Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 135 trang )
Như vậy, bằng phương pháp phân tích ma trận SWOT, những ưu thế và
khó khăn đối với xã Văn Lương trong công tác chuyển đổi và tích tụ ruộng
đất đã được thể hiện khá rõ ràng, là cơ sở để ban lãnh đạo huyện Tam Nông
quyết định chọn Văn Lương là xã đầu tiên trong huyện tiến hành thí điểm
chuyển đổi và tích tụ ruộng đất. Kết quả nghiên cứu 30 hộ gia đình
Bảng 4.4. Tổng hợp về tình hình đất đai các hộ điều tra tại xã Văn Lương
Đơn vị
tính
hộ
Chỉ tiêu
1. Tổng số hộ điều tra
Tình hình đất đai
Số lượng
%
30
100
- Số hộ trả lời
hộ
23
76,6
- Số hộ không trả lời
hộ
7
23,4
2. Số hộ đồng ý tham gia tích tụ đất đai
hộ
23
100
- Tham gia dồn điền đổi thửa
hộ
19
83,6
- Sẽ cho thuê, chuyển nhượng quyền sử
hộ
4
17,3
ngàn m2
65,3
m2
1.840
thửa
265
- Diện tích bình quân một thửa
m2/thửa
246,5
- Số thửa bình quân một hộ
thửa/hộ
8,8
-
dụng đất
3. Tình hình đất đai các hộ
- Tổng diện tích
- Diện tích bình quân/hộ
- Tổng số thửa
Nguồn:Tự tổng hợp từ bảng hỏi
Từ hai bảng số liệu trên có thể thấy, hiện nay diện tích đất nông nghiệp
ở Tam Nông hầu hết là rất manh mún, nhỏ lẻ, và người dân cũng rất mong
muốn thay đổi tình trạng này, có đến 83.6% số hộ được hỏi sẵn sàng tham gia
DĐĐT nếu cấp trên phát động phong trào. Đây được coi là một thuận lợi rất
lớn, đảm bảo cho chủ trương của huyện diễn ra trên thực tế thành công. Còn
54
16.4% số hộ nông dân không có ý định làm nông nghiệp lâu dài có thể chuyển
nhượng ruộng đất lại cho những người có ý định thuê hoặc mua lại ruộng đất
để kinh doanh nông nghiệp (17.3%).
4.2.1.2 Phương pháp chuyển đổi đất đai đã áp dụng
Phương pháp bù trừ sản lượng: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc
những hộ nhận ruộng có năng suất lúa (màu) thấp hơn mức trung bình sẽ
được bù sản lượng bởi những hộ có ruộng có năng suất cao hơn mức trung
bình. Yêu cầu của phương pháp này là mỗi hộ có thể nhận ruộng xấu, tốt, xa,
gần tuỳ ý và có tính đến cơ cấu lúa, màu hợp lý, nhưng phải hạn chế phân tán
và manh mún. Mỗi hộ chỉ nhận từ 1 đến 3 thửa với tổng diện tích bằng diện
tích cũ. Ví dụ: Nông hộ A, có 4 nhân khẩu, trước được chia 9 sào ruộng /6
thửa, theo định mức sản lượng thì thường thu hoạch dưới 1.700 kg/năm,
nhưng nay có thể chỉ được nhận 8 sào /4 thửa, trong đó 2 sào hạng ba (sản
lượng định mức 100 kg/sào/năm ) 3 sào hạng 2 (sản lượng định mức 200
kg/sào/năm ) và 3 sào hạng nhất (sản lượng định mức 300 kg / sào / năm ).
Như thế, tổng sản lượng thu hoạch được của nông hộ A là : 2 x 100 + 3 x 200
+ 3 x 300 = 1.700 kg thóc/năm và mỗi nhân khẩu là 1.700 kg : 4 = 425 kg /
năm / người . Quy hoạch như vậy, chẳng những tạo điều kiện thuận lợi cho
các hộ canh tác, bớt được bờ thửa là thêm diện tích, mà còn làm cho người
nông dân quen dần với định mức sản lượng - mục tiêu phấn đấu thiết thức của
họ. Mặt khác, khi đã quy hoạch hợp lý, đảm bảo sản lượng cho nông dân rồi,
xã có quỹ đất để mở các con đường lưu thông trên cánh đồng, phục vụ vận
chuyển, canh tác, thu hoạch.
Phương pháp bù trừ diện tích: Phương pháp này còn gọi là phương pháp
“Hệ số qui đổi” theo nguyên tắc những hộ nhận ruộng tốt, ruộng gần hoặc có
điều kiện canh tác thuận lợi hơn thì diện tích thực tế sẽ giảm đi so với trước. Yêu
cầu của phương pháp này là xác định hệ số qui đổi cho toàn bộ diện tích cần
55
chuyển đổi theo khu đồng. Mỗi hộ chỉ được nhận từ 1 – 3 thửa ruộng theo khu
đồng để chống manh mún. Nhưng khi thực hiện phương pháp này phải có sự
nhất trí cao của hộ nông dân, tránh áp đặt gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong
nhân dân.
Phương pháp chia lại ruộng: Việc chia lại ruộng phải đảm bảo diện
tích đất của mỗi hộ bằng diện tích chia theo Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ.
Phương pháp chia lại ruộng phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Hộ nông dân được bàn bạc dân chủ, công khai và tự nguyện tham gia
chuyển đổi ruộng đất, không gò ép, bắt buộc.
+ Giữ nguyên hạng đất tính thuế, lựa chọn thời điểm chuyển đổi sao
cho không ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất.
+ Quá trình chuyển đổi ruộng đất phải gắn với qui hoạch sử dụng đất
đai đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo yêu cầu xây dựng
kết cấu hạ tầng, khai thác, sử dụng tốt quỹ đất công điền và các diện tích đất
chưa sử dụng khác.
+ Trong chuyển đổi cần khuyến khích đầu tư thâm canh và quan tâm
thoả đáng các đối tượng chính sách xã hội.
+ Sau chuyển đổi phải thực hiện cấp lại giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo số ô, thửa và diện tích mới.
Sau khi đưa ra các phương pháp chuyển đổi ruộng đất như trên, ban
lãnh đạo xã đưa về từng thôn xóm cho nhân dân tiến hành thảo luận để lựa
chọn phương pháp thích hợp nhất. Đây là công việc tốn rất nhiều thời gian và
công sức, vì khi đưa ra tập thể để thảo luận thì có rất nhiều ý kiến trái ngược
nhau, có lúc tưởng như sẽ không thể thống nhất được phương án cuối cùng,
nhưng do có sự kiên trì của các cán bộ địa phương cuối cùng phương pháp
56
được lựa chọn là Phương pháp bù trừ sản lượng, vì theo như ý kiến của các hộ
nông dân thì phương pháp này là công bằng nhất.
4.2.1.3 Qui trình tích tụ đất đai
- Bước chuẩn bị: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tự
nguyện tiến hành chuyển đổi ruộng đất. Thành lập ban chỉ đạo từ cấp huyện
đến cấp xã, đảm bảo cơ cấu đại diện cấp Ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể.
Xác định thời gian và phương tiện làm việc.
- Bước xây dựng phương án: Kê khai, khảo sát lại quỹ đất, xây dựng lại
qui hoạch giao thông, thuỷ lợi của địa phương. Phải xây dựng một số phương
án để lựa chọn phương án tối ưu, tổ chức triển khai thực hiện.
- Bước tổ chức giao đất cho hộ nông dân được tiến hành theo giai đoạn:
giai đoạn giao đất trên sơ đồ và tiến hành đo đạc, giao trên thực tế. Việc giao đất
cho các hộ phải tiến hành theo qui trình chặt chẽ, có biên bản giao nhận đầy đủ.
- Khi hoàn thành việc chuyển đổi ruộng đất ở địa phương, phải tiến
hành ngay việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp cho từng hộ nông dân.
4.2.1.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Bảng 4.5. Một số kết quả đạt được sau TTĐĐ ở xã Văn Lương
Chỉ tiêu
Số thửa ruộng
Số thửa ruộng/hộ
DT bình quân mỗi thửa
Năng suất lúa
Giá trị sản xuất nông nghiệp
Đơn vị
Trước khi
TTĐĐ
Sau khi
TTĐĐ
Chênh
lệch
thửa
39.823
15.929
-23.894
thửa/hộ
10
4
-6
m2
264
662
398
kg/sào
170
220
50
triệu đồng
12.453
14.127
1.674
Nguồn: Bộ phận thống kê xã Văn Lương
57
Công tác tích tụ đất đai thử nghiệm ở xã Văn Lương trong năm 2009 đã
đạt được kết quả tốt đẹp, là đơn vị làm điểm được huyện đánh giá cao. Sau
chuyển đổi đã đem lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân. Cụ thể: diện tích
mỗi thửa đã được tăng lên, số thửa/ hộ giảm đáng kể (tỷ lệ giảm 60% số thửa/
hộ, bình quân diện tích 662 m2/ thửa), giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 1.674
triệu đồng, năng suất lúa vụ chiêm tăng 50kg/sào. Nhiều địa phương đã gắn
công tác chuyển đổi ruộng đất với việc quy hoạch sử dụng đất, xây dựng hệ
thống giao thông, thủy lợi nội đồng. Từ đó sản xuất nông nghiệp có bước
chuyển biến tích cực. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ
thâm canh tăng năng suất, xây dựng các trang trại, gia trại tăng đáng kể; đồng
thời khắc phục tình trạng sản xuất độc canh, từng bước hình thành và phát
triển hàng hóa, phong trào sản xuất giỏi làm giàu trong nông dân ngày càng
tăng. Dồn điền đổi thửa còn tạo tiền đề giúp Văn Lương hoàn thiện hệ thống
trạm bơm, kênh mương nội đồng với 5, 5km kênh mương được bê tông hoá;
9,8km đường nội đồng được rải đá; 100% đường làng cũng đã bê tông hoặc
gạch hoá. Như vậy, hiệu quả của việc TTĐĐ thể hiện khá rõ: cảnh quan đồng
ruộng đẹp đẽ hơn nhờ nhiều cánh đồng liền vườn, liền thửa, giảm hẳn việc
tranh chấp khi lấy nước tưới. Đường giao thông được mở rộng hơn, thuận lợi
cho bà con thăm đồng cũng như thu hoạch, vận chuyển nông sản. Theo ông
Chủ tịch UBND xã, cái được mà TTĐĐ mang lại, ngoài những lợi ích kinh tế
còn là niềm tin của bà con đối với lãnh đạo xã khi Quy chế dân chủ được phát
huy một cách đúng mực.
4.2.2 Giải pháp khuyến khích tích tụ đất đai tại huyện Tam Nông - tỉnh
Phú Thọ
4.2.2.1 Hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ chuyên môn
Để khắc phục tình trạng đất đai bị chia nhỏ, tản mạn tỉnh uỷ, UBND
tỉnh Phú Thọ đã có chủ trương xây dựng đề án chuyển đổi rộng đất lên kế
58
hoạch thực hiện, tổ chức quán triệt đối với cán bộ cấp xã và hướng dẫn tập
huấn nghiệp vụ chuyên môn... để đất đai đỡ bị chia nhỏ manh mún.
Qua quá trình thực hiện cho thấy hình thức tiến hành và phương pháp
thực hiện cho thấy hình thức tiến hành và phương pháp áp dụng ở các xã là
khác nhau nên kết quả thu được ở các xã là khác nhau. Ở những xã tình hình
đất đai không phức tạp đã tiến hành đổi lại toàn bộ diện tích đất nông nghiệp
với phương pháp đổi là ghép bù hạng đất + bù sản lượng, nguồn kinh phí với
phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trên cấp và dân đóng góp
(1kg thóc/1 sào). Những xã có địa hình phức tạp chỉ tiến hành đổi một loại đất
lúa hoặc đất đồi với phương pháp đổi là ghép bù hạng đất, nguồn kinh phí trên
cấp và dân đóng góp (1kg thóc/1 sào). Kết hợp với việc chuyển đổi, các xã
trong huyện đã thuê cán bộ chuyên môn về đo đạc và vẽ lại bản đồ giải thửa.
Chính từ việc chuyển đổi và vẽ bản đồ giải thửa sẽ giúp cho các xã dễ theo dõi
và là cơ sở vững chắc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian
tiến hành chuyển đổi là 2008. Sau khi tiến hành đã đạt được kết quả sau:
Biểu 4.6. Cơ cấu chuyển đổi đất đai
Chỉ tiêu
1. Số xã trong huyện
- Số xã chuyển đổi trên phạm vi toàn huyện
- Số xã chuyển đổi ở phạm vi hẹp
- Số xã không chuyển đổi
2- Số thửa ruộng
- Trước chuyển đổi
- Sau chuyển đổi
3- Bình quân số thửa/hộ
- Trước chuyển đổi
- Sau chuyển đổi
4- Kênh mương làm mới, tu bổ
ĐVT
xã
xã
xã
xã
Số lượng Cơ cấu (%)
20
100
12
60
5
25
3
15
thửa
thửa
575.863
323.807
100
56,22
thửa
thửa
km
14,5
6,6
130
100
45,5
-
Nguồn: Phòng địa chính huyện Tam Nông
59
Qua biểu trên cho ta thấy, toàn huyện có tổng số 20 xã và thị trấn có
60% số xã chuyển đổi ruộng đất trên vi phạm toàn xã: 25% số xã chỉ tiến
hành chuyển dổi trên phạm vi hẹp (ở một vài xứ đồng): 15% số xã trong
huyện không thực hiện chuyển đổi ruộng đất.
Sau khi thực hiện tích tụ đất đai đã có một số tác dụng tích cực như
tổng số thửa giảm mạnh. Theo số liệu của biểu 4.6 cho thấy trước chuyển đổi
số thửa ruộng của toàn huyện là 575.863 thửa nhưng sau khi thực hiện chuyển
đổi đã giảm được 43,78% số thửa. Số thửa bình quân một hộ cũng giảm đáng
kể, trước chuyển đổi thửa bình quân/ hộ là 14,5 thửa sau khi chuyển đổi số
thửa bình quân/ hộ giảm xuống còn 6,6 thửa.
Kết hợp với công việc chuyển đổi ruộng đất huyện đã làm được một số
công việc như.
- Có 18/20 xã đã lập được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, 16/20
xã đã lập được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, đưa 247, 25 ha đất nông
nghiệp sang quy hoạch cho nhu cầu phát triển dân sinh kinh tế của địa
phương, kết hợp với tích tụ đất đai đã tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng, tu
bổ và làm mới 130km kênh mương thuỷ lợi nội đồng, đường giao thông nông
thôn về cơ bản đã được nhựa hoá, bê tông hoá.
- Các xã trong huyện đã thu gọn được quỹ đất công về một khu để
thuận lợi cho công tác quản lý.
- Cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các xã đã thu
hồi được 44.822kg thóc và 80.779đ nợ đọng sản phẩm của 1.170 hộ.
Về kết quả sản xuất, theo đánh giá của UBND huyện việc thực hiện
tích tụ đất đai đã góp phần cùng các yếu tố khác làm tăng năng suất cây trồng
từ 10-15%, giảm thời gian lao động xuống 15-20%, đặc biệt đối với quỹ đất
công của các xã trong huyện do được quy hoạch tập trung gọn khu, gọn
60
khoảnh đã cho đấu thầu tăng sản lượng từ 20-50% so với trước chuyển đổi,
tạo điều kiện tăng nguồn thu cho ngân sách xã.
Công tác chuyển đổi của huyện đã đạt được kết quả đáng kích lệ, tuy
nhiên cũng không thể không tránh khỏi những sai sót nhất định trong quá
trình thực hiện, cho đến nay một số xã mới chỉ chuyển đổi một loại đất (đất
lúa hoặc đất đồi), một số xã triển khai mang tính thức nên hiệu quả không
cao, chưa được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân...
4.2.2.2 Làm cho người dân hiểu được tầm quan trọng của việc tích tụ đất
đai trong phát triển kinh tế
Trong gia đình thì người am hiểu về công việc lao động sản xuất, chịu
trách nhiệm chính trong việc tổ chức lao động sản xuất của gia đình hơn các
thành viên khác chính là chủ hộ. Không ai khác ngoài họ hiểu rõ được tầm
quan trọng của việc tích tụ đất đai tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của gia đình. Qua thực tế điều tra 90 hộ thuộc 3 xã, mỗi xã 30 hộ chia
theo tỷ lệ hộ thuần nông, ngành nghề, kiêm ta thu được những thông tin
chung về hộ được phản ánh trong bảng 8.
Dựa vào các số liệu đã thống kê ở bảng 8 cho thấy tuổi bình quân của
chủ hộ ở xã Xuân Quang nằm trong khoảng 42-46,8 tuổi; xã Văn Lương từ
43-49 tuổi; xã Phương Thịnh từ 44-46 tuổi. Nhìn chung các hộ thuộc nhóm
thuần nông là những hộ làm ăn và sản xuất nông nghiệp lâu đời và thường có
từ 2-3 thế hệ chung sống, mặc dù đã tách hộ nhưng chủ sở hữu ruộng đất vẫn
đứng tên bố mẹ. Những hộ ngành nghề chủ hộ là những người trẻ tuổi, năng
động và có trình độ. Đại đa số các chủ hộ có trình độ cấp II, III đồng thời họ
cũng là lao động chính trong gia đình.
61
Bảng 4.7. Thông tin cơ bản của nhóm hộ điều tra năm 2010
Số hộ điều tra
Xã Xuân Quang
Xã Văn Lương
Thuần
Thuần
ĐVT
Kiêm
NN-DV
Kiêm
NN-DV
nông
nông
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
hộ 23
5
2
2
22
6
-
Xã Phương Thịnh
Thuần
Kiêm NN-DV
nông
SL % SL % SL %
25
2 3
-
1. Tuổi BQ chủ hộ
tuổi 46,8
Chỉ tiêu
-
42,2
-
44
-
43
-
48,3
-
49
-
45,7
-
46
- 44,3
-
-
4
16
-
-
-
-
2. Trình độ VH chủ hộ
- Cấp I
người
2
8,7
-
-
-
-
-
-
3
13,6
-
- Cấp II
người
9
39,1
2
40
1
50
-
-
10
45,5
2
33,3 11
44
1
50
1
33,3
- Cấp III
người 12 52,2
3
60
1
50
2 100
9
40,9
4
66,7 10
40
1
50
2
66,7
11
50
5
83,3
4
16
2 100
3
100
16,7 14
56
-
-
-
-
32
-
-
-
-
16
-
15
-
3. Phân loại hộ
- Khá
hộ
9
39,1
3
60
1
50
-
-
- Trung bình
hộ
11 47,8
2
40
1
50
2 100 10
45,5
1
- Nghèo
hộ
3
13,1
-
-
-
-
-
-
1
4,5
-
-
7
4. Số khẩu
khẩu 120
-
29
-
8
-
11
-
126
-
32
- Số khẩu BQ/Hộ
khẩu 5,2
-
5,8
-
4
-
5,5
-
5,7
-
5,3
-
5,8
-
8
-
5
-
5. Lao dộng
người 65
-
14
-
4
-
5
-
76
-
21
-
72
-
10
-
8
-
- Lao động BQ/hộ
người 2,8
-
2,8
-
2
-
2,5
-
3,5
-
3,5
-
2,9
-
5
-
2,7
-
2
71,4
1
-
2
80
1
37
- Lao động NN BQ/hộ người 2,6 92,9
146
1,5 42,9 1,2 34,3 2,7 93,1 3,5 70
(Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả)
62
Về trình độ văn hoá của chủ hộ, cho thấy nhóm hộ có trình độ văn hoá
cao nhất là nhóm ngành nghề dịch vụ 100% số hộ có trình độ văn hoá từ cấp
II trở lên, đây là một thuận lợi lớn là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quyết
định sản xuất kinh doanh của hộ. Cụ thể, điều tra 2 hộ ngành nghề dịch vụ ở
xã Xuân Quang thì có 1 chủ hộ trình độ cấp II và 1 chủ hộ trình độ cấp III;
điều tra là trình độ cấp III; điều tra 3 hộ ngành nghề ở xã Phương Thịnh thì có
1 chủ hộ trình độ cấp II còn lại là III. Trình độ chủ hộ ở nhóm hộ thuần nông
có tới 12% là trình độ cấp I (thậm chí học đến lớp 3 hoặc lớp 4) ảnh hưởng
không nhỏ đến quyế định phát triển sản xuất kinh doanh của hộ không những
thế còn hạn chế sự hiểu biết về sử dụng đất đai hợp lý có hiệu quả, họ mang
nặng tính bảo thủ trì trệ, khó thay đổi.
Từ số liệu điều tra thực tế thì số hộ khá giàu chủ yếu tập trung ở nhóm
hộ ngành nghề hoặc hộ kiêm còn hộ nghèo tập trung chủ yếu ở nhóm hộ
thuần nông. Tỷ lệ chung trong các hộ điều tra có 38,9% hộ khá, 48,9% hộ
trung bình, 12,2% hộ nghèo. Theo số liệu điều tra thể hiện ở bảng 2 cho thấy
xã Văn Lương có tỷ lệ số hộ nghèo ít nhất (trong 30 hộ điều ta có 1 hộ
nghèo); xã Xuân Quang có 3 hộ trong 30 hộ điều tra thuộc loại nghèo. Hộ
nghèo thường là những hộ thuộc nhóm thuần nông đây là những hộ đông
khẩu hay lại hay ốm đau bệnh tật, gặp rủi ro trong cuộc sống. Như vậy, ta
thấy rằng xã Văn Lương là xã "đất ít dân đông" nhưng ở đây người dân xã
cao hơn hai xã Xuân Quang và Phương Thịnh. Với tỷ lệ trên 80% số hộ thuần
nông đạt loại khá, trung bình cho thấy các hộ đã biết tổ chức, sắp xếp hợp lý
các nguồn lực để đem lại hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện chỉ dựa vào đất
đai là chính. Ngoài phần đất được giao họ đã thuê đất, mượn thêm ruộng, đấu
thầu đất đai để tăng diện tích sản xuất.
Về số lao động trong hộ điều tra thì nhóm hộ thuần nông (của cả 3 xã
điều tra) có số lao động bình quân/hộ là lớn nhất trong ba nhóm hộ. Bình
63
quân số lao động/hộ ở nhóm này khoảng từ 2,5-2,9 lao động/ hộ và trong số
lao động này thì số lao động nông nghiệp bình quân/hộ thuần nông có tỷ lệ
lớn hơn số lao động phi nông nghiệp. Xuân Quang: Trong nhóm hộ thuần
nông có 2,6 lao động nông nghiệp/ hộ chiếm 92,9%. Trong nhóm hộ ngành
nghề dịch vụ là 50% tổng số laod dộng nông nghiệp/hộ. Nhóm hộ kiêm có
71,4% số lao động trong hộ là lao động nông nghiệp còn lại 28,6% là lao
động phi nông nghiệp.
Đối với xã Văn Lương là xã phát triển nghề dịch vụ nên số lao động
nông nghiệp bình quân/hộ thuộc nhóm nghành nghề là 35,3% trong tổng số
lao động bình quân/ hộ. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh ở khu vực nông
thôn tuy các hộ thuộc loại hộ ngành nghề nhưng họ vẫn chưa thực sự tách
khỏi sản xuất mà chỉ coi đó là ngành thứ yếu đem lại thu nhập cho gia đình.
Còn với loại hộ kiêm của xã Văn Lương có tỷ lệ lao động nông nghiệp/hộ là
57,1%, loại hộ này thường tranh thủ những thời điểm nông nhàn, thời gian rõi
trong ngày để làm thêm nghề phụ tăng thu nhập cho gia đình. Bình quân lao
động nông nghiệp/hộ ở nhóm hộ này không cao, vì nghề phụ của họ là nghề
mây tre, giang đan, thì lao động ngoài đội tuổi và dưới độ tuổi lao động vẫn
có thể tham gia được.
Đối với xã Phương Thịnh loại hộ thuần nông của xã có số lao động
bình quân/ hộ là 2,9 người trong đó lao động nông nghiệp chiếm 93,1%, lao
động phi nông nghiệp chỉ chiếm 6,9%. Với loại hình nghành nghề có 37% lao
động/hộ là lao động nông nghiệp còn lại là lao động phi nông nghiệp. Chính
loại hộ ngành nghề ở xã đã thu hút được một số lao động làm thuê.
Như vậy, việc nắm bắt tình hình chung của các hộ điều tra giúp chúng
ta có nhận định chung về tình hình cơ bản của các hộ nông dân, và có tác
dụng không nhỏ tới quá trình tích tụ đất đai cũng như phát triển kinh tế hộ.
64