1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Tiến sĩ >

CHƯƠNG IV KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CỪU PHAN RANG NUÔI TẠI BA VÌ VÀ NINH THUẬN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 172 trang )


9 tháng tuổi. Lứa đẻ theo dõi 209 lứa (lứa 1: 53; lứa 2: 51; lứa 3: 50; lứa 4: 37; lứa

5;6: 18).

Tại Ninh Thuận nghiên cứu được tiến hành 49 cừu cái sinh sản, có độ tuổi

bắt đầu phối giống từ 7,5-9 tháng tuổi. Lứa đẻ theo dõi 215 lứa (lứa 1: 49; lứa 2: 48;

lứa 3: 45; lứa 4: 39; lứa 5;6: 34 lứa).

Số cừu đực sử dụng tại Ba Vì là: 12 con và tại Ninh Thuận là: 8 con, có độ

tuổi bắt đầu đưa vào sử dụng từ 15 tháng đến 36 tháng tuổi.

Các yếu tố nghiên cứu bao gồm: ảnh hưởng của vùng (Ba Vì, Ninh Thuận),

lứa đẻ, đực sử dụng và mùa phối giống và mùa cừu sinh con (khô, mưa) đến các

tính trạng sinh sản ở cừu. Các tính trạng sinh sản nghiên cứu bao gồm các tính trạng

sinh sản trên mẹ và các tính trạng trên đàn cừu con như: thời gian mang thai (ngày),

số con sơ sinh/lứa, số con sơ sinh đực/lứa, số con cai sữa (con/lứa), khối lượng sơ

sinh (kg/con), khối lượng cai sữa (kg/con), khoảng cách lứa đẻ (ngày) và hệ số lứa

đẻ lứa/năm.

Các cá thể cừu được gắn số thẻ tai nhựa và ngày tháng năm sinh, cân nặng

lúc sinh, số hiệu con mẹ, số hiệu đực giống, mùa sinh và các thông tin khác có liên

quan để được theo dõi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Ở Ninh Thuận: Cừu được chăn thả ở đồng cỏ tự nhiên hàng ngày. Cừu mẹ và

cừu con được ở với nhau cho đến khi cai sữa và tách cừu con lúc 90 ngày tuổi.

Cừu chủ yếu nuôi chăn thả 6-7 giờ/ngày và có bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp tại

chuồng 0,15 kg cám hỗn hợp/ngày loại cám C40 cho bò sữa, cỏ thô xanh cho ăn

thêm ở chuồng 0,5-1 kg cỏ/ngày.

Ở Ba Vì: Cừu được nuôi bán chăn thả (2-3 giờ) kết hợp bổ sung thức ăn thô

xanh 2-2,5 kg/ngày, loại cỏ ghine, cỏ voi và cám hỗn hợp tại chuồng 0,15 kg/ngày

cám C40 cho bò sữa.

Trong những ngày mưa gió, cừu không được chăn thả tự do mà được nuôi

nhốt hoàn hoàn tại chuồng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng áp dụng như sau: thức ăn

thô xanh được chia thành 3 bữa: sáng từ 7:00 đến 8:00, trưa từ 10:00 đến 11:00 và

chiều từ 15:00 đến 17:30. Thức cám hỗn hợp 0,2 kg/ngày được chia đều hai lần và

63



cho ăn với 5 kg thức ăn thô xanh chia 3 lần/ngày. Nước uống được cung cấp tự do

hàng ngày. Cừu được tẩy giun sán 3 lần/năm và được định kỳ tiêm phòng một số

loại vaccin lở mồm long móng, viêm ruột hoại tử, tụ huyết trùng…

Địa điểm nghiên cứu Ba Vì và Ninh Thuận khá khác biệt về khí hậu thời tiết

và nhiều đặc điểm tự nhiên khác. Ở Ba Vì mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc

vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình

cao nhất là 28,60C. Tổng lượng mưa là 1832,2 mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả

năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa

lớn nhất là tháng 8 (339,6 mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3

với nhiệt độ xấp xỉ 200C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8 0C; Lượng mưa các

tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.

Độ ẩm không khí biến động rất lớn, mùa khô hanh độ ẩm không khí ở mức thấp 3555% nhưng lúc trời ẩm ướt mưa dầm, gió bấc độ ẩm không khí khá cao từ 75-92%.

Ở Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với 2 mùa mưa và

khô rõ rệt. Mùa khô kéo dài 9 tháng (từ tháng 12 đến tháng 8), lượng mưa trung

bình thấp 15-20% lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi rất cao, chiếm 80-85% tổng

lượng bốc hơi cả năm, bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước làm

cho đất đai khô hạn và cây trồng thiếu nước. Mùa mưa Ninh Thuận kéo dài 3 tháng

từ tháng 9 đến tháng 11, với lượng mưa lớn và tập trung, chiếm 80-85% lượng mưa

trong cả năm, lượng bốc hơi và nền nhiệt độ thấp hơn mùa khô, nhiệt độ trung bình

mùa mưa là 21-250C, trong các tháng hè nhiệt độ trung bình là 28-36 0C. Ninh thuận

là vùng có lượng mưa thấp nhất cả nước.

Phương pháp xử lý số liệu:

Số liệu thô được tính toán sơ bộ bằng phần mềm Excel, sau đó được tiến hành

xử lý theo phương pháp thống kê mô tả (Basic statistics) và so sánh các chỉ tiêu của

hai vùng bằng phép thử so sánh 2 số trung bình mẫu (2-sample test), của phần mềm

bằng phần mềm Minitab 16.0 (2010).



64



4.3. Kết quả

4.3.1. Khả năng sinh sản của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận và Ba vì

Khả năng sinh sản của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận được

trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 cho thấy: Trong số 19 chỉ tiêu sinh sản được phân tích, chỉ có 7 chỉ

tiêu có sự khác biệt đáng tin cậy về mặt thống kê giữa cừu Phan Rang nuôi ở Ninh

Thuận và nuôi ở Ba Vì. Các chỉ tiêu có sự khác biệt giữa Ninh Thuận và bao gồm:

Thời gian động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu, thời gian mang thai, thời

gian động dục trở lại, khối lượng phối giống lần đầu, số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa.

Bảng 4.1: Khả năng sinh sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì

Ninh Thuận

(n = 48)

(Mean ± SE)

Thời gian động dục lần đầu (ngày)

226,6b ± 4,45

Thời gian phối giống lần đầu (ngày)

271,8b ± 5,92

Thời gian mang thai (ngày)

149,6a ± 0,25

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

451,3 ± 8,88

Thời gian động dục trở lại (ngày)

101,5b ± 0,78

Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

264,8 ± 1,53

Khối lượng phối giống lần đầu (kg)

18,7b ± 0,21

Khối lượng đẻ lứa đầu (kg)

24,3 ± 0,30

Tổng số lứa đẻ (lứa)

215

Số lứa/năm (lứa)

1,4a ± 0,01

Số con sơ sinh (con)

258

Số con sơ sinh/lứa (con)

1,22 ± 0,030

Số con đực sơ sinh (con)

119

Số con đực sơ sinh /lứa (con)

1,22 ± 0,044

Khối lượng đực sơ sinh (kg)

2,40 ± 0,029

Số con cái sơ sinh (con)

139

Số con cái sơ sinh /lứa (con)

1,22 ± 0,045

Khối lượng cái sơ sinh (kg)

2,30 ± 0,027

Số con cai sữa (con)

216

Số con cai sữa/lứa (con)

1,04b ± 0,029

Tỷ lệ cai sữa (%)

83,8b ± 1,44

Khối lượng cai sữa (kg)

12,66 ± 0,118

Số con đực cai sữa (con)

105

Khối lượng cai sữa đực (kg)

13,04± 0,189

Số con cái cai sữa (con)

111

Khối lượng cai sữa cái (kg)

12,80± 0,152

Chỉ tiêu



BaVì

(n=53)

(Mean ± SE)

245,4a± 4,23

301,9a ± 5,64

148,3b ± 0,14

466,8 ± 8,45

113,5a ± 0,74

268,5 ± 1,45

20,0a ± 0,20

24,7 ± 0,29

209

1,4a ± 0,01

320

1,2 ± 0,027

162

1,3 ± 0,039

2,40 ± 0,026

158

1,2 ± 0,041

2,30 ± 0,025

301

1,2a ± 0,027

94,1a ± 1,30

12,4 ± 0,107

150

12,77 ± 0,175

151

13,0 ± 0,141



Chung

(n=101)

(Mean ± SE)

236,5 ± 3,19

287,6 ± 4,33

148,9 ± 0,16

459,4 ± 6,14

107,9 ± 0,794

266,8 ± 1,060

19,4 ± 0,15

24,5 ± 0,21

424

1,4 ± 0,005

578

1,2 ± 0,019

281

1,2 ± 0,028

2,40 ± 0,018

297

1,2 ± 0,030

2,30 ± 0,018

517

1,1 ± 0,019

88,9 ± 1,05

12,5 ± 0,077

255

12,9 ± 0,121

262

12,9 ± 0,103



P

0,003

0,000

0,000

0,209

0,000

0,081

0,000

0,363

0,043

0,445

0,203

0,994

0,662

0,537

0,003

0,000

0,125

0,309

0,106



Ghi chú : a, b, giá trị trung bình trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì sai

khác (p<0,05).

65



Thời gian động dục lần đầu (ngày) ở cừu Ninh Thuận sớm hơn và thời gian

phối giống lần đầu ngắn hơn cừu Ba Vì (P<0.05). Thời gian mang thai trung bình

cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận lần lượt là 148,3 và 149,6 ngày, có sự

khác nhau giữa hai vùng nuôi (P<0,05). Tuy nhiên tuổi đẻ lứa đầu không khác nhau

rõ rệt về mặt thống kê.

Số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa ở cừu nuôi tại Ninh Thuận thấp hơn so với ở

cừu nuôi ở Ba Vì (p<0,05). Mặc dù vậy số con sơ sinh, số con đực, cái sơ sinh, khối

lượng đực, cái sơ sinh và khối lượng đực, cái cai sữa không có sự khác nhau ở cừu

Phan Rang nuôi ở Ba Vì và Ninh Thuận.

Số con đực sơ sinh, số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa có khác nhau rõ rệt giữa

hai vùng nuôi (P<0,05) theo chúng tôi chủ yếu do điều kiện quản lý, nuôi dưỡng

của hai trại chăn nuôi có khác nhau.

4.3.2. Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ sinh con đến năng suất sinh

sản của cừu Phan Rang

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ sinh con

đến năng suất sinh sản của cừu Phan Rang được trình bày tại các bảng 3a và 3b cho

hai địa điểm Ba Vì và Ninh Thuận.

Kết quả ở bảng 4.3a cho thấy mùa vụ phối giống có ảnh hưởng rõ đến số con

sơ sinh (P<0,05) và thời gian động dục lại (P<0,05) của cừu nuôi tại Ba Vì. Trong

khi đó mùa vụ phối giống lại không có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản khác

như: số con đực sơ sinh, số con cái sơ sinh, tỷ lệ cai sữa, khối lượng sơ sinh, khối

lượng cai sữa, khoảng cách lứa đẻ và số lứa/năm. Cừu cái được phối giống vào vụ

thu đông có số con sơ sinh thấp hơn số con sơ sinh của cừu cái phối giống vào vụ

hè thu (1,1 so với 1,3 con). Tuy nhiên, cừu cái được phối giống vào vụ thu đông lại

có thời gian động dục lại ngắn hơn thời gian động dục lại của cừu cái phối giống

vào vụ hè thu (111, 6 so với 115,5 ngày).



66



Bảng 4.2a: Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ đến một số chỉ tiêu

sinh sản của cừu nuôi ở Ba Vì

Mùa vụ phối giống

Thu đông

Xuân hè

(n= 51)

(n = 49)

(Mean ±

(Mean ±

SE)

SE)



Chỉ tiêu



P



Thời gian động

0,0

111,6b±0,95 115,5a±1,19

dục lại (ngày)

1

Khoảng cách lứa

270,6± 2,32 267,6± 1,60 0,3

đẻ (ngày)

0

Số lứa/năm (lứa)



1,4 ± 0,01



1,4 ± 0,01



Số con sơ sinh

(con)



160



162



Số con sơ sinh/lứa

(con)



1,1b ± 0,03



1,3a ± 0,05



Số con đực sơ

sinh (con)



82



0,4

3



80



Khối lượng

sinh kg)







2,4 ± 0,02



Mùa vụ đẻ

Xuân hè

Thu đông

(n= 49)

(n=51)

(Mean ±

(Mean ± SE)

SE)

111,9±1,2

114,9± 1,04

1



271,6±2,46 0,085



1,4± 0,01



1,4 ± 0,01



1,3a ± 0,04



1,1b ± 0,03



0,117



127



96



2,3 ± 0,03



0,060



266,7± 1,45



195

0,0

3



P



66



0,002



0,59 2,3± 0,03



2,4 ± 0,03



0,092



0,6

3



0,6± 0,05



0,6 ± 0,06



0,334



99



61



1,2a± 0,04



1,1b ± 0,03



177



119



Số con đực sơ

sinh/lứa (con)



0,6 ± 0,05



0,7 ± 0,06



Số con cái sơ sinh

(con)



78



82



Số con cái sơ

sinh/lứa (con)



1,1 ± 0,03



1,2 ± 0,04



Số con cai sữa

(con)



149



147



Tỷ lệ cai sữa (%)



93,1 ± 1,34



90,7 ± 1,61



0,44 90,8± 1,68



93,7± 1,28



0,115



Khối lượng cai

12,5 ± 0,15

sữa (kg)



12,4 ± 0,14



0,85 12,4± 0,14



12,6± 0,16



0,274



0,07



0,025



Ghi chú : a, b, giá trị trung bình trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì sai khác (p<0,05).



Kết quả ở bảng 4.2a: về mùa vụ phối giống thu đông và xuân hè chỉ có ảnh

hưởng đến tiêu sinh sản về thời gian động dục lại sau khi đẻ và số con sơ sinh/lứa ở



67



vụ xuân hè cao hơn vụ thu đông p<0,05. Còn các chỉ tiêu khác lại không bị ảnh

hưởng của mùa vụ phối giống.

Mùa vụ đẻ thu đông có ảnh hưởng rõ đến số con sơ sinh (P<0,01) và số con

cái sơ sinh so mùa vụ đẻ xuân hè (P<0,05). Cừu đẻ vụ thu đông có số con sơ sinh

cao hơn số con sơ sinh của cừu đẻ vụ hè thu (1,3 so với 1,1 con). Tương tự, số con

cái sơ sinh của cừu đẻ vụ thu đông cũng cao hơn số con cái sơ sinh của cừu đẻ vụ

hè thu.

Thời gian động dục lại cũng bị ảnh hưởng của mùa vụ đẻ ít nhiều, tuy nhiên

ảnh hưởng này chưa đáng tin cậy về mặt thống kê (P = 0,06). Mùa vụ đẻ lại không

có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản khác như: số con đực sơ sinh, tỷ lệ cai sữa,

khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khoảng cách lứa đẻ và số lứa/năm.

Kết quả ở bảng 4.2b cho thấy cả mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ đều không

có ảnh hưởng gì (P>0,05) đến các chỉ tiêu sinh sản của cừu nuôi tại Ninh Thuận: số

con sơ sinh, số con đực sơ sinh, số con cái sơ sinh, tỷ lệ cai sữa, khối lượng sơ sinh,

khối lượng cai sữa, thời gian động dục lại, khoảng cách lứa đẻ và số lứa/năm.

Bảng 4.2b. Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ đến một số chỉ tiêu

sinh sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận

Mùa vụ phối giống

Mùa khô

Mùa mưa

(n = 49)

(n = 49)

(Mean± SE) (Mean± SE)

Thời gian động dục lại 102,1± 1,28 102,0 ±1,73

(ngày)

Khoảng cách lứa đẻ 266,4± 2,40 264,9 ± ,22

(ngày)

Số lứa/năm (lứa)

1,4 ± 0,01

1,4 ± 0,01

Số con sơ sinh (con)

124

140

Khối lượng sơ sinh

2,3 ± 0,03

2,4 ± 0,03

(con)

Số con sơ sinh/lứa (con)

1,2 ± 0,04

1,2 ± 0,04

Số con đực sơ sinh

51

68

(con)

Số con đực sơ sinh/lứa

0,6 ± 0,06

0,6 ± 0,05

(con)

Số con cái sơ sinh (con)

73

72

Số con cái sơ sinh/lứa

1,0 ± 0,05

1,0 ± 0,04

(con)

Số con cai sữa (con)

102

117

Tỷ lệ cai sữa (%)

82,3 ± 3,89 83,6 ± 3,14

Chỉ tiêu



68



P

0,998



Mùa vụ đẻ

Mùa khô

Mùa mưa

(n = 48)

(n = 45)

(Mean± SE) (Mean± SE)

101,2 ±1,62 103,1 ±1,44



P

0,312



0,573



264,3 ±2,34



265,1 ±2,33



0,678



0,620



1,4 ± 0,01

141

2,4 ± 0,03



1,4 ± 0,01

123

2,4 ± 0,03



0,659



0,599



1,2 ± 0,04

67



1,3 ± 0,04

52



0,169



0,673



0,6 ± 0,05



0,6 ± 0,07



0,835



0,834



74

1,0 ± 0,03



71

1,0 ± 0,06



0,910



0,951



0,922

0,614



120

85,1 ± 2,63



99

80,5 ± 4,36



0,334



Khối lượng cai sữa (kg)



12,7 ± 0,14



12,5 ± 0,21



0,747



12,6 ± 0,19



12,6 ± 0,17



0,713



Như vậy mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ có một số ảnh hưởng nhất định

đến sinh sản ở cừu nuôi tại BaVì nhưng không có ảnh hưởng gì đến sinh sản ở cừu

nuôi tại Ninh Thuận. Đây là một kết quả khá thú vị và cần được nghiên cứu tiếp để

chỉ ra nguyên nhân. Bước đầu, theo chúng tôi sự khác biệt này có thể là do sự khác

biệt về các điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết tại hai địa điểm nghiên cứu.

4.3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của cừu Phan Rang

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của cừu

Phan Rang được trình bày tại các bảng 4.3a và 4.3b ở Ba Vì và Ninh Thuận.

Kết quả ở bảng 4.3a cho thấy lứa đẻ đã ảnh hưởng đến: số con sơ sinh

(P<0,05), số con cai sữa (P<0,05), khối lượng cai sữa (P<0,01), thời gian động dục

trở lại (P<0,001), khoảng cách lứa đẻ (P<0,001), và số lứa đẻ/năm (P<0,001) của

cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì. Trong khi đó lứa đẻ đã không ảnh hưởng đến tỷ lệ

cai sữa, khối lượng sơ sinh.

Kết quả ở bảng 4.3b cho thấy lứa đẻ đã ảnh hưởng khác nhau đến năng suất

sinh sản ở cừu Phan Rang nuôi ở Ninh thuận so với ảnh hưởng này đến năng suất

sinh sản ở cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì.

Tại Ninh Thuận, lứa đẻ có ảnh hưởng rõ đến số con sơ sinh (P<0,01), thời

gian động dục trở lại (P<0,001), khoảng cách lứa đẻ (P<0,001), và số lứa đẻ/năm

(P<0,001) của cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận. Trong khi đó lứa đẻ đã không

ảnh hưởng đến: số con cai sữa, khối lượng cai sữa, tỷ lệ cai sữa, khối lượng sơ sinh.

Như vậy trong khi lứa đẻ có ảnh hưởng rõ đến sáu chỉ tiêu sinh sản ở cừu nuôi tại

Ba Vì, thì ảnh hưởng này chỉ rõ ở bốn chỉ tiêu sinh sản ở cừu nuôi tại Ninh thuận.

Sự khác biệt này có thể là do sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên và khí hậu thời

tiết tại hai địa điểm nghiên cứu.



69



Bảng 4.3a: Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của cừu nuôi ở Ba Vì



Lứa

đẻ



1



Tỷ lệ

cai sữa

(%)



Khối

lượng



sinh

(kg)



Khối

lượng

cai sữa

(kg)



Thời

gian

động

dục trở

lại

(ngày)



Khoảng

cách lứa

đẻ

(ngày)



Số lứa

đẻ/năm



N



N

(con)



53



Mean



1,1a



1,0a



96,4



2,3



11,6a



119,5a



280,5a



1,3b



SE

Mean

SE

Mean

SE

Mean

SE

Mean

SE



0,055

1,2b

0,056

1,3b

0,057

1,3b

0,066

1,3b

0,095

0.020



0,048

1,1ab

0,049

1,2ab

0,049

1,2ab

0,057

1,3b

0,082

0,033



1,859

90,9

1,895

95,5

1,914

88,1

2,225

90,2

3,190

0,803



0,039

2,4

0,040

2,4

0,040

2,4

0,047

2,3

0,067

0,277



0,210

12,3b

0,215

12,7b

0,217

12,9b

0,252

12,1ab

0,361

0,001



1,536

110,6b

1,566

113,1b

1,582

109,6b

1,839

117,2ab

2,636

0,000



2,206

265,1b

2,249

263,8b

2,271

261,5b

2,641

269,2ab

3,786

0,000



0,011

1,4a

0,011

1,4a

0,011

1,4a

0,013

1,4ab

0,019

0,000



2



51



3



50



4



37



5và



18



6

P



Số con

Số con sơ

cai

sinh/lứa

sữa/lứa

(con)

(con)



Ghi chú: a, b, Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác (P<0,05)



Khuynh hướng chung là: số con sơ sinh tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3; thời gian

động dục trở lại ngắn dần từ lứa 1 đến lứa 5,6; khoảng cách lứa đẻ ngắn dần từ lứa 1

đến lứa 5 và 6; còn số lứa đẻ/năm tăng dần từ lứa 1 đến lứa 2 rồi ổn định. Nhìn

chung năng suất sinh sản tốt hơn từ lứa 2 trở đi và thường ổn định ở lứa đẻ thứ 4.



70



Bảng 4.3b: Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của cừu

nuôi ở Ninh Thuận



Lứa đẻ



Số con Số con Tỷ lệ



cai

cai

Giá trị

sinh/lứa sữa/lứa sữa

(con)

(con) (%)



1 (n=49) Mean

SE

2 (n=48) Mean

SE

3 (n=45) Mean

SE

4 (n=39) Mean

SE

5 và 6 Mean

(n=34)

SE

P



1,1b

0,058

1,4a

0,058

1,2ab

0,060

1,2ab

0,065

1,1b

0,069

0,002



1,0

0,064

1,1

0,064

1,1

0,066

1,0

0,071

0,9

0,076

0,172



92,6

4,469

79,4

4,515

84,2

4,663

79,2

5,009

78,4

5,365

0,205



Khối

lượng



sinh

(kg)



Khối

lượng

cai sữa

(kg)



2,3

0,033

2,3

0,034

2,4

0,035

2,4

0,037

2,3

0,040

0,052



12,5

0,233

12,7

0,235

12,7

0,243

12,6

0,261

12,6

0,280

0,950



Thời

gian Khoảng

động

cách

Số lứa

dục trở lứa đẻ đẻ/năm

lại

(ngày)

(ngày)

111,9a 277,3a

1,3b

1,565

2,779

0,014

b

b

96,7

259,4

1,4a

1,582

2,808

0,014

b

b

96,3

263,1

1,4a

1,633

2,900

0,015

b

b

97,3

255,8

1,4a

1,755

3,115

0,016

b

b

96,3

256,4

1,4a

1,879

3,336

0.017

0,000

0,000

0,000



Ghi chú: a, b, Giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác (P<0,05)



4.4. Thảo luận

Khối lượng sơ sinh là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến

tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn trước cai sữa (Laes-Fettback và Peters, 1995;

Notter và cs., 1991). Tỷ lệ sống trước cai sữa và khả năng sinh trưởng chịu ảnh

hưởng nhiều khối lượng sơ sinh trong khi đó khối lượng sơ sinh chịu ảnh hưởng của

khối lượng cừu mẹ, tầm vóc, giới tính lứa đẻ... Bảng 4.1 cho thấy khối lượng cừu sơ

sinh ở Ba Vì và Ninh Thuận là 2,3 kg tương tự nhau, cho nên tốc độ sơ sinh đến cai

sữa của các lứa đẻ 1 đến 5 có khối lượng dao động tương đương nhau Ba Vì (11,6 12,9kg), Ninh Thuận (12,5-12,7 kg).

Khối lượng sơ sinh cừu Phan Rang tương đương với khối lượng này ở cừu

giống Menz và cừu Horro nuôi ở Ethiopia là khối lượng sơ sinh của con đực và cái

tương ứng là 2,38 và 2,22 kg (Kassahun Awgichew, 2000). Theo (Hoàng Thế Nha,

2003; Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh, 2010) cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì có

khối lượng sơ sinh dao động từ 2,27- 2,59kg.



71



Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa không bị ảnh hưởng của mùa đẻ

trong các nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả trên cừu Awassi – Thổ

Nhĩ Kỳ của (Gül và Keskin, 2010). Tuy nhiên khi so sánh ảnh hưởng của mùa vụ đẻ

của các giống cừu khác nhau đến khả năng sinh sản, (Štolc và cs., 2011) lại thấy

mùa vụ đẻ ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh và số con cai sữa (P < 0,05; 0,01)

nhưng không ảnh hưởng đến số con sinh ra.

Theo (Štolc và cs., 2011) lứa đẻ có ảnh hưởng đến số con sơ sinh tăng đến

lứa 3, và khối lượng cai sữa tăng đến lứa 3, cừu cái đạt đến khả năng sinh sản tốt

nhất từ lứa 3 đến lứa 5. Các tác giả (Gootwine và Rozov, 2006; Dwyer và cs., 2005)

thấy khối lượng sơ sinh của cừu con cao ở lứa đẻ 2, 3 so với khối lượng sơ sinh ở

các lứa sau.

Kết quả bảng 4.3a và 4.3b nghiên cứu của chúng tôi khối lượng sơ sinh của

cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì có khối lượng tương tự so với kết quả

của (Berhanu Bela và Aynalen Haile, 2009) trên đàn cừu Tây Phi, Ethiopia về khối

lượng sơ sinh của cừu từ lứa 1 đến lứa 5 dao động từ 2,33 - 2,50 kg, khối lượng sơ

sinh các lứa sau đều cao hơn lứa 1. Nhìn chung các giống cừu bản địa ở các nước

nhiệt đới đều có khối lượng sơ sinh, tốc độ sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh sản

là tương tự nhau như giống cừu: Phan Rang, Menz, Horro và cừu Tây Phi.

Theo (Abegaz và cs., 2002) cho biết tỷ lệ thụ thai, số con sinh ra thay đổi

theo mùa. Cho nên ở Ba Vì số con sơ sinh ở mùa vụ phối giống Xuân hè 1,3 con cao

hơn mùa vụ Thu đông (1,1 con) là do khi cừu được phối giống ở các tháng (4 đến

tháng 6) lúc này nguồn thức ăn cỏ xanh dồi dào đã ảnh hưởng đến số con sinh ra

khác nhau giữa mùa phối giống Thu đông và Xuân hè. Mùa vụ đẻ ở Ba Vì ở vụ Thu

đông có số con đẻ nhiều hơn ở mùa vụ đẻ Xuân hè có thể được giải thích do chất

lượng đồng cỏ tốt trong mùa phối giống trước đó và giai đoạn mang thai. Nếu cừu

phối giống ở vụ Thu đông có mùa đẻ tương ứng vào vụ Xuân hè, cừu phối giống

vào vụ Xuân hè sẽ có mùa đẻ tương ứng vào vụ Thu đông.

Tỷ lệ cai sữa của cừu nuôi tại Ba Vì là 94,1% cao hơn tỷ lệ này ở cừu nuôi ở

vùng phía Nam (89,57%) và vùng Đông Bắc (81,32%) của bang Tamil Nadu, Ấn

Độ (Kumaravelu và Serma Saravana Pandian, 2012). Tỷ lệ cai sữa của cừu nuôi tại

Ninh Thuận 83,8% nằm trong phạm vi tỷ lệ cai sữa của cừu Awassi – Thổ Nhĩ kỳ

72



84,6- 95,7% (Gül và Keskin, 2010). Kết quả của chúng tôi về tỷ lệ cai sữa cừu nuôi

ở Ba Vì cao hơn kết quả của (Kassahun Awgichew, 2000) trên cừu Menz và cừu

Horro ở Ethiopia (tỷ lệ cai sữa mùa khô: 90,2; mùa mưa 91%). Tuy nhiên kết quả

này ở Ninh Thuận thấp hơn kết quả của các tác giả trên.

Khối lượng cai sữa của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận là 12,6 kg còn

khối lượng này ở cừu nuôi tại Ba Vì (12,4 kg), tuy nhiên sai khác là nhỏ và không

có ý nghĩa thống kê. Khối lượng cai sữa của cừu Phan Rang nuôi tại Ninh Thuận và

Ba Vì trong nghiên cứu này (12,6 - 12,4 kg) cao hơn khối lượng cai sữa của cừu

Phan Rang khi nuôi ở Ba Vì trong báo cáo của (Đinh Văn Bình và Ngô Thành Vinh,

2010) là 11,36 kg.

Theo kết quả Bảng 4.1 cho thấy thời gian mang thai của cừu nuôi ở Ninh Thuận

và Ba Vì lần lượt là 149,6 và 148,3 (ngày). Kết quả này phù hợp với kết quả của

các tác giả: (Hoàng Thế Nha, 2003); (Mai và cs., 2005); (Đinh Văn Bình và Nguyễn

Kim Lin, 2007) cho rằng thời gian mang thai của cừu tương đối ổn định ở các thế

hệ, nằm trong khoảng dao động 146-152 ngày.

Kết quả trung bình về khoảng cách lứa đẻ ở 53 cừu cái nuôi ở Ba Vì và 49 cừu

cái nuôi ở Ninh Thuận tương ứng là 268,5 và 264,9 ngày. Kết quả này cũng tương

tự như kết quả của (Hoàng Thế Nha, 2003); Mai và cs., 2005; Đinh Văn Bình và

Nguyễn Kim Lin, 2007). Theo các tác giả trên, cừu Phan Rang nuôi ở Ba Vì có

khoảng cách lứa đẻ dao động 252-279 ngày. Như vậy, kết quả nghiên cứu này

khẳng định cừu Phan Rang có khả năng sinh sản tốt khi được nuôi ở Ba Vì và khả

năng sinh sản của chúng tại Ba Vì không khác nhiều so với khi được nuôi ở nơi gốc

của nó là Ninh Thuận.

Sự khác biệt về năng suất sinh sản ở cừu Phan Rang nuôi ở Ninh Thuận và

Ba Vì theo hướng thời gian động dục lần đầu, thời gian phối giống lần đầu sớm

hơn, thời gian động dục trở lại ngắn hơn ở cừu nuôi tại Ninh thuận, trong khi đó

khối lượng phối giống lần đầu nhỏ hơn, số con cai sữa và tỷ lệ cai sữa thấp hơn ở

cừu nuôi tại Ninh thuận so với các chỉ tiêu này ở cừu nuôi tại Ba Vì.



73



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

×