Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.44 KB, 110 trang )
80
vậy, TPBank Mỹ Đình hồn tồn có cơ hội tốt phát triển tốt dịch vụ ngân hàng của
mình khi người sử dụng dịch vụ của họ làm ăn tốt và phát triển.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với nguồn vốn viện trợ ODA giúp nhà nước Việt
Nam nhanh chóng tiếp cận được với các dự án chuyển giao công nghệ hiện đại, đây
là cơ hội lớn để phát triển hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ trong các giao dịch
điện tử của các NHTMCP nói chung và TPBank Mỹ Đình nói riêng.
Nhu cầu thị trường đối với dịch vụ NH có xu hướng gia tăng
Thực tế đã chứng minh dịch vụ ngân hàng điện tử đem lại những lợi ích rất
lớn cho cả ngân hàng và khách hàng. Về phía ngân hàng, tuy chi phí đầu tư cơng
nghệ ban đầu tương đối tốn kém, nhưng thay vì phải mở rộng mạng lưới ồ ạt, gia
tăng chi phí cho thuê và đào tạo nguồn nhân lực vận hành hay chi phí cho việc in
ấn, lưu chuyển hồ sơ và lưu trữ hồ sơ như giao dịch truyền thống, ngân hàng sẽ
giảm thiểu được một phần chi phí và tăng lợi nhuận của mình.
Đối với khách hàng, họ sẽ nhận được sự cung ứng dịch vụ nhanh hơn so với
việc giao dịch truyền thống tại quầy. Theo đó, với giao dịch NHĐT, khách hàng
vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tiết kiệm được thời gian và giảm bớt các thủ tục
giấy tờ. Đồng thời, khách hàng cũng không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm
thiểu rủi ro mất mát, tiền giả, nhầm lẫn trong quá trình kiểm đếm. Vì vậy với dân
số hơn 90 triệu người và nhu cầu sử dụng các kênh thanh tốn đa tiện ích ngày
càng gia tăng đã khiến Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng phát triển
dịch vụ NHĐT.
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong cũng khơng nằm ngồi xu hướng
phát triển này. Với hạn chế là chưa có đủ điều kiện pháp lý cũng như về nguồn vốn,
TPBank Mỹ Đình chưa thể nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, nhờ lợi thế tiếp cận và khai thác được tập khách hàng nội bộ và bên
ngoài của 127 cơng ty thành viên Tập Đồn FPT trên 63 tỉnh thành phố, cũng mở ra
cho TPBank Mỹ Đình một cơ hội lớn để đầu tư và phát triển hệ thống dịch vụ
NHĐT để đáp ứng nhu cầu thị trường tiềm năng này.
Cơ sở pháp lý ngày càng đầy đủ và hồn thiện, chế độ chính trị xã hội ổn định
Môi trường pháp lý là yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh dịch vụ NHĐT. Ở Việt Nam, Chính phủ và NHNN
81
đã có nhiều chính sách, thơng tư, nghị định ban hành nhằm thúc đẩy dịch vụ
này phát triển.
Trong đó có Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong
Ngân hàng của Chính phủ ban hành ngày 08/03/2007 và Nghị định số 26/2007/NĐCP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng
thực chữ ký số vào ngày15/02/2007. Theo đó, tính pháp lý của dịch vụ NHĐT được
thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện
tử, các thanh toán điện tử, chứng từ điện tử…) và có các cơ quan xác thực (chứng
nhận chữ ký điện tử, hay chấp nhận chữ ký điện tử).
Môi trường pháp lý ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các
loại hình dịch vụ mới. Chính vì vậy, mơi trường pháp lý của quốc gia đòi hỏi phải
ngày càng hồn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thông suốt các hoạt động của
dịch vụ điện tử. Tại Việt Nam vấn đề này còn thể hiện ở các quy định thanh tốn
khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng như Nghị định 80/2016/NĐ-CP (NĐ 80) của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày
22/11/2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt có hiệu từ ngày
1/7/2016. Đây là một trong những động thái tích cực nhất của các cơ quan quản lý
Nhà nước, tạo cơ hội cho TPBank Mỹ Đình phát triển mạnh các kênh thanh toán
điện tử hiện đại bên cạnh kênh phân phối truyền thống đã có.
3.1.1.2. Những thách thức
Thói quen và nhận thức tiêu dùng của người dân chậm thay đổi
Thứ nhất là, sự khác biệt trong mật độ sử dụng dịch vụ trong dân cư. Rõ ràng
nhu cầu cho NHĐT là có tăng song đại bộ phận nhu cầu đều tập trung ở các thành
phố lớn, nơi có thu nhập tương đối cao và ổn định. Nhu cầu này cũng rất khác nhau,
và với một mạng lưới còn khá khiêm tốn trong hệ thống ngân hàng, nó thách thức
TPBank Mỹ Đình trong việc đem sản phẩm dịch vụ NHĐT cũng như các lợi ích to
lớn của loại hình dịch vụ này đến khách hàng tiềm năng.
Thứ hai là, chi phí cho việc sử dụng và tiếp cận đến dịch vụ NHĐT còn cao
so với mặt bằng thu nhập. Đó chính là lý do giải thích cho việc tuy nhận thức về
82
NHĐT tương đối tốt, nhưng tỷ lệ tham gia thực sự không nhiều. Và nếu không
tham gia dịch vụ này thì khách hàng khó có thể hiểu biết về sản phẩm cũng như
nắm rõ được thao tác sử dụng, trong khi nhu cầu giao dịch thì ngày càng tăng
nhanh chóng.
Thứ ba, chính là thói quen tiêu dùng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến trong tập
quán tiêu dùng của người dân Việt Nam. Vì vậy, việc thay đổi thói quen này để dần
đưa dịch vụ NHĐT vào cuộc sống cũng là một thách thức đối với các ngân hàng nói
chung và TPBank Mỹ Đình nói riêng. Thêm vào đó, tính sẵn có của dịch vụ NHĐT
chưa cao cũng là nguyên nhân dẫn đến việc dịch vụ này chưa phổ biến. Tại TPBank
Mỹ Đình, với mạng lưới máy ATM, mPOS còn rất mỏng khiến cho khách hàng khó
khăn trong việc tiếp cận dịch vụ… Nghĩa là cung trên thị trường đã có càng thúc
đẩy việc khai thác và tăng cầu cho dịch vụ NHĐTcủa TPBank Mỹ Đình đến với
khách hàng tiềm năng là thực sự cần thiết trong giai đoạn này.
Tình hình kinh tế, xã hội còn tiềm ẩn các biến động và rủi ro
Việc tăng nhu cầu trong dân cư sử dụng dịch vụ NHĐT vừa là thời cơ cũng
là thách thức đối với các NHTM hiện nay. Nó đòi hỏi các chính sách vĩ mơ của
Nhà nước trong cơ chế quản lý và điều hành. Bên cạnh đó Ngân hàng tại Việt
Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng nước ngoài, trong khi
năng lực cạnh tranh của TPBank Mỹ Đình còn thấp so với mặt bằng chung của
hệ thống.
Ngoài ra, điều kiện chính trị hiện nay chưa cho phép nền kinh tế nước ta “mở
cửa” hồn tồn. Do vậy cũng còn nhiều hạn chế đối với việc nhận thức của nhân
dân về các vấn đề tiến bộ, hạn chế phát triển một số ngành như thông tin viễn thông,
điện tử… Quá trình đổi mới chỉ thực sự diễn ra trong khoảng 10 năm gần đây, đó là
quãng thời gian ngắn, chưa đủ làm thay đổi thói quen, lối sống và làm việc của đại
bộ phận dân chúng.
Hệ thống pháp lý liên quan đến thương mại điện tử mới hình thành, chưa đầy
đủ và thiếu đồng bộ. Các quy định về tài chính nói riêng và các quy định chung
khác có liên quan thay đổi trong một thời gian khá ngắn. Điều này khiến cho hoạt
83
động của các NHTMCP nói chung còn dè dặt, ảnh hưởng đến lòng tin của khách
hàng đối với ngân hàng chưa cao.
Nguồn lực công nghệ và nguồn lực khác còn giới hạn
Hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc phát triển hệ thống
CNTT trong tồn hệ thống ngân hàng. Việc nhanh chóng đưa sản phẩm, dịch vụ
mới ra thị trường là một đặc trưng của NHĐT. Trong hoạt động ngân hàng truyền
thống, việc triển khai ứng dụng ngân hàng mới thường được tiến hành thử nghiệm
và hoàn thiện trong một thời gian dài trước khi đưa ra thị trường. Với NHĐT, do
chịu sức ép cạnh tranh, các ứng dụng, sản phẩm mới được Ngân hàng chấp nhận với
thời gian thử nghiệm ngắn hơn. Vì vậy, đối với việc phát triển ứng dụng mới trong
NHĐT, xây dựng một chiến lược phát triển hợp lý, phân tích rủi ro, đánh giá an
ninh đang là những thách thức trong hoạt động Ngân hàng.
Bên cạnh đó, khi các tiện ích dịch vụ càng gia tăng thì sự phụ thuộc cơng nghệ
càng cao. Nó đòi hỏi các giao dịch NHĐT được tích hợp ngày càng nhiều trên các
hệ thống máy tính, trang thiết bị cơng nghệ thơng tin và mạng Internet đã cho phép
xử lý hiệu quả các giao dịch điện tử trực tuyến. Điều này làm giảm thiểu các sai sót
và gian lận thường phát sinh trong môi trường xử lý thủ công truyền thống, nhưng
cũng sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào thiết kế, cấu trúc, liên kết và quy mô hoạt động
của các hệ thống công nghệ.
Đối với hệ thống NHĐT của TPBank Mỹ Đình, chủ yếu là các phần tự phát
triển và vận hành. Điều này dẫn đến khi nguồn nhân lực và tài ngun khơng đủ để
vận hành thì sẽ phải phụ thuộc vào đối tác thứ ba. Bên cạnh đó, ứng dụng cơng
nghệ thơng tin làm tăng tính phức tạp kỹ thuật trong quá trình vận hành, bảo đảm an
ninh, mở rộng quan hệ, liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, công ty
truyền thông và các đối tác công nghệ khác (đối tác thứ ba), mà trong số đó nhiều
sản phẩm, dịch vụ nằm ngồi sự kiểm sốt của ngân hàng.
Tội phạm an ninh mạng hay tội phạm cơng nghệ cao gia tăng, với tình hình
ngày càng có nhiều vụ án tấn công giao dịch điện tử trong thời gian vừa qua, cũng
là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị TPBank Mỹ Đình. Cơng tác kiểm
soát an ninh, chứng thực khách hàng, bảo vệ dữ liệu, các thủ tục kiểm tốn theo vết,
84
bảo đảm tính riêng tư của khách hàng… là những vấn đề khiến TPBank Mỹ Đình
phải chú trọng nhiều hơn.
3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Tiên Phong - Chi nhánh Mỹ Đình
Là một trong những chi nhánh trẻ tuổi, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên
Phong - Chi nhánh Mỹ đình đã xây dựng mục tiêu phát triển thương hiệu ngân hàng
điện tử hiện đại, tiện ích, thân thiện từ những năm đầu thành lập ngân hàng và đang
từng bước vững chắc trên con đường phát triển kênh dịch vụ này như kế hoạch đặt
ra. Tính đến hết năm 2015 đến nay ngân hàng cũng đã đạt được những tín hiệu đáng
mừng về chỉ tiêu số lượng khách hàng sử dụng, cũng như doanh thu từ kênh ngân
hàng điện tử, điều đó cho thấy hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử của TPBank Mỹ
Đình được khách hàng đánh giá cao về độ tin cậy và tiện ích.
Trong các năm tiếp theo, TPBank Mỹ Đình tiếp tục đặt kế hoạch chú trọng
phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc
biệt là kênh ngân hàng điện tử, theo đó mục tiêu đặt ra là:
Thứ nhất là xây dựng một hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại, đề cao
tính chuẩn mực trong hoạt động, đảm bảo mức độ cao nhất về chất lượng dịch vụ và
sự hài lòng của khách hàng thơng qua đó tạo giá trị gia tăng bền vững cho cổ đơng,
lợi ích dài hạn cho nhân viên và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng và xã hội
nhằm đưa TPBank Mỹ Đình trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất.
Thứ hai là chuyên nghiệp hóa dịch vụ ngân hàng điện tử, nâng cao các tính
năng mới, ứng dụng mới dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như hạ
tầng viễn thông của Việt Nam.
Thứ ba là gia tăng số lượng khách hàng hiện hữu và khách hàng mới sử dụng
dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet Banking, Mobile Banking, chuyển tiền
nhanh 24/7, thanh tốn hóa đơn, mua hàng trực tuyến…
Thứ tư là phát triển doanh số giao dịch bình quân mỗi khách hàng qua kênh
ngân hàng điện tử. Theo đó cường độ sử dụng ngân hàng điện tử của mỗi khách
hàng sẽ tăng lên cả về giao dịch chuyển khoản, tiết kiệm, thanh toán, kiều hối…
85
Thứ năm là tiếp tục triển khai những dự án lớn để đa dạng hóa sản phẩm, dịch
vụ nhằm cạnh tranh trên thị trường trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ như: Chương
trình tích lũy điểm thưởng cho khách hàng thân thiết; Thẻ tín dụng TPBank Mỹ
Đình Visa dành cho doanh nghiệp…
Thứ sáu là tăng cường kết nối với khách hàng với các nhà cung cấp dịch vụ,
các tổ chức tài chính, các cơng ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đóng vai trò
trung gian đảm bảo nhà cung cấp được thanh toán đầy đủ và khách hàng thỏa mãn
với dịch vụ của TPBank Mỹ Đình.
Thứ bảy là xây dựng nguồn nhân lực có kỹ năng cần thiết để phát huy lợi thế
sẵn có, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của TPBank Mỹ Đình trên thị trường
ngân hàng trong nước.
Thứ tám là thường xuyên xây dựng kế hoạch và rà soát đảm bảo việc kiểm tra,
giám sát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng điện tử tạo sự an tâm cho khách hàng
khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
3.2.1. Hồn thiện và đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ NHĐT
Sản phẩm TPBank Ebank - Internet Banking
Sản phẩm Internet Banking được coi là sản phẩm NHĐT trọng điểm của
TPBank Mỹ Đình. Tuy nhiên, sản phẩm này mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu
cơ bản của người dùng, các tiện ích và giao diện sử dụng chưa mang tính đột phá.
Về tính năng sản phẩm, thời gian tới cần có kế hoạch nghiên cứu và bổ sung
hồn thiện các tính năng liên quan đến tài khoản, giao dịch tài khoản, giao dịch thanh
toán trên trang https://ebank.tpbank.vn như:
Thứ nhất là đưa dịch vụ Livebank vào phục vụ khách hàng. Tuy mới ra mắt từ
cuối năm 2016 được lắp đặt tại 2 chi nhánh ở Hà Nội nhưng dịch vụ này đã cho
thấy sự tiện ích như có thể phục vụ khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân
hàng cơ bản như: dịch vụ nộp tiền mặt, đăng ký tài khoản thanh toán, tài khoản
ebank, khoản vay, mở thẻ ghi nợ, gửi tiền có kỳ hạn, đồng thời có thể mở rộng thêm
nhiều dịch vụ tiện ích khác tích hợp với Ngân hàng điện tử eBank (chuyển khoản,
86
thanh toán dịch vụ, truy vấn…) trong tương lai. Chính vì những tiện ích ấy nên có
thể thấy sự triển vọng phát triển loại hình dịch vụ này.
Thứ hai là về dịch vụ tài khoản, TPBank Mỹ Đình cần đưa thêm tính năng
đăng ký sử dụng dịch vụ Internet banking trên trang diện đăng nhập, đăng ký mở tài
khoản thanh toán cá nhân, đăng ký mở thẻ tín dụng, thẻ ATM hay thẻ VISA, đăng
ký cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp… Với các tính năng này, khách hàng chỉ cần
hoàn thiện các hồ sơ điện tử và gửi cho ngân hàng, sau thời gian xử lý theo quy
định, khách hàng sẽ đến quầy giao dịch truyền thống để hoàn hiện thủ tục.
Thứ ba là về giao dịch tài khoản, trong thời gian tới, đối với KHCN, ngân
hàng nên bổ sung các tính năng chuyển khoản theo lô cho nhiều khách hàng trên
một lần giao dịch. Đối với KHDN nên bổ sung các tính năng chuyển nhận tiền qua
chứng minh thư, giấy ủy quyền… Đồng thời để tăng tiện ích tìm kiếm giao dịch,
ngân hàng nên phát triển truy vấn giao dịch theo nội dung chuyển tiền, theo tên gợi
nhớ của người thụ hưởng…
Thứ tư là về tiện ích thanh tốn hóa đơn, TPBank Mỹ Đình cần có kế hoạch
mở rộng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, cố định, truyền
hình…
Thứ năm là về giao dịch thương mại điện tử, TPBank Mỹ Đình cần đẩy mạnh
kết nối với nhà cung cấp để tăng tốc độ đường truyền, bổ sung thanh toán giao dịch
thanh toán trả chậm qua thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng...
Thứ sáu là về phát triển các tiện ích đi kèm dịch vụ NHĐT. Thời gian tới, trên
trang giao diện Internet, ngân hàng nên bổ sung các phần liên quan đến truy vấn tỷ
giá, biểu lãi suất tiết kiệm theo kỳ hạn, loại tiền tệ, biểu phí và cơng cụ tính tốn lãi
suất tiết kiệm, lãi suất vay… mà không cần chuyển qua website ebank.
Thứ bẩy về giao diện chương trình, bộ phận NHĐT cần kết hợp với trung tâm
công nghệ thông tin để nghiên cứu phương án nâng cấp phiên bản Internet Banking
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng
Sản phẩm TPbank- Mobile Banking
Sản phẩm Tpbank Mobile banking là phiên bản thu nhỏ của dịch vụ TPBank
Ebank trên thiết bị di động, tuy nhiên các tính năng trên sản phẩm này chưa thực sự
87
đa dạng và đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Trong thời gian tới, Ngân hàng
TMCP Tiên Phong chi nhánh Mỹ Đình cần xây dựng dự án nâng cấp sản phẩm
Mobile Banking. Với việc ứng dụng ngân hàng trên điện thoại này ra thị trường,
TPBank Mỹ Đình sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng, do điện thoại di động
thông minh ngày càng trở thành xu thế phổ biến từ các thiết bị di động sử dụng hệ
điều hành iOS (iphone, iPad), Android, Windows có kết nối internet thơng qua
GPRS, 3G hoặc Wifi.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Mỹ Đình cũng cần bổ sung các
tính năng trên dịch vụ Mobile Banking như tính năng nhận kết quả giao dịch chứng
khoán, phát triển giao diện gửi tiền Online thay vì chỉ có tính năng tất tốn Online như
hiện nay, bổ sung tính năng gửi tiền tiết kiệm online, tính năng trả nợ vay thơng thường
hoặc trả nợ thẻ tín dụng… để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ mọi lúc mọi nơi.
Sản phẩm Callcenter 24/7–Tổng đài hỗ trợ
Đây được coi là kênh tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ, khiếu nại và giải đáp thắc mắc
chính đối với các khách hàng truyền thống và cả khách hàng điện tử. Chính vì vậy,
trong thời gian tới, TPBank Mỹ Đình cần bổ sung một số các tính năng cung cấp
qua kênh giao dịch này như: đăng ký mở thẻ tín dụng qua tổng đài, đăng ký trích nợ
tự động tài khoản vay, tài khoản thẻ…
Dịch vụ thẻ và các tiện tích thẻ
Đối với dịch vụ thẻ, để ngày càng thu hút khách hàng mới cũng như duy trì
lượng khách hàng trung thành, TPBank Mỹ Đình cần đa dạng hóa danh mục sản
phẩm thẻ. Với dòng sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, bộ phận NHĐT cần đưa ra kế
hoạch phát triển dòng thẻ đồng thương hiệu với các cơng ty trong nội bộ Tập Đồn
FPT như với Cơng ty Bảo hiểm Nhân thọ sẽ là dòng sản phẩm thẻ tích hợp thanh
tốn tiền bảo hiểm sức khỏe, với Cơng ty Chứng khốn sẽ là dòng sản phẩm thẻ
tích hợp giao dịch chứng khốn… Ngồi ra, TPBank Mỹ Đình cũng nên mở rộng
với các thương hiệu quốc gia lớn trong nước như Vietnam Airlines, VinGroup,
VNPT…
Bên cạnh đó, ngồi các sản phẩm thẻ thơng thường, TPBank Mỹ Đình cũng
cần khảo sát nhu cầu và đa dạng hóa đối tượng sử dụng như thẻ trả trước cho học
sinh, sinh viên, các sản phẩm liên kết hạn mức cha con …
88
3.2.2. Đẩy mạnh công tác Marketing và phát triển kênh phân phối sản phẩm
Do đặc thù thói quen của người dân Việt Nam vẫn là sử dụng tiền mặt trong
giao dịch thanh toán và số lượng người sử dụng dịch vụ NHĐT của Ngân hàng
TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Mỹ Đình còn hạn chế, nên việc đẩy mạnh marketing,
quảng bá sản phẩm là vô cùng quan trọng, đưa ra những lợi ích, thuận tiện để khách
hàng thấy được và dần làm quen với dịch vụ này.
Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với từng đối tượng.
Đối với KHCN thì có thể thực hiện chiến lược marketing đại trà thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức thơng thường khác. Tuy nhiên, đối
với KHDN nên thực hiện phương thức tiếp thị trực tiếp đến từng doanh nghiệp, ưu
tiên những khách hàng tiềm năng trong Tập đồn FPT, tại các khu vực có hoặc
khơng có địa điểm giao dịch. Đồng thời, phối kết hợp quảng bá sản phẩm của ngân
hàng thông qua các đại lý phân phối bảo hiểm rộng khắp cả nước của 127 công ty
thành viên.
Thứ hai, các bộ phận này cũng cần đánh giá về phân khúc thị trường theo từng
nhóm khách hàng như sau:
- Đối với khách hàng đã tài có số CIF và tài khoản thanh toán trên hệ thống Core
banking, TPBank Mỹ Đình cần rà sốt và đánh giá lại tình hình đăng ký sử dụng
dịch vụ của nhóm khách hàng này từ đó giao cho bộ phận Dịch vụ khách hàng và
Chăm sóc khách hàng tiếp thị về các tiện ích điện tử gia tăng như Ibanking, Mobile
Banking và Callcenter 24/7 cũng như dịch vụ thẻ… thông qua các lần khách hàng
đến giao dịch tại ngân hàng.
- Đối với nhóm khách hàng vay vốn, các chuyên viên Quan hệ khách hàng tại các
điểm giao dịch sẽ tiếp cận khách hàng trực tiếp để giới thiệu và hoàn thiện thủ tục
vay vốn.
- Đối với nhóm khách hàng là sinh viên trên địa bàn hoạt động, TPBank Mỹ Đình
nên tổ chức các buổi hướng nghiệp với các trường kinh tế, các buổi giới thiệu sản
phẩm và khảo sát nhu cầu vay vốn, nhu cầu mở thẻ thanh toán để thu hút sinh viên
mở thẻ và sử dụng dịch vụ.
89
- Đặc biệt đối với nhóm khách hàng là cán bộ tập đồn và nhóm khách hàng của các
cơng ty thành viên Tập đồn, TPBank Mỹ Đình cần thành lập một tổ cán bộ phát
triển thị trường đưa đến trụ sở các công ty này, gặp gỡ ban lãnh đạo và cán bộ tại
các đại lý để tuyên truyền, đào tạo về sản phẩm dịch vụ của TPBank Mỹ Đình. Có
các chính sách về cộng tác viên để họ đưa thông tin về sản phẩm đến với khách
hàng một cách hiệu quả nhất và được hưởng hoa hồng đối với mỗi hợp đồng ký kết
thành công.
Hệ thống kệnh phân phối, giới thiệu sản phẩm của TPBank Mỹ Đình chưa đa
dạng.Vì vậy, trong thời gian tới, TPBank Mỹ Đình cần có chiến lược cải thiện kết
nối trên các trang mạng xã hội, tăng cường việc quảng bá sản phẩm dịch vụ trên
Internet kết hợp nhiều công cụ khác nhau trong cùng một thời điểm. Cụ thể:
Thứ nhất, bên cạnh các kênh truyền thống tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì
kênh website của Ngân hàng cũng đóng góp khơng nhỏ trong việc quảng bá sản
phẩm của TPBank Mỹ Đình đến với người tiêu dùng. Để website của Ngân hàng
thực sự là kênh thông tin quan trọng và là phương tiện marketing hiệu quả cho
thương hiệu cũng như các sản phẩm của Ngân hàng, giao diện trang web
https://tpbank.vn hay https://ebank.tpbank.vn cần được thiết kế thân thiện với người
dùng, đồng thời tận dụng các vị trí trang chủ website, trang đăng nhập dịch vụ để
cập nhật cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ mới dưới dạng tin nhanh. Từ ngữ sử
dụng phải rõ ràng, dễ hiểu giúp khách hàng nắm bắt được những thông tin thiết yếu
trong thời gian ngắn nhất.
Thứ hai, nhằm đa dạng hóa các kênh phân phối, TPBank Mỹ Đình phải đẩy
mạnh cả truyền thông trực tuyến qua các mạng xã hội như trang Facebook, Google
mail hay trên các diễn đàn (forum) đông người truy cập. Với đặc trưng của dịch vụ
NHĐT là dựa trên nền tảng công nghệ và kết nối mạng máy tính, mạng viễn thơng
do vậy TPBank Mỹ Đình cần dụng tối đa “tính kết nối và lan truyền” của Internet.
Thứ ba, ngồi các kênh truyền thơng sử dụng cơng nghệ hiện đại thì truyền
thơng qua đội ngũ nhân viên cũng cần đẩy mạnh hơn trong thời gian tới. Nhân viên
cần chủ động hơn trong việc tư vấn các dịch vụ gia tăng khi khách hàng đăng ký sử
90
dụng một sản phẩm như dịch vụ thấu chi, cho vay tiêu dùng... thì nhân viên cần giới
thiệu về về dịch vụ thẻ, dịch Internet Banking hay dịch vụ tổng đài CALLCENTER
247 để khách hàng có thể biết thêm nhiều các tiện ích đa dạng.
3.2.3. Phát triển hạ tầng cơ sở và công nghệ hiện đại
Với định hướng phát triển đến năm 2020, Ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi
nhánh Mỹ Đình sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu Việt
Nam với công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, TPBank Mỹ Đình cần đầu tư
hơn nữa vào hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng.
Đặc biệt cơ sở hạ tầng và công nghệ là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Vì vậy, việc tập trung đầu tư công nghệ hiện
đại là vấn đề sống còn với mỗi ngân hàng.
Thứ nhất, TPBank Mỹ Đình cần chú ý vào cơng nghệ bảo mật và an tồn dữ
liệu. Cùng với sự phát triển chung của công nghệ tồn cầu, hiện tượng hacker, đánh
cắp thơng tin diễn ra ngày càng tràn lan, gây ra tâm lý bất an cho người sử dụng.
Chính vì vậy cơng nghệ bảo mật phải không ngừng được đổi mới và cải tiến, và
việc thiết lập hệ thống an ninh mạng cho ngân hàng là điều thiết yếu. Việc đầu tư
cho ứng dụng công nghệ thông tin cho dù thời gian đầu phải bỏ ra một nguồn vốn
khá lớn nhưng sẽ giúp cho hiệu quả điều hành tốt hơn và kết quả doanh thu đem lại
về lâu dài cũng lớn hơn rất nhiều. TPBank Mỹ Đình cần phải ứng dụng cơng nghệ
hiện đại để cung cấp kỹ thuật , trang thiết bị, cấu hình mạng LAN – WAN cho toàn
hệ thống ngân hàng; xây dựng, triển khai các ứng dụng tường lửa dưới hình thức
phần mềm hoặc phần cứng; xây dựng các phẩn mềm phân tích – dự báo – đánh giá
trước các nguy cơ bị tấn cơng, rủi ro, độ an tồn và thiệt hại của hệ thống dựa trên
các giải thuật trí tuệ nhân tạo; xây dựng các cơng cụ kiểm sốt, ghi nhận, thống kê,
báo cáo toàn bộ các luồng dữ liệu trên toàn hệ thống, đưa ra cảnh báo tới từng máy
trạm trong mạng; xây dựng các công cụ mã hóa dữ liệu, giải pháp mã hóa đường
truyển; các cơng cụ chứng thực chữ ký điện tử...
Bên cạnh đó TPBank Mỹ Đình cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các
đối tác chiến lược để học hỏi kinh nghiệm cũng như mời các chuyên gia nước ngoài