn tài
chính là 500.000 USD/năm, ngược lại, mức lương thấp nhất cho một giám đốc chi nhánh
là 150.000 USD/năm. Điều này được hiểu như sau: nếu bạn là một chuyên gia tư vấn giỏi
và muốn chuyển sang vai trò quản lý, bạn có thể đối mặt với nguy cơ bị giảm 70% lương,
nhưng nếu bạn giỏi về quản lý, mức lương cao nhất cho vị trí này rất có thể lên đến hàng
triệu USD. Hãng Walt Disney cũng có hệ thống lương tương tự: một người phục vụ xuất
sắc trong nhà hàng của Walt Disney có lương tối đa là 60.000 USD/năm, nhưng nếu chọn
lĩnh vực quản lý, lương khởi điểm là 25.000 USD/năm. Hay Stryker, tập đoàn sản xuất
thiết bị y tế có doanh thu trung bình 2 tỷ USD/năm, đặt ra mức lương cho nhân viên bán
hàng từ 40.000 đến 250.000 USD/năm, nhưng mức cao nhất cho chức vụ quản lý chỉ là
150.000 USD/năm. Tại sao Stryker lại áp dụng cách tính này? Họ đánh giá cao những
nhân viên bán hàng giỏi và muốn đội ngũ này ngày càng đông thêm để lôi kéo khách
hàng. Họ cũng muốn nhân viên phải suy nghĩ chín chắn khi bước vào vị trí quản lý. Với
phương pháp này, doanh số và lợi nhuận của Stryker liên tục tăng trong 20 năm qua.Ở
Mỹ, các công ty quản lý theo phương pháp truyền thống cũng bắt đầu thử nghiệm hệ
thống trả lương nêu trên. Đặc điểm nổi bật trong cách tính lương này là đề cao sự xuất
sắc cá nhân. Cũng giống như trong thể thao chuyên nghiệp, dù ở vị trí nào đi nữa, một
nhân viên thực sự có năng lực vẫn luôn được công ty động viên bằng cách trả lương
nhiều hơn so với các đồng nghiệp “tầm tầm bậc trung”.
- Quy định các khoảng phụ cấp cho các công việc phát sinh ngoài công việc chính
của nhân viên được nêu trong bảng mô tả công việc.
- Thưởng định kỳ dựa theo kết quả kinh doanh của công ty và mức đóng góp của
nhân viên. Điều này có giá trị động viên rất lớn đối với nhân viên thuộc bộ phận kinh
doanh.
- Thưởng cho các Tiếp thị, chuyên viên kỹ thuật theo phần trăm lợi nhuận mang lại
khi họ tìm kiếm được hợp đồng mới hoặc hoàn thành dự án đầu tư với kết quả tốt, mang
lại lợi nhuận cho công ty.
- Các phần quà vào các dịp lễ, tết như Quốc tế Phụ nữ, quốc tế thiếu nhi, Quốc tế
lao động, ngày phụ nữ Việt Nam, ngày kỷ niệm thành lập công ty…
19
- Có chính sách động viên bằng vật chất đối với những nhân viên có số giờ làm việc
trong năm cao (không nghỉ phép theo chế độ hoặc thường xuyên làm thêm giờ).
Một ví dụ rất đáng học tập là Chế độ lương và phụ cấp của VP Bank (Ngân hàng
Ngoài Quốc Doanh): Ngoài lương cơ bản được nhận tùy theo chức danh và vị trí công tác
theo hệ thống thang bảng lương do HĐQT ban hành trong từng thời kỳ và có tính cạnh
tranh, tùy theo kết quả kinh doanh hàng năm và của từng đơn vị, cán bộ nhân viên
VPBank còn được hưởng lương kinh doanh; được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp rủi ro,
phụ cấp thâm niên; phụ cấp ngoại ngữ; phụ cấp độc hại; trợ cấp điện thoại di động; phụ
cấp ăn trưa; và các chế độ trợ cấp khác (trợ cấp thôi việc, thai sản...) được hưởng theo
quy định của luật LĐ và của NHNN Việt Nam; công tác phí, trợ cấp xa gia đình (nếu
được điều động đi công tác dài hạn rời khỏi nơi cư trú).
b. Công nhận sự đóng góp của nhân viên
Bảng đánh giá công việc với những ý kiến đánh giá góp ý của các cấp quản lý trực
tiếp là hình thức thể hiện sự ghi nhận đóng góp của nhân viên. Nhân viên sẽ thấy rằng
cấp trên luôn dõi theo tiến trình làm việc và các kết quả đã đạt được của họ.
Công ty xây dựng một mẫu phiếu đóng góp ý kiến của nhân viên. Các ý kiến này
được lưu trữ dưới dạng dữ liệu dạng số và lưu trong database trong website hoặc server
của công ty. Các dữ liệu này được phân nhóm như: nhóm cải tiến sản xuất, nhóm kinh
doanh, nhóm quản lý nhân sự … nhằm mục đích dễ tổng hợp và phân tích. Mọi nhân viên
đều được khuyến khích đóng góp và truy cập tham khảo dữ liệu này. Những ý kiến hay
sẽ được dán trên Bảng Góp Ý đặt ở vị trí mà mọi người có thể tham khảo. Dĩ nhiên, ý
kiến hay sẽ có một phần thưởng nhỏ mang tính khích lệ. Ví dụ như tại VPBank có chế độ
thưởng phát huy sáng kiến, bình bầu cá nhân xuất sắc: định kỳ hàng quí VPBank thực
hiện đánh giá nhân viên để khen thưởng xứng đáng với các danh hiệu cá nhân xuất sắc,
cá nhân xuất sắc nhất trong quí, trong năm.
Với những ý kiến có tính khả thi, có thể áp dụng được, Công ty cần mạnh dạn triển
khai. Trong trường hợp này, cần bố trí nhân viên đã góp ý tham gia trực tiếp vào việc
thực hiện cải tiến. Để đảm bảo sự thành công, các cấp lãnh đạo cần ủng hộ và cung cấp
các nguồn lực cần thiết.
Với những công việc mà nhân viên hoàn thành trước thời hạn hoặc nhân viên tham
gia những chuyến công tác xa và dài ngày, công ty nên có thời gian một hoặc hai ngày
cho nhân viên nghỉ ngơi và hưởng lương bình thường.
20
c. Tạo cơ hội thăng tiến
Một lần nữa, bản đánh giá công việc lại phát huy vai trò là công cụ đáng tin cậy
trong đánh giá và lựa chọn các nhân viên có năng lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu của vị trí
cấp cao hơn. Một số công ty có lập kế hoạch hoạt động (Work plan) cho mỗi nhân viên
trong một năm. Sau đó sẽ đánh giá vào mỗi quý xem kết quả nhân viên đạt được như thế
nào so với mục tiêu đã đề ra ở đầu năm. Dựa vào đó có cơ sở cho việc xét thăng tiến của
các nhân viên. Một cách khác để đánh giá khả năng của các nhân viên là từng bước giao
thêm công việc và theo dõi khả năng thích ứng của các nhân viên này.
Một số công ty còn áp dụng chính sách khuyến khích nhân viên nêu lên những công
việc nào mà họ thấy thích hoặc phù hợp với họ, kế hoạch cá nhân cho tương lai gần (1 –
4 năm) và tương lai xa (5 – 10 năm) là gì. Từ đó nhà quản lý sẽ xem xét năng lực thật sự
của họ và sẽ có thể bố trí họ làm công việc mà họ ưa thích để có thể tận dụng và đồng
thời giúp họ phát triển tối đa năng lực của mình.
Cần chú ý rằng vị trí cấp cao hơn cần những kỹ năng và kinh nghiệm mới, rộng và
chuyên sâu hơn. Do vậy, Công ty cần quan tâm đến việc phát triển nhân viên, chú ý đào
tạo, phát triển, hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên của mình. Cách thức đào tạo nhân viên có
thể gởi đào tạo bên ngoài, hoặc được đào tạo nội bộ bởi những nhà lãnh đạo kỳ cựu. Mục
tiêu đào tạo cần phân biệt theo đối tượng, với những nhân viên chưa đạt được kết quả làm
việc tốt thì có thể tái đào tạo lại những kiến thức và kỹ năng cơ bản, điều này nhằm nâng
cao sự tự tin và tính tự chủ cho họ. Điều này cũng nhằm tạo điều kiện cho họ phát triển.
Ba giải pháp trên tương tác tương hỗ bổ trợ lẫn nhau, qua đó, hiệu quả của từng giải
pháp được tăng cường theo cấp số nhân. Các giải pháp này có thể áp dụng linh hoạt, phụ
thuộc vào chiến lược kinh doanh, cách thức quản lý nhân sự và sự thay đổi của môi
trường kinh doanh. Sự thành công của các giải pháp động viên trên được đo bằng các tiêu
chí như: hiệu quả làm việc, tốc độ phát triển của nhân viên, tinh thần làm việc, tính chủ
động … Một điều khá lý thú là có thể nhận diện được công ty nào thực hiện tốt công tác
động viên nhân viên bằng cách quan sát các cuộc họp trong công ty ấy. Các cuộc họp
diễn ra sôi nổi, các thành viên đưa ra ý kiến đóng góp, phản biện rất tích cực.
3.2.4 Giải pháp củng cố và duy trì sự động viên thuộc các yếu tố đã đạt được sự hài
lòng của nhân viên.
- Tạo không gian làm việc tốt: địa điểm làm việc, phòng ốc, môi trường xung quanh
khu vực làm việc, cách bài trí trong văn phòng; các phương tiện làm việc như máy tính,
21