1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Tiến sĩ >

CHƯƠNG 6 KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỪU LAI (DORPER X PHAN RANG) NUÔI TẠI NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 172 trang )


hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn sau cai sữa và cho tỷ lệ thịt xẻ cao giống như

giống cừu Suffolk (Snowder và Duckett, 2003).

Sử dụng cừu Dorper chuyên thịt có năng suất cao cho lai tạo với giống cừu

Phan Rang trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận để tạo cừu lai hướng thịt là một đòi hỏi cấp

bách nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng thịt và mang lại hiệu quả kinh

tế cao hơn cho người chăn nuôi cừu. Xuất phát từ đòi hỏi trên chúng tôi tiến hành

đề tài: “ Khả năng sinh trưởng và phát triển của cừu lai (Dorper x Phan Rang)

nuôi tại Ninh Thuận ” nhằm đánh giá kết quả của giải pháp nâng cao khả năng sản

xuất (trong đó quan trọng là năng suất thịt) của cừu bằng việc sử dụng cừu Dorper

lai với cừu Phan Rang.

6.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Vật liệu nghiên cứu

Nghiên cứu đã tiến hành trên tổng số 63 cừu cái Phan Rang sinh sản, 4 cừu

đực giống Dorper và 130; 110; 86; 64 và 42 cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang). Cừu

đực Dorper và cừu cái sinh sản Phan Rang được sử dụng để tạo con lai. Cừu lai F1

(Dorper x Phan Rang) được sử dụng cho đánh giá khả năng sinh trưởng qua các

mốc tuổi sơ sinh; 3; 6; 9 và 12 tháng, khả năng sinh sản và khả năng sản xuất thịt.

6.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2012

Địa điểm: Trạm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Chăn nuôi

Ninh Thuận

6.2.3. Chăm sóc quản lý nuôi dưỡng đàn cừu nghiên cứu

- Cừu được quản lý cá thể theo các thông tin: ngày, tháng, năm sinh, giới

tính, con bố, con mẹ của cừu.

- Ở Ninh Thuận, cừu chủ yếu được nuôi chăn thả 6-7 giờ/ngày và được bổ

sung cho ăn thức ăn tại chuồng gồm: 0,2 kg cám C40/ngày và 0,7-1,2 kg cỏ/ngày.

- Trong trường hợp mưa gió cừu được nuôi nhốt hoàn hoàn tại chuồng, chế

độ chăm sóc nuôi dưỡng áp dụng cho cơ sở chăn nuôi như sau:



103



- Thức ăn thô xanh: 6 kg thức ăn thô xanh được chia thành 3 bữa: sáng từ

7:00 đến 8:00, trưa từ 10:00 đến 11:00 và chiều từ 15:00 đến 17:30.

- Thức ăn tinh hỗn hợp: 0,25 kg/ngày/ được chia đều hai lần và cho ăn cùng

thức ăn thô xanh

- Tảng đá liếm treo trên thành chuồng cho cừu liếm tự do.

- Nước uống được cung cấp tự do hàng ngày.

Công tác thú y: (i) cừu nuôi ở trại Ninh Thuận được tẩy giun sán định kỳ 4

tháng/lần; (ii) Đàn cừu nuôi tại trại được định kỳ tiêm phòng một số loại vaccin: lở

mồm long móng, viêm ruột hoại tử, tụ huyết trùng…

 Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo

 Mùa khô kéo dài 9 tháng (từ tháng 12 đến tháng 8) thời gian này vẫn có mưa,

nhưng lượng mưa trung bình thấp từ 15-20% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi rất

cao từ 80-85% tổng lượng bốc hơi cả năm. Bức xạ mặt trời cao làm tăng quá trình

bốc hơi nước làm cho đất đai khô hạn và cây trồng thiếu nước. Nhiệt độ trung bình

từ 28-360C

Mùa mưa kéo dài 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11), mưa lớn và tập trung từ

80-85% lượng mưa trong cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp

hơn mùa khô, nhiệt độ trung bình từ 21-25 0C. Đây là vùng có lượng mưa thấp nhất

trong cả nước.

6.2.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng

Khối lượng sơ sinh được xác định bằng cân đồng hồ 10 kg hãng Nhơn Hòa có độ

sai số tối đa: ± 50g; tối thiểu : ± 20g.

Khối lượng 3, 6, 9, 12 tháng tuổi được xác định bằng cách cân cừu vào buổi

sáng trước khi ăn bằng cân đồng hồ 120kg hãng Nhơn Hòa với Sai số tối đa: ±300g;

tối thiểu : ± 100g.

- Tăng khối lượng tuyệt đối được xác định bằng công thức

P2 - P1

A(gam/ngày) = __________________

T2 - T1

Trong đó: P2 Khối lượng cân tại thời điểm T2 (kg)

104



P1 Khối lượng cân tại thời điểm T1 (kg)

T1 ; T2 thời gian nuôi dưỡng tương ứng với P1,P2

-



Tăng trưởng tương đối xác định bằng công thức

P2 - P1

R% = ________________ X 100

(P2 + P1)/2



Trong đó:



R%: Tốc độ tăng trưởng (%)

P1: Khối lượng cân tại thời điểm T1 (kg)

P2: Khối lượng cân tại thời điểm T2 (kg)



6.2.5. Một số chỉ tiêu sinh sản

- Tuổi động dục lần đầu

- Tuổi phối giống lần đầu

- Tuổi đẻ lứa đầu

- Số con sơ sinh

- Khối lượng sơ sinh (kg),

- Số con cai sữa

- Tỷ lệ cai sữa (%)

- Khối lượng cai sữa

- Số lứa đẻ/năm

- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)

- Thời gian động dục trở lại (ngày)

6.2.6. Phương pháp mổ khảo sát

Mổ khảo sát được thực hiện và đánh giá bằng phương pháp mổ khảo sát gia

súc. Số lượng mổ khảo sát 5 con đực lai F1 (Dorper x Phan Rang) và 5 cừu Phan

Rang 9 tháng tuổi.

Cho cừu nhịn đói trước khi mổ, cân khối lượng cừu (khối lượng sống). Sau đó

treo ngược cừu cắt lấy tiết, làm lông, cắt đầu và bỏ bốn chân, mổ bụng và bỏ hết

phủ tạng ra khỏi cơ thể. Chia đôi thân thịt xẻ, lọc thịt xẻ và xương ở nửa thân thịt xẻ

rồi nhân đôi.



105



Giết mổ: Cắt tiết, vặt lông xong, cắt các bộ phận đầu, da, chân trước và chân

sau, tinh hoàn (con đực), cơ quan nội tạng tách ra khỏi cơ thể (tim, phổi, lách, thận),

dạ dày và ruột làm sạch bỏ thức ăn còn sót lại, cân bằng cân đồng hồ, ghi lại số liệu

của từng cá thể. Thân thịt được xẻ chia làm đôi cân khối lượng để tính tỷ lệ thịt xẻ

một bên sau đó nhân đôi tính cho nguyên con. Sau đó tách mỡ các bộ phận, thịt tinh

phần mông, cơ thăn nội ngoại và cơ bán nguyệt...

6.2.7. Phương pháp đánh giá chất lượng thịt

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = (khối lượng thịt xẻ/khối lượng sống) x 100

Tỷ lệ thịt tinh (%) = (khối lượng thịt tinh/khối lượng sống) x 100

Tỷ lệ xương (%) = (khối lượng xương/khối lượng sống) x 100

Tỷ lệ chân (%) = (khối lượng chân/khối lượng sống) x 100

Tỷ lệ phủ tạng (%) = (khối lượng phủ tạng/khối lượng sống) x 100

Tỷ lệ đầu (%) = (khối lượng đầu/khối lượng sống) x 100

Đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng thịt gồm giá trị pH, màu sắc, độ dai, tỷ lệ

mất nước bảo quản và mất nước chế biến. Mẫu thịt được lấy ở cơ thăn (M.

longissimus) và cơ bán nguyệt (M. Semimembranosus) để đánh giá các chỉ tiêu chất

lượng thịt lúc 3h giờ sau giết thịt. Sau đó mẫu được lọc sạch, cắt thành các miếng có

độ dày 2,5-3,0cm và được bảo quản ở nhiệt độ 4°C để xác định các chỉ tiêu chất

lượng thịt tại thời điểm 24 giờ sau giết thịt.

Giá trị pH của cơ thăn và cơ bán nguyệt được đo bằng máy đo pH Star

(CHLB Đức) với 5 lần do lặp lại đối với một mẫu tại thời điểm 3h (pH3) và 24h

(pH24) sau giết thịt.

Màu sắc thịt được đo trên cơ bán nguyệt chỉ vào lúc 24 giờ sau giết thịt bằng

máy đo màu sắc Minolta CR-410 (Nhật Bản) với 5 lần lặp lại để xác định các giá trị

màu sắc dựa trên mức độ phản quang của ánh sáng phát ra từ nguồn sáng của đèn.

Các giá trị màu sắc được đánh giá gồm:

-



L* (lightness) dao động từ 0 đến 100; L* = 0 tương ứng với màu đen (không có

phản xạ), L* = 100 tương ứng với màu trắng (phản xạ 100%).



106



-



a* (redness); nếu a* > 0 thịt có màu đỏ (red), nếu a* < 0 thịt có màu xanh lá cây

(green).



-



b* (yellowness); nếu b* > 0 thịt có màu vàng (yellow), nếu b* < 0 thịt có màu

xanh da trời (blue).

Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác định trên cả mẫu cơ thăn và cơ bán



nguyệt tại phòng thí nghiệm tại thời điểm 24 giờ theo công thức sau:

Tỷ lệ mất nước bảo quản = 100× (Khối lượng mẫu trước bảo quản - Khối

lượng mẫu sau bảo quản)/Khối lượng mẫu trước bảo quản.

Tỷ lệ mất nước chế biến (%) được xác định trên cả mẫu cơ thăn và cơ bán

nguyệt trước và sau chế biến tại thời điểm 24 giờ sau giết thịt theo công thức sau:

Tỷ lệ mất nước chế biến = 100× (Khối lượng mẫu trước chế biến - Khối lượng mẫu

sau chế biến)/Khối lượng mẫu trước chế biến). Khối lượng mẫu sau chế biến được

xác định là khối lượng cân lại mẫu sau khi hấp cách thuỷ bằng máy Waterbath

Memmert ở nhiệt độ 75°C trong thời gian 60 phút.

Độ dai của thịt (tính bằng Newton), được xác định bằng lực cắt tối đa đối với

cơ thăn và cơ bán nguyệt sau khi hấp cách thuỷ. Mẫu cơ sau khi hấp cách thuỷ được

làm nguội và dùng ống thép có đường kính 1,25cm để khoan 5-10 thỏi. Lực cắt

được xác định trên các thỏi thịt bằng máy Warner Bratzler 2000D (Mỹ) với 5 lần

lặp lại.

Thịt có độ dai < 60 N được coi là thịt mềm

Từ 60 - 90 N thịt dai trung bình

Thịt > 90 N được coi là thịt dai

6.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thô được tính toán sơ bộ bằng phần mềm Excel, sau đó được tiến hành

xử lý theo phương pháp thống kê mô tả (Basic statistics) và so sánh các chỉ tiêu của

hai vùng bằng phép thử so sánh 2 số trung bình mẫu (2-sample test), của phần mềm

bằng phần mềm Minitab 16.0 (2010).



107



6.4. Kết quả

6.4.1. Khả năng sinh trưởng của cừu lai (Dorper x Phan rang) qua các tháng tuổi

Bảng 6.1: Khối lượng của cừu lai (Dorper x Phan Rang) qua các tháng tuổi

Giới

Tính

Cừu

đực



Giai đoạn tuổi



Giá trị

Sơ sinh

Mean ± SE



Cừu

Cái



Số con

Mean ± SE



Chung



Số con

Mean

SE

P



6 tháng



9 tháng



12 tháng



61



Số con



3 tháng

54



42



27



16



3,30a ± 0,04

69

2,83b ± 0,03



16,88a ± 0,23 24,95a ± 0,27 30,93a ± 0,39 34,48a ± 0,43

56



44



37



26



14,98b ± 0,25 21,45b ± 0,29 26,29b ± 0,29 30,28b ± 0,33



130

±



110



86



64



42



3,05 ± 0,03



15,92 ± 0,19



23,16 ± 0,27



28,25 ± 0,37



31,88 ± 0,41



0.000



0.000



0.000



0.000



0.000



Ghi chú: a, b, Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác (P<0,05)



Khối lượng là một đặc trưng của quá trình sinh trưởng, khối lượng của cừu

lai hướng thịt được theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Kết quả về khả năng sinh

trưởng của cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) qua các tháng tuổi được trình bày ở

bảng 6.1. Khối lượng sơ sinh đạt được con đực 3,3 kg; con cái 2,83 kg. khối lượng

trung bình của cả đực cái đạt 3,05 kg, khối lượng sơ sinh con đực cao hơn con cái

sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Khối lượng cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) lúc 3 tháng tuổi con đực đạt

16,88 kg, con cái là 14,98 kg, tính trung bình đạt 15,92 kg. Con đực luôn có khối

lượng lớn hơn con cái sai khác có ý nghĩa (p<0,05).

Khối lượng cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) lúc 6 tháng tuổi con đực đạt

24,95 kg, con cái là 21,45 kg, tính trung bình đạt 23,16 kg. Con đực luôn có khối

lượng lớn hơn con cái sai khác có ý nghĩa (p<0,05).

Khối lượng cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) lúc 9 tháng tuổi con đực đạt

30,93 kg, con cái là 26,29 kg, tính trung bình đạt 28,25 kg. Con đực luôn có khối

lượng lớn hơn con cái sai khác có ý nghĩa (p<0,05).

Sinh trưởng phát triển của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) đều tuân theo

qui luật sinh trưởng phát triển gia súc cừu đực luôn có khối lượng lớn hơn cừu cái.

108



Khối lượng cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) lúc 12 tháng tuổi con đực đạt

34,48 kg, con cái là 30,28 kg, tính trung bình đạt 31,88 kg. Con đực luôn có khối

lượng lớn hơn con cái sai khác có ý nghĩa (p<0,05).



Đồ thị 6.1. So sánh đường sinh trưởng của cừu Phan Rang và cừu F1(DorperxPR)



Qua đồ thị 6.1 cho thấy cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) có đường sinh

trưởng tăng dần cao hơn đường sinh trưởng cừu Phan Rang, đến giai đoạn sinh

trưởng 9-12 tháng tuổi cừu Phan Rang có xu hướng thấp dần so với cừu lai F1.

6.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)

Bảng 6.2a: Sinh trưởng tuyệt đối của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)

(g/con/ngày)

Giới tính



Giá trị



Cừu đực



Số con



Sơsinh-3 tháng



Giai đoạn tuổi

3-6 tháng

6-9 tháng



54



42



a



a



Mean ± SE



151,1 ± 2,75



84,95 ± 4,41



Số con



56



44



b



b



Cừu cái



9-12 tháng



27



16



67,24 ± 5,17



40,83 ± 6,06



37



80



Mean ± SE



135,0 ± 2,70



71,26 ± 4,31



54,89 ± 4,42



48,50 ± 4,76



Số con



110



86



64



42



Mean ± SE



135,0b ± 2,70



71,26b ± 4,31



54,89 ± 4,42



48,50 ± 4,76



0,000



0,029



0,774



0,326



Chung

P



Ghi chú: a, b, Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác (P<0,05)



Cường độ sinh trưởng tuyệt đối của cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) giai

đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi là cao nhất trung bình (đực) là 151,1 và (cái) 135,0

109



gam/con/ngày. Sau đó tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối giảm dần theo tháng tuổi lúc

12 tháng tuổi chỉ còn trung bình: (đực) 40,83, (cái) 48,50 gam/con/ngày. Qua bảng

6.2a cho thấy cừu đực có tốc độ sinh trưởng hàng ngày từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi

cao hơn cừu cái.

Kết quả bảng 6.2a, cho thấy cường độ sinh trưởng tuyệt đối của cừu lai

F1(Dorper x Phan Rang (đực, cái) giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi là cao nhất,

sau đó có xu hướng giảm dần, con cái có xu hướng giảm nhanh hơn hay tăng khối

lượng trung bình hàng ngày ở con cái thấp hơn con đực ở giai đoạn từ sơ sinh đến 9

tháng tuổi.

Bảng 6.2b: Sinh trưởng tương đối của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) (%)

Giai đoạn tuổi

Sơ sinh-3 tháng

3-6 tháng



Giới tính



Giá trị



Cừu đực



Số con



54



Mean ± SE



6- 9 tháng



9-12 tháng



42



27



16



80,33 ± 0,40



30,29 ± 1,48



19,36 ± 1,54



10,54 ± 1,66



Số con



56



44



37



26



Mean ± SE



80,81 ± 0,39



29,38 ± 1,45



18,42 ± 1,32



14,22 ± 1,30



Số con



110



86



64



42



Mean ± SE



80,57 ± 0,28



29,82 ± 1,03



18,82 ± 1,01



12,82 ± 1,05



0,400



0,664



0,648



0,089



Cừu cái

Chung

P



Kết quả bảng 6.2b cho thấy, tăng trưởng tương đối của cừu tuân theo quy

luật giảm dần theo tháng tuổi. Cường độ sinh trưởng tương đối đều tăng mạnh nhất

cả ở cừu cái và cừu đực ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng, sau đó dần dần giảm xuống

theo các giai đoạn tháng tuổi về sau, chúng tôi thấy rằng kết quả là con đực có

cường độ tăng trưởng tương đương với con cái cho cừu lai F1 (Dorper x Phan

Rang). Tuy nhiên đối với cừu đực ở giai đoạn 3-6; 6-9 tháng tuổi tăng 30,29; 19,36

(%) cao hơn 29,38;18,42(%) nhưng ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi con cái tăng cao

hơn 14,22% so con đực 10,54%, tất cả giai đoạn lại không có sự khác nhau. Điều

này được lý giải quản lý của trại nuôi dưỡng đối tượng cừu lai đực cái là tương tự

nhau, vì vậy đã ảnh hưởng đến cường độ sinh trưởng của cừu đực, chưa đảm bảo



110



làm tăng tốc độ tăng trưởng tương đối trong nghiên cứu này. Cho nên cần thu gom

cừu đực để vỗ béo trước khi giết mổ.



111



6.4.3. Khả năng sinh sản của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) nuôi tại Ninh

Thuận

Kết quả về sinh sản của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) được trình bày

bảng 6.3. Trong số 11 chỉ tiêu sinh sản được phân tích, Các chỉ tiêu được thể hiện

bao gồm: Số con sơ sinh, khối lượng sơ sinh, khoảng cách lứa đẻ, thời gian động

dục trở lại, số lứa/năm, khối lượng lượng cai sữa, số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa,

thời gian động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu.

Bảng 6.3: Khả năng sinh sản của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) và cừu

Phan Rang

Chỉ tiêu



Số con sơ sinh (con)

Khối lượng sơ sinh (kg)

Số con cai sữa/lứa (con)

Tỷ lệ cai sữa (%)

Khối lượng cai sữa (kg)

Tuổi động dục lần đầu

Tuổi phối giống lần đầu

Tuổi đẻ lứa đầu

Thời gian động dục trở lại (ngày)

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)

Số lứa/năm



(n)



131

103

91

91

91

72

72

72

72

72

72



F1(Do x Pr)

(Mean ± SE)

1,27a ± 0,04

3,11a ± 0,04

1,19a ± 0,04

83,50a ± 3,34

15,82a ± 0,25

238,82a ± 3,66

282,52a ± 2,78

468,80a ± 7,38

114,82a ± 2,72

268,82a ± 2,78

1,40a ± 0,04



(n)



Phan Rang

Ninh Thuận

(Mean ± SE)



100

96

98

96

96

48

48

48

48

48

48



1,22a ± 0,03

2,35b ± 0,02

1,04b ± 0,029

83,8a ± 1,44

12,66b ± 0,11

226,6b ± 4,45

271,8b ± 5,92

451,30b ± 8,88

101,5b ± 0,78

264,8b ± 1,53

1,40a ± 0,01



Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)



Khối lượng sơ sinh cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) đạt 3.11kg cao hơn cừu

Phan Rang 2.35kg sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Số con cai sữa cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) đạt 1,19 con tuy rằng có cao

hơn cừu Phan Rang (1,04). Khối lượng cai sữa cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)

15,82 kg cao hơn đáng kể cừu Phan Rang 12,66kg (p<0.05). Tuy nhiên tỷ lệ cai sữa

hay tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) đạt 83,5%

tương đương với cừu Phan Rang 83,8%, có thể do cùng điều kiện chăm sóc quản lý

không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.

Cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) có thời gian động dục lại sau khi đẻ ghi lại là

114,82 ngày, khoảng cách lứa đẻ 268,82 ngày đều dài hơn cừu Phan Rang tương

112



ứng: 101,5 và 264,8 ngày. Các chỉ tiêu thời gian động dục lần đầu, thời gian phối

giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu lần lượt: 238,82; 282,52 và 468,8 ngày đều dài

ngày hơn cừu Phan Rang tương ứng 226,6; 271,8; 451,3 ngày.

Nhìn chung cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) có số con sơ sinh/lứa, khối lượng

sơ sinh và khối lượng cai sữa đều cao hơn so với cừu Phan Rang, tuy nhiên tỷ lệ

nuôi sống đến cai sữa thì lại tương tự như cừu Phan Rang. Còn lại các chỉ tiêu sinh

sản: Thời gian động dục lại sau khi đẻ, tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần

đầu, tuổi đẻ lứa đầu đều có thời gian dài hơn so với cừu Phan Rang.

6.4.4. Kết quả khả năng cho thịt của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)

6.4.4.1. Thành phần thân thịt của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)

Qua kết quả bảng 6.7 cho ta thấy khối lượng đưa vào giết mổ lúc 9 tháng tuổi

có sự khác nhau giữa cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) 30,47kg so với cừu Phan

Rang cùng tháng tuổi 26,4kg (p<0.05). Tỷ lệ thịt xẻ cừu lai F1 45,28% cao hơn cừu

Phan Rang 42,72% có sự chênh lệch nhau rõ rệt (p<0.05). Chính vì vậy tỷ lệ thịt

tinh ở cừu lai F1 đạt 34.47 % cao hơn cừu Phan Rang 31.33% và tỷ lệ da lông cho

thấy cừu Phan Rang 9.77% có tỷ lệ lại cao hơn cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang)

7,34%. Nhìn chung các tỷ lệ còn lại như: đầu, chân, xương và máu cừu không có sự

khác biệt về các chỉ số này.

Bảng 6.4: Kết quả mổ khảo sát cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) và cừu

Phan Rang

Chỉ tiêu theo dõi



Cừu lai F1 (DoxPr)

(n = 5 con)

(Mean ± SE)



Cừu Phan rang

(n = 5 con)

(Mean ± SE)



P



Khối lượng trung bình (kg)

Thịt xẻ (%)

Thịt tinh (%)

Đầu (%)

Chân (%)

Da lông (%)

Phủ tạng (%)

Xương (%)

Máu (%)



30,47a ± 0,51

45,28a ± 0,61

34,47a ± 0,31

6,84a ± 0,11

3,41a ± 0,07

7,34b ± 0,13

32,22b ± 0,90

11,52a ± 0,24

4,20a ± 0,16



26,40b ± 0,50

42,72b ± 0,62

31,33b ± 0,78

6,72a ± 0,06

3,22a ± 0,03

9,77a ± 0,32

33,31a ± 0,57

11,43a ± 0,29

4,20a ± 0,12



0,000

0,002

0,000

0,349

0,134

0,000

0,006

0,482

0,967



113



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

×