1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Hóa học - Dầu khí >

Thời gian đợi ảo W (t)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.25 KB, 144 trang )


2.6.4. Một số hàng đợi đơn server



Hình 2- 16 Một số loại hàng đợi đơn server thường gặp

2.6.5. Kết luận

Lý thuyết hàng đợi đã được nghiên cứu ngay từ trong mạng chuyển

mạch kênh, tuy nhiên việc áp dụng trong mạng chuyển mạch kênh còn

hạn chế, sau đó đã được nghiên cứu sâu rộng trong mạng chuyển

mạch gói với việc đóng gói dữ liệu. Các tín hiệu thoại truyền thống

được số hoá, đóng gói và chuyển tải trong mạng gói như là một phần

cơ sở của mạng dữ liệu.

Tiến trình điểm là tiến trình quan trọng nó cho phép phân biệt các

khách hàng đến (các sự kiện) và nó là một tiến trình ngẫu nhiên với

các tính chất như: tính độc lập, tính đều đặn tại mọi thời điểm và tính

dừng. Tiến trình Poisson là một tiến trình điểm và là tiến trình quan

trọng nhất. Các tiến trình khác chỉ là rút gọn hay phát triển của tiến

trình Poisson. Tiến trình Poisson là tiến trình mô tả nhiều tiến trình

trong đời sống thực tế nên nó là tiến trình ngẫu nhiên nhất do vậy nó

đóng vai trò như là một tiến trình chuẩn trong phân bố thống kê.

Các khách hàng đến (gói hay cuộc gọi) một Server nó có thể được

phục vụ ngay hoặc phải mất một khoảng thời gian chờ nào đó cho đến

khi Server rỗi và thực hiện tiếp nhận xử lý. Các qui tắc phục vụ các

khách hàng đợi được phục vụ được thiết lập cho các Server qua đó

các khách hàng lần lượt được phục vụ theo mức ưu tiên của mình do

vậy các khách hàng có độ ưu tiên khác nhau thì có thời gian chờ khác

nhau. Các thông số này được quyết định bởi thuật toán xếp hàng của

34



hàng đợi và cũng từ đó ảnh hưởng tới QoS của các loại dịch vụ cung

cấp trên mạng.

Các thông số của hàng đợi được xác định thông qua lý thuyết xác suất

thống kê, định lý Little, qui tắc duy trì hàng đợi Kleinrock và quan trọng

hơn cả là các tiến trình đi - đến của khách hàng là các tiến trình

Poisson với phân bố hàm mũ cùng với thuật toán xếp hàng của nó.

Xác định các thông số hàng đợi như: chiều dài hàng đợi ở các thời

điểm bất kỳ hoặc ngay cả khi có khách hàng, … qua đó đưa ra các

phương án điều khiển lưu lượng trên mạng cho phù hợp nhằm giảm

thiểu các sự cố trên mạng đánh giá được hiệu suất sử dụng tài

nguyên đồng thời xác định được cấp QoS mà có thể cung cấp trên

mạng, đó là cơ sở cho việc thiết kế các mạng hệ thống viễn thông sau

này.

2.7. Bài tập (Pending)



35



Chương 3 Mạng hàng đợi

3.1. Mạng nối tiếp



36



Chương 4 Định tuyến trong

mạng thông tin

4.1. Yêu cầu về định tuyến trong mạng thông tin

4.1.1. Vai trò của định tuyến trong mạng thông tin

4.1.2. Các khái niệm trong lý thuyết graph

Phần này giới thiệu các thuật ngữ và các khái niệm cơ bản nhằm mô

tả các mạng, graph, và các thuộc tính của nó. Lý thuyết graph là một

môn học xuất hiện từ lâu, nhưng lý thuyết này có một số thuật ngữ

được chấp nhận khác nhau dùng cho các khái niệm cơ bản. Vì thế có

thể sử dụng một số thuật ngữ khác nhau để lập mô hình graph cho

mạng. Các thuật ngữ được trình bày dưới đây này là các thuật ngữ đã

được công nhận và được sử dụng thường xuyên chương này.

Một graph G, được định nghiã bởi tập hợp các đỉnh V và tập hợp các

cạnh E. Các đỉnh thường được gọi là các nút và chúng biểu diễn vị trí

(ví dụ một điểm chứa lưu lượng hoặc một khu vực chứa thiết bị truyền

thông). Các cạnh được gọi là các liên kết và chúng biểu diễn

phương tiện truyền thông. Graph có thể được biểu diễn như sau:

G=(V, E)

Hình 4.1 là một ví dụ của một graph.



Hình 4.1. Một graph đơn giản

Mặc dù theo lý thuyết, V có thể là tập hợp rỗng hoặc không xác định,

nhưng thông thường V là tập hợp xác định khác rỗng, nghĩa là có thể

biểu diễn

V={vi | i=1,2,......N}

Trong đó N là số lượng nút. Tương tự E được biểu diễn:

E={ei | i=1,2,......M}

Một liên kết, ej, tương ứng một kết nối giữa một cặp nút. Có thể biểu

diễn một liên kết ej giữa nút i và k bởi

37



ej=(vi,vk)

hoặc bởi

ej=(i,k)

Một liên kết gọi là đi tới một nút nếu nút đó là một trong hai điểm

cuối của liên kết. Nút i và k gọi là kề nhau nếu tồn tại một liên kết (i,

k) giữa chúng. Những nút như vậy được xem là các nút láng giềng.

Bậc của nút là số lượng liên kết đi tới nút hay là số lượng nút láng

giềng. Hai khái niệm trên là tương đương nhau trong các graph thông

thường. Tuy nhiên với các graph có nhiều hơn một liên kết giữa cùng

một cặp nút, thì hai khái niệm trên là không tương đương. Trong

trường hợp đó, bậc của một nút được định nghĩa là số lượng liên kết

đi tới nút đó.

Một liên kết có thể có hai hướng. Khi đó thứ tự của các nút là không có

ý nghiă. Ngược lại thứ tự các nút có ý nghĩa. Trong trường hợp thứ tự

các nút có ý nghĩa, một liên kết có thể được xem như là một cung và

được định nghĩa

aj=[vi,vk]

hoặc đơn giản hơn

aj=[i,k]

k được gọi là cận kề hướng ra đối với i nếu một cung [i,k] tồn tại và

bậc hướng ra của i là số lượng các cung như vậy. Khái niệm cận kề

hướng vào và bậc cận kề hướng vào cũng được định nghĩa

tương tự.

Một graph gọi là một mạng nếu các liên kết và các nút có mặt trong

liên kết có các thuộc tính (chẳng hạn như độ dài, dung lượng, loại...).

Các mạng được sử dụng để mô hình các vấn đề cần quan tâm trong

truyền thông, các thuộc tính riêng biệt của nút và liên kết thì liên quan

đến các vấn đề cụ thể trong truyền thông.

Sự khác nhau giữa các liên kết và các cung là rất quan trọng cả về

việc lập mô hình cho mạng lẫn quá trình hoạt động bên trong của các

thuật toán, vì vậy sự khác nhau cần phải luôn được phân biệt rõ ràng.

Về mặt hình học các liên kết là các đường thẳng kết nối các cặp nút

còn các cung là các đường thẳng có mũi tên ở một đầu, biểu diễn

chiều của cung.

Một graph có các liên kết gọi là graph vô hướng, tuy nhiên một

graph có các cung gọi là graph hữu hướng. Một graph hữu hướng

có thể có cả các liên kết vô hướng. Thông thường , các graph được

giả sử là vô hướng, hoặc sự phân biệt đó là không có ý nghĩa.

Có thể có khả năng xảy ra hiện tượng xuất hiện nhiều hơn một liên kết

giữa cùng một cặp nút (điều này tương ứng với việc có nhiều kênh

thông tin giữa hai chuyển mạch). Những liên kết như vậy được gọi là

các liên kết song song. Một graph có liên kết song song gọi là một

multigraph.



38



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

×