Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.22 KB, 64 trang )
II. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
• Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được
hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai –
Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố
Hồ Chí Minh Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc
và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.
• Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng
70km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ giáp tỉnh Đồng
Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp
tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu ở phía Đông.
• Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó:
vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và
vùng chuyển tiếp 29.880 ha.
• Đây là khu rừng ngập mặn với một quần
thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi
bật là đàn khỉ đuôi dài (Macaca
fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò.
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
• Hợp lưu của sông Lò Rèn và sông Vàm
Sát trong rừng Cần Giờ, nhìn phía xa
hướng Đông có thể thấy Núi Lớn của tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu
• Trước chiến tranh, Cần Giờ thuộc tỉnh
Đồng Nai, và nơi đây đã là khu rừng
ngập mặn với quần thể động thực vật
phong phú. Nhưng trong chiến tranh
bom đạn và chất độc hóa học đã làm nơi
đây trở thành “vùng đất chết”.
• Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về
thành phố Hồ Chí Minh, và năm 1979
UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động
chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành
lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần
Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ
khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn[3]
Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn
héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta
rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được
khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại
rừng khác.
RNM Cần Giờ bị phá hủy
trong chiến tranh
RNM Cần Giờ phục hồi
ĐA DẠNG SINH HỌC HST CẦN GIỜ
1.Đa dạng thực vật
• Nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng,
mấm trắng, các quần hợp đước đôi bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v…
và các loại nước lợ như bần chua, ô rô,
dừa lá, ráng, v.v… Thảm cỏ biển với các
loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp.,
và Thalassia sp.; đất canh tác nông
nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu,
dừa, các loại cây ăn quả.