1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Tiến sĩ >

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 172 trang )


Đông, còn ở Trung Quốc, Mông Cổ thì tập trung phía Bắc Trung Quốc và vùng Nội

Mông.

Theo thống kê của FAO (2012) số lượng cừu nuôi nhiều ở 18 quốc gia (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Mười tám quốc gia có đàn cừu nhiều nhất trên thế giới

TT



Quốc gia



Số lượng

(triệu con)

2009

128,56



Số lượng

(triệu con)

2010

134,02



Số lượng

(triệu con)

2011

138,84



Tỷ lệ % tăng

giảm 2011 so

2009

8,0



1



Trung Quốc



2



Ấn Độ



73, 17



73,99



74,50



1,8



3



Úc



72,74



68,08



73,1



0,5



4



I-ran



50,00



49,50



49,00



-2



5



Xu-đăng



51,55



52,08



52,0



0,87



6



Ni-giê-ri-a



34,69



37,42



38,00



9,5



7



Niu Di-lân



32,38



32,56



31,01



-4,2



8



Anh (UK)



31,45



31,08



31,63



0,57



9



Pa-ki-xtan



27,43



27,76



28,09



2,4



10



Ê-ti-ô-pi-a



25,02



25,97



25,51



1,9



11



Thổ Nhĩ Kỳ



23,97



21,79



23,09



- 3,6



12



Nam Phi



24,99



24,50



24,30



-2,7



13



Các nước thuộc

Nga



19,60



19,85



19,76



0,8



14



Tây Ban Nha



19,72



18,55



17,01



-13,7



15



Xy-ri



18,33



15,51



18,07



-4,3



16



Ma-rốc



17,00



18,02



18,50



8,8



17



Bra-xin



16,81



17,38



17,66



5,0



18



Mông-Cổ



19,27



14,48



15,67



-18,7



5



Tổng Thế giới



1.076.680



1.078.326



1.043.712



-3,15



Nguồn: faostat, 2012



Ở châu Âu, mật độ chăn nuôi cừu lớn là ở các nước Nam Âu (Địa Trung Hải),

các nước khối Liên Hiệp Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Ở Châu Úc, chăn nuôi cừu tập

trung ở vùng phía Nam, phía Tây và Newzealand.

Ở châu Phi mật độ chăn nuôi nhiều cừu tập trung ở các nước thuộc Đông Phi,

Tây Phi, Trung Phi và Nam Phi, còn ở Bắc Phi chỉ ở một số nước ven biển Địa Trung

Hải. Ở Nam Mỹ, chăn nuôi cừu tập trung ở các nước thuộc ven biển Ấn Độ Dương và

Thái Bình Dương cũng như các nước Trung Mỹ, vùng biển Caribe .

Cừu là động vật được thuần hóa sớm ở các nước trên thế giới, nhưng ở Việt

Nam cừu là động vật được chăn nuôi muộn hơn các động vật như bò, gà, lợn. Theo

bà con ở Ninh Thuận thì đàn cừu đã có từ trên 100 năm do người Chà Và (Ấn Độ)

mang tới. Có vùng cho rằng cừu được các giáo sĩ người Pháp mang tới cho giáo

dân, trải qua thời gian con cừu đã gắn bó mật thiết với bà con giáo dân, họ không

muốn bỏ con cừu, vì nó tượng trưng cho món quà của Chúa ban tặng. Điều chắc

chắn giống cừu này là cừu thịt xuất xứ từ vùng nhiệt đới, có nhiều khả năng là từ

Ấn Độ nơi có khí hậu nóng tương đồng như Ninh Thuận, nơi “gió như Phan, nắng

như Rang”.

Sự tồn tại của cừu Phan Rang thể hiện sức sống của đàn cừu này và chứng tỏ

tổ tiên chúng rất thích nghi với vùng nắng nóng, sự thích nghi này chứng tỏ cừu

Phan Rang là một nguồn gen quí giá cần được bảo tồn và phát triển.

2.2. Khả năng sinh trưởng của cừu và các yếu tố ảnh hưởng

Tăng trưởng ở động vật được xác định bởi sự gia tăng các tế bào cơ thể, sự

phát triển và biệt hóa của các tế bào cơ thể (Bathaei và Leroy, 1996; Orr, 1982).

Tăng tỷ lệ và kích thước cơ thể cùng với những thay đổi trong thành phần cơ thể có

tầm quan trọng kinh tế rất lớn trong chăn nuôi gia súc lấy thịt. Theo (Bathaei và



6



Leroy, 1996) thì tăng trưởng ở vật nuôi được thể hiện việc tăng khối lượng cơ thể

theo thời gian nuôi.

Trong một nghiên cứu khác (Gatenby, 1986) cho rằng tăng trưởng ở động vật

chủ yếu được đo bằng sự gia tăng khối lượng sống dẫn đến những thay đổi về hình

dáng cơ và thành phần cơ thể. Theo (Orr, 1982) tăng khối lượng sống trong chăn

nuôi là biểu hiện tổng hợp của những thay đổi trong các mô thịt, các cơ quan, nội

tạng. Sự gia tăng khối lượng cơ thể của vật nuôi chủ yếu là sự phát triển của các mô

thịt, xương và chất béo.

Khả năng sinh trưởng của cừu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và một cách tổng

quát nhất có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm chính là: Di truyền và ngoại

cảnh, được diễn tả trong công thức sau:

P=G+E

Trong đó:

P là kiểu hình,

G là kiểu gen,

E là ngoại cảnh.

Có thể diễn đạt các thành phần của công thức trên theo cách khác như khả

năng sinh trưởng sẽ tạo nên khối lượng của cơ thể và khối lượng cơ thể là một yếu

tố tạo nên kiểu hình (P), vai trò của yếu tố di truyền trong việc tạo nên kiểu hình

chính là nhờ hoạt động của các gen (G) và yếu tố tương tác với các gen trong việc

tạo nên kiểu hình chính là ngoại cảnh (E).

2.2.1. Yếu tố di truyền và khả năng sinh trưởng của cừu

Theo (Gonzalez, 1972); (Valencia và cs.,1975) cho rằng: Khối lượng sơ sinh là

một tính trạng chịu ảnh hưởng di truyền của phẩm giống, các giống khác nhau thì

có khối lượng sơ sinh khác nhau, khối lượng sơ sinh cao thường thấy ở những

giống cừu cao sản. Theo (Devendra và Faylon, 1989) giống cừu địa phương

Philipine có khối lượng sơ sinh 2,5 và 2,0 kg đối với đực và cái. Còn (Pradhan,

1989) công bố khối lượng sơ sinh của các giống cừu Nepan là Tibetian, Barwal,

Kage, Lampuchhre lần lượt: 2,2; 2,4; 2,6 và 1,6 - 2,0kg.

7



Nhiều nghiên cứu về tăng trọng và khối lượng cai sữa ở cừu của (Langlands,

1973) và (Rattray và cs.,1975) có kết luận là tăng trọng và khối lượng cai sữa của

cừu nhiệt đới thấp hơn cừu ôn đới.

Tốc độ tăng trưởng của những con cừu con, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của

sự phát triển thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giống (kiểu gen) (Bathaei và

Leroy, 1996; Burfening và Kress, 1993; Gatenby, 1986; Stobart và cs., 1986;

Movarogenis và cs., 1986; Notter và Copenhaver, 1980; Dzakuma và cs., 1978).

(Devendra, 1975) thấy rằng việc chọn lọc đã cải thiện về tầm vóc, năng suất

của cừu, trong 20 năm qua (1955 -1975) khối lượng trưởng thành của cừu tăng 4-5

kg, chất lượng len cũng đã tăng lên ở cừu Indonesia. Khi cho lai giữa cừu Suffolk ở

Bỉ với cừu Rideau Arcott, khối lượng cừu lai lúc sơ sinh, 21 và 91 ngày tuổi đã tăng

đáng kể so với cừu mẹ (Shrestha và Heaney, 2004).

Những quan sát được về sự khác biệt trong khối lượng và tăng trọng giữa các

kiểu gen khác nhau trong đáp ứng với thức ăn bổ xung có thể là do sự khác biệt về

đáp ứng của các kiểu gen khác nhau đối với thức ăn tinh. Tương tác giữa kiểu gen

và mức dinh dưỡng đã được nghiên cứu do các tác giả khác như: (Hohenboken

và cs.,1976 Alderson và cs.,1982; Brown và cs., 1997).

2.2.2. Tuổi, khối lượng và khả năng sinh trưởng của cừu

Cường độ sinh trưởng phụ thuộc nhiều vào tuổi và khối lượng gia súc, thể chất

và giới tính. Mỗi giống cừu có khối lượng trưởng thành khác nhau. Khối lượng sơ

sinh chịu ảnh hưởng của số con sinh ra trên một lứa đẻ (Gonzalez, 1972; Valencia

và cs., 1975) và bị ảnh hưởng bởi khối lượng mẹ lúc đẻ (Gonzalez, 1972;

Combellas và cs., 1979).

Khối lượng lúc sơ sinh là một trong những yếu tố rất quan trọng, cừu sơ sinh

nặng cân hơn thường sinh trưởng sau cai sữa cao hơn cừu có khối lượng sơ sinh nhẹ

cân, cừu con sơ sinh có khối lượng lớn hơn sẽ có khối lượng cao hơn và có khả

năng tăng trưởng nhanh hơn (Gatenby, 1986). Cải thiện khối lượng sơ sinh có ảnh

hưởng tích cực lên các thông số năng suất khác. Ảnh hưởng đáng kể của khối lượng

sơ sinh đến khối lượng khi cai sữa, khối lượng sáu tháng, tốc độ tăng trưởng và khối

8



lượng lúc giết mổ đã được (Khan và Bhat, 1981) báo cáo trên cừu Muzaffarnagris

và con lai với cừu Corriedales.

(Martinez, 1983) cho rằng có mối tương quan giữa cân nặng khi sinh và sự

phát triển khối lượng cơ thể của cừu ở giai đoạn tiếp theo. Trong một nghiên cứu

khác (Gatenby, 1986) nhận định rằng những con cừu có khối lượng nặng hơn lúc

sinh tăng trưởng nhanh hơn so với những con cừu có khối lượng sơ sinh nhẹ hơn.

Những con cừu có khối lượng nặng hơn khi sinh thường là cừu đẻ đơn hoặc con của

những cừu cái có kích thước cơ thể lớn hơn với điều kiện nuôi dưỡng tốt.

Theo (Laes-Fettback và Peters, 1995) những cừu sinh ra có khối lượng nặng

hơn trong đàn cừu con sinh ra có cơ hội sống tốt hơn để tồn tại, đồng thời sinh

trưởng trước cai sữa cũng chịu ảnh hưởng bởi khối lượng sơ sinh.

2.2.3. Tính biệt và khả năng sinh trưởng của cừu

Giới tính cũng ảnh hưởng đến cường độ sinh trưởng. Theo (Valencia và cs.,

1974b) những nghiên cứu trên cừu Tabasco của Mêhico cho thấy cừu đực lớn nhanh

hơn cừu cái nhiều, khối lượng sơ sinh của cừu đực thường cao hơn 0,2 kg so với

cừu cái. Cũng tác giả trên cho rằng sinh đơn và sinh đôi cũng có sự khác nhau về

khối lượng, lúc 120 ngày tuổi cừu sinh đơn nặng 18,1 kg còn cừu sinh đôi nặng

12,9 kg, đến 12 tháng tuổi cừu sinh đơn nặng 29,2 kg, cừu sinh đôi nặng 23,7 kg.

Theo (Bouix và Kadiri, 1975) cừu đực Katahdin trưởng thành nặng 68-90 kg,

trong khi cừu cái trưởng thành chỉ nặng 55-73 kg, còn cừu Marốc, con cái trưởng

thành nặng 30–40 kg và cừu đực nặng 50–60 kg. Giống cừu Hu-yang của Trung

Quốc là giống cừu cho lông, lúc trưởng thành con đực nặng 35-60 kg, con cái nặng

30-45 kg. Khối lượng 90 ngày tuổi của cừu con/cừu cái và khối lượng 90 ngày tuổi

của cừu con/cừu cái/năm bị ảnh hưởng đáng kể của giới tính của cừu con (p < 0.01)

(Gbangboche và cs., 2006).

Mặc dù cừu thiến thường có tỷ lệ thịt xẻ (%) cao hơn so với cừu khác, thiến

cừu tại bốn tuần tuổi đã dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng ở cừu (Silva và cs., 1980;

Gatenby, 1986).

2.2.4. Dinh dưỡng và khả năng sinh trưởng của cừu

9



Khối lượng sơ sinh bị ảnh hưởng mạnh mẽ của cừu mẹ, điều kiện ăn, mùa

sinh và hệ thống sản xuất (Gatenby và cs., 1997; Rastogi và cs., 1993; Gatenby,

1986; Tuah và Baah, 1985; Dickerson và cs., 1972). Theo Notter và cs. (1991)

khố i lượng sơ sinh của cừu con chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cừu mẹ và tương

tác giữa cừu mẹ với mùa vụ.

Tốc độ tăng trưởng của những con cừu con, đặc biệt là trong giai đoạn đầu

của sự phát triển, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sản lượng sữa của cừu mẹ hay dinh

dưỡng từ mẹ, sự sẵn có của nguồn thức ăn cả về số lượng và chất lượng (Bathaei

và Leroy, 1996; Burfening và Kress, 1993; Gatenby, 1986; Notter và

Copenhaver, 1980).

Một nghiên cứu trên giống cừu Caribbean của Rastogi và cs. (1993) cho

biế t tăng cân trung bình hàng ngày và khối lượng cai sữa bị ảnh hưởng đáng kể

bởi khả năng làm mẹ của cừu mẹ, số lượng thức ăn mà cừu ăn vào lúc đang chửa

ảnh hưởng đến khối lượng con sơ sinh của cừu con. Petroviće và cs. (2012) thì thấy

rằng khối lượng sơ sinh càng lớn thì cừu con càng có nhiều cơ hội sống hơn.

Tốc độ phát triển của thịt và mỡ ở cừu cho ăn thức ăn tinh lớn hơn ở cừu chăn

thả (P < 0.001), tỷ lệ nạc/mỡ ở cừu chăn thả cao hơn ở cừu cho ăn thức ăn tinh, tuy

nhiên vỗ béo cừu bằng chăn thả (chỉ ăn cỏ) làm giảm tốc độ phát triển của tất cả các

mô so với vỗ béo cừu bằng thức ăn tinh nên cừu vỗ béo bằng cỏ nhẹ cân hơn lúc kết

thúc (Borton và cs., 2005). Thức ăn tinh có ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng,

tăng trọng cao hơn, khối lượng thịt xẻ cao hơn, tuy nhiên cừu đực vỗ béo bằng cỏ

nhiều thịt nạc hơn (Kate Phillips và Karen Wheeler, 2008). Nghiên cứu của

(Kochapakdee và cs., 1994) cho thấy bổ xung thức ăn tinh đã ảnh hưởng đến sinh

trưởng và năng suất của cừu, tuy nhiên chỉ chăn thả không không đủ cho sinh

trưởng ở mức cao nhất, chăn thả cộng với bổ xung một lượng tối thiểu thức ăn

protein sẽ làm tăng năng suất cừu và giảm chi phí sản xuất.

Cừu ăn khẩu phần bổ xung protein cao đã tăng lượng thức ăn ăn vào và khối

lượng so với nhóm ăn khẩu phần bổ xung protein thấp (Kabir và cs., 2004). Như



10



vậy trong điều kiện chăn thả, việc bổ xung protein sẽ làm tăng tăng trọng và tăng

lượng chất khô thức ăn ăn vào.

Tại các vùng có thức ăn dinh dưỡng kém, tiềm năng sinh trưởng của những

giống cừu có khối lượng lớn hơn sẽ không có lợi thế so với các giống nhỏ con, các

giống nhỏ con có thể phát triển bằng hoặc thậm chí tốt hơn so với các giống lớn

(Gatenby, 1986).

2.2.5. Mùa vụ và khả năng sinh trưởng của cừu

Mùa sinh có ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh, tỷ lệ chết, số con/lứa và tăng

trọng của cừu con (Susic và cs., 2005; Yılmaz và cs., 2007). Nghiên cứu gần đây

của (Ugur Sen và cs., 2013) cho thấy cừu cái Karayaka sinh vào mùa đông và mùa

thu sinh trưởng khác nhau lúc cai sữa và sau cai sữa mặc dù chúng có khối lượng sơ

sinh tương tự nhau. Khối lượng lúc cai sữa của cừu sinh vào mùa thu nặng hơn, thịt

xẻ, phổi, lách, cơ đường tiêu hóa cừu sinh mùa thu thấp hơn, nhưng khối lượng gan,

thận, ruột non...cao hơn ( Ugur Sen và cs., 2013).

Cừu sinh vào các mùa khác nhau khuynh hướng có khối lượng sơ sinh khác

nhau (Susic và cs., 2005). Theo (Yılmaz và cs., 2007) cho rằng cừu sinh vào mùa

đông có khối lượng lúc sơ sinh và cai sữa cao hơn so với cừu sinh vào mùa thu và

mùa hè. (Susic và cs., 2005) lại báo cáo rằng cừu sinh vào mùa xuân có khối lượng

lúc sơ sinh và cai sữa cao hơn cừu sinh vào mùa thu hoặc đông.

Khối lượng 90 ngày tuổi của cừu con/cừu cái và khối lượng 90 ngày tuổi của

cừu con/cừu cái/năm bị ảnh hưởng đáng kể của năm đẻ, lứa đẻ (p < 0.01)

(Gbangboche và cs., 2006).

Sự khác biệt về môi trường dẫn đến các thay đổi về thời tiết, đặc biệt là lượng

mưa đã ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng cỏ do đó ảnh hưởng đến

sinh trưởng, số lượng và chất lượng thịt cừu (Unal và cs., 2006). Rất nhiều nhà

nghiên cứu đồng ý rằng có nhiều các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng

của cừu (Kuran và cs., 1999; Cam và cs., 2002; Cam và Kuran, 2004a, 2004b; Ocak

và cs., 2006). Điều kiện nuôi dưỡng có thể đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của bào

thai, kết quả là các ảnh hưởng này đã làm thay đổi sinh trưởng của cừu con sau khi

11



sinh (Munoz và cs., 2009). Sự khác biệt của môi trường ở các mùa chửa khác nhau

vì thế có thể đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của bào thai lúc chửa ở các mùa vụ khác

nhau.

2.3. Khả năng sinh sản ở cừu và các yếu tố ảnh hưởng

Khả năng sinh sản là một trong những tính trạng quan trọng trong chăn nuôi

cừu, số cừu con/lần đẻ hay số cừu con/năm/cừu cái là một chỉ số tốt và theo

Petrović, (2000) đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó chính là hiệu quả sinh học của

cừu. Số lượng thịt, sữa và len sản xuất ra/năm do khả năng sinh sản qui định (Notter

và cs., 2000).

Cũng giống như khả năng sinh trưởng, những nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản

trước hết là di truyền và ngoại cảnh bao gồm khí hậu, thời tiết, mùa vụ sinh sản,

thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc, quản lý, trong đó dinh dưỡng, thức ăn và chăm

sóc giữ vai trò quan trọng nhất, còn quản lý là yếu tố không thể thiếu.



12



2.3.1. Di truyền và khả năng sinh sản ở cừu

Tính trạng sinh sản ở cừu có hệ số di truyền thấp, biểu hiện kiểu hình rời rạc

nên khó áp dụng các biện pháp chọn lọc. Hệ số di truyền (h2) cho số con trên lứa

thấp 0,17; 0,11 và 0,06 (Abegaz và cs., 2002) còn hệ số di truyền (h 2) của tuổi dậy

thì cũng rất thấp và giao động 0,1 đến 0,26 (Petrović, 2000). Thành công trong chọn

lọc về sinh sản ở cừu liên quan đến khả năng sinh sản và phụ thuộc rất nhiều vào đa

dạng di truyền của các thành phần sinh sản (Petroviće và cs., 1997, 2001, 2002,

2007).

Tuy vậy, áp dụng chọn lọc theo giá trị giống ước tính (Estimated breeding

value-EBV) về số con sinh ra/mùa ở cừu cũng đã được tác giả (Al-Shorepy và

Notter, 1997) thực hiện và đã cho ra những kết quả bước đầu. Kết quả này cho thấy

tăng số cừu sinh ra/lứa đẻ có thể được cải thiện bằng chọn lọc.

Gần đây, bằng công nghệ sinh học phân tử, một số nhóm nghiên cứu (Mulsant

và cs., 2001; Souza và cs., 2001; Wilson và cs., 1986) đồng thời phát hiện ra rằng sự

di truyền về khả năng sinh sản cao quan sát thấy ở cừu Booroola Merinos là kết quả

của một đột biến ở gen 1B receptor (BMPR- 1B). Một đột biến khác ở gen BMP15

hay gen (DF9B) chịu trách nhiệm cho khả năng sinh sản cao ở cừu Inverdale cũng

đã được Galloway và cs., 2000 phát hiện. Tiếp sau các nghiên cứu trên, gen chính

chịu trách nhiệm về khả năng sinh sản cao ở cừu được phát hiện ở nhiều địa điểm

và trên các giống cừu khác (Davis và cs., 2001).

Bảng 2.3: Hai gen chính qui định khả năng sinh sản cao ở cừu (Davis, 2004)

Gen



Địa điểm



Allele



Nhiễm sắc thể



Giống cừu



BMPR-1B



Booroola



FecBB



6



Merino



BMP15

BMP15

BMP15

BMP15



Inverdale

Hanna

Belclare

Galway



FecXI

FecXH

FecXB

FecXG



X

X

X

X



Romney

Romney

Belclare

Belclare và



X

11



Cambridge

Coopworth

Lacaune



Woodlands

Lacaune



FecX2W

FecLL



13



Các kết quả này đã mở ra một hướng đi mới trong chọn lọc về khả năng sinh

sản ở cừu, đó là chọn lọc với trợ giúp của các marker (Marker assisted selection).

Có thể nói một chương mới trong dự đoán và kiểm soát khả năng sinh sản của cừu

đã bắt đầu.

Dù chọn lọc về khả năng sinh sản là khá khó khăn, ảnh hưởng của di truyền từ

những con đực là khá rõ. Theo Štolc và cs. (2011) cừu đực đã có ảnh hưởng đến số

con cai sữa, khối lượng sơ sinh (P< 0,05 và 0,001). Riêng số con sơ sinh không bị

ảnh hưởng của con đực. Cũng theo Štolc và cs. (2011) sai khác về số con cai sữa do

ảnh hưởng của con đực là 14,2%.

Để khắc phục việc hệ số di truyền về khả năng sinh sản thấp ở cừu, lai giữa

các giống cũng là một giải pháp khả thi. Theo (Devendra, 1975) cho cừu địa

phương Malaysia lai với cừu Dorset Horn đã làm tăng số con lên 1,5 con/lứa và

khối lượng sơ sinh lên đến 2,1-2,3 kg/con. Tuy nhiên, do khả năng chịu nhiệt kém

và thích ứng kém của cừu Dorset nên con lai không phát triển được (Devendra,

1975). Theo (Natasasmita, 1968) đã cho thấy thời gian mang thai là 147,5 và 149,9

ngày ở cừu Priangan, 150,3 ngày ở cừu đuôi béo và 149,0 ngày ở con lai của chúng.

Sự khác biệt về sinh sản tồn tại giữa các giống và kiểu gen ở cừu. Theo

(Petrovic và cs., 2012) cừu Romanov thường có tỷ lệ đẻ rất cao so với cừu

Pramenka (250% so với 110%). Còn theo (Djajanega và Rangkuti, 1989) khoảng

cách lứa đẻ của cừu Java Garut mỏng đuôi, cừu Bogor và cừu đuôi béo tương ứng là

198 và 199 ngày và 250 ngày. Tuổi đẻ đầu tiên của cừu Java Garut mỏng đuôi, cừu

Bogor và cừu đuôi béo tương ứng là khoảng 12 tháng, 11 tháng và 14 tháng

(Djajanega và Rangkuti, 1989). Theo (Turner, 1977) cừu cái Merino Úc, ở Booroola

đã cho 2,1 cừu con sinh ra/năm và ở Peppin đã cho 1,36 cừu con sinh ra/năm. Trong

khi đó cừu cái Landraceewe Phần Lan sinh sản rất tốt ở Anh, đã sinh 2,0; 3,0 và 3,3

cừu con sinh ra/năm lúc một, hai và ba tuổi (Donald và Read, 1976).

2.3.2. Dinh dưỡng và khả năng sinh sản ở cừu

Dinh dưỡng của cừu cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng

đến khả năng sinh sản của cừu. Mặc dù còn nhiều tranh cãi làm thế nào để chuẩn bị

14



cừu tốt nhất trước khi phối giống, kỹ thuật Flushing - bổ xung chất dinh dưỡng cho

cừu cái trước khi phối giống đã làm tăng đáng kể tỷ lệ rụng trứng (Branca và cs.,

2000). Theo (Lassoued và cs., 2004) cho thấy có tương tác quan trọng giữa kiểu gen

và mức độ dinh dưỡng. Trong ý nghĩa này, ở cừu rất sung mãn như giống D'Man,

mức độ cao hơn dinh dưỡng trước và trong khi giao phối có liên quan đến cải thiện

hiệu suất sinh sản, nhưng những giống năng suất thấp như Queue Fine de l'Ouest,

khẩu phần ăn không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ rụng trứng cũng như tỷ lệ đẻ

(Branca và cs., 2000; Lassoued và cs., 2004).

Các ảnh hưởng có lợi về dinh dưỡng đối với khả năng sinh sản ở cừu đã được

biết rõ (Forcada và Abecia, 2006). Trong đó, dinh dưỡng là một trong những yếu tố

chính ảnh hưởng đến tỷ lệ rụng trứng. Thông thường, cừu được chăn thả một nửa

năm, trong mùa đông và khi đẻ chúng được nhốt tại chuồng hoặc chăn thả cộng với

thức ăn bổ xung. Điều quan trọng là cừu phải nhận được dinh dưỡng đầy đủ để

tránh giảm điểm thể trạng hoặc có vấn đề khi sinh, dinh dưỡng kém là nguyên nhân

gây động dục không đều đặn ở cừu cái, giảm rụng trứng, con sinh ra yếu, ngộ độc

khi chửa và giảm tỷ lệ sinh đôi; ở cừu đực dinh dưỡng kém làm giảm số lượng và

chất lượng tinh (Petrovic và cs., 2012).

Theo (Abadjieva và cs., 2011) cho biết khả năng sinh sản được xác định bởi

một hiệu ứng đa nội tiết tố, bao gồm không chỉ quan hệ tình dục và gonadotropin

hocmon mà cả các hocmon giúp trao đổi chất mạnh hơn cũng rất quan trọng. Một

chức năng bị khiếm khuyết trong bất kỳ thành phần phức tạp của hiệu ứng đa nội

tiết tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản. Tác giả còn nhận thấy sinh sản có sự

phụ thuộc chặt chẽ vào các nguồn năng lượng và trạng thái trao đổi chất.

Lượng thức ăn dành cho cừu ăn ngay trước khi thụ tinh cũng có tầm quan

trọng đáng kể. Thí nghiệm đã chỉ ra rằng, nếu ở giai đoạn đó, cho cừu ăn mức ăn

đầy đủ lượng dinh dưỡng cừu có thể rụng nhiều trứng hơn so với bình thường

(Abadjieva và cs., 2011). Kết quả là tỷ lệ phần trăm cừu đẻ cao hơn do tăng số

lượng các cặp sinh đôi. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ rụng trứng sẽ rõ hơn

khi các biện pháp dinh dưỡng được tiến hành trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thời

15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

×