Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.38 KB, 87 trang )
32
Đội HC- Tài vụ- Ấn chỉ
Đôi Quản lý trước bạ và thu khác
Đội Kiểm tra và QLN
Đội Kê khai và Kế toán thuế
Đội Tuyên truyền hỗ trợ NN
LÃNH ĐẠO CHI CỤC THUẾ
Đội thuế liên phường xã
Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Chi cục thuế huyện Nam Đàn
Trên địa bàn mỗi xã, thị xã có các Đội chức năng và Đội thuế liên phường xã
chịu sự chỉ đạo của Chi cục Thuế huyện và huyện ủy huyện Nam Đàn.
Hiện nay, Chi cục Thuế huyện Nam Đàn hơn 80 cán bộ. Trong thời gian qua
Cục Thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ cho
cán bộ trong ngành. Khi mới thành lập ngành (01/10/1990), trình độ của cán bộ ở Chi
cục Thuế huyện Nam Đàn nhìn chung vẫn còn thấp (70% là bộ đội chuyển ngành) vớ
cơ cấu chất lượng cán bộ: 15% cán bộ có trình độ đại học, 45% có trình độ trung cấp
và 40% sơ cấp. Đến năm 1998 có 30% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, 57%
trung cấp, 13% sơ cấp. Đến nay, đã có 67% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học,
29% trunng cấp và 4% sơ cấp. Tất cả cán bộ lãnh đạo từ trưởng, phó trưởng phòng, chi
cục trưởng, phó chi cục trưởng đều có trình độ đại học và trên đại học. Ngoài việc
nâng cao trình độ chuyên môn, Chi cục Thuế huyện Nam Đàn chú trọng nâng cao trình
độ ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, lý luận chính trị,...
2.1.2. Khái quát về quản lý thu thuế ở Chi cục Thuế huyện Nam Đàn
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, khó lường;
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt
Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và
33
vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm, nhiều ngành sản xuất bị thu hẹp, thị trường bất động sản
trầm lắng, thiên tai dịch bệnh xảy ra trên diện rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của
doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Việc triển khai Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính
phủ đã góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, kích thích đầu tư và tiêu dung nhưng cũng tác
động đến nhiệm vụ thu ngân sách khi thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế,
phí, lệ phí...
Với sự ra đời của Luật Quản lý thuế đã tạo điều kiện thuận thuận lợi cho cơ
quan thuế cũng như NNT thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với Nhà
nước, nâng cao tính pháp lý của các quy định quản lý thuế bảo đảm thực thi hiệu quả
các luật thuế, pháp lệnh thuế; đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời
đề cao vai trò của tổ chức và cá nhân kinh doanh trong việc tự tính, tự khai, tự nộp
thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của NNT.
Chi cục Thuế huyện Nam Đàn đã triển khai thực hiện tốt Luật Quản lý thuế và các
quy trình, thủ tục của Tổng cục Thuế ban hành. Nhờ đó, Chi cục Thuế huyện Nam Đàn
luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, số thu NSNN năm sau luôn
cao hơn năm trước (xem Bảng 2.1). Đối với thuế TNDN hàng năm chiếm tỷ trọng từ 8% đến
10% trên tổng số thu nội địa do Cục Thuế Nghệ An quản lý. Năm 2009 chỉ đạt 5,3% trên
tổng số thu nội địa của tỉnh là do thực hiện chính sách chống suy giảm kinh tế theo Nghị
quyết 30/NQ-CP của Chính Phủ. Theo đó, Chi cục Thuế huyện Nam Đàn đã thực hiện việc
miễm, giảm, gia hạn thuế TNDN khoảng 8 tỷ đồng. Vì vậy, số thuế TNDN năm 2012 thấp
hơn năm 2011 và chiếm tỷ trọng trên tổng số thấp hơn năm 2010 và 2011.
Bảng 2.1. Kết quả thu ngân sách trên địa bàn huyện Nam Đàn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng thu nội địa
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
185.3
227.1
279.6
Thuế GTGT
49.8
41
91
Thuế TNDN
16.5
17.1
15.2
Thuế TTĐB
11
13
16
Thuế TNCN
0.2
0.4
0.5
Thuế Môn bài
16
03
0.2
Thuế TNCN
0.1
0.15
0.5
Phí + thuế khác
85
147
146
Nguồn: Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn
34
Theo phân cấp quản lý hiện hành cấp chi cục: quản lý thu các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đã được uỷ quyền, các cơ sở, hộ kinh doanh cá thể, thuế sử dụng đất
nông nghiệp, thuế nhà đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ ôtô, xe máy, đất, tàu,
thuyền... và các khoản lệ phí phát sinh trên địa.
2.1.3. Thực trạng thu thuế TNDN NQD tại huyện Nam Đàn
2.1.3.1. Khái quát về doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Nam Đàn:
Với việc thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
XHCN. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, cạnh tranh lành mạnh
để tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
Kể từ khi thực hiện Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 01/01/1999 đến nay, số
lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn được tăng nhanh cả về số lượng
cũng như qui mô. Năm 1999, toàn huyện Nam Đàn chỉ có 50 doanh nghiệp, tổng số
vốn kinh doanh khoảng 20 tỷ đồng. Nhưng đến 31/12/2011 đã có 593 doanh nghiệp
đăng ký KD (xem bảng 2.1). Trong đó, gồm: 56 doanh nghiệp nhà nước, 4 doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài, 203 công ty TNHH, 146 công ty cổ phần, 137doanh nghiệp
tư nhân, 47 hợp tác xã, với tổng số vốn kinh doanh đến 1.329,3 tỷ đồng. Số thuế
TNDN nộp NSNN là 15 tỷ đồng, chiểm 5,3% trong tổng số thu nội địa của tỉnh.
Các doanh nghiệp ở huyện Nam Đàn tuy số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng
sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, máy móc sản xuất lạc hậu, vốn ít; phần lớn là các doanh
nghiệp thuộc ngành thương nghiệp, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất còn ít, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm dùng để cho phục vụ sản
xuất và xuất khẩu chưa nhiều, chưa có sản phẩm mũi nhọn để chiểm lĩnh thị trường
trong tỉnh, huyện và cạnh tranh với tỉnh, huyện bạn.
Bảng 2.2. Số doanh nghiệp kê khai nộp thuế năm 2012
ĐVT: Doanh nghiệp
TT
Loại hình doanh nghiệp
Số lượng
1
Doanh nghiệp Nhà nước
36
2
DN đầu tư nước ngoài
4
3
Công ty TNHH
114
4
Công ty cổ phần
187
5
Doanh nghiệp tư nhân
129
6
Hợp tác xã, tổ hợp tác xã
59
Tổng cộng
539
Nguồn: Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn
35
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đăng ký nhưng thực chất không kinh doanh hoặc
kinh doanh không liên tục. Tính đến tháng 12/2012 số doanh nghiệp trên địa bàn
Huyện Nam Đàn có kê khai và nộp thuế cụ thể như Bảng 2.2. Theo đó số doanh
nghiệp không kê khai nộp thuế là 82 doanh nghiệp chiếm khoảng 14% trên tổng số
doanh nghiệp có đăng ký KD.
Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn Nam huyện Nam Đàn chủ yếu là các
Công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân được thành
lập theo quy định của Luật doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp đều có quy mô vừa và
nhỏ, số lượng vốn ít.
Loại hình kinh doanh phổ biến là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xây
dựng cơ bản (XDCB) và Thương mại dịch vụ (TMDV). Trong khi thế mạnh chính của
huyện Nam Đàn là Nông, lâm nghiệp thì các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này lại
có xu hướng giảm dần, các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực XDCB,
TMDV có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là các doanh nghiệp XDCB tăng lên một cách ồ
ạt (gần 50% tổng số các doanh nghiệp NQD). Nguyên nhân là do lĩnh vực XDCB dễ
làm ăn hơn các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp này thường chọn các công trình nhỏ,
vốn ít, nhân công là các lao động thủ công nên tiền công rẻ.
Loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực chế biến Nông lâm,
Thuỷ sản và sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp số lượng còn ít là do ngành
này đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và cần phải có thị trường nên
không hấp dẫn các nhà đầu tư.
Các doanh nghiệp trong tỉnh hầu hết là kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có định hướng
cụ thể trong sản xuất kinh doanh, phần lớn các doanh nghiệp mới thành lập là từ hộ cá
thể chuyển lên.
Trong các doanh nghiệp thành lập còn nhiều doanh nghiệp không có bộ phận kế
toán mà chủ yếu là thuê các kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, hoặc
cuối năm thuê một kế toán có trình độ dựng nên một Báo cáo tài chính gửi đến cơ
quan thuế. Một số doanh nghiệp đã có bộ phận kế toán chuyên trách nhưng họ lại chỉ
có trình độ trung cấp, sơ cấp chưa hiểu rõ quy trình nộp thuế…
Có trường hợp doanh nghiệp thành lập mà không hoạt động kinh doanh, họ chỉ
thành lập doanh nghiệp với mục đích dùng hồ sơ cho các doanh nghiệp khác thuê để
đầu thầu công trình.
36
Tình hình trên đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý thu thuế các doanh
nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp thường lấy lợi ích của bản thân làm trọng nên
tình trạng trốn lậu thuế, kê khai không kịp thời, thiếu chính xác diễn ra thường xuyên.
Vì vậy, cần phải tăng cường quản lý các doanh nghiệp NQD trên địa bàn. Cần
hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tạo ra nhiều hàng hoá dịch vụ và
giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh, đồng thời tăng nguồn thu cho
Ngân sách địa phương.
2.1.3.2. Kết quả thu thuế TNDN NQD trên địa bàn huyện Nam Đàn
Một trong những vai trò quan trọng của thuế nói chung, thuế TNDN nói riêng
như đã trình bày ở Chương 1 - là đóng vai trò nguồn thu chủ yếu của NSNN. Vì vậy,
nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của cơ quan thuế là hoàn thành nhiệm vụ thu ngân
sách trên địa bàn. Trong những năm vừa qua, với việc áp dụng nhiều biện pháp quản
lý thuế, Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế
hoạch được giao.
Bảng 2.3: Kết quả thu thu thuế TNDN trên địa bàn
Đơn vị: Tỷ đồng
2010
Chỉ tiêu
Thuế TNDN
Thuế TNDNNQD
Thu từ TNHH
Tỷ trọng trên T.số Thuế
TNDN (%)
Thu từ CTCP
Tỷ trọng trên T.số Thuế
TNDN (%)
Thu từ DNTN
Tỷ trọng trên T.số Thuế
TNDN (%)
Thu từ HTX
Tỷ trọng trên T.số Thuế
TNDN (%)
Thực
hiện
16.10
10.73
3.45
32.15
3.92
36.53
2.16
20.13
1.21
11.28
2011
2012
% so với
% so với
% so với
Thực
Thực
Dự Cùng
Dự Cùng
Dự Cùng
hiện
hiện
toán kỳ
toán
kỳ
toán kỳ
102
108
100
121 17.10 114
129 12.29 109
107 3.92 119
106 15.20 108
115 10.18 102
114 3.24 174
89
83
83
114
31.90
115 4.35 120
31.83
111 3.68 125
85
114
35.39
108 2.22 559
36.15
103 2.12 177
95
101
18.06
118 1.38
20.83
114 1.14
83
11.23
94
91
11.20
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Nam Đàn
37
Qua bảng 2.3 ta thấy, tổng thu Thuế TNDN hàng năm tăng so với cùng kỳ từ
25 đến 30% và hoàn thành vượt dự toán được giao. Hầu hết các đội thu thuế đều
hoàn thành ở mức cao và năm sau cao hơn năm trước. Riêng thuế TNDN NQD năm
2010, 2011 đều hoàn thành vượt mức dự toán và cao hơn cùng kỳ năm trước.
Nhưng năm 2012 số thuế TNDN NQD giảm so với các năm 2010 và 2011. Nguyên
nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đã tác động trực tiếp đến kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NQD trên địa bàn. Hơn nữa do chính sách
miễn, giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính
phủ đã tác động trực tiếp đến kết quả thu thuế TNDN NQD trên địa bàn.
2.2. Thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn huyện Nam Đàn
2.2.1. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT luôn được Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn
quan tâm hàng đầu bằng việc đa dạng hoá hình thức và nâng cao chất lượng công tác
truyên truyền, hỗ trợ về thuế qua đó nâng cao đuợc tính tự giác và tuân thủ pháp luật
thuế của NNT góp phần tăng thu NSNN.
+ Công tác tuyên truyền tập trung vào việc tuyên truyền kịp thời Luật quản lý
thuế; những nội dung mới, những sửa đổi bổ sung của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp và các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đĩa, giảm thuế, giãn thuế,
tạm hoàn thuế theo tinh thần Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo cho
NNT thực hiện kịp thời, đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan: Ban Tuyên
giáo huyện uỷ, các cơ quan thông tấn, báo chí để đưa tin tuyên truyền rộng rãi về nội
dung thay đổi của chính sách thuế; đưa trang trang thông tin điện tử (Website) của Cục
thuế Nghệ An lên Internet và tích hợp vào trang thông tin của tỉnh Nghệ An.
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền các DN NQD
Năm
Tập huấn
Số lớp
Đối thoại
Số lượt người
Số cuộc
Số người
Số bài báo
2010
7
980
6
66
4
2011
14
1.700
11
128
8
2012
22
2.281
24
387
10
Nguồn: Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn
Đặc biệt năm 2012 do chính sách thuế TNDN có nhiều thay đổi liên quan đến
Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ như miễm, giảm, gia hạn thuế TNDN
38
NQD nên công tác tuyên truyền, tập huấn cho các doanh nghiệp được chú trọng. Qua
Bảng 2.4 ta thấy công tác tuyên truyền chính sách thuế ngày càng được tăng lên cả số
lượng và chất lượng. Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn luôn cố gắng đổi mới về phương
pháp và nội dung. Do vậy, số người bình quân/ cuộc tập huấn, đối thoại ngày càng
tăng lên.
Bảng 2.5: Kết quả hỗ trợ NNT Thuế TNDN NQD
Đơn vị tính: Lượt
Năm Trả lời trực tiếp tại CQT
Trả lời qua điện thoại
Trả lời bằng văn bản
2010
228
946
142
2011
383
604
71
2012
938
509
175
(Nguồn:Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010, 2011, 2012)
+ Công tác hỗ trợ người nộp thuế: Triển khai các giải pháp hỗ trợ NNT trong
việc tiếp cận các chính sách thuế bằng nhiều hình thức như: tổ chức đường dây nóng,
tiếp xúc trực tiếp, hướng dẫn, trả lời, đối thoại, tập huấn, phổ biến chính sách, giải đáp
vướng mắc...của NNT trong quá trình kê khai (xem Bảng 2.5), nộp thuế một cách
nhanh nhất, thuận lợi nhất; công khai các thủ tục giảm, giãn, hoàn thuế tại bộ phận
“Một cửa” thường xuyên phối hợp với các ngành tổ chức các cuộc đối thoại với doanh
nghiệp để nắm bắt và giải đạp, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về pháp luật thuế cho
người nộp thuế.
2.2.2. Quản lý khai thuế, nộp thuế
a. Quản lý kê khai, nộp thuế
Công tác quản lý kê khai, nộp thuế TNDN các Doanh nghiệp NQD được Chi
Cục Thuế huyện Nam Đàn thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo Quy trình quản lý
khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế, ban hành kèm theo Quyết định số 422/QĐ-TCT
ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thu thập, cập nhật thông tin, tạo cơ sở
dữ liệu ban đầu phục vụ cho các hoạt động của cơ quan thuế như: Tổng hợp, phân tích,
đánh giá tình hình thu từ đó đề ra các biện pháp quản lý thu có hiệu quả; phân tích rủi
ro để lập kế hoạch kiểm tra.
Thực hiện cơ chế “Tự khai, tự nộp thuế”, theo đó NNT khai thuế TNDN tạm tính
theo quý (mẫu số 01A/TNDN, 01B/TNDN) cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm
39
nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế; Khai thuế
TNDN tạm tính theo từng lần chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (mẫu
số 02/TNDN) chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế; Khai
thuế TNDN theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu chịu thuế theo tháng, theo lần phát sinh,
khấu trừ từ tiền hoa hồng đại lý theo tháng (mẫu số 04/TNDN, 05/TNDN) thời hạn
nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng
phát sinh nghĩa vụ thuế.
Việc quản lý kê khai, nộp thuế được thực hiện hoàn toàn tự động trên máy tính.
NNT có thể nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế hoặc nộp qua đường bưu điện. Cơ
quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế và đọc vào ứng dụng Quản lý thuế thông qua thiết
bị mã vạch hai chiều. Bộ phận nhận hồ sơ khai thuế chuyển tờ khai cho bộ phận Kê
khai- Kế toán thuế để xử lý.
Đồng thời với việc nộp hồ sơ khai thuế, NNT trực tiệp nộp tiền thuế vào Kho bạc
Nhà nước với hạn nộp cùng với hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Căn cứ vào tình hình kê khai của NNT, Bộ phận Kê khai- Kế toán thuế thức hiện
việc đôn đốc, nhắc nhở, xử lý vi phạm các trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế.
Quy trình kê khai, nộp thuế được minh hoạ theo Sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.2. Mô hình tổng thể của quy trình kê khai- kế toán thuế
Kể từ khi thực hiện Luật Quản lý thuế 01/7/2007, việc chấp hành kê khai nộp thuế
của các doanh nghiệp ngày càng đi vào nề nếp.
40
Bảng 2.6 Thổng kê tình hình nộp tờ khai thuế TNDN NQD
Năm
Tỷ lệ DN nộp tờ khai
Tỷ lệ nộp đúng
Tỷ lệ tờ khai sai
thuế TNDN (%)
hạn (%)
số học (%)
2010
69
65
35
2011
72
71
21
2012
75
77
2
Nguồn: Báo cáo thống kê tình hình nộp tờ khai thuế - Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn
Từ bảng 2.6 cho thấy tính tuân thủ pháp luật thuế trong việc kê khai thuế cũng như
chất lượng kê khai ngày càng tăng lên. Điều đó chứng tỏ rằng Chi Cục Thuế huyện Nam
Đàn đã thực hiện tốt công tác quản lý kê khai của đối với doanh nghiệp trên địa bàn.
Quy trình nộp thuế của NNT được minh hoạ:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình nộp tiền thuế của người nộp thuế
Cơ quan thuế căn cứ vào tờ khai thuế do NNT lập và gửi đến CQT; các thông
báo nộp thuế do CQT lập và gửi cho NNT; các Quyết định xử lý về thuế của CQT; các
chứng từ nộp tiền thuế, tiền phạt của NNT; lệnh thu NSNN do cơ quan thuế lập để
trích tiền từ tài khoản của NTT nộp vào NSNN để xác định đầy đủ, chính xác, kịp thời
nghĩa vụ thuế phát sinh và thực hiện thanh toán thuế của NNT.
Trong thời gian vừa qua, đặc biệt từ năm 2010 đến nay, bộ phận kế toán thuế đã
phối hợp tốt với Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán kịp thời số tiền thuế, tiền phạt
của NNT, xử lý kịp thời các vướng mắc trong luân chuyển chứng từ và giải quyết tốt
41
thủ tục thoái trả tiền thuế, tiền hoàn thuế cho NNT; thông qua hoàn thuế đã tiến hành
thu nợ thuế của nhiều doanh nghiệp với số tiền thuế lên đến hàng chục tỷ đồng.
2.2.3. Quản lý miễn thuế, giảm thuế
Công tác quản lý miễn, giảm thuế TNDN được Chi Cục Thuế huyện Nam Đàn
thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo Quy trình miễn giảm thuế, ban hành kèm
theo Quyết định số 598/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thuế có hiệu lực từ 29/5/2008-24/10/2011; Đến 24/10/2011 được thay thế
bởi quy trình 1444/QĐ-TCT ngày 24/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế.
Theo đó, bộ phận Hành chính văn thư hoặc bộ phận “Một cửa” sau khi tiếp
nhận hồ sơ miễn giảm thuế chuyển cho bộ phận Kê khai- Kế toán thuế. Bộ phận Kê
khai- Kế toán thuế kiểm tra, phân tích hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục
theo quy định và khớp đúng với cơ sở dữ liệu của NNT thì xác định số thuế, lập phiếu
phiếu trình và dự thảo Quyết định miễn giảm. Đối với những trường hợp phải kiểm tra
tại trụ sở NNT thì chuyển cho bộ phận kiểm tra thực hiện các công việc kiểm tra thuế
tại cơ sở kinh doanh NNT theo quy định tại Quy trình kiểm tra thuế. Những trường
hợp có dấu hiệu nghi vấn sẽ được chuyển cho bộ phận thanh tra thực hiện các công
việc thanh tra thuế tại trụ sở NNT theo quy định tại Quy trình thanh tra thuế.
Kết quả thực hiện miễn giảm thuế từ 2010 đến 2012 được thể hiện
Bảng 2.7 Kết quả miễn, giảm thuế TNDN NQD
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Số DN được miễn giảm
Tổng số tiền miễm giảm
2010
70
1,4
2011
116
2,3
2012
164
2,6
(Nguồn: Báo cáo thống kê miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp)
Năm 2010, tổng số thuế TNDN NQD miễn, giảm là 1,4 tỷ đồng. Trong đó
miễn, giảm đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh
doanh di chuyển địa điểm theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định 24/2007/NĐCP là 0,6 tỷ đồng; miễn giảm đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền
công nghệ mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái,
nâng cao năng lực sản xuất điểm theo quy định tại Điều 36 Nghị định 24/2007/NĐ-CP
là 0,5 tỷ đồng; còn lại 0,3 tỷ đồng là miễn, giảm cho các trường hợp khác.
42
Năm 2011, tổng số thuế TNDN NQD được miễn, giảm là 2,3 tỷ đồng. Trong đó
miễn, giảm đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh
doanh di chuyển địa điểm theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định 24/2007/NĐCP là 0,8 tỷ đồng; miễm giảm nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế theo Nghị quyết số
08/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011 của Quốc hội ban hành bổ sung một số giải
pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân là 0,6 tỷ đồng; số
còn lại là miễn giảm cho các trường hợp khác.
Năm 2012 số thuế TNDN NQD được miễn, giảm là 2,6 tỷ đồng. Trong đó
miễn, giảm đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh
doanh di chuyển địa điểm theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định 24/2007/NĐCP là 1,2 tỷ đồng; miễm giảm nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế theo Nghị quyết số
13/2012/NQ-CP ngày 10/5/2012 của chính phủ là 0,9 tỷ đồng; số còn lại là miễm giảm
cho các trường hợp khác.
2.2.4 Quản lý doanh thu tính thuế TNDN NQD
Kể từ khi thực hiện Luật Quản lý thuế, công tác miễn, giảm thuế đã thực hiện
tương đối kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT. Tuy nhiên, công tác quản lý
miễm, giảm chất lượng còn thấp, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sơ hở của chính sách
ưu đãi đầu tư để kê khai miễm giảm thuế không đúng thực chất, gây thất thu cho NSNN.
Bảng 2.8. Một số doanh nghiệp NQD kê khai sai doanh thu năm 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Tên DN
Công ty CP Gạch
ngói Nam Giang
Công ty TNHH
Tân Bình Mạnh
Công ty TNHH
Thắng Hanh
.................
Doanh thu theo
quyết toán
Doanh thu xác
định lại
Chênh lệch
0.032
0.034
0.002
0.026
0.031
0.005
0.012
0.013
0.001
................
.................
...............
Nguồn: Chi cục Thuế huyện Nam Đàn
Để xác định được số thuế TNDN mà doanh nghiệp NQD phải nộp thì cần phải
xác định chính xác doanh thu tính thuế để tính thu nhập chịu thuế. Căn cứ để xác định
doanh thu là hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán.