1. Trang chủ >
  2. Chuyên ngành kinh tế >
  3. Thuế >

2 - Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.77 KB, 56 trang )


điểm chuyển nhượng vốn cộng với (+) các khoản lãi chưa chia thuộc quyền lợi

của tổ chức chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng(nếu có); trừ đi (-) các

khoản lỗ của tổ chức chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng (nếu có), trừ

(-) các khoản thu hồi vốn đã chia như nguồn vốn khấu hao tài sản cố định, các

khoản thu hồi vốn đầu tư dưới hình thức chia sản phẩm, chia doanh thu trong

các hợp đồng hợp tác kinh doanh.

+ Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến

việc chuyển nhượng, có chứng từ, hoá đơn hợp lệ. Trường hợp chi phí chuyển

nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc (hoặc bản sao) phải được

dịch ra tiếng Việt (có công chứng).

Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần

thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục

chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển

nhượng và các chi phí khác, có chứng từ chứng minh.

b. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần được xác định bằng giá trị cổ

phần bán ra trong kỳ tính thuế trừ (-) chi phí mua cổ phần trong kỳ tính thuế trừ

(-) chi phí liên quan đến mua, bán cổ phần trong kỳ tính thuế.

Cổ tức được chia sau khi doanh nghiệp cổ phần đã nộp thuế thu nhập

doanh nghiệp không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được khoản chi phí quản

lý hành chính liên quan đến thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần thì việc xác

định khoản chi phí này được xác định trên cơ sở tỷ lệ giữa thu nhập từ chuyển

nhượng cổ phần với tổng thu nhập chịu thuế như sau:

Chi phí quản lý

hành chính liên

quan đến mua, bán

cổ phần trong kỳ =

tính thuế



Thu nhập từ chuyển

nhượng cổ phần trong

kỳ tính thuế



x



Tổng thu nhập chịu

thuế trong kỳ tính thuế



Tổng chi phí

quản lý hành

chính



Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn bị lỗ thì không được bù trừ

với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác, nhưng được chuyển lỗ

không quá 5 năm.

5.2.2.2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng

vốn là 28%.

5.2.2.3. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:

Thuế thu nhập doanh

nghiệp phải nộp



=



Thu nhập

chịu thuế



x



Thuế suất thuế thu

nhập doanh nghiệp



45



Không áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và miễn

thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như các thu nhập chịu thuế thu nhập

doanh nghiệp khác đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

6- Phương pháp tính thuế TNDN

Theo quy định tại Luật thuế TNDN hiện hành thì thuế TNDN được xác

định như sau:

Thuế TNDN phải

nộp trong kỳ



=



Thu nhập chịu

thuế trong kỳ



x



Thuế suất thuế

TNDN



(Trong đó kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài

chính)

Việc xác định thuế TNDN nêu trên được áp dụng đối với những đơn vị

thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng

từ thì kê khai số thuế phải nộp dựa vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu

và thuế suất, cụ thể như sau:

a) Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn chứng

từ nhưng đã thực hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ phải

kê khai doanh thu và tính thuế hàng tháng theo công thức sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng (=) Doanh thu x Tỷ lệ (%) thu nhập

chịu thuế trên doanh thu x Thuế suất.

b) Hộ gia đình và cá nhân kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá

đơn, chứng từ, thực hiện kê khai thuế theo doanh thu do cơ quan thuế ấn định.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức:

Thuế TNDN

phải nộp



=



Doanh thu

ấn định



x



Tỷ lệ (%) thu

nhập chịu thuế



x



Thuế suất thuế

TNDN



Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục Thuế xác định tỷ lệ (%) thu nhập chịu

thuế trên doanh thu làm căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với

từng ngành nghề kinh doanh và đảm bảo sự hài hoà giữa các địa phương trong

cả nước.

7- Miễn, giảm thuế TNDN.

7.1. Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

7.1.1. Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi

đầu tư do Chính phủ ban hành theo qui định của Luật đầu tư.

7.1.2. Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt

ưu đãi đầu tư do Chính phủ ban hành theo qui định của Luật đầu tư.

7.1.3. Đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn do Chính phủ ban hành theo qui định của Luật đầu tư.



46



7.1.4. Đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ ban hành theo qui định của Luật đầu tư.

7.2 . Nguyên tắc thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

7.2.1. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với cơ sở

kinh doanh đáp ứng một trong các điều kiện được ưu đãi thuế thu nhập doanh

nghiệp hoặc cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư; Cơ sở kinh doanh di

chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền

phê duyệt; Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có dự án đầu tư lắp đặt dây chuyền

sản xuất mới.

7.2.2. Cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo

quy định và đăng ký, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.

7.2.3. Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập áp dụng

thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và miễn thuế, giảm thuế theo nhiều

trường hợp khác nhau thì cơ sở kinh doanh tự lựa chọn một trong những trường

hợp ưu đãi thuế có lợi nhất theo chế độ quy định.

7.2.4. Trong thời gian đang thực hiện miễn thuế, giảm thuế, nếu cơ sở

kinh doanh thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải theo dõi hạch

toán riêng thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh miễn thuế, giảm thuế.

Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng thì phần thu nhập của hoạt

động sản xuất kinh doanh miễn thuế, giảm thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập

chịu thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu hoạt động sản xuất

kinh doanh miễn thuế, giảm thuế so với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh

trong kỳ tính thuế.

Trường hợp trong năm quyết toán thuế, cơ sở kinh doanh có các hoạt

động sản xuất, kinh doanh vừa có hoạt động lãi, vừa có hoạt động lỗ (trừ hoạt

động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất,

chuyển nhượng vốn) thì:

- Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi thuộc đối tượng miễn thuế,

giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thì cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn:

+ Hạch toán riêng lãi của hoạt động ưu đãi để thực hiện miễn thuế, giảm

thuế theo quy định, hoạt động lỗ được chuyển lỗ theo chế độ quy định;

+ Lấy lãi của hoạt động ưu đãi để bù lỗ, nếu còn lãi thì ưu đãi, nếu còn lỗ

thì chuyển lỗ;

- Ngược lại hoạt động kinh doanh miễn thuế, giảm thuế bị lỗ thì bù lỗ từ

hoạt động kinh doanh có lãi.

Sau khi bù trừ, phần thu nhập còn lại áp dụng thuế suất thuế thu nhập

doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động kinh doanh có thu nhập.

7.2.5. Cơ sở kinh doanh đang trong thời gian hưởng ưu đãi về thuế thu

nhập doanh nghiệp mà có sự thay đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở

hữu, sáp nhập thêm cơ sở kinh doanh khác vào theo quy định của pháp luật thì



47



tiếp tục hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoảng thời gian ưu

đãi còn lại, nếu vẫn đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư.

7.2.6. Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với Kỳ tính thuế. Thời

điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ Kỳ tính thuế

đầu tiên cơ sở kinh doanh bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các Kỳ

tính thuế trước chuyển sang). Trường hợp, Kỳ tính thuế đầu tiên cơ sở kinh

doanh có thu nhập chịu thuế, nhưng thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh

hàng hoá, dịch vụ chưa đến 12 (mười hai) tháng thì cơ sở kinh doanh có quyền

đăng ký với cơ quan thuế tính thời gian miễn thuế, giảm thuế ngay Kỳ tính thuế

đầu tiên đó hoặc tính từ Kỳ tính thuế tiếp theo.

7.3.Thuế suất thuế TNDN ưu đãi và thời hạn áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu

đãi:

7.3.1. Mức thuế suất 20% áp dụng trong thời gian 10 năm, kể từ khi bắt

đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:

a) Hợp tác xã thành lập tại địa bàn không thuộc Danh mục địa bàn có điều

kiện kinh tế - xã hội khó khăn và không thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh

vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư;

c) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn

thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

7.3.2. Mức thuế suất 15% áp dụng trong thời gian 12 năm, kể từ khi bắt

đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:

a) Hợp tác xã thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện

kinh tế - xã hội khó khăn;

b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh

vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh

mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

7.3.3. Mức thuế suất 10% áp dụng trong thời gian 15 năm, kể từ khi bắt

đầu đi vào hoạt động kinh doanh đối với:

a) Hợp tác xã thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh

vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

c) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn

thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

d) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh

vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh

mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.



48



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×