1. Trang chủ >
  2. Chuyên ngành kinh tế >
  3. Thuế >

4- Căn cứ tính thuế TNDN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.77 KB, 56 trang )


4.1. Thu nhập chịu thuế TNDN

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập

chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập chịu thuế

khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế

được xác định bằng công thức:

Thu nhập chịu

thuế trong kỳ

tính thuế



=



Doanh thu để

tính thu nhập

chịu thuế trong

kỳ tính thuế



-



Chi phí hợp lý

trong kỳ tính

thuế



+



Thu nhập

chịu thuế

khác trong

kỳ tính thuế



Chú ý:

- Thu nhập chịu thuế của những thể nhân và các pháp nhân mang quốc tịch

Việt Nam (trong đó bao gồm cả các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài) là toàn

bộ thu nhập phát sinh ở trong nước và ở nước ngoài;

- Thu nhập chịu thuế của các “cơ sở thường trú” của các Công ty nước

ngoài và cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam là thu nhập phát

sinh tại Việt Nam.

Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về phương pháp xác định thu

nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp

định đó.

- Thu nhập chịu thuế được tính bằng đồng Việt Nam.

- Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh

doanh áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định

theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế của cơ sở kinh doanh mới thành lập và

kỳ tính thuế cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh

nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được

xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Cụ thể

là : Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của cơ sở kinh doanh mới thành lập

và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình

doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá

sản có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo

(đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối



25



với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức

sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu

nhập doanh nghiệp.

4.1.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:

* Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (gọi tắt là doanh thu tính thuế) là

toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế GTGT nếu cơ sở

kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; có cả thuế GTGT nếu

cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) sau khi đã trừ chiết khấu

giảm giá hàng bán, trị giá hàng bị trả lại, tiền lãi trả chậm, nhưng bao gồm cả

các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Doanh

thu tính thuế còn bao gồm trị giá của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu

tặng (tính theo giá của mặt hàng cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại

thời điểm trao đổi, biếu, tặng, trang bị, thưởng cho người lao động) và sản phẩm

tự dùng (tính theo chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó).

Doanh thu tính thuế được tính bằng tiền Đồng Việt Nam

Quy định nói trên là xuất phát từ các căn cứ sau đây:

- Do đặc điểm của thu nhập chịu thuế là thu nhập thực tế nên chỉ có những

khoản thu phản ánh toàn bộ giá trị của hàng hoá và dịch vụ bán ra mà doanh

nghiệp thực tế được thanh toán hoặc sẽ được thanh toán trong kỳ tính thuế thì

mới được tính vào doanh thu tính thu nhập chịu thuế. Theo đó thì những khoản

mà ban đầu nằm trong doanh số bán hàng của doanh nghiệp nhưng không được

thanh toán (như chiết khấu giảm giá hàng bán) hoặc phải thanh toán lại cho

khách hàng (như trị giá hàng bị trả lại) thì không được tính vào doanh thu tính

thu nhập chịu thuế. Khoản lãi trả chậm tuy là một khoản thu doanh nghiệp được

thanh toán nhưng đó không phải là một khoản thu nằm trong giá bán hàng của

doanh nghiệp nên phải được khấu trừ ra khỏi doanh thu tính thuế (khoản lãi trả

chậm này sẽ được hạch toán vào thu nhập từ hoạt động tài chính);

- Do thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng hàng

hoá, dịch vụ, doanh nghiệp chỉ là người thu hộ Nhà nước số thuế GTGT từ

người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ. Số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp

theo phương pháp khấu trừ, không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp nên không được tính vào doanh thu tính thuế TNDN.



26



Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp

trực tiếp, do cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn,

chứng từ nên theo quy định của Luật thuế GTGT, trên hoá đơn bán hàng của cơ

sở kinh doanh không tách được thuế GTGT phải nộp. Do vậy doanh thu để tính

thu nhập chịu thuế có cả thuế GTGT (khoản thuế GTGT phải nộp tính trên tổng

doanh thu sẽ được hạch toán vào chi phí để loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế

của doanh nghiệp).

- Đối với hàng hoá và dịch vụ dùng để trao đổi biếu tặng, do doanh nghiệp

là “người bán hàng” vừa là “người mua hàng”(mua để biếu tặng) nên giá trị của

các hàng hoá dịch vụ này phải được tính vào doanh thu để tính thu nhập chịu

thuế. Tuy nhiên, do không có hoá đơn bán hàng nên hàng hoá, dịch vụ này phải

được xác định theo giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương

đưong trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng để đảm bảo đánh giá

khách quan, đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ tự dùng: doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Trong trường hợp này,về nguyên tắc cũng

phải căn cứ vào giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương

đưong trên thị trường tại thời điểm tính thuế (như trường hợp hàng hoá dùng để

trao đổi, biếu, tặng). Tuy nhiên để đơn giản cho quá trình quản lý và việc tính

thu nhập chịu thuế mà không làm ảnh hưởng đến kết quả thu nhập tính thuế (vì

cho dù tính theo chi phí hay tính theo giá bán của hàng hoá tương tự trên thị

trường thì giá đó cũng đều được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu

thuế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp), Luật thuế

TNDN đã căn cứ vào chi phí sản xuất để tính doanh thu của hàng hoá tiêu dùng

nội bộ.

Căn cứ để xác định doanh thu là hoá đơn bán hàng, trường hợp người mua

không yêu cầu hoá đơn, nhưng cơ sở kinh doanh vẫn phải lập chứng từ bán hàng

bằng cách lập bảng kê bán hàng hoá hoặc xuất một hoá đơn bán hàng nhưng liên

2 không xé khỏi cuống hoá đơn.

* Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm

chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm xuất



27



hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa

thu được tiền.

Như vậy là đối với hàng hoá bán ra nếu đã xuất hoá đơn nhưng chưa giao

hàng thì cũng được coi là đã tiêu thụ; ngược lại đã giao hàng nhưng chưa xuất

hoá đơn được coi là tiêu thụ. Quy định này không đề cập đến vấn đề thanh toán

vì đó là trách nhiệm của doanh nghiệp.

Đối với những trường hợp người mua thanh toán tiền cho người cung cấp

dịch vụ theo mức độ hoàn thành công việc thì căn cứ vào thời điểm người cung

cấp dịch vụ nhận tiền thanh toán từ phần dịch vụ đã hoàn thành hoặc thời điểm

lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

4.1.2. Các khoản chi phí hợp lí được trừ để tính thu nhập chịu thuế:

Chi phí kinh doanh hợp lý là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ

ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế có liên quan đến việc tạo

ra doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà theo quy định của luật

thuế được phép trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.

Chi phí hợp lý gồm nhiều khoản chi phí khác nhau nên công tác quản lý,

theo dõi rất phức tạp. Bao gồm các chi phí liên quan đến lao động quá khứ như

chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu (đặc điểm khoản chi này là có

hoá đơn), chi phí liên quan đến lao động sống như chi phí tiền lương, thưởng,

chi hoa hồng môi giới (đặc điểm khoản chi này là không có hoá đơn mà chỉ có

hợp đồng hoặc bảng kê chi trả) và các chi phí khác.

Như vậy, việc qui định cụ thể khoản chi nào được hạch toán vào chi phí

khoản chi nào không được hạch toán vào chi phí là cụ thể hoá 4 nguyên tắc khấu

trừ chi phí và tạo ra tính minh bạch về thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên thực tế

khoản chi trực tiếp cấu thành sản phẩm (ví dụ: khấu hao TSCĐ, nguyên vât liệu,

tiền lương...) dễ xác định, nhưng có những khoản chi mang tính gián tiếp thì khó

xác định hơn. Ví dụ chi đi nghỉ mát cho công nhân, chi thưởng cuối năm, chi

đào tạo, lợi thế kinh doanh....

Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế TNDN bao

gồm:

4.1.2.1- Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt

động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.



28



Lưu ý: Về nguyên tắc, tài sản cố định được trích khấu hao và tính vào chi

phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Tài sản cố định có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp

khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.

- Tài sản cố định được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán

của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.

Một số trường hợp đặc biệt:

a) Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại cơ sở kinh

doanh như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể

chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa

đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở tập thể cho người lao động

do cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí hợp

lý.

b) Cơ sở kinh doanh có xây dựng các công trình trên đất (bao gồm cả

đất thuê, đất đang làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang tên công ty) mà các

công trình này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đủ tiêu chuẩn là tài

sản cố định thì được trích khấu hao vào chi phí hợp lý. Các công trình trên đất

này được trích khấu hao vào chi phí hợp lý phải có đủ các điều kiện sau:

- Hoá đơn, chứng từ mua vật liệu xây dựng, thuê nhân công hoặc thanh

toán khối lượng xây lắp bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh

lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản mang tên, địa chỉ và

mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

- Công trình được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về

quản lý tài sản cố định.

Trường hợp các công trình trên đất này vừa phục vụ cho hoạt động sản

xuất kinh doanh, vừa phục vụ cho tiêu dùng thì chi phí khấu hao tài sản cố định

tính vào chi phí hợp lý sẽ được phân bổ tương ứng với diện tích sử dụng vào

hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp; Tài sản cố định điều

chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh;

Tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại

hình doanh nghiệp; Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc

lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong một cơ

sở kinh doanh được trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí hợp lý. Hồ sơ,

chứng từ hợp lý để xác định nguyên giá tài sản cố định bao gồm:

- Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp phải có: Biên bản góp vốn,

hợp đồng liên doanh, liên kết trong đó quy định các bên góp vốn bằng tài sản;

Biên bản giao nhận tài sản; Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận

vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng

định giá theo quy định của pháp luật) kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

29



- Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ

thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp

nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài

sản cố định điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ

nguồn gốc tài sản.

- Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc

giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong một cơ sở kinh

doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải xuất hoá đơn.

Đối với tài sản cố định phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử

dụng đất thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Các tài sản góp vốn và tài sản cố định điều chuyển nêu trên không phát sinh thu

nhập do đó không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

4.1.2.2- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá

thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh liên quan đến doanh thu và thu nhập

chịu thuế trong kỳ.

Lưu ý:

a) Mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử

dụng vào sản xuất, kinh doanh hợp lý do giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh

xây dựng và quyết định. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc

đầu kỳ sản xuất sản phẩm. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,

năng lượng, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện

theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Kết thúc năm cơ sở kinh doanh thực

hiện quyết toán nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá theo mức

tiêu hao thực tế, trường hợp mức tiêu hao thực tế cao hơn mức tiêu hao đã xây

dựng thì chỉ được chấp nhận tính vào chi phí theo mức tiêu hao đã xây dựng.

b) Trường hợp nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá bị tổn thất

hoặc bị hỏng không sử dụng được cho sản xuất kinh doanh, sau khi trừ các

khoản bồi thường (của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của các tổ chức

bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm), giá trị tổn thất còn lại (bao gồm cả thuế

GTGT đầu vào không được khấu trừ) được đưa vào chi phí hợp lý. Nguyên liệu,

vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá bị hỏng phải tiêu huỷ hoặc huỷ bỏ thì cơ sở kinh

doanh phải lập hội đồng tiêu huỷ; có biên bản xác định rõ giá trị thiệt hại,

nguyên nhân và trách nhiệm, số lượng, chủng loại, giá trị hàng tiêu huỷ, giá trị

thu hồi được (đối với các mặt hàng có quy định mức hao hụt được cơ quan có



30



thẩm quyền quy định thì được trừ theo định mức), giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh

doanh ký và chịu trách nhiệm.

4.1.2.3- Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động

theo quy định của Bộ luật Lao động, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất

tiền lương, tiền công.

4.1.2.4- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Đối với khoản chi phí này, cơ sở kinh doanh phải có dự án nghiên cứu

khoa học, công nghệ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

4.1.2.5- Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà sáng kiến này mang lại hiệu

quả kinh doanh.

Đối với khoản chi này, cơ sở kinh doanh phải cung cấp văn bản nêu sáng

kiến được thưởng và chứng minh hiệu quả mang lại; sáng kiến được khen

thưởng phải mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn so với trước khi áp dụng

sáng kiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.1.2.6- Chi cho y tế trong nội bộ cơ sở kinh doanh bao gồm: chi phí mua

sắm dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, chi phí khám sức khoẻ một lần trong năm

cho người lao động.

4.1.2.7- Chi phí đào tạo lao động bao gồm: chi phí đào tạo, dạy nghề cho

người lao động theo chế độ quy định.

4.1.2.8- Chi tài trợ cho giáo dục bao gồm: Tài trợ cho việc mở trường

học theo các hình thức công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục

quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng

dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh

viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở

sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục; Tài trợ cho các cuộc thi

về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi

là người học.

Khoản tài trợ cho giáo dục phải có biên bản xác nhận khoản tài trợ, có

chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của trường

học và đại điện cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp quản lý (Bộ Giáo dục

và đào tạo hoặc Sở giáo dục và đào tạo hoặc Phòng giáo dục và đào tạo) theo

mẫu số 01B/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này và Phiếu thu tiền hoặc giấy

báo Có của ngân hàng (trường hợp đơn vị nhận tài trợ không có hoá đơn).

4.1.2.9- Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ:

Chú ý:

- Đối với trường hợp thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh mà trong hợp

đồng thuê quy định bên đi thuê chịu trách nhiệm trả các chi phí điện, nước

nhưng bên đi thuê không có hợp đồng ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện,



31



nước thì bên đi thuê được lập bảng kê số chi phí thực tế tiêu thụ trên cơ sở

chứng từ thanh toán đối với người cho thuê nhà theo mẫu số 01A/TNDN ban

hành kèm theo Thông tư này.

- Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê

tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian

thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi

phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.

4.1.2.10- Các khoản chi cho lao động nữ, bao gồm:

4.1.2.11- Chi bảo hộ lao động theo số thực chi tính trên số người lao

động đang làm việc kể cả lao động theo thời vụ (nếu có). Chi mua sắm trang

phục thay cho quần áo bảo hộ lao động theo số thực chi nhưng không quá

500.000 đồng/người/năm.

4.1.2.12- Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh kể cả thuê ngoài.

4.1.2.13- Trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công

đoàn; chi phí hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh

doanh; chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và đóng góp

vào các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định.

4.1.2.14- Chi phí lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

phải trả trong kỳ của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực

tế căn cứ vào hợp đồng vay. Chi phí lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi

suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất

cho vay cùng thời điểm của tổ chức tín dụng mà cơ sở kinh doanh có quan hệ

giao dịch.

Lưu ý:

- Đối với những khoản chi trả tiền lãi vay để góp vốn pháp định, vốn điều

lệ của các doanh nghiệp đều không được tính vào chi phí hợp lý, để xác định

thu nhập chịu thuế bởi những khoản chi trả tiền lãi vay để góp vốn pháp định,

vốn điều lệ của các doanh nghiệp mang tính vốn chứ không phải là chi phí.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh có quan hệ giao dịch với nhiều tổ chức tín

dụng thì lấy mức lãi suất cho vay cao nhất của tổ chức tín dụng mà cơ sở kinh

doanh có quan hệ giao dịch.

- Chi phí lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư tài sản cố định

được tính vào nguyên giá của tài sản đầu tư. Hết giai đoạn đầu tư, tài sản cố

định đưa vào sản xuất kinh doanh thì chi phí lãi tiền vay được tính vào chi phí

sản xuất kinh doanh trong kỳ.

4.1.2.15- Trích, lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng

tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng

bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp theo hướng dẫn của Bộ Tài

chính.



32



4.1.2.16- Trích, lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi

việc cho người lao động theo chế độ hiện hành.

4.1.2.17- Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ: chi phí bảo quản, đóng gói,

vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí trưng

bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

a) Chi phí nghiên cứu thị trường bao gồm: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn,

thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên

cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và

hỗ trợ nghiên cứu thị trường.

b) Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm

thương mại bao gồm: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu

sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí

vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản

phẩm trưng bày, giới thiệu.

4.1.2.18- Chi phí quảng cáo, tiếp tân, khánh tiết, khuyến mại, chi phí giao

dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; Chi phí hỗ trợ tiếp thị,

chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán nhanh, kể cả chi bằng tiền cho

đại lý và người mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn (khoản chi này phải

căn cứ vào hợp đồng đối với khách hàng và quy chế kinh doanh của cơ sở kinh

doanh) và các loại chi phí khác theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10%

tổng số các khoản chi phí hợp lý từ khoản 1 đến khoản 17 của mục này. Đối với

hoạt động kinh doanh thương mại chi phí hợp lý để xác định mức khống chế

không bao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra.

4.1.2.19- Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt

động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)

bao gồm:

4.1.2.20- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ

cho cơ sở thường trú tại Việt Nam theo tỷ lệ giữa doanh thu của cơ sở thường

trú tại Việt Nam và tổng doanh thu chung của công ty ở nước ngoài bao gồm cả

doanh thu của cơ sở thường trú ở các nước khác.

Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ở nước ngoài là báo

cáo tài chính của công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm

toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của công ty ở nước ngoài, chi phí

quản lý của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quản lý công ty mẹ ở nước

ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện

chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không

được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở

nước ngoài phân bổ.



33



4.1.2.21- Chi phí hợp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh

xổ số kiến thiết, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc

thù khác theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

4.1.3. Các khoản chi không được tính vào chi phí để khấu trừ khỏi thu

nhập chịu thuế như:

4.1.3.1 Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng

chế độ hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của

pháp luật về lao động. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc bằng hiện vật cho

người lao động.

4.1.3.2 Tiền lương tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể,

cá nhân kinh doanh; Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng

thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh

doanh hàng hoá, dịch vụ.

4.1.3.3 Các khoản trích trước vào chi phí nhưng thực tế không chi hết như

chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây

dựng... trừ trường hợp có văn bản thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4.1.3.4 Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài

chính.

4.1.3.5 Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp.

4.1.3.6 Các khoản tiền phạt: vi phạm Luật giao thông, phạt vay nợ quá hạn,

phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các

khoản phạt khác. Đối với khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi bù trừ

giữa số thu phạt và số bị phạt nếu còn dư được đưa vào thu nhập chịu thuế;

ngược lại phải hạch toán vào thu nhập sau thuế.

4.1.3.7 Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế

như: chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội...( trừ

trường hợp có qui định của Chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh) và các

khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế.

4.1.3.8 Các khoản chi do nguồn vốn khác đài thọ: chi sự nghiệp, chi ốm

đau, thai sản, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất...

4.1.3.9 Các khoản chi phí không hợp lí khác.

4.1.4. Các khoản thu nhập chịu thuế khác



34



Ngoài khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nói trên, Luật thuế

TNDN hiện hành còn quy định các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp phải

được tính vào thu nhập tính thuế, bao gồm:

4.1.4.1. Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán.

4.1.4.2. Thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, quyền

tác giả.

4.1.4.3- Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

4.1.4.4- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lí tài sản: là thu nhập

ròng sau khi trừ đi giá trị (hoặc giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán) và

các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lí tài sản.

4.1.4.5- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

4.1.4.6- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả trậm, lãi bán hàng trả

góp, lãi thu được do người mua thanh toán chậm so với quy định tại điều khoản

thanh toán trong hợp đồng, lãi trái phiếu (trừ các loại trái phiếu được miễn thuế

theo quy định).

4.1.4.7- Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ.

4.1.4.8- Thu nhập về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ

của hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối

đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính).

4.1.4.9- Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng

tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ khó đòi và dự phòng bảo hành

sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng không sử dụng hoặc sử

dụng không hết.

4.1.4.10- Thu các khoản nợ khó đòi đã bù đắp bằng khoản dự phòng nay

đòi được.

4.1.4.11- Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

4.1.4.12- Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị

phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.

4.1.4.13- Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh,

dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện.

4.1.4.14- Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,

dịch vụ ở nước ngoài.

Lưu ý:

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động

sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập

doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của

Việt nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm

thuế thu nhập theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế

thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ

35



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×