Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.43 KB, 72 trang )
41
1.1.1.2.Tìm kiếm thông tin có sẵn
Không có nguyên tắc nào hoàn toàn đúng trong tìm kiếm thông tin có sẵn, vì vậy ngời ta
đa ra những chỉ dẫn chung dựa trên hai câu hỏi là:
Những thông tin nào là cần thiết cho vấn đề nghiên cứu
Ai quan tâm đến các thông tin tơng tự hoặc ai đang làm công việc liên quan đến
thông tin này.
Ngoài ra, để có nguồn thông tin có sẵn có thể trao đổi với đồng nghiệp, bạn bè , nói
chuyện với bệnh nhân, phỏng vấn nhân viên cơ quan bộ phận quản lý, lu trữ hồ sơ. Việc tìm
kiếm và sử dụng một cách khôn ngoan các thông tin sẵn có giúp cho nhà nghiên cứu định hớng, khởi đầu cho việc thu thập thông tin khác cũng nh có thể rút ngắn hoặc đơn giản đi
một bớc các thông tin phải điều tra lại.
Ưu điểm của việc sử dụng thông tin có sẵn là việc thu thập không tốn kém. Tuy nhiên
đôi khi gặp phải các khó khăn trong việc tiếp cận tới các báo cáo hay sổ sách ghi chép cần
thiết và các thông tin này không phải lúc nào cũng đợc chọn vẹn và chính xác ở mức cần
thiết. Hạn chế khác của việc thu thập số liệu từ các thông tin có sẵn là đôi khi các thông tin
này bị lỗi thời, chẳng hạn nh các số liệu của điều tra dân số học. Đồng thời, các định nghĩa,
các phơng pháo ghi chép số liệu có thể khác nhau giữa các cơ sở y tế khác nhau và có thể
thay đổi theo thời gian. Vì vậy, nhà nghiên cứu nên kiểm tra những nguồn sai số hay lỗi có
thể có này trong khi sử dụng các số liệu có sẵn.
1.1.2. Quan sát
1.1.2.1. Khái niệm:
Quan sát là kỹ thuật đo lờng, ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, mô tả những đặc điểm bình thờng hay bất thờng của sự vật, hiện tợng, hành vi thực tế của đối tợng trong hoàn cảnh tự
nhiên của nó.
Tuỳ theo vai trò ngời quan sát, ngời ta chia làm 2 loại là: Quan sát trực tiếp ( khi ngời
quan sát đứng ngoài cuộc) và quan sát tham gia ( khi ngời quan sát tham gia nh ngời trong
cuộc).
1.1.2.2. Quan sát trực tiếp: Đợc áp dụng trong các trờng hợp sau:
Phát hiện thông tin về:
- Sinh thái, mùa màng, sử dụng đất, thông tin đợc trình bày trên bản đồ, sơ đồ, đánh dấu
bản đồ.
- Cơ sở hạ tầng: đờng giao thông, nhà ở , cung cấp nớc....
- Cách thức chăm sóc trẻ em , ngời ốm, nuôi dỡng
- Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và dịch vụ công cộng
Ngoài ra phối hợp với các kỹ thuật khác nh phỏng vấn sâu trong đánh giá thái độ, phản
ứng, thực hành qua thông tin quan sát đợc với lời nói của đối tợng.
1.1.2.3.
Quan sát tham gia:
42
Ngời nghiên cứu tham gia hoạt động, sống tại cộng đồng, qua đó quan sát với mục đích
hiểu và thích nghi sự hiểu biết, quan niệm, thái độ của cộng đồng bằng việc chia sẻ kinh
nghiệm hàng ngày. Khi đó ngời nghiên cứu cố gắng trở thành ngời của cộng đồng.
- Phơng pháp quan sát tham gia phù hợp trong việc thu thập thông tin về: xem xét mối quan
hệ xã hội, các hoàn cảnh xã hội, các mối quan hệ, các quá trình, các sự kiện xảy ra trong
cộng đồng.
1.1.2.4.u nhợc điểm của phơng pháp quan sát
u điểm:
o Rẻ tiền, nhanh chóng thu đợc kết quả
o Cho thông tin thật trong hoàn cảnh tự nhiên để hỗ trợ đối chiếu
o Với thu thập từ kỹ thuật khác
Nhợc điểm
o Dễ bị ngộ nhận, thiếu khách quan nếu đối tợng không đại diện,
o Khi quan sát mô tả mẫu để suy luận cộng đồng.
o Sự có mặt ngời quan sát ảnh hởng tới kết quả
Yêu cầu ngời quan sát: Cần có trình độ nhất định về lĩnh vực quan sát, địa điểm, ngôn
ngữ địa phơng. Có khả năng tiếp cận hoà nhập với cộng đồng.
1.1.3. Phỏng vấn sâu
1.1.3.1. Khái niệm
Phỏng vấn sâu là một hình thức thảo luận chi tiết, mặt đối mặt với một ngời đợc lựa chọn
đại diện cho một bộ phận của cộng đồng. Phỏng vấn sâu thờng không theo quy định và ít
bị ràng buộc hơn so với phỏng vấn trong các cuộc điều tra phiếu in có sẵn. Tuy nhiên cần có
những câu hỏi sơ bộ hay liệt kê nội dung phỏng vấn để đảm bảo không bỏ sót, không lạc đề
khi phỏng vấn.
1.1.3.2. Chuẩn bị
Cần xác định phỏng vấn ai? Chủ đề gì? Đối tợng phỏng vấn và số lợng ngời đợc phỏng
vấn dựa trên 3 yếu tố sau:
o Tiêu chuẩn ngời đợc phỏng vấn.
o Kinh phí.
o Vấn đề cần nghiên cứu.
Tất cả những đối tợng phỏng vấn cần phải có khả năng và họ thực lòng mong muốn
tham gia thảo luận cởi mở trong một thời gian tơng đối dài, nhng đồng thời phải bảo
đảm ngời đó là đại diện cho một bộ phận nào đó của cộng đồng.
Chọn địa điểm: Các địa điểm phỏng vấn thoả mái, ở thời điểm thích hợp, yên tĩnh không
bị ảnh hởng xung quanh. Đôi khi phỏng vấn tại nhà là thích hợp nhng nó có thể bị ảnh
hởng, ví dụ: bởi trẻ em, vô tuyến. Nếu không tiến hành phỏng vấn tại nhà có thể tiến
hành phỏng vấn tại một quán cà phê yên tĩnh nào đó. Các cuộc phỏng vấn sâu tốt nhất
đợc ghi âm lại, nhng nếu không có điều kiện thì ghi vào giấy.
1.1.3.3. Những chỉ dẫn khi phỏng vấn sâu.
43
Tự giới thiệu và giải thích mục đích của cuộc phỏng vấn.
Tiến hành phỏng vấn, tìm hiểu thông tin dựa vào bộ câu hỏi hớng dẫn phỏng vấn hay
bảng kiểm Những chỉ dẫn này có thể là đơn giản, theo trình tự mà bạn muốn phỏng vấn
theo các chủ đề. Việc liệt kê tốt các chủ đề thảo luận sẽ bảo đảm rằng các vấn đề cơ
bản sẽ đợc thảo luận mà không bị bỏ sót.
Cám ơn ngời đợc phỏng vấn và thông báo rằng bạn sẽ gửi cho ngời đó bản kết quả tóm
tắt sau này và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của ngời đó.
Cần phải nhớ: phỏng vấn sâu là sự trao đổi hai chiều vì vậy cần:
Dần dần tạo đợc mối quan hệ tốt với ngời đợc phỏng vấn
Các vấn đề, câu hỏi nên đợc sắp xếp theo trình tự hợp lý.
Cần phải tránh cách phỏng vấn mà một ngời hỏi và ngời kia trả lời.
- Phải kiên
nhẫn lắng nghe và khuyến khích ngời đợc phỏng vấn trình bày quan điểm, nỗi lo lắng và
quan tâm của chính họ. Vì vậy sẵn sàng rút lui khi có miễn cỡng hay biểu hiện khó chịu
của ngời đợc phỏng vấn.
Không bao giờ đợc áp đặt quan điểm riêng của mình.
Nên đồng cảm, khuyến khích và động viên đối tợng. Đồng thời cần linh hoạt, khai thác,
kiểm tra thông tin và ý nghĩa của nó. Ví dụ: Anh/chị nghĩ là.......anh/chị có chắc là.......,
tôi cha hiểu rõ điều anh/chị vừa nói xin nhắc lại, cám ơn...
Trong bản chỉ dẫn các chủ đề thảo luận cần phải làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan
nhất với sức khỏe. Những vấn đề đó có thể bao gồm tiền sử nghề nghiệp trớc khi về hu,
luyện tập thể thao, chất lợng các dịch vụ xã hội, gặp gỡ các nhân viên y tế, chất lợng của
các dịch vụ y tế, môi trờng sống ở địa phơng, thời gian sống trong vùng, các mối quan
hệ xã hội và gia đình.
Giữ bí mật:
o Cuộc phỏng vấn dùng băng ghi âm phải đợc sự đồng ý của ngời đợc phỏng vấn.
Ngời phỏng vấn phải ký vào một tờ giấy cam đoan rằng tất cả các thông tin này
sẽ đợc giữ bí mật và đa cho ngời đợc phỏng vấn.
o Đối với cuộc phỏng vấn dùng băng ghi âm đều phải có một nơi yên tĩnh để tránh
tạp âm. Cần phải nhớ một việc đơn giản nhng rất dễ quên là: kiểm tra máy ghi
âm trớc khi phỏng vấn. Phải đảm bảo rằng máy ghi âm và đặc biệt là micrô hoạt
động tốt, có pin và băng dự trữ (và kiểm tra lại xem có băng trong máy ghi âm
không?). Máy ghi âm với bộ phận đếm bằng số sẽ giúp bạn xác định vị trí của
băng.
Ai sẽ là ngời phỏng vấn:
o Một điều rất quan trọng là ngời nghiên cứu (hay thành viên của nhóm nghiên
cứu) sẽ tiến hành các cuộc phỏng vấn. Không để cho ngời bên ngoài đề án tham
gia tiến hành phỏng vấn định tính. Sự bất đồng về ngôn ngữ là lý do duy nhất
cản trở việc tiến hành phỏng vấn. Trong trờng hợp đó, bạn phải đề nghị một ngời
phiên dịch tiến hành cuộc phỏng vấn thay cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải có
mặt trong cuộc phỏng vấn để giám sát và ghi chép.
Trong thời gian tiến hành phỏng vấn, hãy dành thời gian để tiếp xúc và tìm hiểu cộng
đồng để hiểu đợc các đặc trng khác nhau trong cộng đồng. Sự hiểu biết này sẽ tạo đợc
sự tín nhiệm hơn của ngời đợc phỏng vấn đối với nghiên cứu và nhà nghiên cứu.
1.1.3.4. Những hạn chế của phỏng vấn sâu:
- Mất nhiều thời gian. Đối với mỗi cuộc phỏng vấn bạn phải cần 2-4 giờ để thảo luận tất cả
các chủ đề đã đợc đặt ra.
44
- Khó tìm đợc ngời phỏng vấn có hiểu biết tốt về cộng đồng và sẵn sàng tham gia phỏng
vấn.
- Những ngời đợc phỏng vấn có thể cung cấp rất nhiều thông tin trong một thời gian ngắn.
Nhng việc xếp loại và phân tích các thông tin đó không phải là dễ dàng, nhất là khi chủ đề
rộng.
- Tuy nhiên phỏng vấn sâu, đặc biệt khi kết hợp với quan sát thực địa sẽ mang lại thông tin
có giá trị và tin cậy.
1.1.4. Thảo luận nhóm
1.1.4.1. Khái niệm
Thảo luận nhóm là một kỹ thuật thu thập thông tin định tính. Thảo luận một chủ đề nhất
định để tìm hiểu bản chất của vấn đề quan tâm nghiên cứu. Trả lời câu hỏi: tại sao? nh thế
nào?
Thảo luận nhóm áp dụng trong trờng hợp muốn thu thập thông tin của một nhóm đại diện
về chủ đề nhất định
1.1.4.2. Các bớc của thảo luận nhóm
- Chuẩn bị vấn đề thảo luận.
Chủ đề thảo luận phải đợc nhóm nghiên cứu chuẩn bị trớc, viết thành bản lợc đồ thảo
luận giống nh giáo án mà ngời thầy giáo chuẩn bị trớc khi lên lớp giảng bài. Lợc đồ thảo
luận là một bản nêu những vấn đề chính thuộc chủ đề đó cần đợc thảo luận; cho mỗi vấn
đề, phải đa ra mục tiêu cần đạt đợc và các câu hỏi để đạt đợc mục tiêu đó.
Chuẩn bị lợc đồ thảo luận càng kỹ càng tốt, nhng cũng đừng nên cố gắng đề cập đến tất
cả mọi vấn đề mà chủ đề đó có thể bao hàm. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm của các
thành viên trong nhóm nghiên cứu. Một nhà nghiên cứu giỏi là ngời có đợc kỹ năng và tính
mềm dẻo điều khiển cuộc thảo luận nhóm đi hết đợc các mục tiêu đề ra cho chủ đề đó, nhng
vẫn cho phép cuộc thảo luận diễn biến theo nh tự nhiên, khách quan và thảo luận viên đợc
tự do nêu ra và bàn luận ý kiến của mình. Dới đây là gợi ý những bớc cần theo khi chuẩn bị
lợc đồ thảo luận:
Nhóm nghiên cứu tiến hành thảo luận thống nhất các mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Hớng dẫn viên tóm tắt lại về các kết quả nghiên cứu trớc đó, những vấn đề quan trọng,
các giả thiết và các ý kiến tồn tại quanh chủ đề đó.
Tập hợp thông tin có đợc về đặc điểm cơ bản của những đối tợng tham gia thảo luận
(giúp hớng dẫn viên lợng giá đợc các ý kiến của họ trong khi thảo luận).
Liệt kê các vấn đề, đi từ tổng quan đến cụ thể.
Chuẩn bị các câu hỏi dẫn cho từng vấn đề chính. Các câu hỏi này sẽ đợc sử dụng đến
một khi tiến trình tự nhiên của cuộc thảo luận không tự dẫn đến vấn đề đó.
Chuẩn bị các câu hỏi khai phá ý, phụ thuộc vào câu trả lời của thảo luận viên.
Chuẩn bị các ý dẫn cho phần giới thiệu, phần chuyển từ vấn đề này sang vấn đế khác,
hoặc để tạo không khí sôi động cho cuộc thảo luận.
- Thành phần thảo luận nhóm bao gồm :
Thảo luận viên.
Hớng dẫn viên.
45
Quan sát viên.
* Vai trò của quan sát viên.
- Lắng nghe cẩn thận những gì đợc phát biểu. Tránh không bỏ sót nghĩa bóng của các ý
kiến.
- Quan sát các đối tợng trong khi thảo luận; các động tác, cử chỉ, nét mặt... đôi khi có ý
nghĩa hơn cả lời nói.
- Ghi lại những ấn tợng chính để thảo luận ở bớc tóm tắt kết quả.
- Quan sát viên đôi khi có thể hỏi thêm câu hỏi dẫn trong khi thảo luận hoặc đặt ra câu
hỏi mới vào lúc kết thúc thảo luận.
* Hớng dẫn viên.
Hớng dẫn viên đóng vai trò quyết định cho sự thành công của cuộc thảo luận, do vậy
việc chọn hớng dẫn viên phải căn cứ vào: các đặc trng cá nhân, cách ứng xử trong điều phối
công việc và trình độ, kinh nghiệm vốn có. Lu ý:
- Hớng dẫn viên không phải là một giáo viên.
- Không phải là một vị quan tòa.
- Không đánh giá thấp các đối tợng tham gia thảo luận.
- Không tỏ tái độ đồng ý mà cũng không tỏ thái độ không đồng ý với những gì đợc nêu
ra trong cuộc thảo luận.
- Không áp đặt hoặc buộc ngời khác nói theo ý mình.
- Số cuộc thảo luận nhóm cần thực hiện.
Câu trả lời này liên quan chặt chẽ đến các giả thiết đợc đa ra trong chủ đề nghiên cứu đó.
Điều này phụ thuộc vào mức độ nắm bắt vấn đề và trình độ của nghiên cứu viên. Sau đây là
một số gợi ý:
. Với mỗi biến nghiên cứu, cần thực hiện tối thiểu là trên 2 nhómđợc xem là có khác nhau
đáng kể về thái độ và cách ứng xử.
. Số nhóm đợc xem là đủ khi nghiên cứu viên nhận thấy thông tin thu đợc không có gì mới
nữa.
- Số lợng và tiêu chuẩn chọn đối tợng tham gia vào nhóm.
Nhìn chung thảo luận nhóm đợc thực hiện trong các tập hợp đối tợng tơng đối đồng nhất,
xét về một đặc trng nào đó nh tầng lớp xã hội, tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, trình độ tinh
thông tay nghề, tình trạng hôn nhân, các đặc trng về văn hóa... Số lợng thờng từ 5-7 ngời
mỗi nhóm, không bao giờ quá 10.
- Chuẩn bị địa điểm tiến hành thảo luận.
Địa điểm tiến hành thảo luận nhóm tối thiểu cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Giảm tối đa các yếu tố ảnh hởng xung quanh nh: ngời ngoài cuộc có thể quan sát hoặc
nghe đợc ý kiến thảo luận, quá nhiều tiếng ồn làm thảo luận viên mất tập trung...
Không trở ngại về đi lại.
Đủ chỗ ngồi.
Hớng dẫn viên dễ quan sát
1.1.4.3. Tiến hành thảo luận nhóm.
- Giới thiệu.
46
Bao gồm:
Tạo cho các thành viên làm quen với nhau bằng cách giới thiệu tên và có thể kèm thêm
một vài chi tiết liên quan khác.
Giải thích lý do tại sao họ lại đợc ngồi với nhau ở đây.
Nêu quy tắc làm việc nhóm:
- Mỗi ý kiến nêu ra đều đợc chấp nhận, không phân biệt
đúng hay sai.
- Ngời điều khiển chỉ đóng vai trò trung gian điều phối.
- Mỗi thảo luận viên đều đợc mời phát biểu, có sự tôn trọng lẫn
nhau và tránh ngắt lời .
Bớc này đợc coi là thành công nếu nh mỗi đối tợng đều cảm thấy tự do thoải mái, không
khí cởi mở bao trùm trớc khi thảo luận.
- Tiến hànhThảo luận
o Nội dung thảo luận sẽ đợc chuyển dần từ mức độ tổng quan dẫn đến cụ thể.
o Mục đích bớc này đạt đợc sự hiểu thấu đáo về các vấn đề đặt ra cho chủ đề đó,
thăm dò cặn kẽ bản chất, thái độ liên quan với cách ứng xử của các đối tợng,
quan sát để nắm bắt đợc cảm xúc của các đối tợng liên quan đến chủ đề đang
xét. Hoàn toàn không hàm ý định lợng hoặc xác định bất kỳ một ớc lợng cho
riêng vấn đề nào.
o Để thảo luận thành công, bớc này đòi hỏi ngời hớng dẫn viên cần có kỹ năng cơ
bản sau:
Gợi mở sâu để làm sáng tỏ ý kiến của các đối tợng.
Điều hòa nhịp nhàng đúng lúc, đa cuộc thảo luận bám sát mục tiêu.
Dẫn kết thông tin từ phần trớc sang phần sau.
Mềm dẻo, điều hòa mâu thuẫn.
1.1.4.4. Tóm tắt kết luận.
Phần này bao gồm việc tóm tắt lại những ý kiến đã thống nhất, nêu rõ những ý kiến còn
cha thống nhất, chỉ ra những bất đồng tồn tại cần làm sáng tỏ sau này.
Mục đích bớc này giúp cho cả hớng dẫn viên, quan sát viên và các thảo luận viên hiểu
những gì đã xảy ra trong thảo luận nhóm. Đây cũng là thời gian cho phép thảo luận viên
xem lại ý kiến của mình và họ có thể thay đổi hoặc làm sáng tỏ hơn nữa nếu thấy cần,
và cũng cho phép hớng dẫn viên kiểm tra tính chính xác và mức độ phù hợp của các kết
luận và giả thiết mà anh/chị ta đa ra.
- Thời gian tối đa cuộc thảo luận không quá 120 phút
1.1.5. Các kỹ thuật thu thập thông tin khác
1.1.5.1.
Vẽ bản đồ có sự tham gia của cộng đồng
a. Mục đích
Lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng
Tạo cơ hội để ngời dân tham gia thảo luận, đa ra những ý kiến và kinh nghiệm giải
quyết các vấn đề của chính cộng đồng
47
Thờng đợc áp dụng là điểm khởi đầu của các hoạt động khác trong quá trình nghiên
cứu có sự hợp tác của ngời dân
Tạo sức mạnh và niềm tin cho ngời dân khi bàn bạc, thảo luận về chính cộng đồng
của mình
b. Các chủ đề thờng sử dụng trong vẽ bản đồ:
- Phân bố địa lý, dân c
- Phân bố xã hội (giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo).
- Các nguồn lực trong cộng đồng
- Phân bố hộ gia đình
- Nguồn bệnh tật
- Những yếu tố ảnh hởng tới sức khỏe
- Nguồn nớc
- Đất đai
c. Các bớc cơ bản trong vẽ bản đồ:
- Số ngời tham gia 10-15 ngời.
- Dụng cụ, phơng tiện: đơn giản, dễ kiếm, dễ làm.
Ví dụ: Vẽ trên tờng, sân, đất bằng bút, que, gạch đá, hạt, quả...
- Tạo đợc điều kiện để mọi ngời tham gia, góp ý kiến.
- Luôn đặt câu hỏi tại sao lại làm nh vậy để tìm thông tin sát thực.
- Thảo luận cùng ngời dân về bản đồ cộng đồng 5 năm, 10 năm trớc đây cũng nh
quan niệm, cách nhìn nhận của họ về cộng đồng trong 5 năm, 10 năm tới.
- Sau khi hoàn thành nên sao, chép lại, chụp lại và để lại bản đồ này cho cộng đồng.
1.1.5.2.
Biểu đồ thời gian.
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu những thay đổi của cộng đồng theo thời gian và nguyên nhân của thay đổi đó.
- Nhận thức của ngời dân về những thay đổi nói trên
- Tạo điều kiện, cơ hội để ngời dân bàn bạc thảo luận
b. áp dụng kỹ thuật này vào các vấn đề.
- Chủ đề sản xuất nông nghiệp: canh tác, chăn nuôi.
- Giá cả ( hàng hóa, thuốc, dịch vụ chữa bệnh...)
- Các chủ đề liên quan đến sức khỏe: tỷ lệ chết, mắc, dịch bệnh, chất lợng dịch vụ y tế...
c. Các bớc tiến hành
- Số ngời tham gia: 5-7 ngời
- Chọn địa điểm, thời gian thích hợp.
- Chọn chủ đề sẵn cho cuộc thảo luận
- Công cụ: phấn bảng, giấy bút, hạt cây, que... để biểu thị các chỉ số đánh giá theo thời gian.
- Có thể đa ra một vài chủ đề liên quan với nhau trên cùng một biểu đồ thời gian.
Ví dụ: đờng biểu diễn mô hình bệnh sởi và chất lợng hoạt động y tế, số trẻ đợc tiêm vacxin
sởi.
48
- Hớng dẫn viên lắng nghe, gợi ý, không áp đặt hoặc tham gia quá sâu vào quá trình thảo
luận
1.1.5.3. Phân loại giàu nghèo có tham gia cộng đồng
a. Khái niệm
. Đói nghèo là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật, xóa đói giảm nghèo là
giải pháp nâng cao đời sống ngăn ngừa bệnh tật.
. Gia đình này hay gia đình khác đợc xếp loại là hộ đói nghèo hay giàu có đều mang
tính tơng đối, phụ thuộc vào nhận thức quan niệm mà cộng đồng họ đang sinh sống.
Chỉ có ngời sống trong cộng đồng là hiểu họ hơn bất cứ ai.
b. Mục đích
Kỹ thuật phân loại giàu nghèo đợc áp dụng để phân loại, và tìm hiểu sự phân bố các
hộ giàu, nghèo và nguyên nhân, giải pháp xóa đói giảm nghèo ở một cộng đồng nhất định.
c. Các bớc tiến hành
- Lập đợc danh sách số hộ trong cộng đồng
- Nhóm phân loại gồm 5- 6 ngời là những ngời nắm vững cộng đồng, có thể là nhóm
hỗn hợp.
- Thống nhất tiêu chuẩn giàu nghèo theo cộng đồng, tiến hành phân loại, cân nhắc,
sắp xếp các hộ này trên bản đồ theo đúng vị trí gia đình họ... Sau đó thảo luận các
yếu tố ảnh hởng đến tình trạng trên.
- Có thể kiểm tra thông tin bằng nói chuyện với ngời khác tại địa điểm khác nhau,
hoặc quan sát trong khi điều tra hộ gia đình.
- Tránh gây ấn tợng là một cuộc điều tra kinh tế, tránh tạo sự mong đợi về sự viện
trợ cấp trên nớc ngoài
- Kết quả phân loại giàu nghèo ở cộng đồng này không dùng so sánh với cộng đồng
khác (do không cùng tiêu chuẩn phân loại).
1.2. Định lợng
1.2.1. Điều tra chọn mẫu theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn
1.2.1.1.
Các loại câu hỏi
a. Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi vừa đặt câu hỏi vừa đa ra một danh sách các câu trả lời có
thể xẩy ra để ngời trả lời tự chọn.
Ví dụ: Loại câu hỏi có một cách trả lời:
. Hai tuần trớc đây anh/ chị có bị sốt không?
1. Có
. Ai đỡ đẻ cho cháu?
1.
2.
Nhân viên y tế thôn
Nhân viên y tế xã
2. không
49
3.
4.
5.
6.
Nhân viên y tế tại các phòng khám đa khoa/ bệnh viện
Y tế t nhân
Bà mụ vờn
Ngời khác (không đợc đào tạo và không có chuyên môn y)
Ví dụ: Loại câu hỏi nhiều cách lựa chọn:
Trong bữa ăn chính hàng ngày anh/chị ăn các thức ăn gì?
1.Thịt hoặc cá
2 2.Trứng
3. Sữa hoặc pho mát
4. Đậu đỗ
- Đặc điểm
. Cần đa ra đợc hết các khả năng trả lời có thể
. Các khả năng trả lời không chồng chéo nhau
. Số khả năng trả lời không nên nhiều quá 8, thờng từ 2- 6 câu trả lời
- Ưu điểm:
. Câu trả lời có thể ghi chép dễ dàng
. Kết quả cho một dạng đồng nhất, dễ mã hoá và phân tích
- Nhợc điểm:
. Thông tin quan trọng có thể bị bỏ sót nếu không hỏi đến
. Trả lời thờng bị ảnh hởng ý kiến chủ quan của ngời nghiên cứu
. Đối tợng đôi khi trả lời không chính xác
. Cả ngời phỏng vấn và ngời trả lời có thể mất hứng thú sau nhiều câu hỏi đóng
b. Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi không đa ra trớc các khả năng trả lời, đòi hỏi đối tợng trả lời
theo ngôn ngữ, hiểu biết của mình.
Ví dụ: Xin chị hãy kể tên các biện pháp tránh thai mà chị biết
............................................................................................
................................................................................................
- Ưu điểm:
. Cung cấp những thông tin mới có giá trị cho vấn đề nghiên cứu
. Thông tin chính xác hơn
. Thích hợp với các nghiên cứu về thái độ, tâm lý, kiến thức
- Nhợc điểm:
. Đòi hỏi ngời phỏng vấn phải có kỹ năng
50
. Phân tích tốn nhiều thời gian, phải có kinh nghiệm
c. Câu hỏi mở ở cuối: Là loại câu hỏi trong đó ngời trả lời có thể tự chọn trong số các khả
năng trả lời cho sẵn hoặc đa ra ý kiến riêng vào tình huống để ngỏ
Ví dụ: Gia đình anh/chị thờng dùng các nguồn nớc nào để ăn, uống?
1.
2.
3.
4.
5.
Nớc máy, giếng bơm tay
Nớc ma
Nớc giếng khơi
Nớc sông, suối
Nguồn khác ( ghi rõ ).....................
1.2.2. Sử dụng bộ câu hỏi tự trả lời
Là một công cụ thu thập số liệu trong đó các câu hỏi đợc viết sẵn đợc đa tới đối tợng
nghiên cứu và họ trả lời bằng cách tự điền vào
- Cách thu thập số liệu:
. Gửi các bộ câu hỏi qua đờng bu điện với hớng dẫn rõ ràng về cách trả lời và đề
nghị gửi lại bộ câu hỏi đã đợc điền qua đờng bu điện
.Tập trung toàn bộ hoặc một phần những ngời đợc hỏi, đọc hay viết hớng dẫn và để
cho những ngời đợc hỏi điền vào bộ câu hỏi
. Phát tận tay các bộ câu hỏi cho ngời trả lời và thu lại sau đó
- Ưu điểm
. Chi phí ít
. Cho phép giấu tên và có thể thu đợc những thông tin trung thực
. Không cần ngời phỏng vấn
- Nhợc điểm
. Không áp dụng đợc cho ngời không biết chữ
. Tỷ lệ trả lời thấp
. Câu hỏi có thể bị hiểu lầm
1.3. Tầm quan trọng của việc kết hợp các kỹ thuật thu thập thông tin
Các kỹ thuật thu thập số liệu khác nhau có các u nhợc điểm của chúng, các kỹ thuật này có
thể bổ sung lẫn cho nhau. Việc sử dụng kết hợp các phơng pháp khác nhau một cách tinh vi
và thành thạo có thể làm tăng tối đa chất lợng các số liệu thu thập đợc và làm giảm các sai
số hệ thống.
1.3.1. Các kỹ thuật nghiên cứu định tính:
51
Bao gồm việc xác định và khám phá một số các biến thờng có liên quan tới việc làm sáng
tỏ bản chất và nguyên nhân của các vấn đề nào đó và còn làm sáng tỏ hậu quả của các vấn
đề này đối với các đối tợng chịu sự tác động
1.3.2. Các kỹ thuật nghiên cứu định lợng:
Các kỹ thuật nghiên cứu định lợng thờng đợc sử dụng để định lợng kích thớc, sự phân
bố và sự kết hợp của các biến nào đó trong quần thể nghiên cứu.
Trong một nghiên cứu, có thể sử dụng cả hai loại kỹ thuật nghiên cứu định lợng và nghiên
cứu định tính.
Ví dụ: Ngời ta quan sát thấy rằng ở nớc A trẻ có độ tuổi từ 1 5 tuổi đã bắt đầu tự ăn đợc
thờng chán ăn một khi chúng bị ốm. Một nghiên cứu có thể đợc thiết kế nhằm đề cập vấn đề
này và gồm các giai đoạn sau:
- Thảo luận nhóm trọng tâm từ 2 5 nhóm các bà mẹ và phỏng vấn sâu 10 bà mẹ
để tìm xem các bà mẹ này có thay đổi cách nuôi dỡng trẻ ở lứâ tuổi này khi
chúng bị mắc bệnh khác nhau hay không và cách xử trí của các bà mẹ khi trẻ
chán ăn, khi chúng bị ốm (nghiên cứu thăm dò).
- Một điều tra cắt ngang, thử nghiệm các phát hiện có liên quan của nghiên cứu
thăm dò trên phạm vi, quy mô lớn hơn.
- Thảo luận nhóm trọng tâm với phụ nữ trong khu vực tiến hành nghiên cứu để
thảo luận các phát hiện và các vấn đề có thể nảy sinh từ cuộc điều tra và đa ra
các giải pháp có thể đối với các vấn đề đợc phát hiện.
Trong ví dụ này, đầu tiên phần định tính của nghiên cứu có thể đợc sử dụng để hớng tập
trung cuộc điều tra trên những vấn đề xác đáng nhất và giúp cấu trúc các câu hỏi theo một
cách thích hợp nhất nhằm thu thập dợc các thông tin cần thiết.
Phần thứ hai, phần định lợng của nghiên cứu sẽ đợc sử dụng để phát hiện các tỷ lệ phần
trăm các bà mẹ sử dụng các cách nuôi dỡng khác nhau, những lý do cho hành vi của họ, và
liệu có những nhóm trẻ nào đó (ví dụ trẻ nhỏ hơn hay những trẻ từ những nhóm có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt) có chịu nhiều nguy cơ hơn trẻ khác hay không.
Phần thứ ba, phần định tính của nghiên cứu sẽ cung cấp phản hồi về các phát hiện chính của
cuộc điều tra. Các kết luận có ý nghĩa gì đối với phụ nữ trong khu vực nghiên cứu không?
Có các khía cạnh nào bị xem xét một cách thái quá trong quá trình phiên giải kết quả
nghiên cứu không? Có hành động can thiệp gì mang tính khả thi nhằm nâng cao kỹ năng
thực hành nuôi dỡng trẻ bị ốm của các bà mẹ?
Cũng thờng hay thu thập cả hai loại số liệu định tính và số liệu định lợng trong cùng một
bộ câu hỏi. Khi nghiên cứu thu thập cả hai loại số liệu trên vào trong cùng một bộ câu hỏi
cần phải chú ý: Không đợc đa quá nhiều câu hỏi mở vào trong các cuộc điều tra trên quy
mô lớn vì việc này sẽ làm cho việc phân tích các kết quả trở nên khó khăn.
2. Một số yếu tố quyết định việc lựa chọn các kỹ thuật thu thập thông tin
. Mục tiêu nghiên cứu và các biến số: quyết định các chỉ số cần thu thập.