1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Tiến sĩ >

CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỪU PHAN RANG NUÔI TẠI BA VÌ VÀ NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 172 trang )


3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Vật liệu nghiên cứu

Tổng số 320; 301; 276; 252; 226 cừu nuôi tại trại Trung tâm Nghiên cứu Dê

và Thỏ Sơn Tây, Ba Vì và 258; 216; 201; 176; 153 cừu nuôi tại Trạm Nghiên cứu và

Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Chăn nuôi Ninh Thuận được tiến hành nghiên cứu

lần lượt từ sơ sinh; 3; 6; 9 và 12 tháng tuổi

Thời gian

Từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2012

Địa điểm

Nghiên cứu được tiến hành tại Ba Vì và Ninh Thuận là nơi có đặc điểm khí

hậu khác nhau rõ rệt được tóm tắt như sau:

- Vùng Ba Vì

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C, thấp nhất ở

tháng 1 (15,80C); lượng mưa biến động từ 15,0 - 64,4 mm, tháng 12 mưa ít nhất chỉ

đạt 15mm. Độ ẩm không khí biến động rất lớn, khi thời tiết khô hanh độ ẩm đạt 3555% nhưng lúc mưa dầm, gió bấc độ ẩm khá cao từ 75 -92%.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 23 0C, tháng 6 và

tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6 0C. Tổng lượng mưa 1832,2 mm

(chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt >100 mm với

104 ngày mưa và tháng 8 mưa lớn nhất (339,6mm).

- Vùng Ninh Thuận

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo

+ Mùa khô kéo dài 9 tháng (từ tháng 12 đến tháng 8) thời gian này vẫn có mưa,

nhưng lượng mưa trung bình thấp từ 15-20% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi rất

cao từ 80-85% tổng lượng bốc hơi cả năm. Bức xạ mặt trời cao làm tăng quá trình



44



bốc hơi nước làm cho đất đai khô hạn và cây trồng thiếu nước. Nhiệt độ trung bình

từ 28-360C

+ Mùa mưa kéo dài 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11), mưa lớn và tập trung từ 8085% lượng mưa trong cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp hơn

mùa khô, nhiệt độ trung bình từ 21-250C. Đây là vùng có lượng mưa thấp nhất trong

cả nước.

Chăm sóc quản lý nuôi dưỡng đàn cừu nghiên cứu

- Cừu được quản lý cá thể theo dõi các thông tin: ngày, tháng, năm sinh,

giới tính, con bố, con mẹ của cừu.

* Ở Ninh Thuận:

- Cừu con giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi: sau 10 ngày cừu đi theo mẹ tự

do bú sữa, cho ăn thức ăn thô xanh 0,5kg và 0,05 cám hỗn hợp.

- Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: ngoài việc chăn thả theo đàn, tối về được

nhốt riêng theo nhóm tương đồng về lứa tuổi, được cho ăn từ 0,5kg cỏ và 0,1kg cám

hỗn hợp.

- Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: ngoài việc chăn thả theo đàn hàng ngày

được bổ sung tại chuồng 0,1kg cán hỗn hợp và 1 kg cỏ xanh.

- Cừu sinh sản chủ yếu được nuôi chăn thả 6-7 giờ/ngày và được bổ sung

cho ăn thức ăn tại chuồng gồm: 0,15 kg cám C40/ngày và 0,5-1 kg cỏ/ngày.

* Ở Ba Vì: Cừu con giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi: cừu con sau khi sinh được

được nhốt chung với mẹ sau 10 ngày tách ra nhốt riêng cùng nhóm tuổi và kiểm

soát cho bú theo giờ, ngày 4 lần thả cừu con với mẹ để bú sữa mỗi lần khoảng 1520 phút, hàng ngày bổ sung 0,5 kg cỏ và 0,05kg cám.

- Từ 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: chăn thả kết hợp cho ăn bổ sung tại

chuồng theo nhóm tương đồng về lứa tuổi, được cho ăn từ 1 -1,5kg cỏ và 0,1kg cám

hỗn hợp.



45



- Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: ngoài việc chăn thả kết hợp cho ăn tại

chuồng theo nhóm hàng ngày được bổ sung tại chuồng 0,1kg cán hỗn hợp và 2 kg

cỏ xanh ( cỏ sử dụng cho các giai đoạn nuôi là cỏ ghi nê hoặc cỏ voi)

- Cừu sinh sản được nuôi chăn thả 2-3 giờ/ngày nên kết hợp với bổ sung 22,5 kg cỏ ghinê hoặc cỏ voi/ngày và 0,15 kg/cám C40/ngày tại chuồng.

Trong trường hợp mưa gió cừu được nuôi nhốt hoàn hoàn tại chuồng, chế độ

chăm sóc nuôi dưỡng áp dụng cho cho hai cơ sở chăn nuôi (cho cừu hậu bị và cừu

sinh sản) như sau:

- Thức ăn thô xanh: 5 kg thức ăn thô xanh được chia thành 3 bữa: sáng từ

7:00 đến 8:00, trưa từ 10:00 đến 11:00 và chiều từ 15:00 đến 17:30.

- Thức ăn tinh hỗn hợp: 0,2 kg/ngày/ được chia đều hai lần và cho ăn cùng

thức ăn thô xanh.

Tảng đá liếm treo trên thành chuồng, nước uống được cung cấp tự do hàng

ngày. (áp dụng cho cả quá trình nuôi dưỡng).

Công tác thú y: cừu được tẩy giun sán định kỳ 4 tháng/lần (3 lần/năm) và

được định kỳ tiêm phòng một số loại vaccin: lở mồm long móng, viêm ruột hoại tử,

tụ huyết trùng…

Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng

- Các chỉ tiêu về (i) vòng ngực; (ii) dài thân chéo; (iii) cao vây và (iv) khối

lượng của cừu tại các thời điểm sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi được đo bằng thước

gậy, thước dây và cân đồng hồ để cân khối lượng.

Khối lượng sơ sinh được xác định bằng cân đồng hồ 10 kg hãng Nhơn Hòa có độ

sai số tối đa: ± 50g; tối thiểu : ± 20g.

Khối lượng tích lũy qua các tháng tuổi được xác định bằng cách cân cừu vào

buổi sáng trước khi ăn bằng cân đồng hồ 120kg hãng Nhơn Hòa với Sai số tối đa:

±300g; tối thiểu : ± 100g.



46



- Vòng ngực được đo bằng thước dây; dài thân chéo và cao vây được đo

bằng thước gậy.

- Tính các chỉ số thể hình:

+ CSDT (chỉ số dài thân)



= 100% * (DTC/CV)



+ CSTM (chỉ số tròn mình) = 100% * (VN/DTC)

+ CSKL (chỉ số khối lượng) = 100% * (VN/CV)

-



Tăng khối lượng tuyệt đối được xác định bằng công thức

P2 - P1

A(g/ngày) = __________________

T2 - T1

Trong đó:



P2 Khối lượng cân tại thời điểm T2 (kg)

P1 Khối lượng cân tại thời điểm T1 (kg)

T1 ; T2 thời gian nuôi dưỡng tương ứng với P1,P2



-



Tăng trưởng tương đối xác định bằng công thức

P2 - P1

R% = ________________ X 100

(P2 + P1)/2

Trong đó:



R%: Tốc độ tăng trưởng (%)

P1: Khối lượng cân tại thời điểm T1 (kg)

P2: Khối lượng cân tại thời điểm T2 (kg)



3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thô được tính toán sơ bộ bằng phần mềm Excel, sau đó được tiến hành

xử lý theo phương pháp thống kê mô tả (Basic statistics) và so sánh các chỉ tiêu của

hai vùng bằng phép thử so sánh 2 số trung bình mẫu (2-sample test), của phần mềm

bằng phần mềm Minitab 16.0 (2010).

3.3. Kết quả

3.3.1. Khối lượng và một số chiều đo từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi của cừu Phan

Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận



47



Kết quả về diễn biến các chỉ tiêu khối lượng, các chiều đo (vòng ngực, dài

thân chéo và cao vây) của cừu từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi được trình bày ở bảng

1.

Giai đoạn nuôi từ sơ sinh tháng đến 9 tháng tuổi khối lượng cừu nuôi ở Ba Vì

đều thấp hơn so với cừu nuôi ở Ninh Thuận nhưng không có sự khác nhau (p>0,05).

Chúng tôi cho rằng với phương thức nuôi khác nhau, kết hợp yếu tố về quản lý dinh

dưỡng phần nào đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cừu.

Bảng 3.1: Khối lượng, vòng ngực, dài thân chéo và cao vây từ sơ sinh đến 12

tháng tuổi của cừu Phan Rang tại Ba Vì và Ninh Thuận

Ninh Thuận

Mean ± SE



Chung

Mean ± SE



320



258



578



2,32 ± 0,016



2,41 ± 0,085



2,36 ± 0,039



301



216



517



Khối lượng (kg)



12,43 ± 0,083



12,65 ± 0,098



12,52 ± 0,063



0,080



58,77a ± 0,127



59,27b ± 0,149



58,98 ± 0,097



0,012



Dài thân chéo (cm)



Sơ sinh



Ba Vì

Mean ± SE



Vòng ngực (cm)



Tuổi



56,83 ± 0,137



57,18 ± 0,162



56,97 ± 0,105



0,101

0,008



Tính trạng

Số con (con)

Khối lượng (kg)

Số con (con)



3 tháng



a



b



P



0,212



Cao vây (cm)



276



201



477



Khối lượng (kg)



17,17 ± 0,767



17,29 ± 0,089



17,22 ± 0,058



0,323



62,17a ± 0,143



63,17b ± 0,168



62,59 ± 0,111



0,000



Dài thân chéo (cm)



60,19 ± 0,137



60,43 ± 0,160



60,29 ± 0,104



0,256



Cao vây (cm)



56,99 ± 0,141



57,36 ± 0,165



57,15 ± 0,107



0,089



Số con (con)



252



176



428



Khối lượng (kg)



22,10 ± 0,122



22,47 ± 0,146



22,25 ± 0.094



0,054



Vòng ngực (cm)



66,79a ± 0,153



68,13b ± 0,182



67,34 ± 0,121



0.000



Dài thân chéo (cm)



62,99 ± 0,117



63,16 ± 0,140



63,06 ± 0,090



0,335



Cao vây (cm)



59,55 ± 0,128



59,83 ± 0,153



59,66 ± 0,098



0,159



Số con (con)



226



153



379



Khối lượng (kg)



27,45 ± 0,193



27,17 ± 0,234



27,33 ± 0,149



0,361



Vòng ngực (cm)



72,02a ± 0,245



73,41b ± 0,298



72,58 ± 0,192



0,000



Dài thân chéo (cm)



12 tháng



53,89 ± 0,117



Vòng ngực (cm)



9 tháng



53,53 ± 0,179



Số con (con)

6 tháng



54,16 ± 0,152



66,43 ± 0,168



66,12 ± 0,204



66,31 ± 0,130



0,233



Cao vây (cm)

62,61a ± 0,150 63,24b ± 0,182

62,86 ± 0,117

0,008

a, b,

Ghi chú:

Giá trị trung bình trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì sai khác (P<0,05)



48



Kích thước vòng ngực là một chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan tới quá trình

sinh trưởng của gia súc, chiều đo này chịu ảnh hưởng của phẩm giống và chế độ

chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả theo dõi về chiều đo vòng ngực ở bảng 1 cho thấy,

chiều đo vòng ngực của cừu nuôi ở Ninh Thuận và nuôi ở Ba Vì, so sánh ở các thời

điểm 3;6;9 và 12 tháng có sự khác nhau (P<0,05) lần lượt: 59,27; 63,17; 68,13;

73,41 cm so với 58,77; 62,17; 66,79; 72,02 cm chiều đo vòng ngực qua các tháng

tuổi cừu nuôi ở Ninh Thuận có số đo vòng ngực dài hơn cừu nuôi ở Ba Vì. Tuy

nhiên, khối lượng qua các tháng tuổi lại không có sự khác nhau (P>0,05). Số đo cao

vây của cừu 3 tháng tuổi ở Ba Vì dài hơn so với cừu nuôi ở Ninh Thuận nhưng đến

12 tháng tuổi chỉ số chiều đo cao vây ở Ninh Thuận dài hơn ở Ba Vì.

3.3.2. Khối lượng cừu Phan Rang theo giới tính qua các tháng tuổi

Khối lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sản

xuất, chất lượng đàn giống, tình hình chăn nuôi, đồng thời đó là một trong những

chỉ tiêu để xác định phương án chăn nuôi có hiệu quả. Khối lượng là một đặc trưng

của quá trình sinh trưởng, kết quả về khối lượng của cừu Phan Rang được theo dõi

từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi theo giới tính được trình bày ở bảng 2.

Bảng 3.2: Khối lượng cừu Phan Rang theo giới tính qua các tháng tuổi (kg)

Giới

tính



Giá trị



Ba Vì

Cừu

đực



Vùng



Số con

Mean ± SE

Số con

Mean ± SE

Số con

Mean ± SE

P

Số con

Mean ± SE

Số con

Mean ± SE

Số con

Mean ± SE

P



Ninh

Thuận

Chung



Cừu

cái



Ba Vì

Ninh

Thuận

Chung



Sơ sinh



Giai đoạn tuổi

3 tháng

6 tháng



9 tháng



159

2,37 ± 0,023

120

2,39 ± 0,019

279

2,38 ± 0,016

0,489

161

2,26 ± 0,012

138

2,33 ± 0,159

299

2,34 ± 0,074

0,250



150

12,96 ± 0,118

105

13,10 ± 0,133

255

13,02 ± 0,089

0,426

151

11,90a ± 0,108

111

12,23b ± 0,122

262

12,04 ± 0,081

0,045



125

136

23,23 ± 0,142 29,76a ± 0,156

80

91

29,19b ± 0,177

23,52 ± 0,148

205

227

23,34 ± 0,104 29,53 ± 0,119

0,019

0,172

101

116

a

24,59 ± 0,144

20,79 ± 0,125

73

85

21,34b ± 0,187 24,96 ± 0,196

174

201

21,02 ± 0,109 24,74 ± 0,117

0,120

0,010



142

17,73 ± 0,111

101

17,98 ± 0,103

243

17,83 ± 0,078

0,126

134

16,57 ± 0,081

100

16,59 ± 0,105

234

16,58 ± 0,065

0,887



12 tháng



Ghi chú: a, b, Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác (P<0,05)



49



Cừu con lúc sinh ra và cừu cái mẹ sau khi đẻ trong vòng 12 giờ được cân

khối lượng. Cừu con cai sữa khoảng 90 ngày tuổi, trong khi đó cừu mẹ vừa nuôi

con và phối giống trở lại khi vẫn đang nuôi con. Kết quả bảng 2 cho thấy, khối

lượng trung bình giai đoạn từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi của cừu đực nuôi ở Ba Vì và

Ninh Thuận không có sự sai khác nhưng đến 12 tháng tuổi có sự khác nhau

(p<0,05) về khối lượng cừu nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận (29,76 kg so với 29,19 kg).

Ở thời điểm 3 tháng và 9 tháng tuổi cừu cái nuôi ở Ninh Thuận có khối

lượng cai sữa (12,23 kg) và (21,34 kg) lớn hơn cừu nuôi ở Ba Vì (11,90 kg) và

(20,79 kg) khác nhau có ý nghĩa (p<0,05). Điều này có thể là do ở vùng Ba Vì là

mùa thu nên lượng thức ăn giảm đi trong khi đó còn ở Ninh Thuận vẫn đang là mùa

mưa có lượng thức ăn thô xanh ngoài đồng dồi dào hơn do đó đã góp phần tác động

đến sinh trưởng của cừu ở giai đoạn này.

Sau giai đoạn cai sữa 3 tháng tuổi cừu Phan Rang con đực, con cái có sự

khác nhau về tăng khối lượng đến 12 tháng tuổi, con đực có khối lượng nặng hơn

con cái. Kết quả bảng 3.2 cho thấy con đực luôn duy trì khối lượng của chúng về ưu

thế từ lúc sinh ra trong suốt thời gian này và khoảng cách chênh lệch giữa khối

lượng cơ thể của con đực và con cái có xu hướng rõ rệt hơn ở các giai đoạn phát

triển về sau.

3.3.3. Tăng khối lượng tuyệt đối, tương đối của cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì và

Ninh Thuận

Sinh trưởng tuyệt đối là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với gia súc cho

thịt, phản ánh khả năng sinh trưởng của cừu. Thông qua chỉ tiêu tăng trọng tuyệt đối

có thể đánh giá khả năng sinh trưởng, hiệu quả của phương thức nuôi dưỡng cũng

như tiềm năng cho thịt của phẩm giống. Chúng tuân theo quy luật sinh trưởng theo

giai đoạn. Để đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho nuôi dưỡng cừu Phan

Rang, chúng tôi tiến hành theo dõi, phân tích tăng trọng hàng ngày của cừu Phan

Rang nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3a.



50



Cường độ sinh trưởng tuyệt đối của cừu Phan Rang giai đoạn từ sơ sinh đến

3 tháng tuổi là cao nhất trung bình (đực) là 118,14 và (cái) 107,74 gam/con/ngày.

Sau đó tốc độ tăng khối lượng tuyệt đối giảm dần theo tháng tuổi lúc 12 tháng tuổi

chỉ còn trung bình: (đực) 77,79, (cái) 27,28 gam/con/ngày. Qua bảng 3.3a cho thấy

cừu đực có tốc độ sinh trưởng hàng ngày cao hơn cừu cái.

Bảng 3.3a: Sinh trưởng tuyệt đối của đàn cừu Phan Rang ở Ba Vì và Ninh

Thuận (g/con/ngày)

Giới Vùng

tính



Giá trị



Giai đoạn tuổi

Sơ sinh-3 tháng



3-6 tháng



6- 9 tháng



9-12 tháng



Cừu

đực



Số con



150



142



136



125



Mean ± SE



Ba Vì



117,63 ± 1,26



52,34 ± 1,71



59,62 ± 2,0



81,8a ± 2,68



Ninh

Thuận



Số con



105



101



91



80



Mean ± SE



118,88 ± 1,46



53,86 ± 1,92



59,67 ± 1,88



72,04b ± 2,84



Chung



Số con



255



243



227



205



Mean ± SE



118,14 ± 0,95



52,97 ± 1,28



59,64 ± 1,41



77,99 ± 2,00



0,558



0,987



0,017



P

Cừu

cái



0,520



Số con



151



134



116



101



Mean ± SE



Ba Vì



107,08 ± 1,14



51,92 ± 1,64



44,59 ± 1,69



27,74 ± 2,54



Ninh

Thuận



Số con



111



100



85



73



Mean ± SE



108,64 ± 2,57



48,01 ± 1,88



49,03 ± 2,39



26,64 ± 3,07



Chung



Số con



262



234



201



174



Mean ± SE



107,74 ± 1,27



50,25 ± 1,24



46,47 ± 1,41



27,28 ± 1,95



P



0,544



0,118



0,120



0,780



Ghi chú: a, b, Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác (P<0,05)



Kết quả bảng 3.3a, cho thấy cường độ sinh trưởng tuyệt đối của cừu Phan

Rang (đực, cái) giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi là cao nhất, sau đó có xu hướng

giảm dần, con cái có xu hướng giảm nhanh hơn hay tăng khối lượng trung bình

hàng ngày ở con cái thấp hơn con đực.

Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của cừu cái nuôi ở hai vùng từ sơ sinh

đến 12 tháng tuổi là không khác nhau đáng kể (p>0,05). Cừu đực nuôi ở Ba Vì và

Ninh Thuận về sinh trưởng tuyệt đối qua các tháng trước cai sữa và sau cai sữa đến

9 tháng tuổi đều có tốc độ tăng trọng trung bình hàng ngày là tương tự nhau



51



(p>0,05) nhưng đến giai đoạn 9-12 tháng cừu đực nuôi ở Ba Vì 81,8 g/con/ngày cao

hơn cừu nuôi ở Ninh Thuận 72,04 g/con/ngày (p<0,05).

Sinh trưởng tương đối cũng là một tính trạng phản ánh quá trình sinh trưởng

của gia súc. Quá trình đó tùy thuộc vào từng phẩm giống, quá trình chăm sóc và yêu

cầu của phẩm giống đòi hỏi. Sinh trưởng tương đối cũng tuân theo quy luật sinh

trưởng không đồng đều và quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn. Kết quả

nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì và Ninh

Thuận được trình bày ở bảng 3.3b.

Kết quả bảng 3.3b cho thấy, tăng trưởng tương đối của cừu tuân theo quy

luật giảm dần theo tháng tuổi. Cường độ sinh trưởng tương đối đều tăng mạnh nhất

cả ở cừu cái và cừu đực ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng, sau đó dần dần giảm xuống

theo các giai đoạn tháng tuổi, chúng tôi thấy rằng kết quả là con đực có cường độ

tăng trưởng cao hơn con cái cho cừu Phan Rang nuôi cả hai vùng Ba Vì và Ninh

Thuận. Tuy nhiên đối với cừu đực ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi nuôi ở Ba Vì tăng

7,09 (%) cao hơn 6,28(%) so với cừu ở Ninh Thuận (p<0,05) nhưng ở con cái lại

không có sự khác nhau. Điều này được lý giải quản lý của trại Ba Vì nuôi dưỡng tốt

hơn trại Ninh Thuận, vì vậy đã ảnh hưởng đến cường độ sinh trưởng của cừu đực,

làm tăng tốc độ tăng trưởng tương đối trong nghiên cứu này.

Bảng 3.3b: Sinh trưởng tương đối của đàn cừu Phan Rang ở Ba Vì và

Ninh Thuận (%)

Giới

Vùng

tính

Ba Vì

Cừu

đực



Ninh

Thuận

Chung



Cừu

cái



Ba Vì

Ninh

Thuận

Chung



Giá trị

Số con

Mean ± SE

Số con

Mean ± SE

Số con

Mean ± SE

P

Số con

Mean ± SE

Số con

Mean ± SE

Số con

Mean ± SE

P



Giai đoạn tuổi

Sơ sinh-3 tháng 3-6 tháng

150

34,47 ± 0,15

105

34,41 ± 0,16

255

34,45 ± 0,11

0,811

151

33,95 ± 0,14

111

33,89 ± 0,49

262

33,93 ± 0,22

0,905



142

7,71 ± 0,26

101

7,86 ± 0,30

243

7,77 ± 0,19

0,703

134

8,29 ± 0,28

100

7,55 ± 0,30

234

7,97 ± 0,20

0,072



6- 9 tháng

136

6,51 ± 0,21

91

6,42 ± 0,19

227

6,46 ± 0,15

0,774

116

5,31 ± 0,20

85

5,70 ± 0,26

201

5,48 ± 0,16

0,223



9-12 tháng

125

7,09a ± 0,24

80

6,28b ± 0,26

205

6,77 ± 0,18

0,025

101

2,73 ± 0,25

73

2,55 ± 0,30

174

2,65 ± 0,19

0,654



Ghi chú: a, b, Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác (P<0,05)



52



3.3.4. Chỉ số cấu tạo thể hình của cừu Phan Rang

Bảng 3.4:Chỉ số cấu tạo thể hình cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận

Tháng

tuổi



Chỉ số



Giá trị



Ba Vì



Ninh Thuận



Chung



P



Cừu đực

3



6



9



12



No

CSTM

CSDT

CSKL

No

CSTM

CSDT

CSKL

No

CSTM

CSDT

CSKL

No

CSTM

CSDT

CSKL



Số con

Mean ±

SE

Số con

Mean ±

SE

Số con

Mean ±

SE

Số con

Mean ±

SE



150

101,71a ± 0,32

104,24a ± 0,34

105,93a ± 0,33

127

102,69a ± 0,40

104,92 ± 0,32

107,64a ± 0,34

96

107,07a ± 0,40

105,36 ± 0,40

112,72a ± 0,41

67

108,96a ± 0,53

107,24a ± 0,47

116,79 ± 0,59



105

103,40b ± 0,42

106,93b ± 0,46

110,49b ± 0,51

116

104,31b ± 0,43

105,86 ± 0,41

110,35b ± 0,48

131

108,29b ± 0,34

105,37 ± 0,36

114,03b ± 0,38

138

111,91b ± 0,40

104,87b ± 0,32

117,27 ± 0,37



255

102,40 ± 0,26

105,35 ± 0,29

107,81 ± 0,32

243

103,46 ± 0,30

105,37 ± 0,26

108,93 0,30

227

107,78 ± 0,26

105,36 ± 0,27

113,48 ±0,28

205

110,95 ± 0,34

105,65 ± 0,28

117,11 ± 0,32



0,001

0,000

0,000

0,006

0,067

0,000

0,019

0,098

0,023

0,000

0,000

0,480



Cừu cái

No

Số con

151

111

CSTM

Mean ±

105,45a ± 0,41 104,08b ± 0,49

SE

CSDT

105,87 ± 0,38

106,97 ± 0,48

CSKL

111,53 ± 0,42

111,22 ± 0,55

No

Số con

134

100

6

CSTM

104,08 ± 0,39

104,81 ± 0,47

Mean ±

SE

CSDT

106,44a ± 0,38 105,05b ± 0,53

CSKL

110,70 ± 0,45

110,01 ± 0,59

No

Số con

116

85

a

b

9

CSTM

105,05 ± 0,35 106,79 ± 0,54

Mean ±

SE

CSDT

106,69 ± 0,41

105,73 ± 0,50

CSKL

112,01 ± 0,44

112,82 ± 0,62

No

Số con

96

78

12

CSTM

107,05a ± 0,44 108,71b ± 0,48

Mean ±

SE

CSDT

105,70 ± 0,46

105,12 ± 0,51

CSKL

113,05 ± 0,46

114,22 ± 0,62

CSDT: chỉ số dài thân, CSTM: chỉ số tròn mình, CSKL: chỉ số khối

trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì sai khác (P<0,05)

3



262

104,87 ± 0,32

0,032

106,34 ± 0,30

0,070

111,40 ± 0,33

0, 645

234

104,39 ± 0,30

0,230

105,85 ± 0,32

0,032

110,40 ± 0,36

0,340

201

105,79 ± 0,31

0,005

106,28 ± 0,32

0,134

112,36 ± 0,37

0,274

174

107,79 ± 0,33

0,012

105,44 ± 0,34

0,403

113,58 ± 0,38

0,124

a, b,

lượng;

Giá trị trung bình



Chiều dài thân giai đoạn ngoài bào thai phát triển hơn chỉ số tròn mình, chiều

dài phát triển nhanh hơn chiều đo vòng ngực, cho nên hình dáng của cừu thay đổi

khi mới sinh, cừu có hình dáng chữ nhật dựng đứng nhưng khi trưởng thành có hình

53



chữ nhật nằm ngang. Chỉ số tròn mình phản ánh quá trình phát triển giữa chiều sâu

và chiều dài của cơ thể, nó liên quan tới kích thước vòng ngực và dài thân của cừu

qua các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, liên quan tới ngoại hình của từng phẩm

giống.

Để xác định sự phát triển tổng hợp của cơ thể cừu Phan Rang qua các tháng

tuổi chúng tôi tiến hành tính toán chỉ số cấu tạo thể hình của cừu Phan Rang như

sau. Kết quả được trình bày ở bảng 4. Ở cừu đực 3 tháng tuổi CSTM; CSDT; CSKL

cho thấy các chỉ số cấu tạo thể hình có sự khác nhau giữa cừu nuôi ở Ba Vì và Ninh

Thuận (p<0,05).

Đối với cừu đực lúc 6 và 9 tháng tuổi chỉ số cấu tạo thể hình về CSTM,

CSKL và 12 tháng tuổi CSTM cừu nuôi ở Ninh Thuận có chỉ số lớn hơn so với cừu

nuôi ở Ba Vì (p<0,05) nhưng CSDT cừu ở Ba Vì (107,24%) cao hơn cừu ở Ninh

Thuận (104,03%) có ý nghĩa (p<0,05). Có thể do cừu đực ở Ninh Thuận được chăn

thả nhiều cho nên các chỉ số này có khác với cừu nuôi ở Ba Vì.

Đối với cừu cái CSTM cừu nuôi ở Ba Vì lớn hơn so với cừu nuôi ở Ninh

Thuận trong khi đó CSDT và CSKL không có sự sai khác ở độ tuổi 3 tháng. Ở độ

tuổi 6 tháng CSDT cừu nuôi Ba Vì lớn hơn cừu nuôi ở Ninh Thuận (p<0,05) trong

khi đó CSTM và CSKL là tương tự nhau không có sự sai khác giữa hai vùng nuôi.

Ở độ tuổi 9 và 12 tháng CSTM ở Ba Vì lần lượt: 105,05; 107,05 (%) ở Ninh Thuận

lần lượt: 106,79; 108,71(%) có sự sai khác (p<0,05) tuy nhiên, CSDT và CSKL

không có sự sai khác giữa hai vùng nuôi.

3.4. Thảo luận

3.4.1. Khối lượng sinh trưởng của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi

Khối lượng sơ sinh là một tính trạng chịu ảnh hưởng di truyền của phẩm

giống, các giống khác nhau có khối lượng sơ sinh khác nhau, khối lượng sơ sinh

chịu ảnh hưởng số con sinh ra/lứa và lứa đẻ (Josefina và Combelle, 1980; Gonzalez,

1972; Valencia và cs., 1975). Khối lượng sơ sinh của cừu con còn chịu ảnh hưởng

khối lượng mẹ lúc đẻ (Gonzalez, 1972). Khối lượng sơ sinh là một tính trạng phụ

54



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

×