Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.75 KB, 36 trang )
Đáp số: a) β = 290
b) H = 50%
Bài 4: (Bài 26.11 Sách giải toán vật lý 10 tập 2)
Súng liên thanh được tì lên vai và bắn với tốc độ 600 viên đạn/phút, mỗi viên đạn có khối
lượng 20g và vận tốc khi rời nòng là 800 m/s. Tính lực trung bình do súng nén lên vai
người bắn.
Đáp số: 160N
Bài 5: (Bài 33.28 Sách giải toán vật lý 10- tập 2)
Một viên đạn khối lượng m bay theo phương ngang với vận tố v1 và đâm xuyên qua một
quả cầu khối lượng M đặt trên sàn nhẵn. Sau khi xuyên qua M, m chuyển động theo
chiều cũ với vận tốc v2. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình trên.
m 2 ( v 2 − v1 )
1
+ m ( v 2 + v1 )
( v2 − v1 )
Đáp số: Q =
2
M
Bài toán va chạm - Trần Quang Hiệu - Vũ Thị Hảo
28
Bài toán va chạm - Trần Quang Hiệu - Vũ Thị Hảo
29
II. Bài toán ngịch: Cho cơ hệ và các xung lực va chạm ngoài cùng với hệ số
khôi phục và các yếu tố động học trước va chạm của cơ hệ. Tìm các
yếu tố động học của cơ hệ sau va chạm.
1. Bài tập ví dụ
Bài 1: Một viên bi khối lượng m bắn ngang vào cạnh huyền BC của một cái nêm khối
lượng M đang nằm yên trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang như hình vẽ. Biết rằng sau va
chạm nêm sẽ chuyển động trên mặt phẳng ngang, còn bi sẽ nẩy thẳng đứng lên với độ cao
tối đa là h = 2m. Coi va chạm giữa bi và nêm là đàn hồi. Tính vận tốc chuyển động của
nêm, biết
M
= 10
m
Giải
Theo phương ngang, hệ “bi + nêm” coi như không có ngoại lực nên động lượng được bảo
toàn theo phương này, do đó:
mV1 = MV ,
⇒ V1 =
M ,
V
m
Với độ cao là h, vận tốc bi sau va chạm: V1,2 = 2gh
Vì va chạm đàn hồi nên động năng của hệ “bi + nêm” được bảo toàn:
1
1
1
mV12 = mV1,2 + MV,2
2
2
2
2
,2
,2
mV1 = mV1 + MV
từ các phương trình trên ta có:
2
m
m V , ÷ = m ( 2gh ) + MV ,2
M
m
M
⇒ V,2 − 1÷ = 2 gh
M
m
m
2 gh
4
V ,2 = M
=
M
−1 9
m
2
V, = m / s
3
Chú ý: Đây là bài toán va chạm giữa một vật nhẹ với một vật có quán tính lớn nên cần
chú ý đến phương chiều của động lượng sau va chạm. Trong trường bài toán này thì theo
phương ngang động lượng của hệ được bảo toàn nên áp dụng định luật bảo toàn động
lượng theo phương ngang cho hệ. Và chú ý rằng Đây là va chạm đàn hồi nên có thể áp
dụng bảo toàn động năng cho cơ hệ.
Bài 2: Một con lắc thử đạn là một dụng cụ dùng để đo tốc độ của các viên đạn, trước khi
sáng chế ra các loại dụng cụ điện tử để đo thời gian. Dụng cụ gồm có một khối lượng lớn,
bằng gỗ, khối lượng M = 5,4 kg, treo bằng hai dây dài. Một viên đạn, khối lượng m =
9,5g được bắn vào khúc gỗ, và nhanh chóng đứng yên trong đó. Khúc gỗ + viên đạn sau
Bài toán va chạm - Trần Quang Hiệu - Vũ Thị Hảo
30
đó đung đưa đi lên, khối tâm của chúng lên cao, theo phương thẳng đứng, được h = 6,5cm
trước khi con lắc tạm thời dừng lại ở đầu cung tròn của quỹ đạo nó
a) tốc độ của viên đạn ngay trước khi va chạm là bao nhiêu?
b) Động năng ban đầu của viên đạn là bao nhiêu? Bao nhiêu năng lượng ấy còn lại dưới
dạng cơ năng của con lắc?
Giải:
a) Ngay sau khi va chạm, hệ khúc gỗ + viên đạn có tốc độ V. Áp dụng sự bảo toàn động
lượng vào va chạm, ta được:
mv = (M + m)V
Vì viên đạn và khúc gỗ dính vào nhau, nên va chạm là hoàn toàn không đàn hồi và động
năng không được bảo toàn trong va chạm. Tuy nhiên, sau va chạm cơ năng lại được bảo
toàn, vì khi đó, không lực nào có tác dụng làm tiêu hao năng lượng. Do đó, động năng của
hệ khi khúc gỗ ở điểm thấp nhất trên cung của nó phải bằng thế năng cả hệ khi khúc gỗ ở
điểm thấp nhất:
1
( M + m ) V 2 = ( M + m ) gh
2
Khử V giữa hai phương trình này ta được:
v=
M+m
5, 4 + 0, 0095
2gh =
÷ 2.9,8.0, 063 = 630m / s
m
0, 0095
Con lắc thử đạn là một loại “biến thể”, nó biến đổi tốc độ cao của một vật nhẹ (viên đạn)
thành tốc độ thấp và do đó, dễ đo hơn.
b) Động năng của viên đạn là:
Kđ =
1
1
mv 2 = ÷0, 0095.6302 = 1900J
2
2
Cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó khi khúc gỗ ở điểm cao nhất hay là:
E = (M + m)gh = (5,4 + 0,0095).9,8.0,0093 = 3,3 J
Như vậy chỉ có 3,3/ 1900 hay là 0,2% động năng ban đầu của viên đạn được chuyển
thành cơ năng của con lắc. Chỗ còn lại được chuyển thành nhiệt năng của khúc gỗ và viên
đạn, hoặc đã tiêu hao để làm đứt các thớ gỗ, khi viên đạn khoan vào khúc gỗ.
Chú ý: Đây là bài toán va chạm giữa hai vật. Trong trường hợp này là va chạm mềm, ta
áp dụng định luật bảo toàn động lượng, trong đó cần chú ý rằng sau va chạm hai vật có
cùng vận tốc (hai vật dính vào nhau) nên trong trường hợp này không áp dụng được bảo
toàn động năng. Một phần động năng đã biến thành nội năng (nhiệt và biến dạng)
2. Bài tập áp dụng
Bài 1: (26.16 sách giải toán vật lý 10- tập 2)
Xe chở cát khối lượng m1 = 390 kg chuyển động theo phương ngang với vận tốc v1 = 8
m/s. Hòn đá khối lượng m2 = 10kg bay đến cắm vào cát. Tìm vận tốc của xe khi hòn đá
rơi vào cát trong hai trường hợp:
a) Hòn đá bay ngang, ngược chiều xe với vận tốc v2 = 12 m/s.
b) Hòn đá rơi thẳng đứng
Đáp số: a) 7,5 m/s
b) 7,8 m/s
Bài toán va chạm - Trần Quang Hiệu - Vũ Thị Hảo
31