1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Cơ khí - Chế tạo máy >

Cơ cấu phanh tang trống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 101 trang )


xungxưngxứng qua trục



Cơ cấu phanh đối xứng qua trục (có nghĩa gồm hai guốc phanh bố trí đối

xứng qua đường trục thẳng đứng) được thể hiện trên hình 1.2. Trong đó sơ đồ

hình1. 2.a là loại sử dụng cam ép để ép guốc phanh vào trống phanh, loại này

hay sử dụng trên ôtô tải lớn; sơ đồ hình 1.2.b là loại sử dụng xi lanh thủy lực

để ép guốc phanh vào trống phanh, loại này thường sử dụng trên ôtô du lịch

và ôtô tải nhỏ.

Cấu tạo chung của cơ cấu phanh loại này là hai chốt cố định có bố trí bạc

lệch tâm để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh ở phía dưới, khe

hở phía trên được điều chỉnh bằng trục cam ép (hình 1.2.a) hoặc bằng cam

lệch tâm (hình 1.2.b).

Trên hai guốc phanh có tán (hoặc dán) các tấm ma sát. Các tấm này có thể

dài liên tục (hình 1.2.b) hoặc phân chia thành một số đoạn (hình 1.2.a).

Ở hình 1.2.b trống phanh quay ngược chiều kim đồng hồ và guốc phanh

bên trái là guốc xiết, guốc bên phải là guốc nhả. Vì vậy má phanh bên guốc

xiết dài hơn bên guốc nhả với mục đích để hai má phanh có sự hao mòn như

nhau trong quá trình sử dụng do má xiết chịu áp suất lớn hơn.

Còn đối với cơ cấu phanh được mở bằng cam ép (hình 1.2.a) áp suất tác

dụng lên hai má phanh là như nhau nên độ dài của chúng bằng nhau.

b. Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm



11



Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm được thể hiện trên hình 1.3. Sự đối

xứng qua tâm ở đây được thể hiện trên mâm phanh cùng bố trí hai chốt guốc

phanh, hai xi lanh bánh xe, hai guốc phanh hoàn toàn giống nhau và chúng

đối xứng với nhau qua tâm.

Mỗi guốc phanh được lắp trên một chốt cố định ở mâm phanh và cũng có

bạc lệch tâm để điều chỉnh khe hở phía dưới của má phanh với trống phanh.

Một phía của pít tông luôn tì vào xi lanh bánh xe nhờ lò xo guốc phanh. Khe

hở phía trên giữa má phanh và trống phanh được điều chỉnh bằng cơ cấu tự

động điều chỉnh khe hở lắp trong pít tông của xi lanh bánh xe. Cơ cấu phanh

loại đối xứng qua tâm thường có dẫn động bằng thủy lực và được bố trí ở cầu

trước của ôtô du lịch hoặc ôtô tải nhỏ.

c. Cơ cấu phanh guốc loại bơi



12

Hình 1.4 Cơ cấu phanh guốc loại bơi



Cơ cấu phanh guốc loại bơi có nghĩa là guốc phanh không tựa trên một

chốt quay cố định mà cả hai đều tựa trên mặt tựa di trượt (hình 1.4.b).

Có hai kiểu cơ cấu phanh loại bơi: loại hai mặt tựa tác dụng đơn (hình

1.4.a); loại hai mặt tựa tác dụng kép (hình 1.4.b).

- Loại hai mặt tựa tác dụng đơn:

Ở loại này một đầu của guốc phanh được tựa trên mặt tựa di trượt trên

phần vỏ xi lanh, đầu còn lại tựa vào mặt tựa di trượt của pít tông. Cơ cấu

phanh loại này thường được bố trí ở các bánh xe trước của ôtô du lịch và ôtô

tải nhỏ.

- Loại hai mặt tựa tác dụng kép:

Ở loại này trong mỗi xi lanh bánh xe có hai pittông và cả hai đầu của mỗi

guốc đều tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pittông. Cơ cấu phanh loại này

được sử dụng ở các bánh xe sau của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ.

d. Cơ cấu phanh guốc loại tự cường hóa:



13

Hình 1.5 Cơ cấu phanh guốc loại tự cuờng

hoahoahoaahoaahoá



Cơ cấu phanh guốc tự cường hóa có nghĩa là khi phanh bánh xe thì guốc

phanh thứ nhất sẽ tăng cường lực tác dụng lên guốc phanh thứ hai.

Có hai loại cơ cấu phanh tự cường hóa: cơ cấu phanh tự cường hóa tác

dụng đơn (hình 1.5.a); Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng kép (hình 1.5.b).

- Cơ cấu phanh tự cường hoá tác dụng đơn:

Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng đơn có hai đầu của hai guốc phanh

được liên kết với nhau qua hai mặt tựa di trượt của một cơ cấu điều chỉnh di

động. Hai đầu còn lại của hai guốc phanh thì một được tựa vào mặt tựa di

trượt trên vỏ xi lanh bánh xe còn một thì tựa vào mặt tựa di trượt của pittông

xi lanh bánh xe. Cơ cấu điều chỉnh dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh

và trống phanh của cả hai guốc phanh. Cơ cấu phanh loại này thường được bố

trí ở các bánh xe trước của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ đến trung bình.

- Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng kép:

Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng kép có hai đầu của hai guốc phanh

được tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pittông trong một xi lanh bánh xe.

Cơ cấu phanh loại này được sử dụng ở các bánh xe sau của ôtô du lịch và ôtô

tải nhỏ đến trung bình.

2. Cơ cấu phanh đĩa

Cơ cấu phanh dạng đĩa có các dạng chính và kết cấu trên hình 1.6.



a) loại giá đỡ cố định



14



b) loại giá đỡ di động



Hình 1.6 Kết cấu của cơ cấu phanh đĩa



Các bộ phận chính của cơ cấu phanh đĩa bao gồm:

- Một đĩa phanh được lắp với moayơ của bánh xe và quay cùng bánh xe;

- Một giá đỡ cố định trên dầm cầu trong đó có đặt các xi lanh bánh xe;

- Hai má phanh dạng phẳng được đặt ở hai bên của đĩa phanh và được dẫn

động bởi các pittông của các xi lanh bánh xe;

Khi phanh, áp suất chất lỏng pi tác động lên các pít tông trong các xi lanh

công tác và đẩy các má phanh ép vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh.

Phanh đĩa thường có cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa

phanh.

Phanh đĩa được sử dụng chủ yếu trên các loại ô tô nhỏ và được dẫn động

bằng thủy lực.

Có hai loại cơ cấu phanh đĩa: loại giá đỡ cố định và loại giá đỡ di động.

a. Loại giá đỡ cố định (hình 1.7.a):



Hình 1.7.a Cơ cấu phanh đĩa loại giá đỡ cố định.

Loại này, giá đỡ được bắt cố định trên dầm cầu. Trên giá đỡ bố trí hai xi

lanh bánh xe ở hai đĩa của đĩa phanh. Trong các xi lanh có pít tông, mà một



15



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

×